Bài giảng Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế

- Yêu cầu HS trật tự lắng nghe chuyện kể “Đám tang – Thuỳ Dung”

- Nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời:

- Khi gặp đám tang trên phố, Mẹ Hoàng và một số người đã làm gì?

 

doc9 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1519 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 +20 Ngày dạy: Bài 19 : ĐOÀN KẾT VỚI THIẾU NHI QUỐC TẾ. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: Thiếu nhi thế giới là anh em một nhà, không phân biệt dân tộc màu da , …. Chúng ta phải biết đoàn kết, quan tâm giúp đỡ bạn bè quốc tế. Trẻ em có quyền tự do kết bạn và thu nhận những nét văn hoá tốt đẹp của các dân tộc khác. 2. Thái độ HS quí mến , tôn trọng các bạn thiếu nhi đến từ các dân tộc khác nhau. 3. Hành vi Tham gia các hoạt động giao lưu với thiếu nhi thế giới. Giúp đỡ các bạn thiếu nhi nước ngoài. II. Chuẩn bị Bộ tranh ảnh về các cuộc giao lưu với thiếu nhi thế giới (cho các nhóm và một bộ trên bảng lớp) Đạo cụ để sắm vai (Hoạt động 3 – Tiết ) Phiếu bài tập (cho HS và 2 phiếu phóng to) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Tiết 1 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ. Kể những việc đã làm để tỏ lòng biết ơn thương binh, liệt sĩ. Hoạt động 1 THẢO LUẬN NHÓM VỀ CÁC TRANH ẢNH - Phát cho mỗi nhóm tranh ảnh về cuộc giao lưu của trẻ em Việt Nam với trẻ em thế giới (trang 30 – Vở bài tập đạo đức 3- NXB Giáo Dục). - Yêu cầu các nhóm xem tranh và thảo luận trả lời câu hỏi : Tronng tranh /ảnh, các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với ai? Em thấy không khí buổi giao lưu như thế nào ? Trẻ em Việt Nam và trẻ em ở các nước trên thế giới có được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ nhau hay không ? - GV lắng nghe, nhận xét và tổng kết các ý kiến : Trong tranh /ảnh, các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí buổi giao lưu rất k\hữu nghị, đoàn kết. Trẻ em trên toàn thế giới có quyền được kết bạn, giao lưu, giúp đỡ nhau không kể màu da , dân tộc. Hoạt động 2 KỂ TÊN NHỮNG HOẠT ĐỘNG , VIỆC LÀM THỂ HIỆN TINH THẦN ĐOÀN KẾT CỦA THIẾU NHI THẾ GIỚI. - Yêu cầu 2 HS tạo thành 1 nhóm cùng trao đổi với nhau để trả lời câu hỏi : “ Hãy kể tên những hoạt động , phong trào của thiếu nhi Việt Nam (mà em đã từng tham gia hoặc được biết ) để ủng ho các bạn thiếu nhi thế giới. - Nghe HS báo cáo ghi lại kết quả trên bảng. - Yêu cầu HS nhắc lại. Kết luận : Các em có thể ủng hộ, giúp đỡ các bạn thiếu nhi ở các nước khác, những nước còn nghèo, có chiến tranh … Các em có thể viết thư , kết bạn hoặc vẽ tranh gửi tặng. Các em có thể giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đang ở Việt Nam. Những việc làm đó thể hiện sự đoàn kết của các em với thiếu nhi quốc tế. - Chia thành các nhóm, nhận tranh ảnh, quan sát và thảo luận trả lời câu hỏi - Chẳng hạn: Các nhỏ Việt Nam đang giao lưu với các bạn nhỏ nước ngoài. Không khí buổi giao lưu rất vui vẻ, đoàn kết. Ai cũng tươi cười. Trẻ em Việt Nam có thể kết bạn , giao lưu,với trẻ em ở các nước trên thế giới . - Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổá sung nhận xét. - 1 vài HS nhắc lại - 2 HS bàn bạc với nhau cùng trả lời câu hỏi : Ví dụ: - Đóng tiền ủng hộ bạn nhỏ Cu Ba, các bạn ở nước bị thiên tai, chiếùn tranh. - Tham gia cuộc thi vẽ tranh, viết thư, sáng tác truyện … cùng các bạn thiếu nhi quốc tế … - Đại diện các nhóm trình bày - 1 vài HS nhắc lại Hoạt động 3 TRÒ CHƠI SẮM VAI - GV mời 5 HS chơi trò chơi sắm vai: đóng vai 5 HS đến từ 5 đất nước khác nhau tham gia liên hoan thiếu nhi thế giới. 1 HS – thiếu nhi Việt Nam. 1 HS – thiếu nhi Nhật. 1 HS – thiếu nhi Nam Phi. 1 HS – thiếu nhi Cu Ba. 1 HS – thiếu nhi Pháp. - Nội dung: Các bạn nhỏ Việt Nam là nước tổ chức liên hoan sẽ giới thiệu trước, sau đó lần lượt các bạn khác giới thiệu về đất nước của mình. Việt Nam: Chào các bạn, rất vui được đón các bạn đến thăm đất nước chúng tôi. Nhật Bản : Chào các bạn, tôi đến từ Nhật Bản. Ở nước tôi, trẻ em rất thiùch chơi thả diều cá chép và giao lưu với các bạn bè gần xa. Cu Ba : Chào các bạn, tôi đến từ Cu Ba . Đất nước tôi có rất nhiều mía đường và mến khách. Tuy còn nhiều khó khăn những thiếu nhi chúng tôi rất ham học hỏi và giao lưu với các bạn. Nam Phi: Chào các bạn, tôi đến từ một đất nước Châu Phi . Mặc dù thời tiết bao giờ cũng nóng nhưng chúng tôi rất thích chơi đá bóng ngoài trời và giao lưu với các bạn nước ngoài. Pháp: Còn tôi đến từ đất nước có tháp Epphen, đất nước du lịch. Chúng tôi rất vui được đón các bạn khi có cơ hội đến thăm đất nước chúng tôi. Việt Nam: Hôm nay, chúng ta đến đây để giao lưu học hỏi lẫn nhau. Tất cả cùng hát bài “Thiếu nhi thế giới liêm hoan”(cả lớp cùng hát) HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH GV yêu cầu HS sưu tầm các bài hát bài thơ thể hiện tình đoàn kết của thiếu nhi Việt Nam và thế giới Yêu cầu HS viết một bức thư ngắn giới thiệu về mình để kết bạn với bạn nước ngoài. Tiết 2 Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ. - Em đã làm gì để thể hiện tình đoàn kết quốc tế? - Hát bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” Hoạt động 1 VIẾT THƯ KẾT BẠN - Yêu cầu HS trònh bày các bức thư kết bạn chuẩn bị từ trước. - GV lắng nghe, uốn nắn câu, chữ, nhận xét nội dung thư và kết luận: Chúng ta có quyền kết bạn, giao lưu với bạn bè quốc tế. Hoạt động 2 NHỮNG VIỆC EM CẦN LÀM - Yêu cầu HS làm bài tập trong phiếu. Phiếu bài tập Em hãy viết chữ Đ vào ô ¨ trước hành động em cho là đúng, chữ S vào ô ¨ trước hành động em cho là sai. ¨ Tò mò đi theo , trêu chọc bạn nhỏ người nước ngoài. ¨ Ủng hộ quần áo, sách vở giúp các nhỏ nghèo Cu Ba . ¨ Không tiếp xúc với trẻ em nước ngoài. ¨ Giới thiệu về đất nước với các nhỏ nước ngoài đến thăm Việt Nam. ¨ Các bạn nhỏ nước ngoài ở rất xa không thể ủng hộ được . ¨ Giúp đỡ các bạn nhỏ nước ngoài đến Việt Nam, giúp chỉ đường, nói chuyện. - Yêu cầu HS chia thành đội (xanh - đỏ ). Mỗi đội xanh, đỏ cử 6 HS tham gia trò chơi tiếp sức lên điền kết quả làm bài tập. - GV kết luận : Chúng ta cần phải quan tâm và giúp đỡ các bạn nhỏ người nước ngoài. Như thế mới thể hiện tình đoàn kết hữu nghị giữa thiếu nhi các nước trên thế giới. Hoạt động 3 GIỚI THIỆU NHỮNG BÀI HÁT BÀI THƠ CỦA THIẾU NHI VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI - Giới thiệu với HS bài hát: Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên), Trái đất này là của chúng mình (Định Hải). Yêu cầu HS chia thành tổ 1 và 2 hát những bài hát này. - Giới thiệu bài thơ của nhà thơ Trần Đăng Khoa (bài : Gửi bạn Chi – Lê) - GV nhận xét tiết học . - 5 – 6 HS trình bày. Các HS khác bổ sung hoặc nhận xét về nội dung. 1 : S 2: Đ 3: S 4: Đ 5: S 6: Đ - 2 đội xanh – đỏ cử 6 bạn lần lượt lên điền kết quả vào bài tập . Các HS khác bổ sung hoặc nhận xét. VI . Rút kinh nghiệm tiết dạy. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tuần 23 & 24 Ngày dạy: Bài 11: TÔN TRỌNG ĐÁM TANG Ngày27 - 02-06. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Giúp HS hiểu: Đám tang là lễ chôn cất người đã chết. Đây là sự kiện rất đau buồn đối với những người thân trong gia đình họ. Vì thế chúng ta cần chia sẽ nỗi buồn, lịch sự , nghiêm túc, tôn trọng không khí lễ tang. 2. Thái độ Cảm thông, chia buồn với người trong gia đình có đám tang. Nghiêm túc, lịch sự trong đám tang. 3. Hành vi Nói năng nhỏ nhẹ, không cười đùa, hét to trong đám tang. Giúp đỡ gia quyến những công việc có thể, phù hợp. Cư xử đúng mực khi gặp đám tang : ngả mũ nón, nhường đường II. CHUẨN BỊ Nội dung cau chuyện “Đám tang – Thuỳ Dung” Bộ thẻ Xanh – Đỏ. Bảng phụ ghi các tình huống. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1: Kể chuyện Yêu cầu HS trật tự lắng nghe chuyện kể “Đám tang – Thuỳ Dung” - Nêu câu hỏi yêu cầu HS suy nghĩ trả lời: Khi gặp đám tang trên phố, Mẹ Hoàng và một số người đã làm gì? Tại sao Mẹ Hoàng và một số người phải làm thế? Hoàng không nên làm gì khi gặp đám tang? Theo em chúng ta làm gì gặp đám tang? Kết luận: Khi gặp đám tang, chúng ta cần tôn trọng, chia sẻ nỗi buồn với mọi người. Đó là 1 nếp sống văn hoá. Hoạt động 2: Nhận xét hành vi Phát cho mỗi HS 1 thẻ: 1 đỏ, 1 xanh. GV lần lượt nêu từng hành vi – yêu cầu các em giơ thẻ màu đỏ nếu thấy việc làm đó đúng – giơ thẻ màu xanh nếu thấy việc làm đó sai . Khi gặp 1 đám tang: Coi như không biết gì, đi qua cho thật nhanh. Dừng lại, bỏ nón mũ. Bóp còi xe xin đi trước. Nhường đường cho mọi người . Coi như không có gì, cười nói vui vẻ. Chạy theo sau, chỉ trỏ. Kết luận: Hoạt động 3: Liên hệ bản thân Yêu cầu HS nêu 1 vài hành vi mà em đã chứng kiến hoặc thực hiện khi gặp đám tang và xếp vào 2 nhóm trong bảng kết quả của GV trên bảng (nhóm hành vi đúng, nhóm hành vi phải sửa đổi) Khen, tuyên dương những HS có những hành vi đúng khi gặp đám tang. Nhắc nhở các em chưa thực hiện tốt. Nhận xét – kết luận: Chúng ta cần chú ý tôn trọng đám tang thông qua những việc làm dù nhỏ. TIẾT 1 Hoạt động 1 Trò chơi: Đồng ý hay không đồng ý Yêu cầu HS cử ra 2 bạn đại diện chom mỗi nhóm xanh – đỏ lên chơi trò chơi và cử 2 bạn làm trọng tài ghi điểm. Lần 1: GV nêu ra câu hỏi, người dự thi sẽ cho biết câu nói đó đúng hay sai, nếu đúng lật thẻ mặt đỏ, nếu sai lật thẻ mặt xanh (nếu trả lời đúng, trọng tài dán 1 hoa đỏ, nếu sai, dán hoa xanh). Tôn trọng đám tang là chia xẻ nỗi buồn vói gia đình họ. Chỉ cần tôn trọng đám tang mà mình quen biết. Lần 2: Em bịt mắt, đội mũ đi qua thật nhanh mỗi khi thấy đám tang vì sợ không khí ảm đạm. Em nói to, cười đùa chỉ trỏ trong đoàn đưa tang. Lần 3: Em sẽ bỏ nón mũ, dừng lại nhường đường cho đám tang đi qua. Tông trọng đám tang chính là biểu hiện của nếp sống văn hoá. Chốt lại xem đội nào được nhiều hoa đỏ hơn. Nhận xét trò chơi. Hoạt động 3 Xử lí tình huống Yêu cầu các nhóm thảo luận, giải quyết tình huống sau: Nhà hàng xóm em có tang. Bạn Minh sang chơi và vặn to đài nghe nhạc. Em sẽ làm gì khi đó? Em thấy bạn An đeo băng tang, em sẽ nói gì khi đó? Em trông thấy mấy em nhỏ la hét cười đùa chạy theo sau đám tang. Em sẽ làm gì khi đó? (giao cho mỗi nhóm 1 tình huống hoặc 2 nhóm 1 tình huống). Kết luận chung: Cần tôn trọng đám tang, không nên làm gì khiến người khác thêm đau buồn. Tôn trọng đám tang là nếp sống mới, hiện đại, có văn hoá. - GV chốt bài, kết thúc giờ học Lắng nghe câu chuyện và trả lời câu hỏi của GV Chẳng hạn: Mẹ Hoàng và một số người dừng lại, đứng dẹp vào lề đường. Để tôn trọng người đã khuất và chia buồn với người thân của họ. Không nên chạy theo xem, chỉ trỏ cười đùa khi gặp đám tang. Chúng ta cần tôn trọng đám tang vì khi đó người ta đưa tiễn 1 người đã khuất và chia sẻ nỗi buốn với gia đình. Nhận thẻ màu. Giơ màu lên biểu hiện ý kiến của mình với mỗi hành vi. HS nhắc lại Nêu ra 1 số hành vi mà em đã chứng kiến hoặc bản thân đã thực hiện và tự xếp loại vào bảng. Ví dụ: Các bạn còn nói to khi gặp đám tang – hành vi phải sửa đỏi. HS chia 2 đội xanh, đỏ, cử 2 trọng tài (1 đội / cử 1 trọng tài) HS lên chơi lần 1 HS trả lời Giơ thẻ Đỏ Giơ thẻ Xanh Thẻ Xanh Thẻ Đỏ Đúng – thẻ Đỏ Thẻ xanh Các nhóm thảo luận xử lí tình huống của nhóm mình. Chẳng hạn: Em sẽ vặn nhỏ đài hoặc tắt đài đi và giải thích với Minh vì sao. Em sẽ tới bên An động viên bạn, nói bạn yên tâm, em và các bạn sẽ giúp An khi An nghĩ học, An đừng buồn quá phải phấn đấu học tập. Nói với các em nhỏ trật tự, ra chỗ khác chơi, vì làm như thế là không đúng Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổá sung nhận xét. IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdaoductuan19-20.doc
Tài liệu liên quan