Bài giảng Đo lường tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế vùng bằng mô hình cân đối liên ngành liên vùng

Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều đổi mới vềchính sách phát triển

kinh tế. Những thành tựcơbản đạt được bao gồm mức tăng trưởng GDP bình

quân hàng năm trên 11%, tăng thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài, nâng cao

chất lượng đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên cùng với nhịp độtăng trường

kinh tếcao và quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra sâu rộng, cũng nhưcả

nước, Hà Nội đã và đang phải đối đầu với với các vấn đềmôi trường nghiêm

trọng nhưô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từcác nhà máy, các hộgia đình,

lạm dụng thuốc trừsâu và phân hoá học.

Để đảm bảo phát triển bền vững, Hà Nội cần nhanh chóng giải quyết các vấn

đềmôi trường thông qua nhiều giải pháp nhưpháp luật, công nghệ, chính

sách kinh tếvà môi trường, nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội,

và lôi kéo sựtham gia của quần chúng. Chiến lược phát triển bền vững cần

được xây dựng trên cơsởhiểu biết toàn diện vềmối quan hệgiữa phát triển

kinh tếvà chất lượng môi trường. Các chính sách vềmôi trường và kinh tế

1

Các tác giảxin bày tỏlời cảm ơn đối với Hiệp hội nghiên cứu Kinh tếmôi trường và

kinh tếlượng – AREES vì đã cho phép sửdụng một phần kết quảnghiên cứu. Các tác

giảxin chân thành cảm ơn TS. Kim Kwang Moon (Đại học công nghệToyohashi,

Nhật Bản), ông Francisco T. Secretario (Cựu chuyên gia của ADB) vì sựgiúp đỡ

nhiệt tình trong quá trình tiến hành nghiên cứu này.

193

Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội

nếu được áp dụng kịp thời sẽgiảm nhẹcác tác động môi trường của tăng

trưởng kinh tế, ngược lại hậu quảsẽkhôn lường.

Mục đích của chương này bao gồm 2 vấn đềchính. Thứnhất là mô tảhiện

trạng môi trường và nhận thức của các tầng lớp dân cưcủa Hà Nội (Phần 2

và 3). Thứhai là giới thiệu mô hình đo lường tác động liên ngành và liên

vùng của các hoạt động kinh tếcũng nhưcác tác động môi trường tiềm ẩn

của các hoạt động này (Phần 4 và 5). Phần 1 là giới thiệu chung và phần 6 là

các kết luận.

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đo lường tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế vùng bằng mô hình cân đối liên ngành liên vùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đo lường tác động môi trường … Chương 6 Đo lường tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế vùng bằng mô hình cân đối liên ngành liên vùng Lê Hà Thanh1 Diễn đàn Phát triển Việt Nam và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Bùi Trinh & Dương Mạnh Hùng Tổng cục Thống kê Trong những năm qua, Hà Nội đã có nhiều đổi mới về chính sách phát triển kinh tế. Những thành tự cơ bản đạt được bao gồm mức tăng trưởng GDP bình quân hàng năm trên 11%, tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nâng cao chất lượng đời sống cho nhân dân. Tuy nhiên cùng với nhịp độ tăng trường kinh tế cao và quá trình công nghiệp hoá đang diễn ra sâu rộng, cũng như cả nước, Hà Nội đã và đang phải đối đầu với với các vấn đề môi trường nghiêm trọng như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí từ các nhà máy, các hộ gia đình, lạm dụng thuốc trừ sâu và phân hoá học. Để đảm bảo phát triển bền vững, Hà Nội cần nhanh chóng giải quyết các vấn đề môi trường thông qua nhiều giải pháp như pháp luật, công nghệ, chính sách kinh tế và môi trường, nâng cao nhận thức của các tầng lớp trong xã hội, và lôi kéo sự tham gia của quần chúng. Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng trên cơ sở hiểu biết toàn diện về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và chất lượng môi trường. Các chính sách về môi trường và kinh tế 1 Các tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đối với Hiệp hội nghiên cứu Kinh tế môi trường và kinh tế lượng – AREES vì đã cho phép sử dụng một phần kết quả nghiên cứu. Các tác giả xin chân thành cảm ơn TS. Kim Kwang Moon (Đại học công nghệ Toyohashi, Nhật Bản), ông Francisco T. Secretario (Cựu chuyên gia của ADB) vì sự giúp đỡ nhiệt tình trong quá trình tiến hành nghiên cứu này. 193 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội nếu được áp dụng kịp thời sẽ giảm nhẹ các tác động môi trường của tăng trưởng kinh tế, ngược lại hậu quả sẽ khôn lường. Mục đích của chương này bao gồm 2 vấn đề chính. Thứ nhất là mô tả hiện trạng môi trường và nhận thức của các tầng lớp dân cư của Hà Nội (Phần 2 và 3). Thứ hai là giới thiệu mô hình đo lường tác động liên ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế cũng như các tác động môi trường tiềm ẩn của các hoạt động này (Phần 4 và 5). Phần 1 là giới thiệu chung và phần 6 là các kết luận. 1. Gắn kết các tài khoản kinh tế và môi trường Phân tích và mô tả mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường đã trở thành chủ đề quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững. Chiến lược phát triển bền vững cần được xây dựng dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về mối quan hệ giữa 2 yếu tố này. Tăng trưởng hay sự thay đối trong các hoạt động kinh tế tạo nên các biến đổi về môi trường. Sản xuất và thương mại phát triển sẽ có nguy cơ tạo ra nhiều ô nhiễm. Sự thay đổi về mức độ ô nhiễm có tính chất thời gian và không gian. Bất cứ sự thay đổi về quan hệ kinh tế hay chính sách của một ngành sẽ gây ảnh hưởng tới ngành khác và thông qua đó ảnh hưởng tới chất lượng môi trường. Từ góc độ kinh tế vĩ mô, liên kết các số liệu về tiền tệ và vật lý là cách duy nhất để mô tả mối quan hệ phức tạp giữa kinh tế và môi trường. Trong những năm gần đây, LHQ đã xuất bản sổ tay về hệ thống hạch toán kinh tế môi trường (SEEA). Thực ra đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới mẻ. Năm 1970 Leontief (Leontief, 1970) lần đầu tiên đề xuất ý tưởng đưa các chi phí xử lý chất thải vào mô hình cân đối liên ngành (mô hình I-O). Ý tưởng này được rất nhiều nhà nghiên cứu tiếp thu, phát triển và áp dụng tại hơn 20 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, từ năm 1996 việc lượng hoá các ảnh hưởng môi trường của tăng trưởng kinh tế vùng đồng bằng sông Hồng thông qua mô hình I-O đã được thực hiện. Vào năm 2000 mô hình tương tự đã được áp dụng cho tp. Hồ 194 Đo lường tác động môi trường … Chí Minh. Mặc dù mục tiêu, giới hạn nghiên cứu của các công trình trên có nhiều khác biệt song về cơ bản các nghiên cứu đều sự dụng chung 1 phương pháp luận. Việc áp dụng mô hình I-O liên vùng có nhiều lợi ích. Thứ nhất, mô hình này cho phép xem xét ảnh hưởng về mặt không gian của một hoạt động kinh tế cụ thể. Thứ hai, mô hình này là công cụ hữu hiệu trong việc xem xét tác động qua lại giữa các vùng trong cả nước. Thứ ba, mô hình này cho phép tiến hành các dự báo trong dài hạn. Mặc dù có nhiều ưu điểm song mô hình I-O liên vùng cũng có nhiều khiếm khuyết. So sánh với mô hình I-O quốc gia, mô hình I-O liên vùng đòi hỏi nhiều số liệu về việc luân chuyển các dòng hàng hoá và dich vụ giữa các ngành và các vùng. Trên thực tế có rất nhiều hoạt động không dễ phân định cho một vùng cụ thể nào đó, như việc cung cấp các dịch vụ công của nhà nước. Vấn đề tiếp nữa là rất nhiều công ty có chi nhánh tại nhiều địa phương nhưng trụ sở chính lại đặt tại một địa phương khác. Mặc dù còn nhiều hạn chế, việc áp dụng mô hình I-O liên vùng hỗ trợ cho quá trình ra quyết định một cách chính xác hơn, bởi lẽ nó không chỉ mô tả các quan hệ một cách chuẩn xác mà còn định lượng các quan hệ đó. Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu này là giới thiệu mô hình đo lường tác động liên ngành và liên vùng của các hoạt động kinh tế cũng như các tác động môi trường tiềm ẩn của các hoạt động này. Nghiên cứu này sẽ tập trung chủ yếu tại Hà Nội. Ô nhiễm nước được xem là vấn đề bức xúc nhất của thành phố. Chỉ tiêu được sử dụng để phản ánh mức độ ô nhiễm là nhu cầu oxi sinh hoá (BOD). Đặc biệt nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phân rã nhân tử liên vùng do Miyazawa (1976) đề xuất nhằm xác định ảnh hưởng môi trưởng của các hoạt động phát triển tại các khu vực khác nhau. Trong nghiên cứu này, nhận thức của các tầng lớp trong xã hội cũng được phân tích như một yếu tố làm gia tăng mức độ phức tạp của các vấn đề môi trường ở Hà Nội. Dựa trên các kết quả phân tích, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm cải thiện chất lượng môi trường tại Hà Nội. 195 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội 2. Vài nét về vấn đề ô nhiễm nước ở Hà Nội Hà Nội nằm ở tọa độ 20057’ Bắc và 105035’- 106025’ Đông, có chiều dài từ Bắc tới Nam là 93km, chiều rộng từ Đông sang Tây là 30km. Hà Nội thuộc đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm trung bình khoảng 81-82%, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 23-240C, lượng mưa trung bình khoảng 1500mm. Hàng năm có khoảng 9-10 trận bão tràn qua Hà Nội. Hướng gió chính ở Hà Nội là Đông Nam vào mùa hạ và Đông Bắc vào mùa đông. Hà Nội thuộc vùng châu thổ sông Hồng trong đó, khu vực đô thị và các quận liền kề nằm giữa sông Hồng và sông Nhuệ. Mực nước sông Hồng dao động trong khoảng từ 2 tới 12m với tốc độ dòng chảy trung bình từ 380-436m3/s. Mực nước sông Nhuệ vào khoảng 5.35-5.63m. Đây là 2 sông chính cung cấp nước cho các hoạt động nông nghiệp. Bên cạnh đó, Hà Nội có 4 con sông nhỏ khác với chức năng điều hòa và thoát nước thải cho cả thành phố là sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ và sông Kim Ngưu. Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, Hà Nội là không chỉ là thủ đô của cả nước mà còn là đầu mỗi giao thương đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của Hà Nội vào khoảng 11%/năm kể từ 1990. GDP bình quân đầu người của Hà Nội năm 2004 đạt khoảng 18,2 triệu đồng theo giá hiện hành. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng đã giúp Hà Nội trở thành trung tâm thương mại của cả nước. Hệ thống nhà hàng, khách sạn và văn phòng đại diện đã và đang được xây dựng và hoàn thiện. Kinh tế tăng trưởng nhanh luôn gắn liền với những ảnh hưởng tiêu cực về môi trường. Ô nhiễm nguồn nước, không khí, lạm dụng phân hoá học và thuốc trừ sâu là những ví dụ cụ thể về những hệ quả không mong muốn từ phát triển kinh tế của Hà Nội, trong đó, ô nhiễm nguồn nước đã và đang là vấn đề nghiêm trọng nhất. Trên thực tế, chất lượng nước mặt của các sông và hồ quanh Hà Nội đã và đang xuống cấp nghiêm trọng. Nồng độ BOD5, NH4+ và COD trong nước mặt cao hơn gấp từ 2 tới 10 lần nồng độ tối đa cho phép. Nồng độ NO3, TSS, tổng coliform, photpho cũng cao hơn tiêu chuẩn cho 196 Đo lường tác động môi trường … phép từ 2-20 lần. Sông Nhuệ và 4 con sông nhỏ khác đã và đang được xem xét cải tạo do tình trạng ô nhiễm quá cao. Hệ thống thoát nước ở Hà Nội là một hệ thống phức tạp, kết hợp nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước mưa hoạt động theo cơ chế tự chảy. Nước thải từ Hà Nội được dẫn vào những con sông nhỏ và hòa vào dòng chảy của sông Nhuệ sau khi được đưa về đầm chứa ở Thanh Liệt. Các con sông nhỏ cũng chính là nguồn cung cấp nước tưới tiêu cho các quận huyện Thanh Trì và Từ Liêm. Sông Tô Lịch, từng là một dòng sông xanh hiền hòa phục vụ cho giao thông đường sông nay đã trở thành một dòng mương đen. Hệ thống ao hồ – một nét hấp dẫn riêng của Hà Nội cũng đã và đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm bởi sự xâm thực của nước thải. Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, Hồ Bảy Mẫu và các hồ khác đang trong tình trạng phú dưỡng. Bảng 1: Chất lượng nước ở các hồ Hà Nội Các chỉ số Hồ Tây Hồ Bảy Mẫu Hồ Hoàn Kiếm Hồ Thủ Lệ Nhiệt độ, 0C 20-30 20-31 20-30 20-30 DO, mg/l 6.44 1.0 6.0 3.20 COD, mg/l 34.00 310.00 281.00 110.00 BOD, mg/l 8.10 81.0 126.0 - NH4+ 0.56 3.50 - - NO2- 0.09 3.60 - - PO43+ 0.48 0.80 0.10 0.15 Nguồn: Hà Nội DOSTE, Hiện trạng và đánh giá tác động môi trường Hà Nội Hàng ngày, khoảng 500.000m3 nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước của Hà Nội trong đó hơn 100.000 m3 là nước thải của các nhà máy. Phần còn lại là nước thải sinh hoạt và nước thải bệnh viện. Hệ thống thoát nước của Hà Nội yếu kém vốn chỉ phù hợp với chức năng thoát nước mưa đã góp phần làm cho mức độ ô nhiễm ngày một gia tăng. 197 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Nước thải sinh hoạt Dân số Hà Nội đang tăng lên nhanh chóng. Hiện tại, Hà Nội có khoảng 3,12 triệu dân trong đó có 1,95 triệu người sinh sống trong khu vực nội thành. Bên cạnh đó, hàng ngày có hơn 12 ngàn du khách và hàng ngàn công nhân từ các tỉnh thành lân cận tới Hà Nội kiếm việc làm. Khối lượng nước thải sinh hoạt của Hà Nội khoảng 350.000 m3 ngày đêm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lượng nước thải của thành phố. Nước từ rác thải, các nhà vệ sinh không đúng qui cách là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu. Khối lượng chất thải trung bình trên đầu người là 6-12g nitơ, 2-3g photpho và hơn 400 loại vi khuẩn khác trong đó có hàng trăm loại có khả năng gây hại cho sức khỏe con người. Nước thải sinh hoạt có nồng độ nitơ, photpho, vi khuẩn đặc biệt là coliform rất cao. Nước thải, nước đọng và nước cống là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loại vi khuẩn, muỗi và côn trùng gây hại có khả năng gây ra bệnh dịch trên diện rộng. Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước ở Hà Nội. Khoảng 274 nhà máy lớn tọa lạc trong thành phố trong đó có 68 nhà máy gây ô nhiễm nặng cùng với 540 doanh nghiệp dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công và hơn 3350 doanh nghiệp nhỏ đã cộng hưởng làm chất lượng môi trường ở Hà Nội ngày càng xuống cấp. Hàng ngày có hơn 100.000 m3 nước thải công nghiệp chưa qua xử lý được đưa thẳng vào hệ thống thoát nước với hàng tấn hóa chất độc hại có hàm lượng metal, chất hữu cơ và vô cơ cao. Nồng độ BOD và COD cao đã làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống của thủy sinh vật và nguồn nước. Phần lớn các nhà máy ở Hà Nội đang sử dụng thiết bị công nghệ lạc hậu, không có hệ thống xử lý nước thải. Lượng chất thải từ các nhà máy lạc hậu cao hơn nhiều lần so với định mức công nghệ. Các doanh nghiệp gây ô nhiễm thường thiếu vốn và không có khả năng tiếp cận với công nghệ phù hợp. Do đó, vấn đề ô nhiễm vẫn là một bài toán chưa có lời giải đối với Hà Nội. 198 Đo lường tác động môi trường … Nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viên đặc biệt nguy hại và cần được quản lý hiệu quả. Nghiên cứu của NIOEH (2003) cho thấy, Hà Nội luôn phải đón nhận một lượng nước thải khổng lồ từ bệnh viện có tiềm năng gây ô nhiễm cao. Hầu hết các bệnh viện ở Hà Nội không có hệ thống xử lý nước thải. Một số bệnh viện đã lắp đặt hệ thống này nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng bởi chi phí vận hành quá cao hoặc không có hệ thống thoát nước phù hợp. Bảng 2 thể hiện hệ thống nước thải của 14 bệnh viện ở Hà Nội. Bảng 2: Tình hình quản lý nước thải tại các bệnh viện ở Hà Nội Nước thải TT Bệnh viện Diện tích (ha) Số giường Hàng ngày (m3/ngày) Hệ thống xử lý 1 Bệnh viện Bạch Mai 14,00 1.000 450 Không có 2 Bệnh viện Saint Paul 1,92 500 300 Không có 3 Bệnh viện Đống Đa 2,00 300 160 Không có 4 Bệnh viện y học dân tộc 250 100 Không có 5 Viện K 150 30 Không có 6 Bệnh viện Hữu Nghị 2,00 350 700 Có 7 Viện Nhi 450 600 Có 8 Bệnh viện Phụ sản 2,20 200 120 Không có 9 Viện Mắt TW 0,25 220 148 Không có 10 Viện 108 10,00 600 350 Có 11 Viện Lao 3,30 375 200 Có 12 Bệnh viện Việt Đức 3,00 600 300 Có 13 Bệnh viện Hai Bà Trưng 375 Có 14 Bệnh viện đường sắt 300 170 Không có Nguồn: Nghiên cứu của NIOEH (2003), Quản lý chất thải bệnh viện 199 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Nước thải từ hoạt động nông nghiệp Hiện nay nhiều loại hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng một cách rộng rãi và phổ cập trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng sản lượng và năng suất cây trồng. Các loại phân hóa học có nồng độ ammoniac, nitơrat, photpho cao là nguyên nhân gây nên hiện tượng phú dưỡng của các hồ, ao và sông ngòi. Các loại thuốc trừ sâu gây nguy hại cho sinh vật bởi thành phần độc tố cũng được nông dân sử dụng khá phổ biến. Bên cạnh đó, nông dân ngoại thành Hà Nội có thói quen sử dụng các loại phân bắc, phân chuồng trong hoạt động nông nghiệp. Hoạt động nay tiềm ẩn nguy cơ cao đối với sức khoẻ con người. Nói tóm lại, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở Hà Nội đã và đang tạo ra sức ép lớn đối với môi trường. Tuy mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, vấn đề môi trờng ngày càng trở nên trầm trọng ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Công nghệ lạc hậu, trình độ quản lý hạn chế, sự thiếu hiểu biết về chất lượng môi trường là những yếu tố cơ bản làm cho chất lượng môi trường ngày càng xuống cấp ở Hà Nội. 3. Nhận thức xã hội về các vấn đề môi trường Có thể khẳng định, công tác bảo vệ môi trường không phải là công việc riêng của các ngành chức năng. Bản thân nó, với tính chất và phạm vi rộng lớn của mình cần được sự quan tâm, sự tham gia tự nguyện và tích cực của nhiều tầng lớp trong xã hội. Tuy nhiên đại đa số quần chúng ít cảm nhận được lợi ích thu được từ việc bảo vệ môi trường. Ngay cả trong đội ngũ các nhà lãnh đạo, các nhà quản lý, các doanh nghiệp và cộng đồng, nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường còn rất mơ hồ và chưa đầy đủ. Có thể lấy Hà Nội là một ví dụ cụ thể. 200 Đo lường tác động môi trường … Sự quan tâm của Chính phủ Vấn đề môi trường lần đầu tiên được chính thức đề cập ở cấp độ nhà nước vào những năm 1990 trước việc suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng do các hoạt động kinh tế ở Việt Nam. Mặc dù trên thức tế những suy tính về vấn đề môi trường đã được nhắc tới vào khoảng những năm 1960, song quyền được hưởng chất lượng môi trường trong sạch chỉ được bổ sung vào Hiến pháp năm 1992. Tiếp sau đó, hàng loại các văn bản pháp luật liên quan tới môi trường được ban hành và các cơ quan quản lý được thành lập. Năm 1993, Ban quản lý môi trường trực thuộc Thủ tướng Chính phủ được nâng cấp thành Bộ Khoa Học Công nghệ môi trường (MOSTE). Năm 1992, Luật môi trường chính thức được thông qua với các điều khoản cụ thể liên quan tới chất lượng nước, không khí, chất thải rắn v.v.. Tuy nhiên sự quan tâm của các cấp lãnh đạo đó có lẽ vẫn chưa thật đầy đủ. Chỉ lấy đơn cử 1 trong số rất nhiều vấn đề của quản lý nhà nước về môi trường là hệ thống tổ chức quản lý trong lĩnh vực bảo về môi trường để minh chứng. Theo thống kê sơ bộ, hiện nay cả nước đã có hơn 300 đơn vị, tổ chức kinh tế xã hội đang hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp có liên quan đến công tác bảo vệ môi trường. Hệ thống tổ chức quản lý ở Trung ương đã được hình thành tương đối đồng bộ từ Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường trước đây, nay là Bộ Tài nguyên và môi trường đến các Cục, Vụ, Viện nghiên cứu ở các bộ, tổng cục ở địa phương. 64 tỉnh thành trong cả nước đều có các đơn vị Sở, Chi cục, Công ty hoặc đơn vị tương đương quản lý và thực thi nhiệm vụ làm sạch môi trường. Các đơn vị này là lực lượng nòng cốt cho công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Tuy nhiên hệ thống quản lý môi trường còn nhiều bất cập, cơ cấu tổ chức quản lý còn chưa tương xứng với nhiệm vụ đặt ra. Một điều thật đáng ngạc nhiên là số lượng cán bộ của Cục Môi trường chỉ có khoảng 70 người, số cán bộ quản lý ở các tỉnh trung bình là 2-4 người. Tính chung trên cả nước tỷ lệ cán bộ quản lý môi trường là 4 người rên 1 triệu dân, trong khi đó tại các nước lân cận tỷ lệ này cao hơn nhiều lần, ví dụ như Trung Quốc 20 người/1 triệu dân, Thái Lan – 30 người, Campuchia – 100 người. 201 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Tại Hà Nội, số cán bộ của phòng quản lý môi trường chỉ có 15 người. Theo nghị định 67CP về phí nước thải, hơn 20.000 doanh nghiệp tại Hà Nội sẽ phải trả khoản phí này. Tuy nhiên, tổng phí nước thải thu được tại Hà Nội trong năm 2004 là 0, và số phí dự kiến thu được trong 6 tháng đầu năm 2005 là 600 triệu đồng. Trong khi đó, số phí thu được tại tp. HCM, Bình Dương, Sóc Trăng, Quảng Ninh cao hơn rất nhiều. Điều này thể hiện sự quá tải trong công tác quản lý tại Hà Nội. Ngoài ra, vấn đề thu phí và và quản lý phí không thuộc chức năng của cơ quan quản lý môi trường. Bảng 3: Tình hình thu phí nước thải tại một vài địa phương (triệu đồng) Tỉnh/Thành phố Ngày bắt đầu có hiệu lực Tổng phí thu được năm 2004 Dự tính tổng phí trong 6 tháng đầu năm 2005 1 Hà Nội 01/05/2004 0 600 2 Bình Dương 01/01/2004 800 1250 3 Đồng Nai 01/01/2004 1730 2000 4 Tp. Hồ Chí Minh 01/01/2004 290 2427 5 Quảng Ninh 01/01/2004 983 2250 6 Thái Nguyên 02/03/2004 395 638 7 Thừa Thiên Huế 01/01/2005 0 0 8 Hải Dương 01/01/2005 0 50 Nguồn: MONRE, Cục Môi trường Một bất cập khác của công tác quản lý môi trường tại Hà Nội là đặt ra những mục tiêu môi trường quá kì vọng. Gần đây, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt “Chương trình hành động về bảo vệ môi trường của Thủ đô”. Theo đó, đến năm 2010, 20-25% tổng số nước thải của Hà Nội sẽ được xử lý hoàn toàn, 80% số KCN sẽ phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên trên thực tế, tồn tại một khoảng cách quá lớn giữa khả năng và nhiệm vụ. Theo số liệu của Sở tài nguyên môi trường Hà Nội, mỗi ngày có khoảng 500.000 m3 nước thải được thải vào hệ thống cống của Thủ đô, trong đó có 100.000 m3 nước thải công nghiệp. Con số này sẽ đạt mức 700.000 m3 đến năm 2020. Phần lớn các nhà máy đều thải trực tiếp không qua xử lý. Có hơn 40 nhà máy lắp đặt hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành. Kết quả điều tra của 202 Đo lường tác động môi trường … Sở tài nguyên môi trường Hà Nội trong năm 2004 cho thấy, 90% cơ sở công nghiệp hoạt động trên địa bàn Hà Nội không có hệ thống xử lý nước thải. Toàn thành phố mới chỉ có 3 nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất hạn chế và phần lớn đang trong giai đoạn thi công. Có thể nói, bất cứ kế hoạch nào nếu bỏ qua yếu tố này khó trở thành hiện thực. Có thể nói, vấn đề môi trường ở Hà Nội mới chỉ dừng lại ở chủ trương, chính sách, định hướng mà chưa tạo nên một sự quan tâm đích thực từ phía các nhà hoạch định chính sách. Nhận thức môi trường của các doanh nghiệp Mặc dù phát triển bền vững không chỉ thuộc trách nhiệm của riêng một ai, nhưng có thể thấy các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nguồn động lực chính thúc đẩy phát triển xã hội, phải gánh chịu những phần trách nhiệm to lớn nhất. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là làm sao vẫn tiếp tục phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận và tăng trưởng, đồng thời vẫn đáp ứng những nhu cầu cấp thiết mà xã hội đặt ra. Phần lớn các nhà kinh doanh và các nhà quản lý luôn luôn giả định rằng lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế là mong muốn cuối cùng và không có giới hạn. Thực tế cho thấy từ trước đến nay, những định hướng chiến lược của công ty phụ thuộc rất nhiều vào các sức ép khác nhau như sức ép về sản xuất, sức ép về nhân sự và gần đây nhất là sức ép về thông tin và môi trường. Những thay đổi cơ bản trong chiến lược công ty có thể nhận thấy khá rõ nét thông qua mối quan tâm của các cổ đông về vấn đề môi trường và cả niềm tin rằng có một công ty “Xanh” là điều kiện tiên quyết để đảm bảo cắt giảm chi phí và là chìa khoá mở rộng cánh cửa thị trường. Xu hướng hiện nay cho thấy các công ty đã và đang bắt đầu coi quản lý môi trường như là một công cụ mang tính chiến lược nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Tại Việt Nam vấn đề môi trường chủ yếu được các công ty có vốn đầu tư nước ngoài quan tâm. Các doanh nghiệp Nhật Bản là những người luôn tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường, đặc biệt là là tiêu chuẩn nước thải. Một vài doanh nghiệp còn tự đặt ra các tiêu chuẩn cao hơn mức qui định của nhà 203 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội nước. Tại Khu công nghiệp Thăng Long hệ thống quản lý môi trường được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của Nhật Bản. Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cao đã góp phần cải thiện chất lượng môi trường tại Hà Nội. Các doanh nghiệp nhà nước là những doanh nghiệp gây ô nhiễm nhất. Theo số liệu thống kê 90% các cơ sở sản xuất công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải. Hầu hết các khu công nghiệp cũ không có trạm xử lý nước thải tập trung. Nước thải công nghiệp phần lớn được xử lý sơ bộ rồi thải thẳng vào nguồn nước mặt gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Ngay cả những doanh nghiệp tiêu biểu về môi trường việc tuân thủ 100% các qui định vẫn là câu hỏi lớn2. Bản thân các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thoát khỏi thói quen bao cấp. Đại đa số các doanh nghiệp vẫn cho rằng, bảo vệ môi trường là công việc của nhà nước. Chương trình “Sản xuất sạch hơn” là một ví dụ điển hình. Chương trình sản xuất sạch hơn (SXSH) được đưa vào Việt Nam từ năm 1996. Chương trình này thực sự phổ biến rộng rãi và áp dụng trình diễn kỹ thuật từ năm 1998 trong các ngành công nghiệp khác nhau. SXSH cho phép nâng cao hiệu suất sản xuất và giảm rủi ro đối với con người và môi trường. Đối với quá trình sản xuất, SXSH bao gồm giảm tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng cho một đơn vị sảm phẩm, loại bỏ tối đa các vật liệu độc hại, giảm lượng và mức độ độc hại của tất cả các dòng chất thải trước khi ra khỏi quá trình. Đối với sản phẩm, SXSH tập trung vào việc làm giảm các tác động tới môi trường trong suốt vòng đời của sản phẩm kể từ khi khai thác nguyên vật liệu thô đến khi thải bỏ cuối cùng. Tiềm năng của SXSH được thể hiện trong Bảng 4. Lợi ích từ SXSH là to lớn. Nó cho phép giảm thiểu các vấn đề môi trường trong bối cảnh trình độ công nghệ thấp, nguồn lực đầu tư cho môi trường còn hạn chế. Tuy nhiên sau gần 7 năm áp dụng và triển khai trong công nghiệp, cho đến nay mới có 130 doanh nghiệp thuộc 28 tỉnh và thành phố tham gia 2 Tháng 7/2006 Sở tài nguyên môi trường Hà Nội đã tiến hành thanh tra 9 nhà máy thải nước thải trực tiếp ra sông Nhuệ và sông Đáy. Trong số 9 nhà máy có duy nhất 1 nhà máy đạt chuẩn cho phép. 204 Đo lường tác động môi trường … các dự án trình diễn ở các cấp độ khác nhau trong khuôn khổ các dự án quốc gia và quốc tế tài trợ. Hiện tại mới khoảng gần 1% số doanh nghiệp tại tp. HCM áp dụng SXSH. Con số này ở Hà Nội thấp hơn rất nhiều, trong khi đó 90% các vụ khiếu kiện về môi trường đều có liên quan tới các cơ sở sản xuất công nghiệp. Bảng 4: Tiềm năng của sản xuất sạch hơn Các thông số Khả năng tiết kiệm (%) Tiêu thụ nước Tiêu thụ điện và năng lượng Các nguyên liệu tạo chất thải nguy hại Tải lượng COD trong chất thải Tải lượng BOD trong chất thải TSS trong chất thải Kim loại nặng Giảm khí hiệu ứng nhà kính 40 – 70 20 – 50 50 – 100 30 – 75 50 – 75 40 – 60 20 – 50 20 – 50 Nguồn: Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam Việc công khai hóa hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp nhằm tạo áp lực xã hội cho công tác bảo vệ môi trường dường như cũng chưa tạo được một động lực đáng kể cho việc cải thiện chất lượng môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chương trình phân hạng doanh nghiệp đã được tiến hành thử nghiệm từ năm 2002. 50 doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp thực phẩm và dệt nhuộm đã được lựa chọn từ 216 cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Các tiêu chí được sử dụng để phân hạng thể hiện trong Bảng 5. 205 Môi trường và chính sách kinh doanh của Hà Nội Bảng 5: Tiêu chí phân hạng doanh nghiệp Tiêu chí Nội dung Tiêu chí 1 Tiêu chí 2 Tiêu chí 3 Tiêu chí 4 Tiêu chí 5 Tiêu chí 6 Tiêu chí 7 Tiêu chí 8 Tiêu chí 9 Tuân thủ TCVN 5945-1995 đối với BOD, COD, TSS, độ màu và

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmtkd_hn_dec06_hnd_vchapter6.pdf