Bài giảng Đính khuy hai lỗ

HS cần phải:

- Biết cách thêu dấu nhân.

- Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.

- Yêu thích thêu thùa, tự hào với sản phẩm làm được.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Mẫu thêu dấu nhân.

- Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân.

- Vật liệu: Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm.

 

doc18 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1118 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Đính khuy hai lỗ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TuÇn:1 M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 1 ) ĐÍNH KHUY HAI LỖ I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy hai lỗ. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. + 2 – 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu thường. + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xăng-ti-mét), kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc Hoạt động 1 QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU - HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hinh 1a (SGK). - HS quan sát. - Yêu cầu HS nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy 2 lỗ. + HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. - GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 1b (SGK). - HS quan sát trên mẫu và nhận xứt đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm. - GV tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như: áo, vỏ gối,... - HS quan sát mẫu. - GV hỏi: Khoảng cách giữa các khuy và vị trí của khuy và lỗ khuyết trên nẹp áo như thế nào? - HS trả lời. - GV kết luận: Khuy (hay còn gọi là cúc hoặc nút) được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau như nhựa, trai, gỗ,... với nhiều màu sắc, kích thước khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua 2 lỗ khuy để nối khuy với vải (dưới khuy). Trên 2 nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết. Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau. - HS lắng nghe và ghi nhớ. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT - GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi: - HS theo dõi và đọc SGK. + Em hãy nêu tên các bước trong quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu. - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2 (SGK) và hỏi: + Em hãy nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ. - HS trả lời. - GV gọi 1 – 2 HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1. - HS theo dõi. - GV uốn nắn và hướng dẫn nhanh lại một lượt các thao tác trong bước 1. - Hỏi: Em hãy nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3. - HS trả lời. - GV hướng dẫn HS cách chuẩn bị đặt khuy vào điểm vạch dấu. - HS quan sát. - GV hướng dẫn HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách đính khuy. - HS theo dõi và quan sát hình mẫu. - GV lưu ý HS: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm xuyên qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 -4 lần cho chắc chắn. - HS lắng nghe và ghi nhớ. - GV hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất, các lần khâu đính còn lại, GV gọi HS lên bảng thực hiện thao tác. - GV hướng dẫn HS quan sát hình 5, hình 6 (SGK) và hỏi: Em hãy nêu cách quấn chỉ chung quanh chân khuy và kết thúc đính khuy. - HS trả lời. - GV hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy. - HS theo dõi. - Gọi 1 – 2 HS nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy 2 lỗ. - HS nghe và nhận xét. - GV tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV tuyên dương các HS có tinh thần học tập trong giờ học. - Dặn: Chuẩn bị bài sau “Đính khuy hai lỗ” (TT) š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 2+3 ) ®Ýnh khuy hai lç I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy hai lỗ. - Đính được khuy hai lỗ đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy hai lỗ. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. + 2 – 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu thường. + Phấn vạch, thước (có vạch chia thành từng xăng-ti-mét), kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc Hoạt động 3 HỌC SINH THỰC HÀNH - Gọi HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ. - 1 – 2 HS nnhắc. - GV nhận xét và nhắc lại 1 số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ. - HS lắng nghe. - GV kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1. - HS trình bày các thứ đã chuẩn bị cho GV kiểm tra. - GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành. - Mỗi HS đính 2 khuy trong thời gian khoảng 20 phút. - Cho HS thực hành đính khuy 2 lỗ. - HS thực hành theo nhóm 4. - GV quan sát, uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng thao tác kĩ thuật. Hoạt động 4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm. - Gọi 2 – 3 nhóm lên trưng bày. - Gọi HS nêu các yêu cầu của sản phẩm. - 2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo các yêu cầu đã nêu. - GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn HS chuẩn bị vải, khuy 4 lỗ, kim chỉ khâu cho bài “Đính khuy 4 lỗ”. š&› ……................... TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 4 ) ®Ýnh khuy bèn lç I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách. - Đính được khuy bốn lỗ đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo hai cách. - Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bốn lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy bốn lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + 2 – 3 chiếc khuy bốn lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu cỡ nhỏ, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc GIỚI THIỆU BÀI MỚI Giới thiệu bài: Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em các thao tác để đính khuy 4 lỗ. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU - GV giới thiệu 1 số mẫu khuy 4 lỗ và hướng dẫn HS quan sát hình 1a. hỏi: - HS quan sát. + Em hãy nêu đặc điểm của khuy 4 lỗ? - HS trả lời: nhiều màu sắc, hình dạng và kích thước khác nhau giống như khuy 2 lỗ nhưng chỉ khác là có 4 lỗ giữa mặt khuy. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT - Hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung SGK. Hỏi: - HS đọc lướt. + Cách đính khuy 2 lỗ và 4 lỗ có gì giống và khác nhau? - HS trả lời: Khác là số đường khâu nhiều gấp đôi. - Gọi HS nhắc lại các thao tác vạch dấu và thực hành. - 1 HS nhắc lại. - 1 HS lên thực hành. - Hướng dẫn HS đọc nội dung và quan sát hình 2 SGK. - HS đọc và quan sát. - Gọi 1 em lên bảng thực hiện thao tác đính khuy 4 lỗ. - 1 em lên làm: tạo 2 đường chỉ khâu song song. - HS khác quan sát nhận xét. - GV nhận xét, uốn nắn. - Cho HS quan sát hình 3 SGK. Nêu cách đính khuy 4 lỗ theo cách thứ 2. - HS quan sát – 1 em nêu. - Gọi 1 em lên bảng thực hiện. - 1 em lên làm, lớp quan sát, nhận xét. - GV nhận xét. - Chuẩn bị thực hành: Cho HS vạch dấu các điểm đính khuy – Hướng dẫn HS đọc yêu cầu đánh giá ở cuối bài. - HS chuẩn bị thực hành ở tiết sau. š&› ……................... TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 5 ) ®Ýnh khuy bèn lç (tt) I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy bốn lỗ theo hai cách. - Đính được khuy bốn lỗ đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy bốn lỗ được đính theo hai cách. - Một số sản phẩm may mặc có đính khuy bốn lỗ. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy bốn lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ,...) với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau. + Một mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + 2 – 3 chiếc khuy bốn lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 của GV). + Chỉ khâu, len hoặc sợi. + Kim khâu len và kim khâu cỡ nhỏ, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc Hoạt động 3 THỰC HÀNH - Gọi 2 HS nhắc lại cách đính khuy 4 lỗ. - 2 em nhắc. - GV nhắc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm (20’) - HS thực hành theo nhóm đôi. - GV quan sát, uốn nắn những em làm chưa tốt. Hoạt động 4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - Gọi các nhóm lên trưng bày sản phẩm. - 3 – 4 nhóm lên trưng bày. - Gọi HS nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm trong SGK. - 1 em nhắc lại. - Cử 2 – 3 em lên đánh giá sản phẩm của bạn. - 2 – 3 em lên đánh giá. - GV đánh giá, nhận xét kết quả thực hành của HS. - HS lắng nghe. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. - Dặn: Chuẩn bị vải, khuy bấm, kim chỉ để học bài “Đính khuy bấm”. š&› ……................... TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 6 ) ®Ýnh khuy bÊm I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy bấm. - Đính được khuy bấm đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy bấm. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm như áo bà ba, áo dài, áo sơ sinh. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy bấm với kích cỡ, màu sắc khác nhau. + 3 – 4 khuy bấm loại to (để hướng dẫn thao tác kĩ thuật). + Hai mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ. + Len hoặc sợi, chỉ khấu, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc GIỚI THIỆU BÀI Giới thiệu bài: Các loại áo như áo dài, áo bà ba,... thường dùng loại khuy bấm. Hôm nay các em sẽ được học cách đính loại khuy này vào vải. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU - GV giới thiệu 1 số mẫu khuy bấm. Hướng dẫn HS quan sát mẫu và hình 1a SGK. Hỏi: Em hãy nêu đặc điểm hình dạng của khuy bấm? - HS trả lời: Khuy bấm được làm bằng kim loại, có 2 mặt lồi và lõm được cài khớp vào nhau. Mỗi mặt có 4 lỗ ở mép khuy. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT - Yêu cầu HS đọc mục 1, 2 SGK, quan sát các hình 2, 3. - HS quan sát. - Cho HS nhắc lại cách chuẩn bị đính khuy 2 lỗ. Từ đó hướng dẫn cách thực hiện đính phần mặt lõm của khuy bấm. GV thực hiện đính lỗ khuy thứ nhất. - HS lên đính lỗ khuy thứ 2, 3, 4 và nút chỉ. - Gọi HS đọc mục 2b, quan sát hình 5 và nêu cách đính mặt lồi của khuy bấm. - HS nêu. - GV hướng dẫn cách đính 2 lỗ khuy đầu. - HS lên đính 2 lỗ khuy còn lại. - GV hướng dẫn nhanh toàn bộ các thao tác đính phàn mặt lồi của khuy bấm. - 1 HS nhắc lại. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - HS chuẩn bị thực hành ở tiết sau. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 7 ) ®Ýnh khuy bÊm (tt) I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách đính khuy bấm. - Đính được khuy bấm đúng qui trình, đúng kĩ thuật. - Rèn luyện tính tự lập, kiên trì, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu đính khuy bấm. - Một số sản phẩm may mặc được đính khuy bấm như áo bà ba, áo dài, áo sơ sinh. - Vật liệu và dụng cụ cần thiết: + Một số khuy bấm với kích cỡ, màu sắc khác nhau. + 3 – 4 khuy bấm loại to (để hướng dẫn thao tác kĩ thuật). + Hai mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. + Kim khâu len, kim khâu cỡ nhỏ. + Len hoặc sợi, chỉ khấu, phấn vạch, thước, kéo. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc Hoạt động 3 HỌC SINH THỰC HÀNH - Cho HS nhắc lại cách đính 2 phần của khuy bấm. - 2 em nhắc. - GV nhận xét và hệ thống lại cách đính khuy bấm - HS lắng nghe. - GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành ở tiết 1. - Gọi HS nắhc lại yêu cầu thực hành và nêu thời gian hoàn thành sản phẩm. (20’). - HS lắng nghe. - Cho HS thực hành. - HS thực hành theo nhóm 4. - GV quan sát, uốn nắn những em làm chưa tốt. Hoạt động 4 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - GV gọi 3 – 4 nhóm lên trưng bày sản phẩm. - 3 – 4 nhóm lên trưng bày. - GV nhắc lại các yêu cầu đánh giá sản phẩm. - HS lắng nghe. - Cử 2 – 3 em lên đánh giá sản phẩm của bạn. - 3 – 4 em lên đánh giá theo yêu cầu. - GV nhận xét – Tuyên dương. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ học tập và kết quả thực hành đính khuy bấm của HS. - Dặn: Chuẩn bị 1 mảnh vải, kim, chi, kéo,... cho bài “Thêu chữ V”. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 8 ) ®Ýnh khuy bÊm (tt) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: HS biết cách đính khuy bấm. * Kĩ năng: Đính được khuy bấm đúng qui trình, đúng kĩ thuật. * Thái độ: Rèn tính tự lập, kiên trì, cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - HS: Một số khuy bấm. Hai mảnh vải có kích thước 20cm x 30cm. Kim khâu, chỉ, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GV nêu câu hỏi: Em hãy trình bày cách đính hai phần của khuy bấm. - HS trả lời. - GV nhận xét. Hoạt động 1 THỰC HÀNH - GV hệ thống lại cách đính khuy bấm. - HS lắng nghe. - GV kiểm tra phần thực hành ở tiết 2. - GV nhận xét. - GV cho HS thực hành “Đính khuy bấm”. + GV nêu yêu cầu thực hành. + GV nêu thời gian hoàn thành: 20’. - HS thực hành. Hoạt động 2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - GV cho các nhóm trưng bày sản phầm - HS trưng bày sản phẩm theo nhóm. - GV nêu yêu cầu đánh giá sản phẩm. - GV cho HS đánh giá sản phẩm của các bạn. GV nhận xét đánh giá sản phẩm. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị 1 mảnh vải, kim, chỉ, kéo cho bài: “Thêu chữ V”. š&› ……................... TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 9 ) Thªu ch÷ V I. MỤC TIÊU: - HS cần phải; * Kiến thức: Biết cách thêu chữ V và ứng dụng của chữ V. * Kĩ năng: Thêu được các mũi chữ V đúng kĩ thuật, đúng quy trình. Rèn đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu thêu chữ V. - Một số sản phẩm thêu trang trí. - Mảnh vải kích thước 35cm x 35cm. - Kim, chỉ, phấn. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra phần chuẩn bị của HS. + Em hãy cho biết đã học những kiểu thêu nào? - HS trả lời. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài mới: Ở lớp 4, các em đã học thêu đường. Hôm nay, cô cùng các em sẽ học “Thêu chữ V”. Hoạt động 1 QUAN SÁT, NHẬN XÉT MẪU - GV giới thiệu mẫu thêu chữ V. - HS lắng nghe. - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1 (SGK). GV nêu câu hỏi: - Em hãy quan sát H1 và nêu đặc điểm của đường thêu chữ V ở mặt phải, mặt trái đường thêu? - HS trả lời. - Mũi thêu chữ V được dùng để làm gì? - HS trả lời. - GV cho HS quan sát một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu chữ V - HS quan sát. - GV nhận xét – Tiểu kết ý 1 phần ghi nhớ trong SGK/19. - HS lắng nghe. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT Cho HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu sau: - Đọc nội dung mục II SGK/17-18. - Trả lời các câu hỏi sau: + Để thêu chữ V có mấy bước? - 2 bước: + Vạch dấu đường thêu chữ V. + Thêu chữ V theo đường vạch dấu. + Nêu cách vạch dấu đường thêu chữ V? GV hướng dẫn cách vạch dấu thêu đường chữ V. - HS quan sát, lắng nghe. - GV cho HS tự vạch dấu thêu đường chữ V trên tấm bìa. - GV cho HS quan sát hình 3, 4/SGK/17-18. - GV cho HS nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu chữ V. - HS trình bày. - GV nhận xét bổ sung. - GV thêu mẫu - HS quan sát. - GV tiểu kết ý 2 phần ghi nhớ SGK/19. - GV hướng dẫn lần thứ hai các thao tác thêu mẫu chữ V. - Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/19. - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu chữ V. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét chung về tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị tấm bìa, vải, kim, chỉ, để thực hành thêu chữ V. š&› ……................... TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 10 ) Thªu ch÷ V (tt) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Củng cố kiến thức ở tiết 1. * Kĩ năng: Thêu được các mũi chữ V được kĩ thuật, đúng qui trình. Rèn đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. * Thái độ: Yêu thích nghề thêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu thêu chữ V. - HS: Tấm bìa, vải, kim, chỉ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: + Trình bày cách thực hiện các mũi thêu chữ V? + Người ta dùng mũi thêu chữ V trong những trường hợp nào? - HS trả lời. - GV nhận xét. Hoạt động 1 HỌC SINH THỰC HÀNH (25’) - GV cho 4 HS nhắc lại cách thêu chữ V. - HS trình bày. - GV cho 2 HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 2 – 3 mẫu thêu chữ V. - 2 HS thực hiện cả lớp quan sát. - Cho HS nhận xét. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS thực hành thêu chữ V theo nhóm 6 (trong khoảng thời gian 10’) Hoạt động 2 HỘI THI KHÉO TAY (8’) - Các nhóm cử 1 đại diện thêu nhanh, đẹp lên thi. - GV cho các nhóm tổ chức hội thi khéo tay. - Yêu cầu: Thêu 10 mũi thêu chữ V. Thêu đúng kĩ thuật, quy trình, nhanh. - GV cho HS nhận xét – Đánh giá. - Tổng kết cuộc thi. - Tuyên dương cá nhân đạt giải. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị kim, vải, chỉ, kéo để thực hành thêu mũi chữ V. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 11 ) Thªu ch÷ V (tt) I. MỤC TIÊU: * Kiến thức: Củng cố kiến thức ở tiết 1. * Kĩ năng: Thêu được các mũi chữ V được kĩ thuật, đúng qui trình. Rèn đôi tay khéo léo và tính cẩn thận. * Thái độ: Yêu thích nghề thêu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - GV: Mẫu thêu chữ V. - HS: Tấm bìa, vải, kim, chỉ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 GV lên bảng thêu 5 mũi chữ V - HS thực hiện. - GV nhận xét. Hoạt động 1 HỌC SINH THỰC HÀNH (20’) - GV cho 1 HS nhắc lại cách thêu chữ V. - HS nhắc lại. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS thực hành cá nhân . - Cả lớp thực hiện thêu mũi chữ V. - Nội dung thực hành: + Thêu 10 mũi thêu chữ V trên vải. + Yêu cầu đúng kĩ thuật, đúng qui trình, mũi thêu không bị căn quá làm nhăn vải. Hoạt động 2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - GV cho HS trưng bày một số sản phẩm trên bảng lớn. - Cử 2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo mục III trong SGK/19. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức (A và B) NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị kim, vải, chỉ, kéo để thêu dấu nhân. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 12 ) Thªu dÊu nh©n I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích thêu thùa, tự hào với sản phẩm làm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân. - Vật liệu: Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm. Kim khâu, khung thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: Gọi HS trình bày cách thêu mũi chữ V. Nêu ứng dụng của mũi thêu chữ V. - HS trình bày. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài mới: Tiết học này, cô cùng cả lớp tìm hiểu bài: Thêu dấu nhân. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 QUAN SÁT NHẬN XÉT MẪU - GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân. - Cả lớp quan sát. - Gv cho HS tìm hiểu đặc điểm của đường thêu dấu nhân. - GV nêu: Em hãy quan sát hình 1/SGK/20. - Hỏi: Nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu. - HS trả lời. + Mẫu phải là những dấu nhân liên tiếp. + Mặt trái là những vạch ngang dài nối tiếp. - Cho HS quan sát một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. - HS quan sát. - Hỏi: Mũi thêu dấu nhân được ứng dụng để làm gì? - HS trả lời: Váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn. - GV nhận xét – Tiểu kết hoạt động 1. - Cho HS đọc nội dung 1 trong phần ghi nhớ SGK/23. Hoạt động 2 HƯỚNG DẪN THAO TÁC KĨ THUẬT - Cho HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu sau: + Đọc nội dung mục II SGK/20-21. Trả lời các câu hỏi sau: - HS trả lời + Để thêu dấu nhân có mấy bước? + Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. - 2 bước: + Vạch dấu đường thêu dấu nhân. + Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu. GV hướng dẫn cách vạch dấu đường thêu dấu nhân. - Cho HS tự vạch dấu đường thêu dấu nhân trên tấm bìa. - GV cho HS quan sát hình 3, 4/SGK/21 – 22 - Cho HS nêu cách bắt đầu thêu và cách thêu các mũi thêu dấu nhân. - GV nhận xét, bổ sung. - GV thêu mẫu. - HS quan sát. GV tiểu kết ý 2 phần ghi nhớ SGK/23. GV hướng dẫn lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân. Cho HS đọc phần ghi nhớ SGK/23. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - Yêu cầu HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị vật liệu để thực hành thêu dấu nhân. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 13 ) Thªu dÊu nh©n I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích thêu thùa, tự hào với sản phẩm làm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân. - Vật liệu: Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm. Kim khâu, khung thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: + Trình bày cách thêu dấu nhân. + Người ta dùng mũi thêu dấu nhân để làm gì - HS trả lời. - GV nhận xét. - Giới thiệu bài mới: Tiết học này, cô cùng cả lớp tìm hiểu bài: Thêu dấu nhân. - HS lắng nghe. Hoạt động 1 HỌC SINH THỰC HÀNH (25’) - GV cho 4 HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - HS trình bày. - GV cho 2 HS lên bảng thực hiện thao tác thêu 5 mũi thêu dấu nhân. - 2 HS thực hiện cả lớp quan sát. - Cho HS nhận xét. - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm 6 (10’). Hoạt động 2 HỘI THI KHÉO TAY - GV cho các nhóm cử đại diện nhóm lên tham gia hội thi khéo tay. - HS các nhóm cử đại diện. - GV tổ chức hội thi khéo tay. Yêu cầu: Thêu 10 mũi thêu dấu nhân. - Thêu đúng kĩ thuật, quy trình, nhanh. - GV cho HS nhận xét đánh giá. - GV nhận xét – Tổng kết cuộc thi. - Tuyên dương cá nhân đoạt giải. NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV nhận xét - tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị kim, vải, chỉ để thực hành thêu dấu nhân. š&› TuÇn: M«n: kÜ thuËt (TiÕt: 14 ) Thªu dÊu nh©n I. MỤC TIÊU: HS cần phải: - Biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Yêu thích thêu thùa, tự hào với sản phẩm làm được. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Mẫu thêu dấu nhân. - Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mẫu thêu dấu nhân. - Vật liệu: Một mảnh vải trắng hoặc màu 35cm x 35cm. Kim khâu, khung thêu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Ho¹t ®éng d¹y Ho¹t ®éng häc KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI - Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng thêu 5 mũi thêu dấu nhân. - HS thực hiện. - HS nhận xét. - GV nhận xét. Hoạt động 1 HỌC SINH THỰC HÀNH (25’) - GV cho HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Cả lớp thực hiện thêu mũi chữ V. - Cho HS thực hành cá nhân. Nội dung thực hành: - Thêu 10 mũi thêu dấu nhân trên vải theo đường vạch dấu. - Yêu cầu: Thêu đúng kĩ thuật, đúng quy trình, mũi thêu không bị căng quá làm nhăn vải. - Thực hiện trong vòng 15’ Hoạt động 2 ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM - GV cho HS trưng bày một số sản phẩm trên bảng lớn. - Cử 2 – 3 HS đánh giá sản phẩm của bạn theo đánh giá trong SGK/23. - GV nhận xét đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức (A và B) NHẬN XÉT, DẶN DÒ - GV tổng kết tiết học. - Dặn dò: Chuẩn bị vải 30cm x 40cm, chỉ, kim thêu, thước để làm túi xách đơn giản. š&› ……...................

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKy thuat1-7.doc
Tài liệu liên quan