Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính như: tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp ); bệnh chuyển hóa (béo phì, đái đường ); bệnh máu (thiếu máu dinh dưỡng ); các dị tật bẩm sinh (dị tật ống thần kinh ).
Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu tiếp tục sống trong môi trường thiếu thốn sẽ bị thấp, còi, suy dinh dưỡng rồi trở thành những bà mẹ thấp bé nhẹ cân. Khi có thai, những bà mẹ này lại đẻ ra những đứa con cân nặng thấp, theo một vòng luẩn quẩn.
31 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Dinh dưỡng dành cho đối tượng suy dinh dưỡng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xanh 10g- Giá đỗ xanh 20g- Dầu (mỡ) 5g
Bột cá 200ml
- Bột gạo và đậu xanh thìa (20g)- Cá nghiền 10 – 20g- Rau xanh 10g- Giá đỗ xanh 20g- Dầu (mỡ) 5g
12 giờ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Thực đơn buổi chiều
Đối với trường hợp mẹ không có sữa
Thay các bữa bú bằng hỗn hợp sữa công thức theo đúng tháng tuổi.
Sữa bột công thức theo tháng tuổi: pha theo công thức ghi trên nhãn của hộp sữa, cứ 200 ml sữa cho thêm 5ml dầu ăn.
Khi nấu bột: giá đỗ xanh xay hoặc giã lấy nước khoảng 150ml. Khi gần ăn bột mới trộn với sữa.
Công thức xay bột:
Gạo tẻ: 1000g
Đậu xanh rang chín, bỏ rỏ: 200g
Trường hợp trẻ ăn ít phải tăng số bữa lên nhiều lần, đảo bảo cho trẻ ăn hết số lượng bột và sữa trong ngày.
3.3.2 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ từ 8-12 tháng tuổi
a. Đối với mẹ có đủ sữa cho con bú
Buổi sáng
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
6 giờ
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
9 giờ
Bột thịt 200ml
Bột gạo 30g
Thịt lợn 30g
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh 20g
Dầu (mỡ) 5g
Bột cá 200ml
Bột gạo 30g
Cá nạc nghiền nhỏ 30g
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh 30g
Dầu (mỡ) 5g
Bột thịt 200ml
Bột gạo 30g
Trứng gà 1 lòng đỏ
Rau xanh 10g
Giá đỗ xanh 20g
Dầu (mỡ) 5g
12 giờ
Bú mẹ
Chuối tiêu nửa quả
Bú mẹ
Xoài 100g
Bú mẹ
Đu đủ 100g
Thực đơn buổi chiều
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
15 giờ
Bột tôm 200ml
Tôm 30g (các loại khác giống như bột thịt)
Bột gà 200ml
Tôm 30g
Dầu ăn g5
(các loại khác giống như bột)
Bột gan 200ml
Gan lợn 30g
Dầu ăn 5g
(các loại khác giống như bột)
17 giờ
Bú mẹ
Xoài 100g
Bú mẹ
Hồng xiêm 100g
Bú mẹ
Dưa hấu 100g
19 giờ
Bột trứng 200ml
Bột thịt nạc 200ml
Bột thịt gà 200ml
20 giờ đến sáng hôm sau
Bú mẹ
Bú mẹ
Bú mẹ
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 890,2 Kcal
Protein 35,4g
Lipid 36,0g
Glucid 104,7g
Năng lượng 852,6 Kcal
Protein 37g
Lipid 34,6g
Glucid 98,8g
Năng lượng 862,6 Kcal
Protein 36,5g
Lipid 35,8g
Glucid 102,6g
b. Đối với mẹ không có sữa cho con bú
Mẹ không có sữa thay các bữa sữa mẹ bằng hỗn hợp sữa và dầu ăn 200ml/bữa (hoặc sữa đậu nành, dầu ăn, đường).
Giá đậu xanh xay hoặc giã nhừ lọc lấy nước nấu bột (200ml).
Khi gần ăn bột mới trốn sữa.
3.3.3 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ 13-24 tháng tuổi
Nếu trẻ đang bú mẹ, phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú từ 18 – 24 tháng. Nếu đã cai sữa cho ăn sữa bột công thức hoặc sữa đậu nành và ăn theo thực đơn dưới đây
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
6 giờ
Cháo thịt và rau 200 ml
Gạo tẻ 30g
Thịt nạc 30g
Dầu (mỡ) 7g
Rau xanh 20g
Giá đỗ
Cháo trứng 200 ml
Gạo tẻ 30g
Trứng gà 1 quả
Dầu (mỡ) 7g
Rau xanh 20g
Giá đỗ
Cháo cá 200 ml
Gạo tẻ 30g
Cá nạc 30g
Dầu (mỡ) 7g
Rau xanh 20g
Giá đỗ
9 giờ
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Chuối tiêu 1 quả
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Đu đủ 200g
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Cam 200g
Đường 10 g
12 giờ
Cháo gan 200ml
Gạo tẻ 40g
Gan lợn (gà) 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
Cháo thịt gà 200ml
Gạo tẻ 40g
Thịt gà nạc 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
Cháo thịt lợn
Gạo tẻ 40g
Thịt nạc 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
Buổi chiều
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
15 giờ
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2 ml
Xoài 200g
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2 ml
Hồng xiêm 200g
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2 ml
Chuối 200g
18 giờ
Cháo tôm 200ml
Gạo tẻ 40g
Tôm 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
Cháo tôm 200ml
Gạo tẻ 40g
Cá nạc 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
Cháo tôm 200ml
Gạo tẻ 40g
Bầu 40g
Dầu (mỡ) 7g
Rau 20g
Giá đỗ 30g
20 giờ
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Sữa pha nước cháo và dầu ăn 2ml
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 1429 Kcal
Protein 50.2g
Lipid 62g
Glucid 72g
Năng lượng 1546.8 Kcal
Protein 55.5g
Lipid 77.3g
Glucid 67.5g
Năng lượng 1421.5 Kcal
Protein 54.4g
Lipid 63g
Glucid 70g
3.3.4 Thực đơn phục hồi suy dinh dưỡng cho trẻ từ 25-36 tháng tuổi
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
7 giờ
Cháo thịt 300 ml- Gạo tẻ 40 g- Thịt nạc vai 40g- Rau xanh 30g- Dầu (mỡ) 10g
Súp thịt bò và khoai tây
Khoai tây 100g
Thịt bò 40g
Cà rốt 30g
Dầu ăn 5g
Cháo gan 300ml
Gạo tẻ 40g
Gan lợn (gà) 40g
Rau xanh 30g
Dầu mỡ 5g
11 giờ
Cơm nát, thịt băm viên, canh rau
Gạo tẻ 50g
Thịt lợn nạc 50g
Rau ngót 50g
Dầu (mỡ) 10g
Chuối tiêu 1 quả
Cơm và trứng đúc thịt
Gạo tẻ 50g
Trứng vịt 50g (1 quả)
Thịt nạc vai 20g
Rau cải 50g
Tôm 5g
Dầu (mỡ) 10g
Đu đủ 200g
Cơm nát và cá thu sốt cà chua
Gạo tẻ 50g
Cá thu 70g
Cà chua 0g
Bí xanh 50g
Thịt nạc 20g
Dầu (mỡ) 10g
Thực đơn buổi chiều
Giờ
Thứ 2+4
Thứ 3+5+7
Thứ 6 + cn
14 giờ
Sữa 200ml
Sữa 200ml
Sữa 200ml
17 giờ
Cơm nát, đậu phụ viên thịt rán và canh rau
Gạo tẻ 50g
Đậu phụ 100g
Thịt nạc vai 50g
Rau dền 50g
Tôm 5g
Dầu (mỡ) 10g
Xoài 200g
Cơm nát, thịt viên rán, canh rau
Gạo tẻ 50g
Thịt nạc vai 50g
Rau muống 50g
Thịt nạc 10g
Dầu (mỡ) 10g
Chuối tiêu 1 quả
Cơm nát, thịt gà viêm rim nước măm, canh rau
Gạo tẻ 50g
Thịt gà nạt 50g
Rau ngót 50g
Thịt nạc100g
Dầu (mỡ) 10g
20 giờ
Cháo cá 200ml
Gạo tẻ 30g
Cá nạc 30g
Rau xanh 20g
Dầu (mỡ) 10g
Cháo thịt 200ml
Gạo tẻ 30g
Thịt 30g
Rau xanh 20g
Dầu (mỡ) 5g
Súp đậu xanh và bí đỏ 200g
Gạo nếp 20g
Đậu xanh 20g
Thịt 30g
Bí đỏ 100g
Dầu (mỡ) 15g
Giá trị dinh dưỡng
Năng lượng 1616,2 Kcal
Protein 73,5g
Lipid 65g
Glucid 57g
Năng lượng 1616,5 Kcal
Protein 67,7g
Lipid 68,6g
Glucid 86g
Năng lượng 1673,6 kcal
Protein 73,6g
Lipid 66,4g
Glucid 99,4g
3.4 Lưu ý cần biết đối với chế độ dinh dưỡng
Không nên cho trẻ uống nước trái cây trước khi ăn hoặc coi nước trái cây là một bữa phụ vì nước trái cây rất ít năng lượng, ít chất xơ, chỉ có vitamin tan trong nước và có đường nên sẽ làm trẻ "ngang dạ" không muốn ăn bữa chính.
Khi đã bị SDD thì trẻ cần được bổ sung một số vi chất dinh dưỡng (vitamin và muối khoáng). Việc sử dụng loại thuốc nào với liều lượng bao nhiêu phải theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng. Các bà mẹ không nên tự ý mua thuốc cho con vì tuy là "thuốc bổ" nhưng nếu dùng không đúng cũng sẽ gây hậu quả không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tăng dầu mỡ: vì dầu mỡ cung cấp năng lượng gấp đôi chất bột và chất đạm. Mỗi chén bột, cháo hoặc cơm của trẻ cần có một muỗng canh dầu hoặc mỡ.
Nấu đặc: vì nếu nấu loãng, nhiều nước thì năng lượng sẽ thấp. Nấu đặc trẻ sẽ khó ăn do đó ta dùng men amylase (có trong bột mộng bắp) hoặc neopeptin nhỏ vào chén bột đặc sẽ làm bột lỏng ra và trẻ sẽ dễ ăn hơn.
Tăng bữa ăn: ngày ăn 5 - 6 bữa thay vì chỉ ăn 3 bữa. Cho trẻ ăn thêm bữa tối trước khi ngủ. Ăn thêm bữa phụ: ví dụ như sau khi ăn bữa chính nếu trẻ ăn ít hơn nửa chén thì cho trẻ uống bù nửa ly sữa hoặc nửa hũ yaourt, nửa quả chuối hay một cái bánh flan... Như vậy sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là ép trẻ ăn hết khẩu phần cơm hoặc cháo. Tại sao lại một nửa mà không phải là một? Điều này có ý muốn nói rằng cho trẻ ăn thêm vừa sức của trẻ, không nên ép ăn hết khi trẻ đã chán. Vì làm thế, trẻ sẽ nôn thức ăn ra và sẽ rất "sợ ăn" dẫn tới biếng ăn sau này. Đặc biệt trẻ SDD nên cho ăn thêm một bữa tối trước khi đi ngủ.
Tăng cường chất dinh dưỡng: thức ăn nên đủ chất dinh dưỡng nhưng phải cho trẻ ăn cả xác thực phẩm. Do đó, khi chế biến phải chú ý xắt nhuyễn, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ. Trẻ thường ăn lạt và không thích có nhiều mùi gia vị. Những thực phẩm thích hợp với trẻ nhỏ là trứng, thịt bằm, cá bằm, rau cũng nên xắt nhuyễn.
Chương 4 SUY DINH DƯỠNG BÀO THAI
4.1 Định nghĩa và ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai
Trẻ có cân nặng lúc đẻ dưới 2.500g nếu sinh đủ tháng thì được gọi là suy dinh dưỡng bào thai.
Trong thời kỳ mang thai, nếu bà mẹ ăn uống không đầy đủ sẽ gây ra tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, hậu quả là đứa trẻ sinh ra nhẹ cân, chiều dài kém hơn bình thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất, tinh thần và vận động, khi lớn lên khó đuổi kịp được những bạn cùng trang lứa cả về thể lực lẫn trí lực.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng bào thai với các bệnh mạn tính như: tim mạch (bệnh mạch vành, tăng huyết áp…); bệnh chuyển hóa (béo phì, đái đường…); bệnh máu (thiếu máu dinh dưỡng…); các dị tật bẩm sinh (dị tật ống thần kinh…).
Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu tiếp tục sống trong môi trường thiếu thốn sẽ bị thấp, còi, suy dinh dưỡng rồi trở thành những bà mẹ thấp bé nhẹ cân. Khi có thai, những bà mẹ này lại đẻ ra những đứa con cân nặng thấp, theo một vòng luẩn quẩn.
Những đứa trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai nếu được sống trong môi trường thực phẩm đầy đủ có thể đuổi kịp về cân nặng nhưng dễ trở thành thấp béo (hoặc béo phì), về sau trở thành những bà mẹ thấp béo, dễ mắc những bệnh mạn tính và có thể lại sinh ra những đứa con thiếu cân suy dinh dưỡng .
4.2 Nguyên nhân và nhận biết suy dinh dưỡng bào thai
4.2.1 Nguyên nhân
Tuổi tác của người mẹ
Cơ thể của người phụ nữ từ 30 tuổi trở đi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu lão hóa, và già cỗi, mẹ sẽ không cung cấp cho thai nhi đầy đủ dinh dưỡng như khi còn trẻ.
Sức khỏe của người mẹ
Sức khỏe của mẹ quyết định sức khỏe của con. Ví dụ như trong thời gian có thai, nếu người mẹ bị cúm, sốt phát ban, mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp, thai nhi sẽ có khả năng bị dị tật bẩm sinh.
Dinh dưỡng của người mẹ
Dinh dưỡng trong cơ thể của mẹ theo máu qua nhau thai đến nuôi dưỡng thai nhi. Vì vậy mà chế độ dinh dưỡng khi mang thai không phải chỉ cần số lượng, mà còn phải đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là đạm và canxi để bảo đảm sự phát triển của bào thai.
Điều kiện lao động của mẹ khi mang thai
Khi mang thai, lao động nặng tiêu tốn lấn phần năng lượng dành cho sự phát triển thai nhi và dự trữ sinh sữa sau này. Vì thế, mẹ làm việc vất vả trong thời gian mang thai, mẹ sẽ không có đủ năng lượng để giúp thai nhi lớn lên và mẹ cũng có nhiều nguy cơ ít sữa, mất sữa sớm.
4.2.2 Nhận biết suy dinh dưỡng bào thai
Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung, vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.
Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai, mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 – 12kg. 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg. Số cân nặng này chia cho bào thai, rau thai, nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.
Và muộn nhất dấu hiệu muộn nhất là khi trẻ ra đời, dù đủ tháng nhưng cân nặng của trẻ dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai. Và ba mẹ cần có các chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ theo kịp sự phát triển của độ tuổi.
4.3 Chế độ dinh dưỡng
Vì suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này. Đó thực sự là một điều thiệt thòi cho các em so với các bạn của trang lứa. Do đó, khi mang thai, mẹ cần có chế độ làm việc hợp lý, tránh lao động vất vả và giữ tinh thần thoải mái…. Mẹ cần bổ sung đa dạng nhóm thức ăn, đặc biệt là đạm, các chất khoáng như canxi sắt và phong phú các loại vitamnin A, B, C, E… để thai nhi có đầy đủ dinh dưỡng để phát triển.
KẾT LUẬN
Để phòng ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ, trước hết phải thay đổi nhận thức sai lầm của các bậc phụ huynh trong chế độ dinh dưỡng của trẻ, xây dựng một sức khỏe tốt trước khi mang thai và khi mang thai.
Phát hiện sớm trẻ bị suy dinh dưỡng, để điều trị và phục hồi sức khỏe cho trẻ.
Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ phù hợp với điều kiện của gia đình để tránh khả năng bị suy dinh dưỡng, góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
stt
Họ và Tên
MSSV
Phân công nội dung
Đánh giá
Ký tên
1
Trần Thị Thùy Dung
2006120021
Định nghĩa, phân loại SDD
Tích cực
2
Võ Thị Kim Ngân
2006120054
Nguyên nhân, cách phòng ngừa SDD
Tích cực
3
Nguyễn Hoàng Diệp Thúy
2006120056
Xây dựng khẩu phần cho đối tượng SDD
Tích cực
4
Nguyễn Anh Thư
2005110464
Suy dinh dưỡng bào thai
Tổng hợp word, powerpoint
Tích cực
5
Nguyễn Thị Kim Xuyến
2005120249
Đặc điểm dinh dưỡng dành cho đối tượng
Tích cực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tim_hieu_ve_suy_dinh_duong_202.docx