Bài giảng Điều trị nội khoa -Bài 35: viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu là do cảm nhiễm tế khuẩn dẫn tới viêm đường tiết niệu nói chung.

Thường thấy có viêm bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo, thường thấy ở giới

nữ, nhất là ở bà chửa. Thuộc về phạm trù "lâm bệnh" (lậu), "yêu thống" (đau thắt lưng)

của Đông y. Biểu hiện bệnh lý khi mới nổi bệnh thường là thấp nhiệt xâm phạm thận và

bàng quang, hạ tiêu khí hoá không lợi; nếu thấp nhiệt ép huyết đi càn, có thể xuất hiện

nước tiểu có máu; thời gian sau mạn tính, bởi thấp nhiệt lưu lâu dài có thể tới khí âm của

thận bị hại.

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Điều trị nội khoa -Bài 35: viêm đường tiết niệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điều Trị Nội Khoa - Bài 35: VIÊM ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Viêm đường tiết niệu là do cảm nhiễm tế khuẩn dẫn tới viêm đường tiết niệu nói chung. Thường thấy có viêm bể thận, viêm bàng quang và viêm niệu đạo, thường thấy ở giới nữ, nhất là ở bà chửa. Thuộc về phạm trù "lâm bệnh" (lậu), "yêu thống" (đau thắt lưng) của Đông y. Biểu hiện bệnh lý khi mới nổi bệnh thường là thấp nhiệt xâm phạm thận và bàng quang, hạ tiêu khí hoá không lợi; nếu thấp nhiệt ép huyết đi càn, có thể xuất hiện nước tiểu có máu; thời gian sau mạn tính, bởi thấp nhiệt lưu lâu dài có thể tới khí âm của thận bị hại. ĐIỂM CẦN KIỂM TRA ĐỂ CHẨN ĐOÁN 1. Đi tiểu đều đều, tiểu tiện gấp, tiểu tiện thì đau, ngẫu nhiên có máu trong nước tiểu, hoặc kèm đau buốt vùng thắt lưng. Thời gian cấp tính thường thấy sợ lạnh, phát sốt; thời gian mạn tính có thể thấy sốt nhẹ. 2. Riêng có đau đớn niệu đạo là viêm niệu đạo; có kèm đau căng vùng bụng dưới, ấn đau, là viêm bàng quang; đau buốt vùng thắt lưng lại hướng về vùng bụng dưới vùng hội âm và lan toả xuống cạnh trong đùi góc xương sườn cụt,cột sống và vùng thận có gõ đau là viêm bể thận; có kèm phù thũng mức nhẹ, huyết áp cao, công năng của thận không trọn vẹn là thực chất thận phá hoại làm cho viêm bể thận. 3. Kiểm tra nước tiểu có anbumin hồng cầu, lượng lớn tế bào mủ. Có điều kiện có thể làm nuôi cấy nước tiểu để giúp cho chẩn đoán, lại soi xét riêng loại khuẩn. PIIƯƠNG PHÁP CHỮA 1. Biện chứng thí trị. Thời gian làm cơn cấp tính thuộc thực nhiệt chứng, lấy hạ tiêu thấp nhiệt làm chủ, trị thì phải thanh lợi thấp nhiệt; thời gian mạn tính, thường thuộc chứng hư thực hiệp tạp, thận hư là bản, thấp nhiệt là tiêu, trị thì phải bổ thận thanh lợi, tiêu bản kiêm cố. a. Chứng thực nhiệt: Hàn nhiệt vãng lai, tiểu tiện đều đều, tiểu tiện thì đau, nước tiểu đỏ mà đục, mùi hôi rất nặng, bụng dưới căng xệ xuống, đau vùng thắt lng, rêu lưỡi mỏng mà vàng nhẫy, mạch huyền sác. Cách chữa: Thanh lợi thấp nhiệt. Bài thuốc ví dụ: Bát chính tán gia giảm. Sinh Sài hồ 5 đồng cân, Hoàng cầm 3 đồng cân, Hoạt thạch 5 đồng cân. C ù mạch 5 đồng cân, Biển súc 5 đồng cân, Mộc thông 1,5 đồng cân, Tỳ giải 4 đồng cân, Xa tiền thảo 1 lạng. Bại tương thảo hoặc Tử hoa địa đinh 1 lạng. Gia giảm: + Sợ lạnh phát sốt, thấy lạnh nhiều khi sốt, miệng khát, không uống nước, gia Quế chi 1- 2 đồng cân. + Sốt mạnh, ra mồ hôi, miệng khát uống nước, bỏ Hoạt thạch, Mộc thông; gia Tri mẫu 3 đồng cân, Sinh thạch cao 2 lạng. + Ngực buồn bằn, nôn quặn, rêu lưỡi nhẫy, bỏ Mộc thông, Bại tương thảo hoặc Tử hoa địa đinh; gia Khương Bán hạ 3 đồng cân, Thương truật 3 đồng cân, Hoàng bá 3 đồng cân. + Nước tiểu có máu, thêm chừng Đại kế 5 đồng cân, Tiểu kế 5 đồng cân, Bạch mao căn 1 lạng, Hắc sơn chi 3 đồng cân; kiêm thấy sốt nặng, tiện bí, đổi dùng Sinh Đại hoàng 1,5-3 đồng cân. + Bụng dưới căng xệ xuống, gia Ô dược 3 đồng cân, Xuyên luyện tử 3 đồng cân. b. Chứng hư thực hiệp tạp: Thắt lưng đau buốt, thần mệt không có sức, đầu tối, tai ù, Tiểu tiện đều đều, Tiểu tiện gấp, vùng bụng dưới không hợp, mạch tế huyền, rêu lưỡi mỏng hoặc vàng, chất hồng; hoặc chứng trạng không rõ rệt, nhưng kiểm tra nước tiểu thấy không bình thường, nuôi cấy nước tiểu dương tính. Cách chữa: ích thận thanh lợi. Bài thuốc ví dụ: Tri bá địa hoàng thang gia giảm. Tri mẫu, Hoàng bá, Đan bì, mỗi thứ đều 3 đồng cân, Địa hoàng 4 đồng cân, Sơn thù nhục: 3 đồng cân, Phục linh 3 đồng cân, Bại tương thảo hoặc Tử hoa địa đinh 1 lạng, Xa tiền tử 5 đồng cân bọc vải sắc. Gia giảm : + Kiêm thấy ít hơi, thiếu sức, sắc mặt không tươi, đầu tối, mắt hoa, khí huyết bất túc, bỏ Tri mẫu, Hoàng bá; gia Hoàng kỳ 3-5 đồng cân, Đảng sâm 3 đồng cân, Đương quy 3 đồng cân. + Kiêm thấy thắt lưng buốt đau, sợ lạnh, chi lạnh là thận dương hư; nguyên phương bỏ đi Tri mẫu, Hoàng bá, Đan bì; gia Thục Phụ tử 1 đồng cân, Nhục quế 8 phân, Thỏ ti tử 3 đồng cân, Xuyên Tục đoạn 3 đồng cân. 2. Phương lẻ. a. Các phương dùng ở chứng thực nhiệt. Đối với viêm nhiễm đường tiểu tiện, Đông thảo dược thường dùng mà có hiệu như: - Áp chích thảo (cỏ chân vịt), Tam bạch thảo, Xa tiền thảo (cỏ mã đề), Tạc tương thảo, Bại tương thảo, Lệ chi thảo, Bạch mao hạ khô thảo, Bồ công anh, Mã lan căn, Xuyên tam liên, Bạch mao căn, có thể chọn lấy 1 - 3 loại, nói chung dùng 1 - 2 lạng, sắc uống, ngày uống 1 - 2 tễ. - Tô mộc 1 lạng, Địa cẩm 1 lạng, Địa du 1 lạng, Xa tiền thảo 5 đồng cân, Phượng vĩ thảo 1 lạng, sắc nước uống. - Đại kế thảo 2 lạng, Long tu thảo 2 lạng, Kê quan thảo (cỏ mào gà), cỏ tươi cắt vụn ra sắc nước uống. Dùng hợp ở viêm nhiễm hệ thống tiết niệu thấy nước tiểu có máu. b. Huyết dư thán 4 phần, Hổ phách 1 phần, Nhân trung bạch 1 phần, nghiền chung nhỏ mịn. Mỗi lần uống 5 phân đến 1 đồng cân, một ngày 2 lần uống. 3. Châm cứu. a. Thể châm: Quan nguyên thấu Trung cực, âm lăng tuyền. Tam âm giao, hoặc Thận du, Bàng quang du, Thái khê. b. Nhĩ châm: Thận, Bàng quang, Niệu đạo, Nội phân bí. BÀI THUỐC THAM KHẢO 1. Thanh lân hoàn: Sinh Đại hoàng 20 cân, dùng hoàng tửu chưng xái (hấp phơi) nhiều lần, nghiền mịn, luyện mật làm viên. Mỗi lần uống 1 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở thấp nhiệt thực chứng. 2. Thông quan tư thận hoàn (cuối sách phần thang tễ không có bài này). Phải chăng đây là hợp tễ gồm 2 phần Thông quan tán và Tư thận hoàn hợp lại. a. Thông quan tán: Nha tạo, Tê' tân, lượng ngang nhau, nghiền cực nhỏ mịn trộn đều. Khi dùng lấy chút ít thổi vào mũi để gây hắt hơi. b. Tư thận hoàn : Hoàng bá 1 lạng, Tri mẫu 1 lạng, Nhục quế 5 phân. Nghiền chung nhỏ mịn, luyện mật làm viên. (Cần tìm hiểu thêm bài này). Mỗi lần uống 1,5 đồng cân, một ngày 2 lần uống. Dùng hợp ở hạ tiêu thấp nhiệt, bàng quang khí hoá không lợi, bụng dưới trướng gấp tiểu tiện nhỏ giọt không thoải mái. KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ CỦA TÁC GIẢ Cần phân biệt với chứng tâm câu nhiệt sang tiểu trường sinh ra tiểu tiện có máu, chứng này phải có biểu hiện lưỡi nứt, lưỡi mọc mụn (lưỡi là tâm khiếu). Chứng bàng quang khí hoá không lợi, số đo nhiệt độ kinh lạc có phế lý nhiệt, bàng quang lý nhiệt, nên chọn phương huyệt: Châm tả: Liệt khuyết, Côn lôn Thuốc uống trong: 10 lá cây sộp (Trâu cổ, Vương bất lưu hành) sắc với nước uống. Phòng bệnh mùa hè những người dùng xe đạp, xe gắn máy cần chú ý che đậy đệm ngồi, yên xe, không để nắng rọi làm nóng lên, khi ngồi điều khiển xe, vùng nhị âm bị hấp nhiệt mà sinh ra bệnh này. Phụ nữ âm mao quá tốt và quá dài, khi sinh hoạt vợ chồng dễ bị cứa rách xí đạo khẩu gây viêm, cần thường xuyên cắt ngắn vừa phải để tránh gây bệnh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdieu_tri_noi_khoa_35_9198.pdf
Tài liệu liên quan