Bài giảng điện tử và các tiêu chuẩn về bài giảng điện tử giải pháp về công nghệ trong phát triển OER

Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ trong lĩnh vực CNTT làm cho số

lượng tri thức nhân loại tăng lên một cách nhanh chóng thì phương pháp

dạy học phấn trắng, bảng đen không thể đáp ứng được, hệ thống bài

giảng cũ trước đây phải được thay thế bằng hệ thống bài giảng điện tử.

Trong một số nghiên cứu gần đây và sự đánh giá của thế giới cho

thấy nền giáo dục đại học ở nước ta vẫn nặng về lý thuyết, không có sự

tương tác, học viên được yêu cầu nhớ kiến thức mà không tự vận dụng

kiến thức vào thực tế, số lượng bài tập thực hành ít,

Do vậy, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy đang là một

nhu cầu cấp bách trên phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam

nói riêng.

pdf19 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 321 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng điện tử và các tiêu chuẩn về bài giảng điện tử giải pháp về công nghệ trong phát triển OER, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c chuẩn thiết kế e-Learning Chuẩn chất lượng thiết kế chủ yếu cho e-Learning là e-Learning Courseware Certification Standards của tổ chức ECI (E-Learning Certification Institute). Viện ECI chứng nhận rằng các học liệu e-Learning tuân thủ một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, cũng như chất lượng sản xuất và thiết kế học liệu. Các chuẩn về tính dễ truy cập Các chuẩn này liên quan tới việc làm như thế nào để sản phẩm CNTT có thể giúp những người tàn tật truy cập được, chẳng hạn giúp những người bị hỏng mắt, nghe kém hoặc không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tay. Hiện nay, không có các chuẩn về tính dễ truy cập chỉ dành riêng cho e-Learning, tuy nhiên e-Learning có thể tận dụng các chuẩn tương tự như vậy đã được đề xuất dùng cho sản phẩm công nghệ thông tin và nội dung web. 2.5. Các chuẩn E-Learning khác Các chuẩn e-Learning của IMS Cho đến nay, phần lớn các chuẩn e-Learning là do tổ chức IMS biên soạn và phổ biến trong thực tiễn, vì vậy chúng tôi sẽ giới thiệu một số chuẩn của IMS: - IMS Question and Test Interoperabililty là chuẩn về “Tính tương tác của các câu hỏi và bài kiểm tra”. Trước đây, các câu hỏi được phát triển trên nền một phần mềm quản lý học tập, quản lý nội dung học hoặc trường học ảo thường không thể sử dụng được trong các hệ thống khác. Đặc tả này được IMS đưa ra nhằm tìm một phương cách chung khắc phục điều đó, sao cho các câu hỏi và bài kiểm tra có thể dùng được với nhiều hệ thống thông tin hoặc phần mềm khác nhau. 385PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở - IMS Enterprise Information Model: các hệ thống quản lý học tập, quản lý nội dung học hoặc trường học ảo cần có khả năng trao đổi thông tin với các hệ thống khác của một tổ chức, cơ quan hoặc doanh nghiệp. Đặc tả “Mô hình Thông tin Doanh nghiệp” được IMS đưa ra nhằm xác định một định dạng chung cho phép trao đổi dữ liệu quản lý giữa các hệ thống thông tin hoặc phần mềm khác nhau. - IMS Learner Information Packaging: trong thực tế, những người quản trị phải dành khá nhiều thời gian để đưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lý học tập khác nhau. Đặc tả “Đóng gói thông tin về học viên” của IMS được đưa ra nhằm xác định một định dạng chung về thông tin học viên. Các mô tả tuân thủ đặc tả này có thể được trao đổi dễ dàng giữa các hệ thống thông tin hoặc phần mềm khác nhau. - IMS Digital Repositories: một đặc tả của IMS về các cơ sở dữ liệu chứa những cấu kiện thuộc e-Learning. - IMS Simple Sequencing: một đặc tả của IMS, hiện nay đã được đưa vào bộ chuẩn SCORM 2004, có mục đích giúp người sử dụng tạo ra những “Trình tự đơn giản” cho phép. - IMS ePortfolio: đặc tả về một định dạng “Lý lịch” mẫu của IMS.  Các chuẩn viễn thông Các chuẩn viễn thông được áp dụng trên mạng Internet và cũng áp dụng với e-Learning. Những chuẩn như vậy là cần thiết khi ta dự định kết hợp các công cụ khác nhau phục vụ cho mục đích liên kết và trao đổi thông tin từ xa. Tổ chức quốc tế quan trọng nhất trong việc đưa ra các chuẩn viễn thông là International Telecommunications Union hay ITU. Sau đây xin đơn cử một vài chuẩn viễn thông: H.323: dùng cho các hệ thống trao đổi thông tin đa phương tiện dựa trên cơ sở các gói tin. Nó tăng cường sự tương thích trong việc truyền hội nghị từ xa bằng video thông qua các mạng IP. T.120: dùng cho các giao thức dữ liệu phục vụ cho hội nghị đa phương tiện. Nó bao gồm tài liệu giao thức về hội họp và chia sẻ ứng dụng của các cuộc gặp mặt trực tuyến (online-meetings). Các chuẩn về trao đổi thông tin có thể là quan trọng trong một số dự án cụ thể. Nếu muốn tìm hiểu các chuẩn bắt đầu bằng chữ “T” hoặc “H” thì ta có thể vào website của ITU để có thông tin cụ thể hơn. 386 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ  Các chuẩn về phương tiện Các chuẩn về phương tiện quy định các định dạng tệp chuẩn của phương tiện thông tin. Đa số những chuẩn loại này có nguồn gốc từ World Wide Web Consortium (Tổ chức W3C). Dưới đây là một số chuẩn về các phương tiện thông dụng trong e-Learning: - CSS (Cascading Style Sheet): “thẻ định mẫu”, dùng để kiểm soát giao diện bên ngoài của các trang HTML và XML. - DOM (Document Object Model): “mô hình đối tượng tài liệu”, dùng để lập trình cho các trình duyệt và các trang web. - HTML (Hypertext Markup Language): “ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản”, dùng để tạo các trang web - HTTP (Hypertext Transfer Language) để gửi dữ liệu giữa server và trình duyệt MathML (Mathematics Markup Language): “ngôn ngữ đánh dấu toán học”, dùng để hiển thị các phương trình toán học - PNG (Portable Network Graphics): định dạng đồ hoạ dùng để lưu thông trên mạng - SMIL (Synchronized Multimedia Integration Language): “ngôn ngữ tích hợp đa phương tiện đồng bộ”, dùng để tạo các bài trình diễn multimedia - XML (eXtensible Markup Language): “ngôn ngữ đánh dấu mở rộng được”, dùng để liên tác giữa những hệ thống thông tin khác nhau Còn có một số chuẩn về phương tiện của các tổ chức khác như sau: - GIF (Graphics Interchange Format): định dạng đồ hoạ vectơ (của công ty CompuServe) - JPEG (Joint Photographic Expert Group): định dạng đồ hoạ bitmap, dùng cho các ảnh chụp. - MPEG (Moving Picture Experts Group): định dạng tệp ảnh động dùng cho phim video - vCard: định dạng tệp dùng cho các thẻ thương mại điện tử. - MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions): một khuyến nghị mở rộng của Internet Engineering Task Force, quy định các định dạng tệp đa mục đích và việc gửi chúng qua e-mail. 387PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở V. CẤU TRÚC CỦA MỘT KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN (ONLINE COURSE) DỰA TRÊN ĐỒ THỊ TRI THỨC (KG - KNOWLEDGE GRAPH) Nội dung của khóa học trực tuyến sẽ được cấu trúc dưới dạng một đồ thị tri thức KG với các thành phần được định nghĩa theo bảng sau. Bảng 3. Cấu trúc khóa học trực tuyến bằng đồ thị tri thức KHÁI NIỆM Ý NGHĨA Online course Một khóa học trực tuyến (tương đương như một học phần, môn học) được dạy và học một cách trọn vẹn và đầy đủ dựa trên Internet, bao gồm các thành phần: mô tả chung, đề cương chi tiết môn học, tài liệu tham khảo. Lesson Một phần của khóa học, mang ý nghĩa một bài học, xác định hình thức cho các đối tượng học. Bao gồm: giới thiệu, các ý chính, tóm tắt bài học, bài tập, bài kiểm tra Topic Đối tượng học cụ thể (ý giảng), là một phần của bài học, chứa nội dung học cần truyền đạt đến học viên. Gồm có: giới thiệu, nội dung học, từ khóa, tóm tắt, bài tập. Nếu ý giảng sử dụng kiến thức đã được trình bày ở các ý giảng khác (của cùng một bài học), sẽ được liên kết với nhau thành một đồ thị tri thức (KG - Knowledge Graph). Muốn tìm kiếm một ý giảng nào đó trong KG sẽ thông qua các từ khóa. Course Lesson 1 Lesson 2 ... Lesson n Course Descriptions Outline Resources Lesson Overview Main ideas Summary Exercises Assessments Topic 1 Topic 2 ... Topic m üü Overview Content Keyword Summary Exercise Hình 12: Cấu trúc của một khóa học trực tuyến Hình 13: Đồ thị tri thức của một khóa học 388 XÂY DỰNG VÀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN GIÁO DỤC MỞ QUI TRÌNH TẠO VÀ TRIỂN KHAI BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Hình 4: Qui trình khối tạo bài giảng điện tử VI. KẾT LUẬN E-Learning là một xu hướng tất yếu trong thời đại số bởi những ưu điểm của nó: Tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian, mọi lúc mọi nơi, hấp dẫn, linh hoạt, cập nhật và hợp tác cao. Trung tâm Hỗ trợ học tập - thư viện điện tử Trường CĐSP Thừa Thiên Huế đã và đang triển khai giải pháp, hy vọng rằng thời gian sắp đến Thư viện có thể chia sẻ nguồn tài nguyên số phục vụ cho nhu cầu giảng dạy và học tập trong cộng đồng thư viện đại học và cao đẳng góp phần vào việc phát triển nguồn tài nguyên giáo dục mở trong các trường ĐH, CĐ hiện nay. 389PHẦN 3. Công nghệ và công cụ cho tài nguyên giáo dục mở TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hứa Văn Thành, (2016). Giải pháp thư viện số dlib: Một sáng kiến về tài nguyên giáo dục mở cho thư viện các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam: Tham luận kỷ yếu hội thảo : Xây dựng nền tảng học liệu mở cho giáo dục đại học việt nam: đề xuất chính sách, tạo lập cộng đồng và phát triển giải pháp công nghệ / Khoa TT-TV Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn Hà Nội, 2016. Tr. 498-516. 2. TERRY A., FATHI E. (2004). Theory and Practice of Online Learning, Athabasca University, 2004. ISBN: 0-919737-59-5. 3. Quyết định số 112/2005/QĐ - TTg ngày 18/05/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án «Xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2005 - 2010». 4. https://docs.moodle.org. 5. 6.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_dien_tu_va_cac_tieu_chuan_ve_bai_giang_dien_tu_gia.pdf
Tài liệu liên quan