Trong vài thập kỷ gần đây với những thành tựu
của y học, thú y học và các ngành khoa học cơ bản
khác nhiều quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ và
phương pháp dịch tễ học đã có những thay đổi khá
sâu sắc và phát triển mạnh mẽ.
• Dịch tễ học đã trở thành một ngành khoa học của
tư duy khách quan cả về phương pháp nghiên cứu
và thực hành.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1904 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng dịch tễ học thú y, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1BÀI GIẢNG
DỊCH TỄ HỌC THÚ Y
Người soạn: Trương Hà Thái
CHƯƠNG 1
MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA
DỊCH TỄ HỌC
I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC
• Trong vài thập kỷ gần đây với những thành tựu
của y học, thú y học và các ngành khoa học cơ bản
khác nhiều quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ và
phương pháp dịch tễ học đã có những thay đổi khá
sâu sắc và phát triển mạnh mẽ.
• Dịch tễ học đã trở thành một ngành khoa học của
tư duy khách quan cả về phương pháp nghiên cứu
và thực hành.
2• Dịch tễ học phát triển với một quan niệm bao trùm
cơ bản là mọi bệnh trạng của con người và động
vật không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên vô cớ
mà tất cả các bệnh trạng đều có những yếu tố quy
định nhất định.
• Những yếu tố này đều có thể xác định được nhờ
sự tìm tòi nghiên cứu một cách có hệ thống với các
phương pháp dịch tễ học.
• Dịch tễ học nghiên cứu mọi hiện tượng về sức
khỏe và những tác động qua lại giữa cơ thể với
những yếu tố nội, ngoại sinh có thể liên quan đến
sức khỏe.
• Về thực chất là sản phẩm của mối tương tác giữa
động vật và những yếu tố nội ngoại sinh đó, trong
đó các thăng bằng sinh học của cơ thể là những
biểu hiện chủ thể rất quan trọng.
• Sự tác động qua lại đó sẽ đưa đến kết quả là trong
những điều kiện nhất định cơ thể sẽ thắng (khỏe
mạnh, khỏi bệnh) hoặc bị bại (bị bệnh, chết) trong
những điều kiện cụ thể nhất định.
• Sự phát triển của dịch tễ học ngày càng được hoàn
thiện nên mỗi một thời kỳ có những định nghĩa về
dịch tễ học khác nhau, điều đó nói lên sự phát triển
của môn học qua từng thời gian.
31. Sơ lược lịch sử phát triển của dịch tễ học
1.1. Dịch tễ học y học
• Là môn khoa học học có từ lâu đời, Hipocrat là
người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học
này. Ông quan niệm “Sự phát triển bệnh tật của
con người và động vật có thể liên quan đến những
yếu tố của môi trường bên ngoài”
• Lịch sử của dịch tễ học phát triển qua nhiều thời
kỳ, nhưng nổi bật nhất là 3 cột mốc đánh dấu
những giai đoạn phát triển đặc biệt:
John Graunt (1662): người đầu tiên định lượng các
hiện tượng sức khoẻ, bắt đầu chú ý tới tần số
mắc, chết ở các lứa tuổi, giới tính khác nhau, ông
cũng nhận thấy dịch xảy ra khác nhau ở những
năm khác nhau, nêu lên được đặc điểm của các
năm có dịch xảy ra.
William Farr 1983: đã có đóng góp rất nhiều cho
việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ
học hiện đại như: Định nghĩa quần thể có nguy cơ,
phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác
nhau, chọn nhóm so sánh, rất coi trọng đến các
yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh hoặc chết theo
nhóm tuổi, thời gian phơi nhiễm với các yếu tố
nguy cơ, theo tình trạng sức khoẻ chung.
4John Snow khoảng những năm 40 –50 của thế kỷ
19: là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về một yếu
tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ đối với một
bệnh (tuy giả thuyết này khoảng 30 năm sau mới
được kiểm chứng).
• Như vậy John Snow là người đầu tiên, là cha đẻ
của ngành dịch tễ học, ông đã nêu đầy đủ các
thành phần của định nghĩa dịch tễ học và quan
niệm đúng đắn về một đề cập dịch tễ học.
1.2. Dịch tễ học thú y
• Có nhiều tài liệu cổ của Ai-cập, Hy Lạp, Trung
Quốc, ấn Độ… đề cập đến các bệnh truyền nhiễm
của động vật: Dại, Uốn ván, Tỵ thư…
• Cũng từ lâu con người đã biết phòng chống bệnh
tật cho mình và cho gia súc: hạn chế phơi nhiễm
với chuột để giảm bệnh dịch hạch, cách ly người
hủi, lấy vẩy đậu mùa sấy khô để phòng bệnh…
• Một số nhà học giả nổi tiếng như: Hipocrat,
Xidenham, Rracatoro… đã có học thuyết “mầm
truyền nhiễm do phơi nhiễm” hoặc “hạt nhỏ gây
bệnh” và đề ra biện pháp chống dịch.
• Sau này có thêm một số nhà khoa học khác:
Jenner, Xamoilovic, Kock, Pasteur và nhiều nhà bác
học khác đã góp công lớn trong việc nghiên cứu
các bệnh truyền nhiễm và môn dịch tễ học.
• Như vậy có thể thấy dịch tễ học đã có từ rất lâu,
nhưng để giải thích đầy đủ thì dịch tễ học là môn
khoa học còn tương đối non trẻ.
51.3. Ở nước ta
• Tài liệu cổ chỉ bắt đầu từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý,
Trần… đã có những tài liệu ghi chép về bệnh dịch
gia súc.
• Từ thời Hậu Lê đã có những quy định về biện pháp
cần thi hành để phòng chống dịch khi có gia súc
chết.
• Đến thế kỷ 18: Tuệ Tĩnh, Nguyễn Gia Phan đã có
những tài liệu chữa bệnh cho gia súc.
• Sau này trải qua gần 100 năm dưới ách thống trị của
thực dân Pháp tuy ngành thú y đã bước đầu được
hình thành và ở giai đoạn này mặc dù đã có áp dụng
một số biện pháp phòng trừ dịch bệnh nhưng dịch
bệnh của gia súc vẫn thường xuyên xảy ra.
• Chỉ sau Cách mạng tháng Tám ngành thú y nước ta
mới thực sự được xây dựng, củng cố và phát triển,
các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho gia súc
được đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học phòng chống
dịch được tăng cường, các nghiên cứu điều tra dịch tễ
học đã là cơ sở cho công tác phòng trừ dịch bệnh.
2. Một vài định nghĩa cơ bản
• Từ trước đến nay, cùng với sự phát triển của dịch
tễ học, đã có nhiều định nghĩa về môn học này, mỗi
một định nghĩa đánh dấu một bước phát triển ở
thời kỳ đó.
Nguyễn Lương (1978): “Dịch tễ học là khoa học
nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong
các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các
bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân
bệnh học và phòng chống bệnh đó”.
6Martin (1987): “Dịch tễ học là khoa học nghiên
cứu về tính thường xuyên, sự phân bố cùng các yếu
tố quyết định đến sức khỏe và bệnh tật trong một
quần thể động vật”.
Định nghĩa dịch tễ học gần đây được chú ý nhất là
của Dương Đình Thiện (1997): “Dịch tễ học là
khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc
tần số chết đối với các bệnh trạng cùng với những
yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó”.
3. Thành phần cơ bản của định nghĩa
• Trong các định nghĩa trên đều có 2 thành phần liên
quan chặt chẽ với nhau:
Sự phân bố tần số mắc bệnh hoặc chết đối với một
bệnh trạng nhất định được nhìn dưới 3 góc độ của
dịch tễ học (Cơ thể động vật - Không gian - Thời
gian), để có thể giải đáp một bệnh trạng nào đó:
Phân bố như thế nào? Có mắc hay không? Mắc
nhiều hay ít? Xảy ra trên loại động vật như thế nào:
loài, giống, lứa tuổi, tính biệt…? Mắc ở vùng nào?
Thời gian cụ thể ra sao?
Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng:
Mọi yếu tố nội, ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản
chất khác nhau có ảnh hưởng tới sự mất cân bằng
sinh học đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không
duy trì được tình trạng sức khỏe bình thường.
Chúng ta phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố quy
định sự phân bố để từ đó giải thích các nguyên
nhân, các yếu tố nghi ngờ và đưa ra biện pháp
phòng ngừa đối với từng bệnh.
7• Qua đây ta thấy cả hai thành phần của định nghĩa
về dịch tễ học đều có liên quan chặt chẽ tới tần số
mắc và tần số chết.
• Do đó phải định lượng các hiện tượng sức khoẻ của
quần thể đó dưới các dạng số tuyệt đối bằng đo
đếm chính xác và dưới các dạng tỷ số để có thể
đem so sánh được.
• Nhìn chung định nghĩa về dịch tễ học có 2 nội dung
chính đó là điều tra về nguyên nhân gây bệnh và có
biện pháp, có hành động hiệu quả để chặn đứng sự
lây lan của bệnh.
• Nên khi nghiên cứu dịch tễ học thì cần nắm vững 2
thành phần liên quan chặt chẽ trong dịch tễ học để
tiến hành bước tiếp theo là lập luận dịch tễ học.
4. Quá trình lập luận dịch tễ học
• Thường bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những ảnh
hưởng có thể có của một nguyên nhân đặc thù nào
đó dẫn đến sự xuất hiện bệnh, diễn biến bệnh hay
suy tàn bệnh.
• Sự nghi ngờ này nảy sinh từ những phát hiện lâm
sàng hoặc qua xét nghiệm, qua báo cáo về tình hình
các ca bệnh từ những nghiên cứu mô tả dịch tễ
học… Từ đó có thể phác thảo nên những giả thuyết
về nguyên nhân nghi ngờ của bệnh hoặc giả thuyết
về quan hệ nhân quả.
8II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC
1. Đối tượng
• Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật phát sinh, phát
triển, kết thúc quá trình dịch của động vật trong
quần thể trên những quy mô nhất định và những
yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó.
• Sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và sự diến biến
(gia tăng, thu hẹp, lụi tàn, kết thúc) của một bệnh
trạng, dù với quy mô nào cũng tuân theo những
quy luật riêng của nó trong một quần thể bất kỳ,
trong những điều kiện nhất định của tự nhiên, của
xã hội, của sinh thái và của chính chủ thể động vật.
• Nói khác đi, đối tượng nghiên cứu của Dịch tễ học
là các quy luật phân bố của các bệnh trạng xảy ra
trong những quần thể động vật nhất định, với các
yếu tố nguyên nhân chi phối tình trạng phân bố đó
trong những điều kiện nhất định theo thời gian -
không gian - động vật.
• Chúng ta hiểu sự phân bố đó cùng với căn nguyên
của chúng không tĩnh tại mà thay đổi không đồng
đều theo thời gian, không gian và theo các yếu tố
bên trong là các phản ứng của cơ thể động vật
trước những yếu tố của môi trường xung quanh
trong mối tương tác thời gian – không gian - quần
thể mà các cá thể đó đang sống.
2. Mục tiêu
• Với những quan niệm và định nghĩa của Dịch tễ
học đã nêu, dịch tễ học có mục tiêu khái quát là đề
xuất được những biện pháp can thiệp hữu hiệu
nhất để phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế và thanh
toán những tình trạng không có lợi cho sức khoẻ
của động vật. Có ba mục tiêu chính sau:
Xác định sự phân bố các hiện tượng sức khoẻ -
bệnh trạng, sự phân bố các yếu tố nội ngoại sinh
trong quần thể theo 3 góc độ động vật – không
gian - thời gian, nhằm định hướng cho sự phát
triển các chương trình và dịch vụ sức khoẻ.
9Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố căn nguyên
của tình hình sức khoẻ - bệnh trạng đó, nhằm phục
vụ cho các kế hoạch chăm sóc sức khoẻ, phòng
ngừa, kiểm soát hoặc thanh toán các bệnh trạng
với chi phí kinh tế ít nhất nhưng lại có hiệu quả cao
nhất.
Cung cấp những phương pháp đánh giá hiệu lực
của các biện pháp áp dụng trong thú y giúp cho
việc chọn lựa, hoàn thiện các biện pháp phòng
chống các bệnh trạng, nâng cao hiệu quả kinh tế
trong chăn nuôi, cải thiện sức khoẻ con người.
III. PHẠM VI CỦA DỊCH TỄ HỌC
1. Sử dụng dịch tễ học
• Dịch tễ học được sử dụng với những mục đích:
Xác định nguyên nhân, nguồn gốc khi có dịch xảy ra
Giải thích sự phân bố tần số mắc, tần số chết của
bệnh
Đề ra những biện pháp khống chế có hiệu quả nhất
khi có dịch xảy ra trước khi hoàn tất việc chẩn đoán
Lập kế hoạch mang tính chiến lược để khống chế,
thanh toán bệnh, tính toán được hậu quả kinh tế
khi dịch bệnh xảy ra
2. Hoạt động dịch tễ học
• Đặc tính của dịch tễ học là quan tâm đến tổng đàn
gia súc hơn là đối với một cá thể động vật ốm,
chết. Mục đích chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh.
• Hoạt động của dịch tễ học bao gồm các lĩnh vực
sau:
Nghiên cứu về dịch tễ học: Dịch tễ học mô tả, dịch
tễ học phân tích, dịch tễ học thực nghiệm
Giám sát về dịch tễ học: quan sát, phát hiện sớm
Đánh giá về dịch tễ học: sức khỏe và bệnh tật
10
IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ HỌC
• Dịch tễ học có vai trò quan trọng trong các công tác:
• Duy trì, bảo vệ sức khỏe, phát triển chăn nuôi, nâng cao
sản lượng, chất lượng đàn gia súc - gia cầm của một cơ
sở, một xí nghiệp chăn nuôi hoặc của một huyện, một
tỉnh, một quốc gia.
• Là căn cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, chính
sách của nhà nước đối với ngành thú y.
• Phương pháp dịch tễ học được coi là cơ sở pháp lý của
công tác quản lý hành chính của ngành thú y của một
huyện, tỉnh, quốc gia.
• Là cơ sở của phương pháp nghiên cứu đo lường mức
độ tác động của dịch bệnh, đồng thời cũng là phương
pháp để đánh giá các biện pháp can thiệp về mặt thú y.
V. NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC
• Nhiệm vụ của dịch tễ học thú y là:
Nghiên cứu các quy luật phân bố của các bệnh, xác
định căn nguyên của các hiện tượng bệnh lý xảy ra
trên mỗi cơ thể và quần thể động vật.
Tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với
những yếu tố nguy cơ nghi ngờ chi phối sự phát
sinh và diến biến của bệnh trong những điều kiện
nhất định theo không gian, thời gian.
Đề xuất ra các biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm
hạn chế, thu hẹp dần sự phân bố tần số của các
bệnh, tiến tới thanh toán các bệnh đó trong quần
thể động vật .
• Chú ý: Khi nghiên cứu sự phân bố các tần số cùng
với các căn nguyên của bệnh là không tĩnh tại mà
luôn thay đổi theo thời gian, không gian, theo các
yếu tố bên trong là các phản ứng của cơ thể và yếu
tố bên ngoài là môi trường xung quanh mà các cá
thể đó đang sống trong mối tương tác: Thời gian -
Không gian - Quần thể động vật đó.
11
• Tuy nhiên để thực hiện các nhiệm vụ của dịch tễ
học ta cần tiến hành các công việc sau:
• Giám sát dịch tễ học: Bằng cách thu thập các thông
tin một cách liên tục, thường xuyên, nhanh chóng
và có hệ thống. Sử dụng các thông tin đó để dự
báo sự xuất hiện của một vấn đề nào đó liên quan
đến dịch bệnh hoặc xác định các yếu tố có liên quan
đến sự tiến triển của vấn đề đó.
Điều tra dịch tễ học: Nhiệm vụ này bổ sung cho
nhiệm vụ thứ nhất bằng cách thực hiện các cuộc
điều tra dịch tễ học nhằm nghiên cứu thực tế các
hoàn cảnh xuất hiện của một vấn đề có liên quan
tới sức khỏe và dịch bệnh đồng thời phân tích các
yếu tố quyết định vấn đề đó từ đó rút ra các kết
luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm kiểm soát và
dự phòng vấn đề đặt ra.
Đánh giá dịch tễ học: Sử dụng các phương tiện kỹ
thuật tham gia vào việc đánh giá các chương trình
dự phòng dịch bệnh cũng như các chiến lược phòng
chống dịch bệnh và mọi sự can thiệp nhằm giảm
bớt bệnh và tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC
1. Dịch tễ học mô tả
• Là phương pháp nghiên cứu mô tả bệnh và sự phân
bố tần số của chúng dưới 3 góc độ Cơ thể động vật
- Không gian - Thời gian trong mối quan hệ tương
tác thường xuyên của cơ thể đó cùng các yếu tố
nội, ngoại sinh để làm bộc lộ ra những yếu tố mang
tính căn nguyên của các bệnh trong quần thể từ đó
phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa
yếu tố nguy cơ và bệnh.
12
2. Dịch tễ học phân tích
• Là phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu
thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đồng thời tìm
cách giải thích những yếu tố căn nguyên của bệnh
và tiến hành các phân tích, thống kê những thông
tin thu được để xác định căn nguyên đặc thù.
• Nói một cách khác là kiểm định những giả thuyết
được hình thành từ dịch tễ học mô tả, từ đó đề ra
những biện pháp thích hợp để hạn chế ngăn ngừa
bệnh.
3. Dịch tễ học can thiệp
• Là các phương pháp nghiên cứu can thiệp được đặt
ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ
nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết với bệnh
đó.
4. Dịch tễ học thực nghiệm
• Là các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm được
tiến hành để lập lại mô hình tương tác giữa bệnh và
căn nguyên của chúng để đối chiếu, so sánh, kiểm
định lại một cách chắc chắn và xác nhận tính đúng
đắn của giả thuyết đã hình thành.
5. Kinh tế dịch tễ học
• Là phương pháp nghiên cứu những thiệt hại do
bệnh gây nên, nghiên cứu những phương pháp tác
động sao cho với những chi phí tốn kém ít nhất,
nhưng lại có hiệu quả nhất cho việc phòng chống
dịch bệnh gia súc, gia cầm để khôi phục và phát
triển chăn nuôi.
13
6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát
• Là phương pháp nghiên cứu xây dựng các mô hình
lý thuyết của bệnh đã được nghiên cứu, trên cơ sở
đó khái quát sự phân bố của bệnh cùng với những
mối tương tác có căn nguyên của chúng, giúp cho
việc hạn chế, ngăn ngừa khả năng phát triển, xu
hướng gia tăng và sự phân bố rộng rãi của bệnh
trong những quần thể tương tự khác.
VII. NỘI DUNG CỦA MÔN DỊCH TỄ HỌC
• Là môn khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện
của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi
diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả
thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống
các bệnh đó.
• Tuy nhiên, trong ngành Thú y cho đến nay môn học
này tập trung nghiên cứu về các bệnh truyền
nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy
hiểm có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.
• Mỗi bệnh truyền nhiễm có những quá trình phát
sinh, phát triển và ngừng tắt của nó, các quá trình
đó tuân theo những quy luật nhất định, có những
quy luật riêng cho từng bệnh, nhưng có những quy
luật chung cho mọi bệnh.
• Nghiên cứu những quy luật chung và đề ra những
biện pháp chung để phòng chống dịch là nhiệm vụ
và nội dung của môn dịch tễ học đại cương, còn
nghiên cứu những quy luật riêng, biện pháp riêng
sẽ được nghiên cứu trong phần dịch tễ của mỗi
bệnh.
14
1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể - mầm
bệnh - ngoại cảnh
• Mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh
là nguyên nhân của sự ổn định, không ổn định của
sức khỏe dẫn đến phát sinh bệnh, nó bao gồm: Khả
năng nhiễm và gây bệnh của mầm bệnh, tính thụ
cảm, sức chống đỡ và khả năng đáp ứng miễn dịch
của cơ thể, các yếu tố ngoại cảnh
• Như vậy, dịch tễ học nghiên cứu mối quan hệ giữa
mầm bệnh và ngoại cảnh, sự tồn tại của mầm
bệnh, các điều kiện làm cho vi sinh vật trở thành
mầm bệnh, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới
mầm bệnh.
2. Nghiên cứu các cơ chế phát sinh bệnh
truyền nhiễm
• Dịch tễ học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa
mầm bệnh và động vật bị bệnh trong những điều
kiện nhất định, những vấn đề về lý thuyết nhiễm
trùng như đường xâm nhập, đường bài xuất của
mầm bệnh...
• Nên cũng có thể gọi dịch tễ học là khoa học về các
cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm.
3. Nghiên cứu nguyên nhân làm nổ ra và lây
lan dịch
• Dịch tễ học còn nghiên cứu các nguyên nhân làm nổ
ra và tồn tại của các dịch lớn, như vậy dịch tễ học
là khoa học về sự lây lan.
• Dịch tễ học cũng nghiên cứu về sự phát triển bệnh
giữa các loài động vật với nhau, giữa động vật với
con người, nên dịch tễ học là khoa học về các quy
luật phát sinh, lây lan trong xã hội và các biện pháp
phòng bệnh.
15
4. Kết luận
• Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần
của bệnh, của hiện tượng dịch và các yếu tố quyết
định sự phân bố đó trong khoảng thời gian và
không gian nhất định.
Hiện tượng dịch: là một hiện tượng có tần số xuất
hiện bệnh cao hơn bình thường.
VIII. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ
• Có thể khẳng định rằng dịch tễ học mô tả là cơ sở
khoa học cho các nghiên cứu dịch tễ khác, do vậy
khi nghiên cứu về nó cần chú trọng 3 yếu tố cơ
bản:
Đặc điểm của cơ thể bị bệnh: loài, giống, tuổi, tính
biệt...
Đặc điểm về thời gian: tháng, năm, mùa vụ, thời
gian nung bệnh, bệnh trình, diễn biến bệnh...
Đặc điểm về không gian: vùng, tính chất vùng, tính
chất của bệnh trong vùng...
• Đây là 3 chìa khóa của dịch tễ học, các yếu tố này
cung cấp tài liệu cho dịch tễ học phân tích để đi sâu
tìm ra các yếu tố gây bệnh, phân biệt nguyên nhân
và các điều kiện làm bệnh phát sinh, lây lan hoặc
tồn tại.
• Chính vì vậy nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu
bằng nghiên cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong
những nhóm, đàn, quần thể động vật cùng với các
yếu tố nguy cơ quy định sự phân bố đó dưới 3 góc
nhìn của dịch tễ học: Cơ thể động vật – Không gian
– Thời gian.
16
• Như vậy, dịch tễ học mô tả là bước khởi đầu cung
cấp những thông tin, dữ kiện về sức khoẻ, bệnh tật
của quần thể động vật mà ta đang nghiên cứu.
• Dịch tễ học mô tả còn là bước khởi đầu trong việc
làm sáng tỏ phần nào các nguyên nhân của bệnh, vì
đã nêu ra được các nhóm động vật có tỷ lệ mắc cao
hay thấp đối với một bệnh nhất định nên người
nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi là tại sao lại có những tỷ
lệ mắc khác nhau đó? Do vậy lập nên những giả
thuyết về nguyên nhân mà những nghiên cứu dịch
tễ học tiếp theo có thể xác nhận hoặc bác bỏ.
• Các nghiên cứu dịch tễ học nhằm kiểm định lại
những giả thuyết từ dịch tễ học mô tả được gọi là
dịch tễ học phân tích.
Dịch tễ học phân tích có nhiệm vụ xác nhận hoặc
loại bỏ những giả thuyết đã nêu của dịch tễ mô tả,
là tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để dẫn
tới những giả thuyết mới sát hơn, cao hơn, chi tiết
hơn. Những giả thuyết mới này lại được kiểm định
bằng những nghiên cứu phân tích mới và cứ tiếp
tục chu trình nghiên cứu như vậy cho đến khi kết
hợp nhân - quả được xác lập đúng đắn nhất.
• Sau khi giả thuyết hình thành từ nghiên cứu mô tả
được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích
thì các nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện
pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm
khả năng mắc hoặc chết đối với bệnh.
• Nếu các biện pháp can thiệp là không hoàn toàn vô
hại, thì trước khi áp dụng cho quần thể cần phải qua
nghiên cứu thực nghiệm (vacxin, thuốc điều trị mới)
để xem các biện pháp can thiệp có hiệu quả hay
không, phải tiến hành các cuộc điều tra đánh giá.
• Bằng các bước như trên, nếu chân lý được tiếp cận,
cuối cùng có thể xây dựng được mô hình dịch tễ của
các bệnh trạng đã nghiên cứu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dictehoc_thuy20070001_6081.pdf