Là dựa trên nền tảng của hai nhóm cơ bản là thí
nghiệm và đối chứng, là sự so sánh giữa hai nhóm
gia súc mắc bệnh và khoẻ mạnh, là sự đánh giá
giữa một phương pháp điều trị mới với phương
pháp điều trị hiện hành, là sự so sánh giữa nhóm
gia súc được phòng bệnh và không phòng bệnh
• Về mặt lâm sàng là sự so sánh giữa gia súc thí
nghiệm với gia súc khoẻ mạnh hoặc với các tài liệu
sách vởkinh điển.
16 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Dịch tễ học phần 6+7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
81
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
1. Nguyên tắc
• Là dựa trên nền tảng của hai nhóm cơ bản là thí
nghiệm và đối chứng, là sự so sánh giữa hai nhóm
gia súc mắc bệnh và khoẻ mạnh, là sự đánh giá
giữa một phương pháp điều trị mới với phương
pháp điều trị hiện hành, là sự so sánh giữa nhóm
gia súc được phòng bệnh và không phòng bệnh
• Về mặt lâm sàng là sự so sánh giữa gia súc thí
nghiệm với gia súc khoẻ mạnh hoặc với các tài liệu
sách vở kinh điển.
2. Mục tiêu
• Mục tiêu của nghiên cứu can thiệp không phải chỉ
đơn thuần trình bày, giải thích giả thuyết mà phải
có một sự so sánh đánh giá giữa hai nhóm nền tảng
từ đó chứng minh tính đúng đắn, rõ ràng nhất về
mối quan hệ nhân quả.
3. Can thiệp trong điều kiện không kiểm soát
• Là loại nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng,
đối tượng nghiên cứu là tất cả các động vật nuôi
trong một địa phương hay trong một vùng đều
được quan tâm, không kể là động vật có bệnh hay
không có bệnh.
• Ta sẽ tiến hành đưa vào đối tượng này các yếu tố
về trị liệu, thuốc, vacxin… rồi theo dõi diễn biến hay
hậu quả của những tác động này.
82
4. Can thiệp trong điều kiện có kiểm soát
• Là loại nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng,
nhưng có giới hạn chỉ trên một phần của đàn động
vật đã được chọn lựa và phần khác dùng làm đối
chứng, được thực hiện trong một khu thí nghiệm
hoặc được khoanh vùng thực nghiệm khi ta đưa vào
các đối tượng này các biện pháp nhằm so sánh hiệu
quả của 2 hay nhiều phương án nhằm bảo vệ sức
khoẻ cho đàn động vật.
III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
1. Nghiên cứu can thiệp trong phòng thí nghiệm
• Là phương pháp thường quy, kinh điển hiện đang
được dùng trong các phòng thí nghiệm.
• Bao gồm các bước: nuôi cấy, phân lập, chẩn đoán,
xét nghiệm, định lượng, gây bệnh, kiểm tra sức đề
kháng, hiệu quả của các thuốc, vacxin…
2. Thử nghiệm lâm sàng
• Thử nghiệm lâm sàng là một thử nghiệm có kế
hoạch được thực hiện trên thực địa, được bố trí
một cách chặt chẽ, khách quan trên hai nhóm nền
tảng để so sánh, đánh giá kết quả quan sát được.
• Thử nghiệm lâm sàng hay thử nghiệm điều trị được
áp dụng ở những cá thể bị một bệnh nào đó để xác
định khả năng giảm bớt triệu chứng, giảm nguy cơ
chết vì bệnh đó của một loại thuốc hay một phương
pháp điều trị.
• VD: Đánh giá hiệu lực của vacxin, thuốc điều trị
mới, đặc hiệu đối với bệnh nào đó.
83
2.1. Thử nghiệm phương pháp điều trị
• Nhiều thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu hiệu quả
của các phương pháp điều trị.
• VD: phương pháp phẫu thuật, cách quản lý chế độ
chăm sóc nuôi dưỡng, hộ lý…
• Thử nghiệm gây tê bằng phương pháp châm cứu
hoặc gây tê bằng phương pháp dùng thuốc tê khi
phẫu thuật.
2.2. Thử nghiệm thuốc điều trị
• Thử nghiệm thuốc điều trị, được chia làm 4 phần:
Giai đoạn 1: Dược lý lâm sàng và độc tính
Giai đoạn này nghiên cứu tính an toàn chứa không
phải tính hiệu quả của thuốc, rồi sau đó xác định
liều sử dụng thích hợp.
Trước tiên được thử trên động vật thí nghiệm, sau
đó mới tiến hành thử nghiệm với một số nhỏ động
vật khoẻ mạnh.
Giai đoạn 2: Điều tra ban đầu ảnh hưởng lâm sàng
của thuốc điều trị
Giai đoạn này điều tra trên một phạm vi nhỏ về
hiệu quả và sự an toàn của thuốc do vậy cần theo
dõi sát sao các động vật vật bệnh được điều trị thử
nghiệm.
Tuy nhiên cần tính toán cỡ mẫu cho phù hợp.
84
Giai đoạn 3: Đánh giá tác dụng của thuốc trên một
phạm vi lớn
Sau khi xác định tính hiệu quả của thuốc, cần phải
so sánh với các phương pháp hiện đang được áp
dụng.
Giai đoạn này thực chất đồng nghĩa với khái niệm
“thử nghiệm lâm sàng”, là một phương pháp khoa
học và chính xác nghiên cứu tác dụng lâm sàng của
một thuốc điều trị mới.
Giai đoạn 4: Giám sát thuốc trên thị trường
Giai đoạn này nhằm giám sát các ảnh hưởng phụ
của thuốc, nghiên cứu bổ sung lâu dài trên phạm vi
lớn về tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, sự quan tâm chú
ý của những người hoạt động về lĩnh vực thú y.
2.3. Thử nghiệm phòng bệnh
• Thử nghiệm các biện pháp phòng bệnh có liên quan
đến việc đánh giá tác dụng của một tác nhân hay
một phương pháp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh
ở những quần thể động vật có nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm phòng vacxin để phòng bệnh cho gia súc. Có
thể dùng vacxin sống nhược độc, chết, đa giá, tái tổ
hợp…
85
Đề ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác: vệ
sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, khu vực chăn
nuôi…
• Trong khi thử nghiệm lâm sàng thường được áp
dụng ở các cá thể, thì thử nghiệm phòng bệnh tuy
cũng có thể được áp dụng ở các cá thể nhưng
thường là trên quần thể toàn bộ, mang tính chất
rộng rãi hơn.
Đề ra các biện pháp phòng bệnh hữu hiệu khác: vệ
sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại, khu vực chăn
nuôi…
• Trong khi thử nghiệm lâm sàng thường được áp
dụng ở các cá thể, thì thử nghiệm phòng bệnh tuy
cũng có thể được áp dụng ở các cá thể nhưng
thường là trên quần thể toàn bộ, mang tính chất
rộng rãi hơn.
IV. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU CAN THIỆP
• Trong khi người nghiên cứu hoàn toàn thụ động
trong nghiên cứu phân tích quan sát thì trong
nghiên cứu can thiệp họ chủ động chỉ định đối
tượng nghiên cứu nhận một loại thuốc hay một
phương pháp điều trị, phòng bệnh.
• Do đó, họ phải cân nhắc các khía cạnh đạo đức,
khả năng thực hiện và giá thành của nghiên cứu.
86
1. Đạo đức
• Sự cân nhắc về đạo đức đã loại bỏ nhiều nghiên
cứu đánh giá các thuốc, vacxin hay phương pháp
điều trị trong nghiên cứu can thiệp.
• Người nghiên cứu không được phép chỉ định nghiên
cứu những chất được biết là độc hại. Tương tự,
những liệu pháp điều trị được biết là có hiệu quả
phải được áp dụng cho tất cả các cá thể bị bệnh.
3. Giá thành
• Trước đây, việc thực hiện các nghiên cứu can thiệp
thường tốn kém hơn so với các nghiên cứu quan
sát. Do từng đối tượng nghiên được thử nghiệm
thuốc, vacxin, phương pháp điều trị và đánh giá,
nên giá thành thường cao.
• Gần đây, người ta bắt đầu tiến hành các thử
nghiệm lớn với quy trình hợp lý được thiết kế cận
thận để giảm giá thành và thời gian nghiên cứu.
V. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
• Phương pháp phân tích kết quả trong nghiên cứu
can thiệp tương tự như đối với nghiên cứu thuần
tập. Trong đó người ta tiến hành so sánh tỷ lệ phát
triển hậu quả mà ta nghiên cứu giữa nhóm thí
nghiệm và nhóm so sánh.
• Cũng giống như đối với bất kỳ một nghiên cứu dịch
tễ học phân tích nào, vai trò của sự may rủi, sai số
có hệ thống và các yếu tố gây nhiễu phải được
đánh giá khi phân tích kết quả nghiên cứu.
87
• Cũng như các nghiên cứu khác, nếu cỡ mẫu đủ lớn
sẽ khắc phục được vấn đề may rủi.
• Lựa chọn ngẫu nhiên sẽ hạ thấp khả năng sai số có
hệ thống trong việc chỉ định các nhóm thử nghiệm.
• Lựa chọn ngẫu nhiên cũng góp phần làm phân bố
đều như nhau các yếu tố gây nhiễu đã biết hay
chưa biết rõ.
• Sai lệch quan sát hậu quả mà ta nghiên cứu có thể
được hạn chế bằng cách áp dụng phương pháp làm
mù một lần hay hai lần.
• Do vậy, bước đầu tiên quan trọng trong khi phân
tích một thử nghiệm lâm sàng là phải đạt được sự
giống nhau về các đặc trưng tương ứng ở nhóm thí
nghiệm và nhóm so sánh. Sự so sánh phải là việc
đầu tiên trong khi báo cáo kết quả nghiên cứu.
• Một khi những đối tượng tham gia nghiên cứu được
chọn ngẫu nhiên vào nhóm thử nghiệm thì diễn
biến sức khoẻ của chúng phải được đánh giá và
phân tích cùng với những đối tượng ở nhóm so
sánh. Điều này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải
duy trì sự tuân thủ cao chế độ nghiên cứu ở tất cả
các đối tượng tham gia.
• Về mặt thực hành, không nên thực hiện những thử
nghiệm mà chế độ nghiên cứu quá phức tạp và
không thuận tiện cho dù thử nghiệm đó có hiệu quả
đến đâu đi chăng nữa.
• Trong khi phân tích số liệu từ các thử nghiệm, bên
cạnh sự tuân thủ chế độ nghiên cứu, người ta còn
so sánh ngẫu nhiên những nhóm nhỏ dựa trên
những đặc trưng khác nhau.
88
VI. KẾT LUẬN
• Nghiên cứu can thiệp là một loại nghiên cứu dịch tễ
học khó thiết kế và khó thực hiện so với các nghiên
cứu dịch tễ học khác, do các vấn đề về đạo đức,
khả năng thực hiện và giá thành.
• Tuy nhiên, nếu các thử nghiệm này có cỡ mẫu đủ
lớn, chế độ thử nghiệm được chỉ định ngẫu nhiên,
được thiết kế, thực hiện và phân tích cẩn thận sẽ
cung cấp những bằng chứng dịch tễ học trực tiếp
nhất và mạnh nhất chứng minh sự tồn tại của mối
quan hệ nhân - quả.
CHƯƠNG 7
DỊCH TỄ HỌC BỆNH
TRUYỀN NHIỄM
I. QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG
1. Hiện tượng nhiễm trùng
• Nhiễm trùng là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh là
vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể động vật trong
những điều kiện nhất định của ngoại cảnh.
Theo Metsnhicop: “Nhiễm trùng là một cuộc đấu
tranh giữa hai sinh thể”.
Theo Paplop: “Nhiễm trùng là một quá trình sinh vật
học phức tạp bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giữa
mầm bệnh và cơ thể bị xâm nhiễm”.
89
• Như vậy nhiễm trùng là một trạng thái đặc biệt
của cơ thể, là kết quả xảy ra khi mầm bệnh xâm
nhập vào cơ thể, gặp những điều kiện thích hợp
cho sự phát triển, sinh sôi nẩy nở và phát huy tác
hại của nó.
• Nhưng đồng thời cũng kích thích cơ thể phản ứng
lại, bằng cách huy động mọi cơ năng bảo vệ để
chống đỡ.
• Hiện tượng đấu tranh giữa hai sinh thể này (cơ
thể và mầm bệnh) diễn ra trong những điều kiện
nhất định của ngoại cảnh nên nó còn chịu ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác.
• Ảnh hưởng của các loại yếu tố đó dẫn đến kết
quả là xảy ra hiện tượng nhiễm trùng.
• Đây là một khái niệm cơ bản quán triệt mọi mặt
của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho
gia súc.
2. Điều kiện để mầm bệnh gây được nhiễm trùng
2.1.Tính gây bệnh
• Một trong những tính chất cơ bản của mầm bệnh
thể hiện qua tính gây bệnh của chúng. Đây là điều
kiện đầu tiên, cơ bản nhất để mầm bệnh gây được
nhiễm trùng.
• Mầm bệnh thu được khả năng này qua quá trình
tiến hoá thích nghi của nó trên cơ thể. Khả năng
này gắn liền với đặc tính ký sinh của mầm bệnh và
có tính chất chuyên biệt: một loại mầm bệnh chỉ
gây được một bệnh nhất định.
90
• Mầm bệnh trong thiên nhiên có nhiều loại:
Loại hoại sinh
Loại tuỳ tiện (vừa sống ký sinh vừa hoại sinh)
Loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trong
cơ thể và gây tác hại đối với cơ thể).
• Nghiên cứu đời sống VSV người ta thấy nhiều loại vi
khuẩn sống ở môi trường dần dần thích ứng trên cơ
thể sinh vật, ban đầu là loại ký sinh không thường
xuyên sau thành ký sinh bắt buộc và cơ thể trở
thành môi trường sống thuận lợi duy nhất đối với
chúng.
• Sự thích nghi của mầm bệnh dần dần tạo cho chúng
những kiểu trao đổi chất khác nhau, có hình thái và
đặc điểm sinh lý đặc trưng cho từng loài, đặc tính này
được truyền từ đời này qua đời khác.
• Trong quá trình tiến hoá thích nghi với cơ thể động
vật nhiều loại mầm bệnh ký sinh thường hướng về
các mô bào nhất là Ricketsia và Virut.
• Mầm bệnh cũng có xu hướng cư trú và sinh sản ở
những tổ chức nhất định hoặc với mỗi loại động vật
nhất định: virut LMLM, vi khuẩn Tỵ thư hoặc gây bệnh
cho tất cả các loài như virut Dại, vi khuẩn Nhiệt thán…
2.2. Độc lực
• Mầm bệnh tuy đã có tính gây bệnh nhưng muốn
gây được nhiễm trùng cần phải có độc lực.
• Độc lực biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh.
Nhưng khái niệm độc lực không chỉ nói về đặc tính
của mầm bệnh, mà còn nói lên sự chống đỡ của cơ
thể, vì một mầm bệnh có thể có độc lực đối với cá
thể này, loài này nhưng lại không có độc lực đối với
cá thể khác, loài khác.
91
• Một mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng
xâm nhập và phát triển trong cơ thể, trong quá
trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất
ngăn cản cơ năng bảo vệ của cơ thể hoặc phá huỷ
tổ chức của cơ thể.
• Độc lực của mầm bệnh không cố định mà rất dễ bị
biến đổi do tác động của cơ thể và ngoại cảnh. Độc
lực của mầm bệnh cũng có thể được làm tăng hoặc
giảm hoặc mất hoàn toàn bằng phương pháp nhân
tạo hoặc bị biến đổi trong tự nhiên. Người ta đã lợi
dụng tính chất này trong việc phòng chống bệnh
như tiêu độc, chế các loại vacxin…
• Trong phòng thí nhiệm người ta có quy ước để tính
độc lực của mầm bệnh, đó là liều gây chết ít nhất
(DLM), tức là dùng số lượng mầm bệnh ít nhất nuôi
trong những điều kiện nhất định về môi trường,
nhiệt độ, thời gian có thể giết chết một động vật
nhất định trong những điều kiện nhất định hoặc xác
định liều gây chết 50% động vật thí nghiệm
(LD50%).
2.3. Số lượng
• Muốn gây được bệnh thì mầm bệnh phải có số
lượng nhất định. Độc lực đi đôi với số lượng mầm
bệnh nhiễm vào cơ thể, số lượng càng nhiều bệnh
thể hiện càng nặng.
• Tuy nhiên có loại mầm bệnh chỉ cần số lượng rất ít
cũng đủ để gây bệnh (Virus Dịch tả lợn, vi khuẩn
Pasteurela multocida) nhưng có loại phải cần số
lượng nhiều mới gây được bệnh (Virus Loét da
quăn tai, vi khuẩn Nhiệt thán, Brucella).
• Để xác định tính chất này chính xác hơn người ta
quy định các liều: LD50, EID50, CPE50, TCID50
92
2.4. Đường xâm nhập
• Súc vật thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung
quanh chứa mầm bệnh, nên có nhiều điều kiện và
nhiều cách để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
• Những đường xâm nhập đó được xác lập qua quá
trình tiến hoá lâu dài của chúng để thích nghi với
đời sống ký sinh, tạo điều kiện thích hợp nhất để
chúng gây bệnh và bảo tồn nòi giống.
• Vì vậy, mỗi loại mầm bệnh đã chọn lọc một con
đường thích hợp nhất để vào cơ thể. Những loại
mầm bệnh khác nhau có những đường xâm nhập
khác nhau. Tuy nhiên một loại mầm bệnh có thể có
một hoặc nhiều đường xâm nhập, nhưng trong đó
vẫn có một đường xâm nhập chính.
• Đường xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong hiện
tượng nhiễm trùng:
Nếu đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ
dàng gây bệnh và bệnh thể hiện điển hình.
Nếu đường xâm nhập không thích hợp thì có thể
không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ và cho miễn
dịch hoặc cần số lượng nhiều gấp nhiều lần mới
gây được bệnh.
Ngoài ra, cùng một đường xâm nhập nhưng ở
những vị trí khác nhau trên cơ thể thì có thể gây
nên những hiện tượng bệnh lý khác nhau.
• Những đường xâm nhập chủ yếu là: đường tiêu
hoá, đường hô hấp, đường qua da, niêm mạc, sinh
dục tiết niệu và đường máu.
93
2.5. Kết luận
• Khả năng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi nảy nở
trong cơ thể, khả năng chịu đựng trong điều kiện
ngoại cảnh hợp lại tạo thành khả năng xâm nhiễm
của mầm bệnh.
• Khả năng này làm cho mỗi bệnh truyền nhiễm có
tính chất dịch tễ học riêng biệt.
• Những điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong
công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm.
3. Phương thức tác động của mầm bệnh
• Phương thức tác động của mầm bệnh đối với cơ thể
động vật chủ yếu gồm hai phương thức chính:
Thứ nhất là sinh sản cực nhanh chiếm đoạt vật chất
của cơ thể ký chủ để phát triển. VD: như vi khuẩn
gây bệnh Nhiệt thán (B. anthracis)
Thứ hai tác động bằng những chất tiết ra như: độc
tố, giáp mô, yếu tố lan truyền hay khuyếch tán,
công kích tố, các loại men… VD: vi khuẩn gây bệnh
Uốn ván (Clostridium tetani)
3.1. Độc tố
• Độc tố của vi khuẩn có 2 loại:
Ngoại độc tố: do vi khuẩn gây bệnh tiết ra môi
trường xung quanh, các mô bào của cơ thể hút vào
và gây nên triệu chứng ngộ độc.
Ngoại độc tố rất độc, tác động với một lượng rất ít,
thường có đặc tính hướng thần kinh.
VD: độc tố của vi khuẩn Uốn ván lan truyền vào
thần kinh trung ương gây kích thích trung tâm vận
động làm bắp thịt bị co giật.
94
Nội độc tố: là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn
(chủ yếu là vk Gram âm).
Nội độc tố gắn liền với tế bào vi khuẩn, khi vi
khuẩn bị dung giải nội độc tố mới được giải
phóng.
Khác với ngoại độc tố, nội độc tố gây các hiện
tượng bệnh lý chung cho động vật như: ủ rũ,
sốt, bỏ ăn, gầy còm…
3.2. Giáp mô
• Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, có tác dụng
giúp vi khuẩn chống lại thực bào.
• Một số vi khuẩn có khả năng sinh giáp mô trong cơ
thể gia súc: trực khuẩn và cầu khuẩn. Những vi
khuẩn này nếu không sinh giáp mô thì không còn
độc lực. Hiện tượng này được ứng dụng để chế
vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm.
3.3. Công kích tố
• Nhiều loại vi khuẩn có khả năng ức chế sức đề kháng
của cơ thể, đặc biệt là ức chế thực bào nhờ một chất
được tạo ra trong quá trình sinh sống của chúng, gọi
là công kích tố.
• Trong khi ức chế sự tự vệ của cơ thể, công kích tố
tạo nên bức màn che cho vi khuẩn sinh sản lan tràn
khắp cơ thể. Công kích tố có thể tách riêng được từ
nước thẩm xuất ổ viêm hoặc từ nước lọc canh trùng
vi khuẩn gây bệnh.
• Nếu cho công kích tố vào canh trùng có độc lực yếu
thì độc lực của canh trùng đó được tăng lên.
95
3.4. Yếu tố lan truyền hay khuyếch tán
• Tính chất ký sinh của mầm bệnh có liên quan đến
khả năng xuyên vào mô bào của cơ thể, tính chất
này phụ thuộc vào mức độ độc lực của mầm bệnh
và khả năng ngăn cản sự xâm nhập của chúng vào
mô bào của cơ thể.
• Như vậy yếu tố lan truyền hay khuyếch tán là chất
có khả năng làm tăng sức thẩm thấu của mô bào,
làm tăng sức gây bệnh của nhiều loại mầm bệnh:
VK Uốn ván, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn…
• Trong các mô liên kết của cơ thể có axit Hyaluronic
có khả năng ngăn chặn các vật lạ và mầm bệnh lan
tràn trong mô bào.
• Bản chất tác động của yếu tố lan truyền là do mầm
bệnh có khả năng sản sinh men Hyaluronidaza phân
huỷ axit Hialuronic, làm tăng sức thẩm thấu của
mầm bệnh và độc tố của chúng vào mô bào.
• Ngoài yếu tố trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhờ
có lông nên dễ xâm nhập và cư trú tại các mô bào.
3.5. Men
• Ngoài các yếu tố trên mầm bệnh còn tác động bằng hệ
thống men do chúng sinh ra. Liều tác động rất nhỏ có tác
dụng như một chất xúc tác.
• Nhiều loại vi khuẩn có khả năng sản sinh ra các men:
Coagulaza và muxinaza phá huỷ mô liên kết,
Haemolyzinaza làn tan vỡ hồng cầu, leucocidinaza phá huỷ
bạch cầu
Proteinaza có tác dụng phân huỷ protein
Fibrinnolyzin có tác dụng làm tan tơ huyết
Hyaluronidaza có tác dụng phân huỷ axit hyaluronic làm
tăng tính thẩm thấu của mô bào
Penixilinaza làm cho penixilin mất tác dụng…
96
3.6. Kết luận
• Sau khi vào cơ thể mầm bệnh có thể gây tác hại tại
chỗ: viêm, thủy thũng, hoại tử ngay chỗ xâm nhập.
Có loại mầm bệnh không phát triển xa hơn mà chỉ
nằm tại chỗ những vẫn có tác hại đến toàn thân do
chất tiết của nó được dẫn đi khắp cơ thể thông qua
cơ chế phản xạ.
Có loại cùng với chất tiết của nó đi khắp cơ thể theo
phương thức lan dần do phơi nhiễm hoặc theo mạch
máu, mạch lâm ba gây nên những trạng thái nghiêm
trọng như bại huyết, nhiễm trùng huyết…
Hoặc theo đường thần kinh gây nên những rối loạn
toàn thân phá hoại hoạt động bình thường của cơ thể.
• Do có nhiều phương thức tác động khác nhau nên
mầm bệnh có thể gây ra hiện tượng rối loạn toàn
thân và rối loạn cục bộ.
Triệu chứng toàn thân: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy… là
triệu chứng chung của nhiều bệnh truyền nhiễm.
Triệu chứng cục bộ do tính phản ứng của cơ thể
quyết định và có ảnh hưởng đến toàn thân.
Có thể là tiên phát nếu bệnh phát ra ở cơ thể khoẻ
mạnh hoặc thứ phát khi bệnh đang giảm. Những
triệu chứng này điển hình riêng cho từng bệnh
(bệnh THT lợn có hiện tượng sưng hầu họng, bệnh
ĐDL có những đám đỏ hình vuông, tròn, bầu dục ở
trên da...)
• Nhiễm trùng không nhất thiết phải có triệu chứng
biểu hiện ra bên ngoài, có những ca bệnh không có
triệu chứng chiếm một tỷ lệ khá cao, gây khó khăn
trong điều tra dịch tễ học.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dictehoc_thuy20070081_7052.pdf
- dictehoc_thuy20070097_076.pdf