Đáng chú ý nhất là do Adenovirus, bệnh rất
dễ lây lan trong cộng đồng, thường phát triển
thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào
mùa mưa.
• Dịch đau mắt đỏ thường xảy ra ở những nơi
đông đúc: trường học, công sở, nhà máy, xí
nghiệp.
33 trang |
Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đau mắt đỏ - Tiêu Thị Cẩm Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐAU MẮT ĐỎ
BS.CKI. Tiêu Thị Cẩm Mai
BVĐK Mỹ Phước
• Những ngày qua, bệnh đau mắt đỏ đã
bùng phát dữ dội và lây lan rất nhanh tại
nhiều địa phương.
• Theo các chuyên gia mắt, thời điểm giao
thoa từ hè sang thu là lúc gia tăng bệnh
đau mắt đỏ hằng năm. Có năm bệnh kéo
dài, có năm chỉ xảy ra ngắn.
2
• Nguyên nhân gây ra dịch đau mắt đỏ
(chuyên môn gọi là viêm kết mạc cấp) là
do Adenovirus.
• Bệnh thường tăng cao từ tháng 9 - 10,
sau những đợt mưa dài ngày, đây là điều
kiện thời tiết ẩm, chuyển mùa nên thuận
lợi cho vi rút gây bệnh phát triển mạnh.
3
ADENOVIRUS
4
Khả năng gây nhiễm trong
vòng vài ngày ở nhiệt độ
phòng, nhiều tuần ở -4oC
và nhiều tháng ở -25oC.
Adenovirus dễ bị tiêu diệt ở
nhiệt độ cao và tia cực tím.
Khả năng gây bệnh
• Sự lan truyền của Adenovirus có thể bằng hít
thở virus khí dung, bằng nhiễm truyền virus
trong các túi của màng tiếp hợp và có thể
xuất hiện tốt ở đường phân- miệng.
• Ở mắt gây viêm kết mạc - củng mạc thành
dịch, thường gặp nhất là do các typ 8, 19 và
37.
• Dịch viêm đường hô hấp, tiêu chảy, viêm
bàng quang xuất huyết.
5
Phòng bệnh
• Adenovirus có sức đề kháng tương đối cao
và lây lan bằng nhiều con đường, cho nên
việc phòng bệnh là rất khó khăn.
• Hiện nay, vẫn còn đang nghiên cứu vaccin
chống Adenovirus.
6
Phòng bệnh
7
Các vaccin sống giảm
độc lực cũng được sản
xuất để chống
Adenovirus types 3, 4
và 7, nhưng chưa được
dùng rộng rãi.
8ĐAU MẮT ĐỎ
• Mắt đỏ không đau nhức và không giảm thị lực.
• Điều trị: từ 1- 3 tuần.
9◊ Viêm lớp màng lót mặt trong mi mắt và bao
phủ tròng trắng.
◊ Nguyên nhân: Nhiễm trùng, virus
(Adenovirus), gió bụi, sức nóng, dị ứng côn
trùng
1. Viêm kết mạc
1. Viêm kết mạc (tt)
• Đáng chú ý nhất là do Adenovirus, bệnh rất
dễ lây lan trong cộng đồng, thường phát triển
thành dịch, phổ biến ở nước ta, thường vào
mùa mưa.
• Dịch đau mắt đỏ thường xảy ra ở những nơi
đông đúc: trường học, công sở, nhà máy, xí
nghiệp...
10
1. Viêm kết mạc (tt)
Lây lan: chất tiết, ghèn của người bệnh tiếp
xúc qua người lành do
Bắt tay, ho
Trong hồ bơi, dùng chung khăn, mền, bàn
ghế, các đồ dùng cá nhân khác...
11
12
1. Viêm kết mạc (tt)
Triệu chứng :
◊ Đỏ 1 hoặc cả 2 mắt.
◊ Ngứa 1 hoặc cả 2 mắt.
◊ Chảy nước mắt và tiết nhiều ghèn.
◊ Cảm giác có sạn ở trong mắt.
◊ Thường khởi phát một mắt, vài ngày sau
sang mắt thứ hai.
1. Viêm kết mạc (tt)
• Các triệu chứng thường trầm trọng vào 3-5
ngày đầu, sau đó giảm dần và tự khỏi trong
vòng 7 ngày.
• Nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
trong vòng một tuần đầu sau khi phát bệnh.
13
14
Viêm kết mạc
15
Viêm kết mạc
16
◊ ĐMĐ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt.
◊ Triệu chứng : ngứa, chảy nước mắt và đỏ mắt
+ Hắt hơi, sổ mũi, có thể phù nề kết mạc
◊ Thuốc tra corticoid thường được dùng
nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ nhãn
khoa.
◊ Quan trọng là phải phát hiện được nguyên
nhân gây dị ứng để loại bỏ.
2. ĐMĐ do dị ứng
3. ĐMĐ do nhiễm hóa chất, dị vật
• Mắt kích thích do nhiễm hóa chất hoặc dị
vật .
• Đôi khi việc rửa để loại bỏ hóa chất hoặc dị
vật cũng có thể gây đỏ mắt.
• Triệu chứng : dịch nhày mắt, không có mủ.
• Lấy dị vật, rửa mắt liên tục trong 5 phút
bằng dung dịch đẳng trương Nacl 0.9%
hoặc nước ấm
18
4. Xuất huyết dưới kết mạc
• Chấn thương : Không nặng, che lấp một tổn
thương trầm trọng hơn Cần tìm kiếm vết
thương xuyên thấu mắt hoặc dị vật.
• Tự phát : do một số bệnh toàn thân như tăng
huyết áp, tiểu đường, rối loạn đông máu,
thành mạch dễ bể điều trị bệnh toàn thân
là quan trọng.
* Sẽ giảm dần đến tự khỏi trong vòng 10 ngày
19
Xuất huyết dưới kết mạc
20
XỬ TRÍ CHUNG KHI BỊ ĐMĐ
Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
Đến ngay cơ sở Y tế để được khám, tư vấn và
điều trị.
• Nghỉ ngơi, cách ly, uống nhiều nước.
• Khi ra ngoài cần đeo kính râm, khẩu trang
tránh gió bụi bẩn bay vào mắt
• Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, các loại
Vitamin tăng sức đề kháng cơ thể.
XỬ TRÍ CHUNG KHI BỊ ĐMĐ (tt)
• Điều trị nói chung chỉ cần rửa mắt thường
xuyên với nước muối sinh lý 0,9% (Efticol,
Natri clorid); kháng sinh nhỏ mắt.
• Không nên tự ý pha nước muối để tra mắt
bởi có thể bị bỏng, rát mắt nếu pha tỉ lệ
không chuẩn, nồng độ muối quá đặc.
• Không nên sử dụng chung một lọ thuốc nhỏ
mắt hoặc nước muối bởi nguồn bệnh có thể
lây qua phần nắp lọ.
XỬ TRÍ CHUNG KHI BỊ ĐMĐ (tt)
• Không tự ý mua thuốc về điều trị, đặc biệt là
những thuốc có chứa corticoid (Neodex,
Polymax, Dexacol, Tobradex, Maxitrol)
sử dụng không đúng giai đoạn sẽ làm giảm
khả năng miễn dịch, sau đó có thể làm nặng
thêm tình trạng bệnh.
XỬ TRÍ CHUNG KHI BỊ ĐMĐ (tt)
• Không nên dùng các bài thuốc dân gian
để chữa bệnh như: xông, đắp nha đam, lá
trầu, rau đắng, rau răm
Vì có thể gây phù nề, bỏng kết giác
mạc, xuất huyết kết mạc, bong tróc biểu
mô giác mạc, loét giác mạc
23
24
PHÒNG BỆNH
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây
lan ĐMĐ :
•Không dụi mắt bằng tay.
•Rửa tay kỹ và thường xuyên với xà phòng,
điều này rất quan trọng.
•Lau rửa dịch rỉ mắt nhiều lần trong ngày bằng
gạc tiệt trùng sau đó vứt ngay.
•Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước
tẩy và ấm.
25
PHÒNG BỆNH
26
Rửa tay kỹ và thường
xuyên với xà phòng
PHÒNG BỆNH
27
PHÒNG BỆNH (tt)
• Tránh dùng chung các vật dụng như khăn
mặt, chậu rửa.
• Rửa tay trước và sau khi tra thuốc mắt.
• Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt
đang bị nhiễm khuẩn.
• Không nên đến các bể bơi công cộng.
PHÒNG BỆNH
29
PHÒNG BỆNH
30
• Đặc biệt, chính BV là môi trường phát tán
dịch trong mùa dịch do tần suất gặp gỡ
người bệnh-người lành trong BV là rất cao.
• Vì vậy trong những ngày "đỉnh" dịch không
nên đến BV khi không cần thiết, cũng nên
tránh chỗ đông người như siêu thị, thang
máy.
*** Tuýp virus gây bệnh có thời gian miễn
dịch rất ngắn (chỉ trong vòng hai tháng). Vì
thế, người bệnh có thể mắc bệnh đến 2 lần
trong một đợt dịch.
31
32
Tránh tập trung những
nơi đông người khi
đang mùa dịch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- aumt_130918222254_phpapp02_5069.pdf