Bài mở đầu: Quan hệ giữa đất, phân bón, cây trồng
I. Dinh dưởng của thực vật:
1. Dinh dưỡng khí: Các hoạt động của thưc vật đều cần được cung cấp đầy đủ không khí nhất là khí O2 va2 khì CO2 .
2. Dinh dưỡng đạm (N) và khoáng: Tỉ lệ đạm trong cây trung bình 1- 3% trọng lượng khô nhưng có vai trò rất quan trọng nhất là trong thời kỳ cây còn non. Ngoài ra cây còn cần các nguyên tố khác như P, K, Ca, Mg, S
23 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 846 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đất và phân bón, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở dạng hữu cơ.
Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.
Cây trồng hấp thu từ từ.
Làm tăng hiệu lực phân hóa học, và cải tạo đất.
Phân chuồn :
Đặc điểm phân chuồn :
Sản xuất tại chổ được dễ dàng.
Làm tăng lượng mùn cho đất, làm tơi xốp, tăng hiệu lực của phân hóa học.
Hàm lượng chất dinh dưỡng thấp.
Phân heo : 0,8% N ; bò 0,3%N, gà 1,63% N.
Làm ô nhiễm môi trường (mùi hôi, hạt cỏ dại).
Cách sử dụng phân chuồng :
Lợi ích của việc ủ phân :
Hạn chế mất đạm, tiêu diệt được mầm bệnh cỏ dại.
Cây dễ hấp thu.
Phương pháp ủ :
Nguyên vật liệu :
Phân chuồn + chất độn : 1 tấn (TL 50/50)
Super lân : 30kg 3%
Tricodema 2-3kg
Bạc lót + bạc phủ 6m x 6m
Cách ủ :
Trộn đều các nguyên liệu à cho nước vào độ ẩm 60%
5 -7 ngày sau kiểm tra lại độ ẩm, vào trộn tạo điều kiện không khí đi vào.
Thời gian ủ từ 45 – 60 ngày.
Cách sử dụng phân chuồn:
Cây ngắn ngày, vườn ươn bón phân hoai.
Cây lâu năm bón phân hoai gian dở. (Sử dụng được lâu, thời gian cây hấp thu lâu).
Phân hữu cơ khác :
Phân rác : Trước khi ủ phải loại bỏ những hợp chất không thể phân giải được. Thường đào hố để ủ.
Phân Bắc : Được ủ với tro, mục đích giúp phân mau hoai, tăng nhiệt độ sau 3 tháng mới được sử dụng.
Phân hữu cơ vi sinh : dùng than mùn để chế biến, than mùn được ủ chung với men để men phân hủy chất hữu cơ và những chất còn ở dạng khó tiêu trong than mùn.
VD : Compomix, Komix.
Phân xanh :
Vai trò : Cải tạo và nâng cao độ phì của đất, giữ nhiệt giữ ẩm chống xói mòn, hạn chế cỏ dại, được làm thức ăn cho gia súa, tăng nguồn cung cấp đạm, cải tạo tính chất vật lý hóa học của đất.
Giới thiệu một số loại cây phân xanh.
Cây cỏ hôi : cây cao trung bình từ 1-2m dạng thân bụi, lá mộc đối, hoa màu trắng, quả có lông bay xa và phát tán rộng. Sống được trên các loại đất nghèo chất dinh dưỡng, sinh trưởng tốt trong suốt mùa mưa.
Cây điền thanh thân xanh : dạng cây bụi, phân cành nhiều, cao trung bình từ 1,5à2m thân có màu xanh lá kép, khả năng chịu hạn mặn, úng, chua.
Cây điền thanh thân tía (điên điển). Cây bụi cao 2-3m thân và cành màu đỏ tía ưa mọc nơi ẩm ướt ven hồ ao hay ven sông, chịu úng, chịu mặn.
Cây đậu lông : thân bò có khả năng phủ đất rất tốt chịu chua, chịu hạn, chịu rét, chịu bóng râm.
Cây trinh nữ không gai : dạng cây bụi 60cm trên thân có nhiều lông rể có nốt sần, còn được làm thức ăn gia xúc.
Cây muồng lá tròn : Cây cao trung bình 1-1,5m phân cành nhiều, ưa nóng, chịu khô hạn, khung chịu úng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây phân xanh :
Khi trồng cây phân xanh với cây trồng chính (trồng xen) thì cây phân xanh không được lấn cây chính.
Khin ủ phân xanh nên chặc nhỏ ra.
Chương V : Sử dụng phân bón trong nông nghiệp
Kỹ thuật sử dụng :
Bón phân theo thời gian :
Bón lót: là bón phân trước lúc gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng trong thời gian đầu. Những loại phân được bón lót: Phân hữu cơ, phân lân, thường được bón lót toàn bộ. Các loại phân hóa học thì bón lót một phần, phần còn lại để bón thúc.
Bón thúc: là bón thêm phân trong các giai đoạn sau nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây trong từng thời kỳ.
Kỹ thuật bón:
Đối với phân vô cơ căn cứ vào đặc điểm, tính chất vừa có thể bón lót hoặc bón thúc.
Phân hữu cơ thì phải bón lót toàn bộ vì tiêu chậm. Đất ngập nước thì phải bón phân hoai hoàn toàn. Đất cao thì nên bón phân hoai dang dở.
Cách tính lượng phân thương phẩm:
Công thức phân bón cho cây trồng:
Là số lượng phân bón nguyên chất (N, P2O5 , K2O) để bón cho 1 ha cây trồng đơn vị tính là kg.
TD: Bón phân cho cây mía theo công thức 80-100-120
>> Nghĩa là:
+ Cần bón 80 kg N (nguyên chất)
+ 100kg P2O5 (nguyên chất)
+ 120 kg K2O (Nguyên chất)
Cho 1 ha mía.
Cách tính:
VD: Như trên. Tính lượng phân urê, super lân, KCl để bón 5000m2.
Quy ước:
Urê = 50 % N (Đạm nguên chất)
Lân Văn Điền, super lân = 20 % P2O5
KCl = 60 % K2O
K2SO4 =50% K2O
SA = 20 % N
Bài Giải
Lượng phân cho 10.000m2.
100 kg urê à 50 kg N
x=? ß 80 kg N
x=80×10050=160 urê/ha
100 kg super lân à 20kg P2O5
y =? ß 120 kg P2O5
y=100×10020=500 kg super lân/ha
100 kg KCl à 60 kg K2O
z = ? ß 120 kg K2O
z=120×10060=200kg KCl/ha
Lượng phân cho 5000 m2
Khối lượng urê = 160 x 0,5 = 80 kg urê.
Khối lượng super lân = 500 x 0,5 = 250 kg super lân.
Khối lượng KCl = 200 x 0,5 =100 kg KCl.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phân hóa học:
Bón phân cân đối:
Tùy theo đặc điểm của cây trồng, tính chất đất bón theo nguyên tắc 4 đúng: đúng loại, đúng lúc, đúng liều lượng, đúng cách.
Các yếu tố ảnh hưởng:
Đất: dựa vào tính chất của đất, lượng mùn, độ ẩm.
Khí hậu thời tiết: những lúc mưa nhiều phân dễ rữa trôi, nên chọn những ngày thời thiết mưa ráo để bón phân.
Cây trồng căn cứ vào đặc điểm thực vật học của cây, nhu cầu dinh dưỡng.
Phân bón và môi trường:
Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến môi trường:
Phân hữu cơ trong quá trình tập trung nguyên liệu chế biến sinh ra nhiều độc tố, sinh sinh vật, trứng giun sáng.
Các nhà máy chế biến phân hóa học thải ra khí độc và nước thải.
Lạm dụng phân hóa học tưới các loại rau.
Biện pháp hạn chế:
Khu chế biến phân phải xa khu vực dân cư.
Xử lý nguồn nước thải.
Không lạm dụng phân hóa học để bón cho rau.
Chương VI: Cách sử dụng và bảo vệ đất
Độ phì nhiêu của đất:
Khái niệm:
Độ phì nhiêu của đất là khả năng bảo đảm thức ăn, nước và các yếu tố khác để cây trồng tồn tại và mở rộng những sản phẩm nông nghiệp.
Độ phì nhiêu là một khái niệm rất tương đối vì còn phụ thuộc vào cây trồng.
Các loại độ phì nhiêu:
Độ phì thiên nhiên: là những nơi chưa có sự khai phá của con người.
Độ phì tiềm tàng: nếu không có kỹ thuật canh tác động vào đất thì cây chỉ sử dụng 1 phần nhỏ độ phì thiên nhiên nên đất đó được xem là độ phì nhiêu tiềm tàng.
Độ phì nhiêu hiệu lực: do tác động sản xuất của con người sẽ biến độ phì tiềm tàng thành độ phì hiệu lực.
Độ phì nhân tạo là tất cả các biện pháp canh tác của con người để cải tạo độ phì thiên nhiên.
Các chỉ tiêu để đánh giá độ phì:
Đất có nhiều mùn.
Độ dày của lớp đất mặt trên 20cm là đất tốt.
Kết cấu của đất: Kết cấu viên tốt nhất.
VSV có ích, cố định đạm.
Độ pH : thường đất chua là đất kém phì nhiều.
Các chất độc: đất có nhiều chất độc thì kém phì nhiêu.
Năng suất cây trồng sẽ phản ánh tính chất của đất.
Biện pháp làm tăng độ phì nhiêu:
Làm đất, bón phân, cải tại đất, bố trí hệ thống cây trồng.
Các loại đất chính ở tây ninh:
Đất hình thành tại chổ:
Đất Feralit nâu đỏ trên đá bazan có diện tích 7623 ha (2%). ở tân biên.
Đất Feralit vàng đỏ 1720 ha.
Đất Feralit Trên núi.
Đất phù sa :
Đất phù sa cổ :
Sialit xám trên phù sa cổ : chiếm 286.595 ha là đất chiếm diện tích lớn nhất trong tỉnh phân bố khắp nơi. Đất này lớp đất mặt có màu xám, xám vàng, xám nâu, thành ph62n cơ giới chủ yếu là các pha, thịt trung bình, độ pH 4,5 – 5, đất nghèo mùn.
Đất sialit feralit động mùn gley vùng trũng : 56878 ha.
Đất nâu quanh núi bà đen : diện tích 3840 ha. Đất cát pha có màu nâu đậm ở lớp mặt có độ pH 5,5.
Đất phù sa suối :
Đất phèn : 17496 ha phân bố dọc theo song vàm cỏ.
Đất phù sa sông suối : 17932 ha.
Sử dụng và bảo vệ đất vốn có ở Việt Nam :
Đất chua :
Loại đất Độ pH
Đất rất chua 3 – 4
Đất chua 4 – 5
Hơi chua 5 – 6
Trung tính 6 – 7
Hơi kiềm 7 – 7,5
Kiềm 7,5 – 8
Kiềm nhiều 8 – 9
Nguyên nhân làm cho đất chua :
Hiên tượng rữa trôi
Do bón phân vô cơ
Do cây trồng hút chất dinh dưỡng
Tác hại của đất chua:
Cây trồng khó hút chất dinh dưỡng.
Hạn chế hoạt động VSV
Kết tủa thức ăn dễ tiêu
Lợi ích bón vôi:
Nâng cao pH giúp nâng cao khả năng hấp thụ phân bón.
Huy động một số thức ăn bám ở keo đất ra dung dịch đất.
Kết tủa nhôm di động để chống độc cho cây.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dat_va_phan_bon.docx