CHƯƠNG 1. NHẬP MÔN
ĐẠO ĐỨC HỌC
A. Mục tiêu
Giúp cho sinh viên:
1. Hiểu được nguồn gốc, bản chất, chức năng và
vai trò của đạo đức trong đời sống xã hội
2. Phân biệt được các dạng đạo đức trong lịch sử
3. Nắm được mối quan hệ giữa đạo đức với các
hình thái ý thức xã hội khác
186 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 674 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đạo đức học Mác-Lênin - Nguyễn Thị Khương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
bình diện cơ bản: sự thiện tâm, thiện ý giáo
dục, bổ sung, hình thành và phát triển những năng
lực đạo đức cho con người.
Lao động đã đem đến sự giác ngộ về lý tưởng đạo
đức, bồi đắp và củng cố những tính cách đạo đức
cho con người.
5.2. Yêu cầu của việc giáo dục tình yêu lao động
+ Về mặt nhận thức:
• Cần thấy hết được ý nghĩa to lớn và tầm quan
trọng của lao động.
• Phải kiên quyết chống mọi biểu hiện ăn bám,
lười lao động.
• Cần thấy được mục đích, ý nghĩa của cả lao
động trí óc và lao động chân tay.
• Học tập và rèn luyện không ngừng để có được
những tri thức, tư chất của người lao động mới.
5.2. Yêu cầu của việc giáo dục tình yêu lao
động (tiếp)
+ Về thực tiễn:
• Cần có ý thức về nghĩa vụ đạo đức và tinh thần
trách nhiệm trong lao động.
• Phải có tinh thần tập thể và tinh thần sáng tạo
trong lao động.
• Cần có ý thức tự giác chấp hành kỷ luật lao
động, hăng hái tham gia vào các phong trào thi
đua lao động xã hội chủ nghĩa.
6. HỌC TẬP KHÔNG BIẾT MỆT MỎI
6.1. Vị trí, ý nghĩa của học tập đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách đạo đức
+ Khái niệm về học tập
• Theo nghĩa rộng: học tập là sự học hỏi, tìm kiếm,
nắm bắt tri thức, kinh nghiệm của loài người.
• Theo nghĩa hẹp: học tập là học kiến thức văn
hoá, trong đó con người sử dụng các thao tác
của tư duy để nắm bắt tri thức văn hoá, kỹ thuật
để phục vụ cuộc sống con người và xã hội.
+ Vị trí, ý nghĩa của học tập đối với sự hình
thành và phát triển nhân cách đạo đức
• Học tập vừa là nhu cầu khách quan, vừa là nhu cầu
của xã hội đối với con người, đồng thời cũng là nhu
cầu của mỗi người trong xã hội.
• Học tập là một trong những tiêu chuẩn giá trị của
con người.
• Học tập chẳng những là nhu cầu, mà còn là trách
nhiệm, là nghĩa vụ đạo đức của tuổi trẻ.
6.2. Những yêu cầu về giáo dục đạo
đức trong học tập
• Cần phải xây dựng cho mọi người động cơ học tập
đúng đắn.
• Thái độ học tập phải trung thực, thật thà.
• Trong học tập cần đến đức tính khiêm tốn, tinh
thần tập thể, tính tương trợ, tình đoàn kết.
• Cần phải rèn luyện cho mọi người đức tính kiên trì
và có tinh thần say mê sáng tạo, biết khắc phục
khó khăn trong học tập.
• Phải vận dụng những tri thức đã học vào thực tiễn.
• Phải luôn luôn kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo,
có thái độ hòa nhã với bạn bè trong học tập.
C . C Â U H Ỏ I T H Ả O L U Ậ N V À Ô N T Ậ P
CHƯƠNG 4
1. Hãy phân tích khái niệm, vai trò, vị trí, ý nghĩa, biểu hiện của
tính trung thực. Trong giáo dục tính trung thực cần phải đảm
bảo các yêu cầu gì?
2. Hãy phân tích khái niệm, vai trò, vị trí, ý nghĩa, biểu hiện của
tính nguyên tắc. Trong giáo dục tính nguyên tắc cần phải đảm
bảo các yêu cầu gì?
3. Hãy phân tích khái niệm, vai trò, nội dung của tính khiêm tốn.
Trong giáo dục tính khiêm tốn cần phải đảm bảo các yêu cầu
gì?
4. Hãy phân tích khái niệm, vai trò, nội dung của lòng dũng cảm.
Trong giáo dục lòng dũng cảm cần phải đảm bảo các yêu cầu
gì?
5. Hãy phân tích vai trò của lao động trong đời sống đạo đức. Chỉ
ra những yêu cầu của việc giáo dục tình yêu lao động trong xã
hội hiện nay.
6. Hãy phân tích vị trí, ý nghĩa, của học tập đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách đạo đức. Chỉ ra những yêu cầu của
việc giáo dục đạo đức trong học tập ở xã hội ta hiện nay.
CHƯƠNG 5
A. MỤC ĐÍCH
Giúp người học hiểu được:
1. Các phẩm chất đạo đức của Hồ
Chí Minh
2. Biết học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Hồ Chí Minh
3. Biết vận dụng các phẩm chất đạo
đức của Hồ Chí Minh vào trong công
tác việc giảng dạy sau này.
B. NỘI DUNG CHÍNH TRONG CHƯƠNG 5
1. SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU CHO ĐỘC LẬP TỰ DO
CỦA TỔ QUỐC, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
2. LÒNG NHÂN ÁI HỒ CHÍ MNH
3. CÁC ĐỨC TÍNH ĐẠO ĐỨC CẦN HỌC TẬP Ở HỒ
CHÍ MINH
1. SUỐT ĐỜI PHẤN ĐẤU CHO ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA
TỔ QUỐC, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
• Nguồn gốc hình thành tư tưởng
suốt đời phấn đấu cho độc lập tự
do của Tổ quốc, vì CNXH của HCM
• Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận
ra con đường cứu nước ta khỏi
gông xiềng của CN thực dân, đó là
con đường CM vô sản.
• Tư tưởng của Hồ Chí Minh về
trung thành với những lý tưởng
của CNXH, trung thành với chủ
nghĩa Mác – Lênin,trung thành với
Tổ quốc và nhân dân.
Nguyễn Ái Quốc năm 1923
2. LÒNG NHÂN ÁI HỒ CHÍ MNH
2.1. Tình thương yêu đồng loại
2.2. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về vun trồng tình
đoàn kết toàn dân, tăng cường sức mạnh dân
tộc
2.3. Lòng thương người của Hồ Chí Minh là sự kết
tinh truyền thống nhân ái tiến bộ của dân tộc
Việt Nam với chủ nghĩa nhân văn cộng sản
2.1. Tình thương yêu đồng loại
• Lòng thương người của Hồ Chí Minh được thể hiện
ở phạm vi rộng
• Tình thương yêu nhân dân Việt Nam của Hồ Chí
Minh bắt nguồn từ lòng kính trọng, tin yêu và biết
ơn nhân dân.
• Tình thương yêu nhân dân, suốt đời vì nước, vì
dân, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng đạo đức
và hành động trong suốt cả cuộc đời hoạt động
cách mạng của Hồ Chí Minh.
2.2. TT của Hồ Chí Minh về vun trồng tình đoàn
kết toàn dân, tăng cường sức mạnh dân tộc
• Hồ Chí Minh là biểu tượng cho sự đoàn kết các lực
lượng yêu nước của dân tộc và quốc tế.
• Đoàn kết là sức mạnh chính trị, là sức mạnh đạo
đức, là chiếc nôi vun đắp tài năng đạo đức con
người.
• Tình đoàn kết là sự thương yêu nhau, kính trọng
nhau, giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung.
• Đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết
quốc tế trong một mặt trận thống nhất, dưới sự
lãnh đạo của Đảng để đấu tranh giành độc lập, tự
do và hạnh phúc cho nhân dân lao động.
• “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công,
thành công, đại thành công”.
2.3. Lòng thương người của Hồ Chí Minh là sự
kết tinh truyền thống nhân ái tiến bộ của dân
tộc Việt Nam với chủ nghĩa nhân văn cộng sản
• Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh đối lập và bác bỏ
những quan niệm đạo đức sai lầm về nhân ái.
• Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh không phải là lòng
thương người siêu giai cấp, trừu tượng.
• Lòng nhân ái của Người được thể hiện bằng hành
động cách mạng, bằng việc làm cụ thể.
• Theo Người, thương người phải lấy chính nghĩa để
chiến thắng bạo tàn, suốt đời kiên trì đấu tranh
cách mạng, xoá bỏ ách thống trị của đế quốc, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người.
2.3. Lòng thương người của Hồ Chí Minh là sự kết
tinh truyền thống nhân ái tiến bộ của dân tộc Việt
Nam với chủ nghĩa nhân văn cộng sản (tiếp)
• “Chúng ta chỉ đòi quyền độc lập, tự do, chứ chúng
ta không vì tư thù, tư oán. Chúng ta phải làm cho
thế giới biết rằng, chúng ta là một dân tộc văn
minh, văn minh hơn bọn đi giết người cướp của”.
• Lòng nhân ái của Hồ Chí Minh đã trở thành sức
mạnh, có tác dụng cảm hoá hàng vạn con người đi
lầm đường, lạc lối trở thành những công dân tốt.
3. CÁC ĐỨC TÍNH ĐẠO ĐỨC CẦN HỌC TẬP Ở
HỒ CHÍ MINH
3.1. Đức khiêm tốn và giản dị của Bác Hồ
3.2. Tác phong quần chúng của Bác Hồ
3.3. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời
về học tập
3.1. Đức khiêm tốn và giản dị của Bác Hồ
• Trong suốt cuộc đời của Bác Hồ, dù ở hoàn cảnh nào,
Bác vẫn sống thanh bạch, giản dị, khiêm tốn.
• Quan điểm và phong cách sống: Cần, kiệm, liêm,
chính, chí công, vô tư của Bác Hồ.
“Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh
phú quý chút nào. Riêng phần tôi thì làm một
cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để
câu cá trồng rau, sớm chiều làm bạn với các cụ
già hái củi, trẻ em chăn trâu, không dính líu gì
tới vòng danh lợi"
• Đức khiêm tốn, giản dị của Người là sự kết hợp hài
hoà giữa chân thiện mỹ.
• Đức tính khiêm tốn và giản dị của Người biểu hiện
nhất quán từ tâm hồn, tư tưởng, đến phong cách
sống cũng như ngôn ngữ hàng ngày.
3.2. Tác phong quần chúng của Bác Hồ
• Tác phong quần chúng của Bác Hồ thấm nhuần tư
tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin.
• Tư tưởng toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc và nhân dân
quyết định tác phong quần chúng của Bác Hồ.
• Mọi lời nói và hành động của Bác Hồ đều nhằm tuyên
truyền chủ nghĩa Mác - Lênin và đường lối, chủ trương
chính sách của Đảng cho mọi người dân hiểu và đi theo.
• Cách nói và cách làm của Bác Hồ rất dân dã và gần với
mọi người.
• Tác phong quần chúng của Người là một nét rất đặc sắc
của đạo đức xã hội chủ nghĩa.
3.3. Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời
về học tập
• Cả cuộc đời của Người không ngừng
học tập để phục vụ cách mạng, phục
vụ Tổ quốc và nhân dân.
• Bác đã đề ra mục đích và nội dung học
tập rất cụ thể.
• Trong cách nói và viết, Bác cho rằng
cần phải chống thói ba hoa, đạo đức
gia ̉.
• Bác đặc biệt coi trọng sự nghiệp giáo
dục, sự nghiệp “trồng người”.
• Trong giáo dục, Bác coi trọng việc nêu
gương người tốt, việc tốt.
Bác tự viết và đánh máy
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG 5
1. Hãy nêu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tinh
thần suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp độc lập, tự do
của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội.
2. Hãy nêu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về lòng
nhân ái.
3. Hãy nêu tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư, qua đó liên hệ với
bản thân.
CHƯƠNG 6
ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO
XHCN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM
A. MỤC ĐÍCH
Giúp sinh viên nắm vững:
1. Thế nào là đạo đức người thầy giáo và đạo đức
người thầy giáo xã hội chủ nghĩa
2. Những yêu cầu về phẩm chất đạo đức người thầy
giáo xã hội chủ nghĩa
3. Từ đó vận dụng vào bản thân và công tác giảng dạy
sau này
4. Thấy được những ảnh hưởng của kinh tế thị trường
đối với đạo đức
5. Chỉ ra vai trò của đạo đức trong nền kinh tế thị trường
6. Thấy được sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
7. Chỉ ra được các yêu cầu đặt ra về phẩm chất đạo đức
người cán bộ trong nền kinh tế thị trường.
B. NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHƯƠNG 6
1. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG ĐẠO
ĐỨC MỚI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA
1.1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO VÀ
ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.2. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1. KHÁI NIỆM ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO VÀ
ĐẠO ĐỨC NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.1.1. Đạo đức người thầy giáo.
Người thầy giáo phải có các phẩm chất đạo đức sau
đây:
Phải có đầy đủ phẩm chất đạo đức cá nhân của một
công dân
Phải học tập gương đạo đức Hồ Chí Minh
Phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức mới xã hội
chủ nghĩa
1.1.2. Đạo đức người thầy giáo xã hội chủ nghĩa
• Phải có các đức tính của người thầy giáo
• Người thầy giáo xã hội chủ nghĩa còn phải yêu
chủ nghĩa xã hội và trung thành với sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đồng thời phải biết
giáo dục cho người học tình yêu và lòng trung
thành đó.
1.2. NHỮNG YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
NGƯỜI THẦY GIÁO XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
1.2.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị
• Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
• Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình độ
lý luận chính trị
• Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành nghiêm sự
điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập
thể, phấn đấu vì lợi ích chung.
• Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, tích cực
tham gia các hoạt động chính trị, xã hội.
1.2.2. Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp
• Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn
danh dự, lương tâm nhà giáo.
• Tận tụy với công việc; thực hiện đúng quy chế,
nội quy của đơn vị, của ngành.
• Công bằng trong giảng dạy và giáo dục.
• Thực hiện phê bình và tự phê bình.
• Thường xuyên học tập nâng cao trình độ chuyên
môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp giáo dục.
1.2.3. Yêu cầu về lối sống, tác phong
• Sống có lý tưởng, có mục đích, có ý chí, có tinh
thần phấn đấu với động cơ trong sáng, sáng tạo.
• Có lối sống hoà nhập với cộng đồng, phù hợp với
bản sắc dân tộc, thích ứng với sự tiến bộ của XH.
• Tác phong làm việc khoa học; văn minh, lịch sự.
• Trang phục, trang sức giản dị, gọn gàng, lịch sự,
phù hợp với nghề dạy học, không gây phản cảm.
• Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; đấu tranh, ngăn
chặn những hành vi vi phạm pháp luật và các quy
định nghề nghiệp.
• Quan hệ, ứng xử đúng mực với mọi người.
• Xây dựng gia đình văn hoá; thực hiện nếp sống
văn hoá nơi công cộng.
1.2.4. Yêu cầu về giữ gìn, bảo vệ truyền thống
đạo đức nhà giáo
• Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện
hành vi trái pháp luật, trái quy định.
• không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và
nhân dân.
• Không gian lận, thiếu trung thực trong công việc.
• Không trù dập, chèn ép hay có thái độ thiên vị,
phân biệt đối xử với người học.
• Chống những hành vi tiêu cực trong giáo dục.
• Không xâm phạm, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
của người học, đồng nghiệp, người khác.
1.2.4. Yêu cầu về giữ gìn, bảo vệ truyền
thống đạo đức nhà giáo (tiếp)
• Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy
định.
• Không hút thuốc lá, uống rượu, bia khi làm việc.
• Không sử dụng điện thoại di động khi làm việc
• Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất
đoàn kết trong tập thể.
• Không tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái
với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.
• Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm
vụ, vi phạm quy chế chuyên môn.
• Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan
đến tệ nạn xã hội
2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở ViỆT NAM
2.1. ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH
HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THANG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA
2.3. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở
VIỆT NAM
2.1. ĐẠO ĐỨC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1.1. Ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường đối
với đạo đức
• Xu hướng phủ nhận ảnh hưởng tích cực của cơ chế thị
trường đối với đạo đức.
• Xu hướng nhấn mạnh ảnh hưởng tích cực của cơ chế
thị trường đối với đạo đức.
• Kinh tế thị trường tác động đến đạo đức mang tính
hai mặt, cả tích cực và cả tiêu cực.
• Đối với những nước mới bước vào kinh tế thị trường,
sự đụng độ giữa kinh tế thị trường với các giá trị
truyền thống dân tộc trở thành một vấn đề nan giải.
2.2.2. Vai trò của đạo đức trong nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
• Một là, đạo đức góp phần định hướng mục tiêu chủ
nghĩa xã hội.
• Hai là, nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ngay từ trong bản chất của nó đã chứa
đựng yếu tố luân lý đạo đức.
• Ba là, các tiêu chuẩn đạo đức và quan niệm giá trị
biểu hiện hình thái ý thức cấu thành tiền đề nhân văn
trong hoạt động của chủ thể kinh tế.
• Bốn là, đạo đức góp phần điều tiết các quan hệ lợi ích
trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2. SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THANG GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.2.1. Giá trị và thang giá trị đạo đức.
• Giá trị là cái gì làm cho một vật trở nên có ích lợi, có ý
nghĩa, là đáng quý về mặt nào đó.
• Giá trị đạo đức là những cái được con người lựa chọn
và đánh giá, là những cái có ý nghĩa tích cực với đời
sống xã hội và phù hợp với dư luận xã hội.
• Thang giá trị đạo đức là một tổ hợp giá trị đạo đức
hay một hệ thống giá trị đạo đức được xếp theo một
thứ tự ưu tiên nhất định.
2.2.2. Sự biến đổi của thang giá trị đạo đức
hiện nay
+ Đặc điểm của thang giá trị đạo đức truyền thống Việt
Nam
• Lòng yêu nước được xem là cốt lõi, cơ bản, phổ biến
và cao nhất trong thang giá trị đạo đức truyền thống
Việt Nam
• Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lao động cần
cù thông minh sáng tạo, thương người vì nghĩa, lối
sống tình nghĩa thủy chung là những giá trị truyền
thống quý báu của dân tộc Việt Nam.
• Các giá trị đạo đức được đề cao là các giá trị cộng
đồng, còn các giá trị cá nhân còn mờ nhạt.
+ Sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức dưới sự biến
động mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội.
* Các điều kiện kinh tế xã hội tác động tới sự biến đổi
thang giá trị đạo đức ở nước ta:
Việt Nam có sự chuyển đổi từ cơ chế kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay Việt Nam đang mở cửa giao lưu với thế giới,
tham gia vào quá trình hợp tác phân công lao động
quốc tế trong bối cảnh quốc tế và trong nước có nhiều
diễn biến phức tạp.
+ Sự chuyển đổi thang giá trị đạo đức dưới sự biến động
mạnh mẽ của các điều kiện kinh tế xã hội.
Những đặc điểm của thang giá trị đạo đức hiện nay:
* Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc đang có những
chuyển biến phức tạp.
* Các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc được khẳng
định và phát triển trong điều kiện mới.
* Tư tưởng yêu nước là giá trị đạo đức hàng đầu xuyên suốt
quá trình lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi dựng nước tới
nay vẫn được phát huy.
* Lòng nhân ái là một truyền thống quý báu của dân tộc, cội
nguồn của đạo đức cần phải phát huy mạnh mẽ hơn.
* Các giá trị đạo đức vốn hình thành trong cách mạng dân
tộc dân chủ được giữ gìn, trân trọng và bổ sung nội dung
mới.
* Một số giá trị phẩm chất cá nhân tiến bộ đang được coi
trọng và ngày càng đề cao, khuyến khích.
Trong quá trình đổi mới và định hướng thang giá trị
đạo đức cần chống hai khuynh hướng cực đoan:
* Một là, chống thái độ bảo thủ, đề cao quá mức
truyền thống mà coi nhẹ hoặc phủ nhận đổi mới.
* Hai là, chống thái độ hư vô, đi vào kinh tế thị
trường hiện đại hóa đất nước mà xa rời những giá
trị đạo đức truyền thống, làm mất đi bản sắc dân
tộc, đánh mất bản thân mình.
2.3. ĐẠO ĐỨC NGƯỜI CÁN BỘ TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở VIỆT NAM
* Cán bộ là ai?
Cán bộ là: “Người làm công tác có chức vụ trong một
cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường,
không có chức vụ”.
* Những yêu cầu định ra về phẩm chất đạo đức của
người cán bộ hiện nay là:
• Một là, có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ
nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
• Hai là, có ý thức cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô
tư, không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống
tham nhũng, có ý thức tổ chức, kỷ luật, trung thực,
không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm.
• Ba là, có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan
điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực và sức
khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm
vụ được giao.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP CHƯƠNG 6
1. Hãy phân tích nội dung và tính tất yếu của đạo
đức người thầy giáo.
2. Phân tích những yêu cầu về phẩm chất đạo
đức người thầy giáo xã hội chủ nghĩa.
3. Hãy kể một số tấm gương đạo đức người thầy
giáo trong lịch sử dân tộc và liên hệ với bản
thân.
C. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP
CHƯƠNG 6
4. Phân tích những ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối
với đạo đức và chỉ ra vai trò của đạo đức trong nền
kinh tế thị trường.
5. Phân tích sự biến đổi của thang giá trị đạo đức trong
nền kinh tế thị trường. Liên hệ với sự nghiệp giáo dục
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
6. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, người cán bộ phải có những phẩm chất
gì? Liên hệ với bản thân.
1. G.Bandzeladze, Đạo đức học, tập 1-2, NXB Giáo dục,
1985 (Bản dich của Hoàng Ngọc Hiến)
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, NXB Chính trị quốc gia, 2001
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chính
ban chấp hành Trung ương khoá IX, NXB Chính trị quốc
gia, 2004
4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết của Bộ Chính trị về
một số định hướng lớn trong công tác tư tưởng hiện nay
5. Giáo trình Đạo đức học (hệ cử nhân chính trị) - Học viện
CTQG Hồ Chí Minh, NXB Lý luận chính trị, 2004
6. Trần Văn Giàu, Giá trị tinh thần của truyền thống dân tộc
Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1993
Danh mục tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo
7. Trần Hậu Kiêm, Đạo đức học, NXB Giáo dục, 1985
8. Trần Hậu Kiêm (chủ biên), Các dạng đạo đức xã hội,
NXB Chính trị quốc gia, 1993
9. Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, 1977, tập 37
10. C.Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, NXB Chính trị quốc
gia, 1994. Các tập: 1, 3, 4, 13, 20, 21.
11. Hồ Chí Minh, toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995,
các tập: 5, 9.
12. Những vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường,
Thông tin khoa học xã hội - chuyên đề, 1966.
13. A.Sixkin, Nguyên lý đạo đức cộng sản, NXB Sự thật,
1961
14. Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, 1996
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_dao_duc_hoc_mac_lenin_nguyen_thi_khuong.pdf