Kiến thức: Người học nắm được những kiến thức cơ bản về đánh giá, đặc
điểm của đánh giá trong giáo dục đặc biệt, mục đích của đánh giá trong giáo dục
đặc biệt. Hiểu rõ, biết cách lựa chọn và sử dụng các phương pháp đánh giá phù
hợp với từng giai đoạn. Nắm vững các lĩnh vực cần đánh giá. Hiểu rõ về các loại
đánh giá để lập kế hoạch can thiệp, đánh giá tiến bộ, đánh giá cuối kì.
Kĩ năng: Người học có được những kĩ năng trong việc lựa chọn và sử dụng các
phương pháp và công cụ khám sàng lọc, chẩn đoán một cách phù hợp.
Thái độ: Có thái độ nghiêm túc, cẩn thận khi đánh giá. Trân trọng khả năng và
nhu cầu của trẻ, tôn trọng, khích lệ trẻ học tập; yêu nghề, tận tâm với giáo dục trẻ
khuyết tật; tích cực, chủ động tìm kiếm và áp dụng kiến thức, kỹ năng vào việc thu
thập thông tin, đánh giá trẻ một cách khách quan từ đó góp phần can thiệp sớm và
có hiệu quả.
35 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Đánh giá trẻ khuyết tật trong giáo dục đặc biệt (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nữa về cách thức học sinh giải quyết những khó
khăn về mặt toán học, tổ chức viết các bài luận hoặc nghiên cứu các chương
trong sách giáo khoa. Phỏng vấn lâm sàng tập trung vào qui trình mà học
sinh tuân thủ để hoàn thành một nhiệm vụ. Sản phẩm của công cụ này có lợi
ích thứ cấp.
Một số chiến lược hoàn toàn có thể quan sát. Do đó trong quá trình
tthực hiện phỏng vấn lâm sàng, nhà chuyên môn cần cẩn thận lưu ý tới các
hành vi của học sinh. Tuy nhiên, các chiến lược mang tính nhận thức lại
không thể quan sát được và báo cáo của học sinh trở thành cơ sở thông tin
đối với khía cạnh thực hiện nhiệm vụ này. Giáo viên ghi lại lưu ý đối với
những gì mà học sinh làm, sau đó yêu cầu học sinh miêu tả qui trình tư duy
đi kèm với những hành động đó.
Phỏng vấn lâm sàng thường diễn ra trong lúc học sinh đang thực hiện
nhiệm vụ của mình. Ví dụ nếu yêu cầu của nhiệm vụ là giải quyết những khó
khăn đối với các từ về toán học, học sinh sẽ được cung cấp một số vấn đề ở
mức độ khó phù hợp. Sau đó để tìm ra những chiến lược không thể quan sát,
các nhà chuyên môn phải hướng dẫn học sinh phải “nghĩ ra trong lúc giải
quyết các vấn đề đó”. Sau đó nhà chuyên môn có thể quan sát, lắng nghe báo
- 25 -
cáo của học sinh và đặt ra những câu hỏi nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa hoặc để
tìm hiểu những khía cạnh chưa được thảo luận.
Trong một số trường hợp, các nội dung phỏng vấn được tiến hành
ngay lập tức sau khi học sinh đã kết thúc nhiệm vụ của mình. Việc đánh giá
kỹ năng viết là một ví dụ. Hoàn toàn không can thiệp vào hành động tập
trung của học sinh. Buổi phỏng vấn cần diễn ra ngay sau khi học sinh đã kết
thúc kỹ năng viết. Không nên có sự chậm trễ giữa việc hoàn thành công việc
với việc tiến hành phỏng vấn, nếu không học sinh có thể không kể lại chính
xác một loạt các bước đã thực hiện đối với nhiệm vụ.
Phỏng vấn lâm sàng là một kỹ thuật đánh giá tinh vi. Nó đòi hỏi phải
có chuyên môn trong quá trình quan sát và sử dụng kỹ thuật phỏng vấn, đòi
hỏi kiến thức đối với khía cạnh giáo trình đang được đánh giá và kiến thức
đối với những kiểu chiến lược nhận thức khác nhau mà học sinh có thể áp
dụng để hoàn thành một loạt công việc khác nhau. Kết quả dữ liệu mang tính
chủ quan ở chỗ dữ liệu đó là báo cáo về những hành vi không thể quan sát
được của người thông tin. Tuy nhiên, phỏng vấn lâm sàng là phương thức
trực tiếp nhất để thu thập dữ liệu liên quan tới các chiến lược nhận thức và
có thể cung cấp những hướng dẫn quan trọng để xây dựng cấu trúc của quá
trình giảng dạy.
4.4. Nhóm đánh giá (Các thành viên tham gia chẩn đoán và đánh giá):
c Các thành viên của nhà trường:
Các giáo viên phổ thông và giáo viên chuyên biệt, những người trực
tiếp làm việc hàng ngày với trẻ khuyết tật, là các thành viên không thể thiếu
của nhóm. Các giáo viên có thể cung cấp thông tin trên mọi khía cạnh của sự
phát triển của học sinh, đặc biệt là sự thể hiện khả năng học tập, tình trạnh
về xã hội và tình cảm.
Các giáo viên phổ thông đóng góp các thông tin có giá trị về các kỹ
năng xã hội của học sinh trong tiếp xúc với bạn bè của chúng. Họ cũng
mang đến những thông tin chính xác về qui trình và chương trình dạy học
trên lớp và có được những hiểu biết trực tiếp về sự đáp ứng của học sinh đối
với các qui trình cà chương trình đó. Các thủ tục đánh giá của họ thường bao
gồm các trắc nghiệm nhóm về kết quả học tập, các phép đo không chính
thức và những kiểm tra, quan sát lớp học và các hồ sơ. Họ có thể mô tả sự
tiến bộ của học sinh khuyết tật theo chương trình giáo dục phổ thông, so
sánh với các học sinh khác trong lớp. Những loại thông tin này có tác dụng
riêng trong việc xác định những sự thích ứng và điều chỉnh mà học sinh cần
có để có thể học được trong mục tiêu lớp học hoà nhập.
Các nhà giáo dục đặc biệt cung cấp những thông tin về sự thể hiện khả
năng của học sinh từ một góc nhìn khác hơn. Các thủ tục giáo dục của họ
nhìn chung được cá nhân hoá hơn; họ tập hợp những dữ liệu chính thức và
không chính thức không chỉ về kỹ năng học vấn mà cả những biểu hiện trên
- 26 -
các lĩnh vực như ngôn ngữ và hành vi. Thông tin này cùng với những thông
tin có được từ giáo viên phổ thông sẽ giúp nhóm ra được các quyết định về
các loại dịch vụ cần thiết đối với học sinh khuyết tật.
Các giáo viên giáo dục đặc biệt thường là các thành viên của các
nhóm theo trường nhằm hợp tác và tư vấn cho các giáo viên đứng lớp. Ở vai
trò này, các nhà giáo dục đặc biệt có thể trình bày các quan sát lớp học và
làm việc với nhóm nhằm phát triển các chiến lược khả thi, nhằm giải quyết
các vấn đề về hành vi và học tập của trẻ trong trường phổ thông. Khi học
sinh cần đến các dịch vụ giáo dục đặc biệt, các nhà giáo dục đặc biệt đóng
vai trò chính yếu trong quá trình đánh giá, với trách nhiệm tập hợp những
thông tin về mức độ hiện thời của trẻ trong một số các lĩnh vực khác.
Ban giám hiệu chỉ đạo giáo dục trong nhóm ra quyết định có thể bao
gồm hiệu trưởng, giám đốc phụ trách giáo dục đặc biệt khu vực và những
thành viên khác có chức năng giám sát. Các hiệu trưởng hoặc hiệu phó
thường được ghi danh vào nhóm nhằm chia sẻ trách nhiệm hợp tác trong
giáo dục trẻ khuyết tật, khuyến khích họ ủng hộ các chương trình giáo dục
hoà nhập và giáo dục đặc biệt. Ban chỉ đạo giáo dục đặc biệt và những người
giám sát khác có thể chia sẻ những hiểu biết của họ về sự lựa chọn chương
trình giáo dục đặc biệt phù hợp ở cấp huyện hoặc xã.
d Phụ huynh và học sinh.
Cha mẹ học sinh và các thành viên khác trong gia đình có rất nhiều
đóng góp cho nhóm vì họ hiểu về hành vi của con em họ và hành động như
là thầy giáo của trẻ trong thời gian chăm sóc - giáo dục tại gia đình.
Phụ huynh đã cung cấp những thông tin về nhiều khía cạnh về khả
năng hiện thời của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ trẻ và các thành viên khác trong
gia đình có một góc nhìn khác vì sự quan sát của họ diễn ra ở nhà, xóm
giềng và cộng đồng. Sự đóng góp quan trọng khác của phụ huynh là thông
tin về những trải nghiệm giáo dục trong quá khứ của trẻ, tiền sử về sức khoẻ
và những tiến bộ qua các giai đoạn phát triển. Phụ huynh cóa thể hoàn thành
các bảng hỏi về con em họ hoặc được các cán bộ giáo dục phỏng vấn. Họ có
thể quan sát khi tiếp xúc với trẻ ở nhà hoặc họ có thể được hỏi để tập hợp
những dữ liệu quan sát không chính thức về đứa trẻ trong môi trường gia
đình. Khi cha mẹ tham gia đầy đủ trong quá trình nhóm xử lý thông tin của
nhóm, họ đóng góp cho các quyết định giáo dục trở nên tốt hơn và có tinh
thần ủng hộ nhiều hơn đối với chương trình giáo dục trẻ.
Bản thân học sinh của một số nhóm giáo dục, đặc biệt là ở các lớp
trên. Học sinh có thể đóng góp thông tin về các khía cạnh thể hiện khả năng
học tập ở trường cũng như những cảm nhận, thái độ, mục đich và nguyện
vọng tương lai. Học sinh hợp tác trong quá trình thu thập dữ liệu bằng nhiều
cách. Cùng với việc tham gia vào các thủ tục đánh giá như trắc nghiệm
chính thức và kiểm tra không chính thức, các em có thể trả lời các câu hỏi
- 27 -
phỏng vấn, hoàn thành các thang đo, hoặc trả lời những câu hỏi trong bảng
hỏi.
e Những người hỗ trợ học đường
Các nhà tâm lí học, tật học, ngôn ngữ - lời nói và các chuyên gia về
các phương tiện trợ giúp đặc biệt thường hỗ trợ các giáo viên phổ thông và
các nhà giáo dục đặc biệt. Họ thường xuyên là các thành viên của các nhóm
đánh giá. Trong quá trình đánh giá, các nhà tâm lí giáo dục tập hợp các dữ
liệu giúp cho việc xác định một học sinh có đủ điều kiện thụ hưởng các dịch
vụ đặc biệt hay không. Trong vai trò này, các nhà tâm lí giáo dục luôn là nhà
chuyên môn có trách nhiệm đối với quá trình tổ chức đánh giá chính thức và
giải thích kết quả đánh giá đó nhằm xác định mức độ trí tuệ chung.
Báo cáo đánh giá từ phía nhà tâm lí cho biết mức độ trí tuệ của đứa
trẻ, hiện trạng các kỹ năng cần cho việc học và về hành vi cũng như xúc
cảm. Khi kết hợp với báo cáo của giáo viên về kết quả học tập của trẻ, các
báo cáo tâm lí học cho phép nhóm đánh giá so sánh mức độ thể hiện khả
năng học tập ở lớp của một học sinh với kết quả học tập mong đợi. Trong
việc lập kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục, các nhà tâm lí có thể trợ
giúp xây dựng các mục tiêu hợp lí và cung cấp các thông tin về những khả
năng học tập riêng của học sinh đó.
Các nhà tật học, ngôn ngữ tham gia trong quá trình đánh giá và dạy
học đối với những học sinh có rối loạn về ngôn ngữ và hoạt động lời nói. Họ
có trách nhiệm giáo dục các kỹ năng giao tiếp của trẻ, giới thiệu học sinh
đến các chuyên gia khác nếu cần thiết, cung cấp các dịch vụ hướng dẫn trực
tiếp, và tư vấn cho các nhà chuyên môn khác khi làm việc với những trẻ này.
Các thủ tục đánh giá được các nhà tật học ngôn ngữ sử dụng gồm cả
chính thức và không chính thức; họ thường lấy thông tin ban đầu tà các nhà
giáo dục về khả năng ngôn ngữ và hoạt động lời nói ở lớp của học sinh. Các
nhà giáo dục đặc biệt cũng có thể sàng lọc các học sinh có vấn đề về ngôn
ngữ và hoạt động lời nói, sau đó giới thiệu các học sinh này đễn các nhà tật
học ngôn ngữ để có sự đánh giá sâu hơn. Hơn nữa thức trạng về giao tiếp và
hiểu biết của mỗi học sinh giúp nhóm đánh giá hiểu các vấn đề về hành vi
và học tập trong đó ngôn ngữ và hoạt động lời nói là một phần. Trong kế
hoạch giáo dục cá nhân, các nhà tật học ngôn ngữ đặt ra các mục tiêu riêng
đối với học sinh và chỉ ra cách để người khác có thể hỗ trợ cho việc đạt được
mục tiêu này. Đối với một số học sinh khuyết tật, việc dạy ngôn ngữ nói là
một dịch vụ đặc biệt duy nhất mà trẻ nhận được; đối với những trẻ khác, đó
chỉ là một trong một số cácdịch vụ đặc biệt cần cho trẻ mà thôi.
Các chuyên gia về công nghệ trợ giúp là những thành viên mới trong
nhóm đánh giá. Vai trò của họ bao gồm việc sử dụng các công nghệ trợ giúp
nhằm làm tăng khả năng tham gia của học sinh vào chương trình học.
f Các chuyên gia y tế
- 28 -
Thông tin y tế về học sinh do các chuyên gia sinh lí học, y tế học
đường và các chuyên gia y tế khác thu thập. Loại thông tin này có thể bao
gồm các kết quả khám sàng lọc về thị lực, thính lực, tiền sử về sức khoẻ
cũng như trạng thái cơ thể hiện tại của trẻ.
Tất cả học sinh cần được kiểm tra thính lực và thị lực. Việc khám
sang lọc có thể do y tá trong trường thực hiện, và những người này sẽ giới
thiệu trẻ đến các chuyên gia phù hợp. Các kết quả khám sang lọc và bất cứ
đánh giá nào sau đó đều được y tế học đường chuyển đến nhóm đánh giá.
Trong đó đặc biệt chú ý với nhóm đánh giá về vấn đề nghe nhìn ảnh hưởng
đến kết quả đánh giá khả năng của trẻ và những chương trình sau đó.
Các nhà sinh lí và y tế học đường cũng có thể thông báo về bất cứ
thông tin gì có liên quan đến các vấn đề, điều kiện sức khoẻ hay bệnh tật.
Các bác sĩ nhi khoa, nhà thần kinh học,nhà tâm bệnh học và các nhà sinh lí
học khác cũng cần tham gia vào. Cần chú ý xem trẻ có cần phải điều trị bằng
thuốc hay không. Mọi thông tin về mặt y tế cần được thông báo với dụng ý
giáo dục rõ rang. Các dữ kiện từ đánh giá khả năng thể hiện trên lớp và các
lĩnh vực chức năng khác phải được nhóm đánh giá quan tâm đến trong mối
liên quan với đánh giá y tế.
g Cán bộ làm công tác xã hội và các nhà tư vấn.
Các cán bộ xã hội và các nhà tư vấn học đường cung cấp các thông tin
về hiện trạng mặt xã hội và xúc cảm của trẻ. Trong các nhà trường, cán bộ
xã hội hỗ trợ bằng cách chuẩn bị các thông tin về tiểu sử sự phát triển về mặt
xã hội cua học sinh, thực hiện sự tư vấn nhóm hoặc cá nhân cho trẻ và gia
đình trẻ, giải quyết các vấn đề trong hoàn cảnh sống của trẻ có ảnh hưởng
đến việc điều chỉnh dạy học và huy động các nguồn lực trong nhà trường và
cộng đồng.
Các thủ tục đánh giá được các cán bộ xã hội sử dụng bao gồm các
phỏng vấn và gặp gỡ gia đình. Các dữ liệu được thu thập lien quan đến nền
tảng của trẻ và môi trường gia đình có thể giúp nhóm đánh giá giải thích các
dữ liệu đánh giá khác. Các cán bộ xã hội cũng có thể hỗ trợ các thành viên
nhóm, đặc biệt là phụ huynh trong việc xác định các mục tiêu và chiến lược
hành động ở gia đình và cộng đồng.
Các nhà tư vấn giúp sử dụng cả các thủ tục đánh giá chính thức và
không chính thức để tập hợp thông tin về sự phát triển xã hội và cảm xúc của
học sinh, đôi khi cả những vấn đề đó ở các thành viên trong gia đình trẻ. Các
nhà tư vấn bổ sung các thông tin quan trọng vào hồ sơ học sinh. Chẳng hạn
các dữ liệu từ quá trình tư vấn có thể chỉ ra nhu cầu về các mục tiêu riêng
hoặc định hướng các quyết định về chiến lược và môi trường giáo dục và
chăm sóc.
h Các chuyên gia về phát triển kỹ năng vận động.
Có thể thu được những thông tin về sự phát triển vận động của học
sinh nhờ các giáo viên thể dục thích nghi, các nhà vật lí trị liệu và các nhà
- 29 -
châm cứu. Thêm vào đó, nhà sinh lí học hoặc cán bộ y tế học đường cũng có
thể cung cấp thông tin về các kỹ năng vận động của trẻ.
Giáo viên thể dục thích nghi tham gia với vai trò hướng dẫn học sinh
theo các chương trình luyện tập được thiết kế một cách đặc biệt, và chính
các giáo viên nà có thể cung cấp thông tin về khả năng vận động hiện thời
của trẻ. Giáo viên nhà tâm lí và những người khác cũng có thể có các thông
tin ban đầu về kỹ năng vận động thô và vận động tinh của trẻ. Trong một số
trường hợp, các vấn đề về kỹ năng đưa đến những khó khăn khác, ví dụ như
viết tay. Giáo viên thể dục thích nghi đặt ra các mục tiêu luyện tập riêng cho
trẻ và giúp các thành viên nhóm trong các chương trình đáp ứng nhu cầu vận
động.
Các nhà châm cứu và vật lí trị liệu cũng góp thông tin. Một số tác giả
phân biệt giữa các nhà vật lí trị liệu - những người quan tâm đén lĩnh vực
phát triển vận động thô, và những nhà châm cứu quan tâm đến lĩnh vực phát
triển vận động tinh. Cả 2 loại chuyên gia này sử dụng các thủ tục đánh giá
mang tính chuyên môn để thu thập thông tin cần thiết cà cung cấp cho các
thành viên khác của nhóm qua phỏng vấn hoặc trải nghiệm.
Giáo viên có thể báo cáo về những đòi hỏi ở lớp về các kỹ năng vận
động và các quan sát về những thế mạnh cũng như điểm yếu của học sinh.
Cha mẹ trẻ cũng có thể có những thông tin hữu ích. Chương trình giáo dục
cá nhân chứa đựng các mục tiêu về sự phát triển vận động nếu cần thiết và
cho phép các nhà trị liệu đề xuất các chiến lược phù hợp để thúc đẩy tốt hơn
sự phát triển vận động phối hợp hoặc các mục tiêu chuyển tiếp khả thi.
i Những người khác
Một số những thông tin quan trọng về đứa trẻ đôi khi lại được cung
cấp bởi các thành viên nhóm không thuộc các thành phần đã mô tả ở trên. Ví
dụ như các gia sư hoặc các trợ lí chuyên môn thường xuyên làm việc với trẻ
có khả năng hiểu trẻ dựa trên trải nghiệm trực tiếp. Các thành viên khác
trong cộng đồng (các chủ doanh nghiệp, đốc công) cũng có thể giúp nhóm
hiểu được rõ hơn về các mục tiêu nghề nghiệp khả thi và các dịch vụ chuyển
tiếp cần thiết. Những người khác trong gia đình (ông bà nội, ngoại) đôi khi
cũng bổ sung thêm thông tin cho cha mẹ và đứa trẻ.
Mục đích của việc tiếp cận nhóm
Mục đích của việc tiếp cận nhóm là nhằm tập hợp được mọi thông tin
cần thiết cho việc ra quyết định về giáo dục nhờ sự kết hợp thông thạo, kinh
nghiệm, kiến thức, kỹ năng của các thành viên. Nhóm được xem là khách
quan hơn các cá nhân riêng lẻ vì đưa ra được quan điểm liên môn.
- 30 -
Các loại thông tin và các bộ phận (người) có thể cung cấp thông tin.
Loại thông tin.
Nguồn
Sức
khỏe
Tình trạng
cảm xúc
và xã hội.
Khả
năng
chung
Học
lực
Tình
trạng
giao tiếp
Kĩ năng
vận
động
Các yếu
tố
chuyển
tiếp.
Giáo viên * * * *
Phụ huynh * * * * *
Nhà tâm lý * * *
Nhà bệnh học,
ngôn ngữ - lời nói.
*
Chuyên gia y tế. * *
Nhà tư vân và cán
bộ xã hội
* *
Các chuyên gia về
chuyển tiếp
*
Các chuyên gia về
kĩ năng vận động
* *
4.5. Lưu trữ hồ sơ.
Việc đánh giá trẻ khuyết tật cần thiết phải thu thập thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, việc tập hợp mọi thông tin cần thiết cho việc ra quyết định
về giáo dục.
Các quyết định giáo dục quan trọng đối với trẻ khuyết tật được đưa ra
bởi một nhóm hơn là bởi một cá nhân. Tiếp cận nhóm đòi hỏi các cá nhân từ
các góc nhìn khác nhau làm việc cùng nhau để đóng góp hiểu biết chuyên
môn cho quá trình ra quyết định. Nhóm này có thể bao gồm cha mẹ của trẻ
và các nhà chuyên môn đại diện cho giáo dục phổ thông, giáo dục đặc biệt,
tâm lý học, trị liệu ngôn ngữ và lời nói, thầy thuốc, và các lĩnh vực khác khi
cần thiết. Mỗi thành viên của nhóm tập hợp dữ liệu về học sinh và giải thích
các dữ liệu đó theo quan điểm của mình, và chia sẻ điều đó với các thành
viên khác của nhóm. Sau đó nhóm sẽ phân tích tất cả những ý kiến đóng
góp, gồm cả ý kiến của phụ huynh của trẻ, trong một nỗ lực tạo ra quyết
định thích hợp nhất.
Tiếp cận nhóm không phải là mới mẻ trong giáo dục đặc biệt, mặc dù
nó chỉ đạt được những bước tiến trong những năm gần đây. Các nhóm phải
đưa ra các quyết định sau:
- Các tiêu chuẩn của học sinh được hưởng giáo dục đặc biệt và các dịch
vụ khác có liên quan
- Xây dựng các chương trình giáo dục cá nhân.
- Đánh giá và điều chỉnh chương trình giáo dục cá nhân;
- Kiểm tra định kỳ nhu cầu giáo dục đặc biệt và các dịch vụ có liên
quan.
- 31 -
Các thành viên trong nhóm đưa ra quyết định giáo dục là khác nhau.
Những mục đích khác nhau đòi hỏi số lượng thành viên trong nhóm khác
nhau và đại diện của những chuyên môn khác nhau. Chẳng hạn, với cùng
một học sinh, nhóm đánh giá về sự đủ tiêu chuẩn được hưởng các dịch vụ
đặc biệt hầu như có nhiều thành viên hơn so với nhóm có trách nhiệm xây
dựng chương trình giáo dục cá nhân cho học sinh đó. Các nhu cầu của học
sinh cũng ảnh hưởng đến cơ cấu thành viên của nhóm. Một học sinh khuyết
tật nặng dường như đòi hỏi nhóm có đông thành viên đại diện cho nhiều
chuyên môn hơn so với ở một học sinh khuyết tật nhẹ.
Nhiều các cá nhân khác cũng tham gia trong nhóm giáo dục. Những
người này có đóng góp quan trọng cho đánh giá và lập kế hoạch cũng như
giám sát chương trình dạy học. Các nhà giáo dục đặc biệt đóng vai trò hết
sức có ý nghĩa trong việc tổng hợp kết quả của toàn nhóm và đưa vào hồ sơ
thống nhất về những nhu cầu của học sinh.
Chúng ta có thể tập hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, phù hợp
với chuyên môn của họ.
Thành lập hồ sơ cá nhân.
Hồ sơ cá nhân bao gồm:
- Đơn xin vào học (do cha mẹ hoặc người đỡ đầu ghi theo mẫu);
- Tiền sử của trẻ (do cha mẹ hoặc người đỡ đầu ghi theo mẫu);
- Nhận xét về quá trình học tập của học sinh (do giáo viên phụ trách lớp
ghi);
- Kết luận về y học do các bác sĩ chuyên ngành ghi;
- Biên bản kiểm tra trí tuệ và trạng thái ngôn ngữ do cán bộ chuyên
ngành sư phạm ghi;
- Giấy khai sinh.
5. MỘT SỐ LƯU Ý KHI ĐÁNH GIÁ TRẺ KHUYẾT TẬT.
5.1. Nắm vững qui trình đánh giá
Việc đánh giá cần được diễn ra theo một qui trình bao gồm các bước:
- Xác định nhiệm vụ, mục tiêu cần đánh giá: Đánh giá cái gì? Đánh
giá để làm gì? Kết quả đánh giá sẽ được sử dụng như thế nào?
- Xác định đối tượng, phạm vi và lĩnh vực đánh giá: Đối tượng, phạm
vi và lĩnh vực đánh giá cần được mô tả kỹ để tránh nhầm lẫn, thu hẹp hoặc
mở rộng phạm vi đánh giá. Ví dụ: Đối tượng đánh giá là nhóm khuyết tật
nào? (thính giác, thị giác, ngôn ngữ, vận động hay chậm phát triển trí tuệ).
Đánh giá kết quả về lĩnh vực nào? (lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
thái độ hay phục hồi chức năng. Trong thời gian bao lâu?
- Xác định loại hình và kĩ thuật đánh giá:
Trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật cần tiến hành tốt hai cấp độ
của đánh giá. Đó là đánh giá sơ bộ khi trẻ nhập học và đánh giá thường
xuyên trong quá trình dạy học để xác định trình độ, khả năng của trẻ để giúp
- 32 -
trẻ học tốt hơn. Đánh giá tổng kết sau một tháng, một học kỳ hay một năm
học nhằm xác định kết quả học tập và sự tiến bộ của trẻ. Kết quả đánh giá cả
về định lượng và định tính đều được ghi lại vào sổ theo dõi của học sinh.
Việc lựa chọn loại hình và kĩ thuật đánh giá phù hợp giúp cho việc thu thập
được những thông tin cần thiết một cách chính xác, khoa học.
- Phân tích định tính, định lượng.
Những thông tin thu được qua đánh giá cần được phân tích theo định
lượng, định tính và phải phụ thuộc vào mục đích yêu cầu và mục tiêu giáo
dục. Phải đảm bảo tính khách quan, độ tin cậy của phương pháp đánh giá.
Đặc biệt đối với trẻ khuyết tật, phải đảm bảo phù hợp với đặc điểm tật
nguyền và khả năng còn lại của trẻ và sự tiến bộ của trẻ về các mặt khả năng
giao tiếp, ứng xử, hội nhập xã hội.
- Nhận xét và kết luận:
Từ những kết quả thu được qua đánh giá cần đưa ra nhận xét và kết
luận: Theo mục tiêu; Hướng phát triển tiếp theo.
Có thể tóm tắt qui trình đánh giá như sau:
5.2. Đảm bảo các nguyên tắc khi đánh giá.
Đảm bảo tính khách quan, chính xác.
Đảm bảo tính toàn diện về các mặt, các lĩnh vực.
Đảm bảo việc đánh giá mang tính hệ thống.
5.3. Đánh giá nhằm phát triển học sinh, hoàn thiện chương trình giáo dục.
Việc đánh giá không chỉ để phục vụ tạo điều kiện cho sự phát triển
của trẻ mà đánh giá trẻ còn cung cấp cho chúng ta những thông tin thực tiễn,
những căn cứ để xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình giáo dục.
Xác định mục đích
Đánh giá
Mô tả các thông tin
cần thiết
Mô tả đối tượng
đánh giá
Xác định loại hình
đánh giá.
Lựa chọn và sắp xếp
các thông tin đã có.
Phân tích và xử lý
thông tin
Lựa chọn phương pháp
công cụ để thu thập
thông tin mới
Thu thập thông tin cần
thiết
Thiết kế
công cụ
Nhận xét, kết luận,
báo cáo.
- 33 -
5.4. Lựa chọn và sử dụng công cụ đánh giá phù hợp
Đối với từng loại trẻ, từng giai đoạn khác nhau đòi hỏi người đánh giá
phải biết lựa chọn những công cụ đánh giá phù hợp. Ví dụ: Với những trẻ
cần chẩn đoán sâu để có kế hoạch can thiệp thì không thể sử dụng các loại
công cụ để sàng lọc.
6. CÁC LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN ĐƯỢC ĐÁNH GIÁ..
6.1. Kỹ năng nhận thức:
Thực hiện các phương pháp đánh giá, sử dụng các test để đánh giá về
các khả năng của học sinh như:
- Tri giác nghe nhìn
- Khả năng ghi nhớ
- Khả năng tư duy
- Khả năng học các môn học
6.2. Kỹ năng vận động
Quan sát các kỹ năng vận động của trẻ như đi lại, chạy nhảy, nắm bắt,
khả năng chịu đựng của cơ thể, phát triển các tố chất nhanh, mạnh, bền,
khéo léo, sự phối hợp của các giác quan
Có thể sử dụng một số các thang đo đánh giá mức độ phát triển tâm
vận động của trẻ. Những kĩ năng vận động thô, vận động tinh
6.3. Kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ
Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tư duy và học
tập của trẻ. Tìm hiểu về sự phát triển các loại ngôn ngữ của trẻ kể cả ngôn
ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt.
Giao tiếp là hoạt động rất cần cho trẻ khuyết tật phát triển. Khi giao
tiếp trẻ cần có ngôn ngữ để diễn đạt ý nghĩ, tình cảm và thái độ đối với
người khác. Vì vậy trong quá trình giáo dục phải đánh giá vốn từ của trẻ
nhiều hay ít, cách vận dụng như thế nào trong quá trình giao tiếp với mọi
người. Trẻ khuyết tật ngôn ngữ phát triển rất chậm và bị hạn chế rất nhiều.
Trẻ chậm phát triển trí tuệ vốn từ rất nghèo nàn và khó vận dụng trong giao
tiếp nên trẻ diễn đạt việc làm, ý nghĩ của mình bằng lời nói rất khó khăn.
Với trẻ điếc câm thì việc giao tiếp bằng lời cực kì khó khăn, các em phải sử
dụng ngôn ngữ cử chỉ và điệu bộ, ngôn ngữ ngón tay và ngôn ngữ viết là chủ
yếu.
6.4. Kỹ năng xã hội và tình cảm
- Quan hệ với người thân, người quen, người lạ.
- Quan hệ với bạn bè,
- Quan hệ với tập thể
- Khả năng ứng xử
- Xúc cảm – tình cảm
6.5. Kỹ năng thích ứng
Để trẻ có thể thích ứng với cuộc sống, hoà nhập vào cộng đồng cần
chú ý đến một số các thói quen.
- 34 -
Đối với trẻ khuyết tật, việc hình thành những thói quen trong sinh
hoạt cuộc sống và lao động cũng là một trong những mục tiêu quan trọng.
Những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được trong giáo dục cần được tập luyện
thường xuyên để giúp trẻ hình thành các thói quen.
Đánh giá việc rèn luyện các thói quen bao gồm thói quen tự phục vụ
như biết giữ gì vệ sinh than thể, bíêt đánh răng rửa mặt, biết đi vệ sinh, biết
mặc quần áo và gìn giữ sạch đẹp những thói quen lao động giản đơn như
làm được một số việc trong gia đình: quét dọn nhà cửa, các công việc nấu
nướng đơn giản như nhặt rau, vo gạo, rửa rau Những thói quen trong học
tập: ngồi học trật tự, chăm chú nghe giảng, tập trung học tập, tham gia các
hoạt động của nhóm, của lớp, giữ gìn sách vở sạch đẹp, những thói quen
trong sinh hoạt vui chơi với ban bè cùng tổ, nhóm, lớp, địa phương
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_danh_gia_tre_khuyet_tat_trong_giao_duc_dac_biet.pdf