-Công tác TGT chưa gắn liền với dịch vụ KHHGĐ, do đó tỉ lệ những người thực
hiện các biện pháp tránh thai tăng chậm, nhất là tỉ lệ những người thực hiện các biện
pháp tránh thai hiện đại còn quá thấp
- Thông tin DS -KHHGĐ chưa đầy đủ, phổ biến chậm và không kịp thời, thiếu
những thông tin trong nước phù hợp cho việc tuyên truyền vận động các nhóm đối
tượng ở địa phương.
-Giáo dục dân số chưa được thực hiện ở các bậc học, cấp học, các loại hình giáo
dục, chưa phổ cập trên toàn quốc.
- Thông tin đại chúng còn chưa chú ý đến nội dung DS -KHHGĐ, vừa ít về số
lượng, vừa nghèo về nội dung và ít hấp dẫn về cách thể hiện.
82 trang |
Chia sẻ: thienmai908 | Lượt xem: 1254 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Dân số -Chăm sóc sức khoẻ sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ hai chỉ còn khoảng 650 kcal. Sữa non giầu dinh dưỡng,
chứa nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cân nhanh và có khả năng đề kháng tốt. Chất lượng
sữa non giảm đi nhanh trong vòng 24 giờ đầu, bởi vậy cho bú càng sớm càng tốt. Sữa
vĩnh viễn là sữa mẹ tuần thứ hai sau sinh, lúc này số lượng và chất lượng sữa đã ổn
định vì nó không thay đổi từ lúc đẻ đến lúc con 2-3 tuổi, chỉ có số lượng giảm
(l.200ml/ngày/6 tháng đầu - 600ml/ngày/1 tuổi và 300ml/ngày sau 2 tuổi). Sữa mẹ là
thức ăn toàn diện nhất cho trẻ, đặc biệt là trong 6 tháng đầu của cuộc sống. Việc nuôi
con bằng sữa mẹ có nhiều lợi ích như:
- Sữa mẹ chứa động nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ.
- Cơ thể trẻ dễ hấp thu và sử dụng sữa mẹ một cách có hiệu quả.
- Bảo vệ trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
- Giúp cho trẻ phát triển tốt về tinh thần, tâm lý và thể chất.
- Chi phí ít hơn nuôi trẻ bằng thức ăn nhân tạo.
- Giúp cho sự gắn bó mẹ con và làm phát triển mối quan hệ gần gũi, thương
yêu...
Phương pháp nuôi trẻ bằng sữa mẹ:
57
- Cho trẻ bú ngay sau sinh, khoảng 1/2 giờ sau sinh và để mẹ nằm gần con.
- Bú mẹ hoàn toàn tối thiểu trong 4 tháng đầu.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ.
- Đứa trẻ phải được ngậm vú tốt để mút có hiệu quả.
- Không nên cho trẻ bú thêm sữa bò hoặc các loại nước khác.
- Vệ sinh vú và thân thể.
- Chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18-24 tháng, sớm nhất là 12 tháng.
3.2.1.4. Tiêm chủng phòng các bệnh lây truyền (I-Immunisation). Muốn tiêm chủng có
hiệu lực cần phải tiêm chủng gây miễn dịch cơ bản cho trẻ em năm đầu đủ liều đúng
khoảng cách, đúng tháng tuổi theo lịch quy định. Tiêm chủng nhắc lại cho trẻ để củng
cố và tăng cường miễn dịch cho trẻ. Phải đảm bảo chất lượng vác xin và tiêm chủng
đúng kỹ thuật.
3.2.1.5. Kế hoạch hóa gia đình (F- Family planning). Đẻ sớm, đẻ dày và đẻ nhiều sẽ
ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, làm cho bà mẹ dễ bị suy nhược, thiếu
máu, bào thai sẽ không phát triển đầy đủ, dễ bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non, thiếu
cân. Đẻ nhiều làm cho bà mẹ không có điều kiện chăm sóc con chu đáo, trẻ dễ bị bệnh.
3.2.1.6. Cung cấp thực phẩm đầy đủ cho bà mẹ và trẻ em (F- Food suppty). Trong thời
gian mang thai, cân nặng của người mẹ phải tăng lên từ 8 - 12 kg để thai nhi phát triển
tốt. Vì thế, trong nửa cuối của thời kỳ thai nghén, người mẹ cần thêm khoảng
350kcal/ngày và 25g protein. Một hỗn hợp gồm 100g đậu 25g dầu hoặc lạc với một ít
rau xanh khi chế biến sẽ cho khoảng 400kcal và 20g protein và một ít vitamin A, C và
sắt (lượng này tương đương với một bát cơm). Trong thời gian cho con bú mẹ cũng
cần có chế độ ăn đặc biệt để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, đồng thời cung cấp các chất
dinh dưỡng cho sữa mẹ để trẻ bú. Trong thời gian này nếu mẹ ăn kém sẽ làm giảm
lượng sữa cũng như sức khỏe mẹ không đảm bảo. Trẻ sinh ra được nuôi dưỡng bằng
sữa mẹ và cung cấp thực phẩm đầy đủ, trẻ sẽ ít bị bệnh và phát triển tốt.
3.2.1.7. Giáo dục sức khỏe cho bà mẹ (F - Female education). Nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng, sức khỏe trẻ có mối liên quân chặt chẽ với trình độ hiểu biết của bà mẹ, hiểu
biết về y học, nhất là dinh dưỡng. Theo cuộc điều tra của ủy ban Bảo vệ sức khỏe bà
mẹ và trẻ em thì nguyên nhân hàng đấu dẫn đến suy dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam
là:
- Thiếu kiến thức về nuôi dưỡng và chăm sóc của cha mẹ và người nuôi trẻ.
- Chế độ ăn của trẻ không đủ về số và không đảm bảo về chất lượng.
- Chế độ chăm sóc bà mẹ và trẻ em, phòng và chữa bệnh chưa tốt.
Nếu người mẹ có trình độ học vấn, hiểu biết những kiến thức cơ bản về chăm sóc
giáo dục trẻ tốt sẽ hạn chế được tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ. Vì vậy việc giáo dục
những kiến thức về y học, đặc biệt về dinh dưỡng cho bà mẹ là điều rất cần thiết.
Có nhiều biện pháp để bảo vệ sức khỏe trẻ như chương trình vitamin A, chương
58
trình phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI), chương trình phòng chống tiêu
chảy cấp (CDD)... nhưng 7 nội dung ưu tiên trên là quan trọng nhất. Muốn làm tốt 7
ưu tiên trên cần có sự phối hợp liên ngành ở các cấp và những chế độ chính sách cụ thể
của chính quyền cũng như các đoàn thể và mọi người trong cộng đồng tham gia.
3.2.2. Chế độ ăn sam. Ăn sam là ăn dần dần những thức ăn của người lớn kèm thêm
với sữa mẹ. Thời kỳ ăn sâm là thời kỳ ăn chuyển tiếp để trẻ thích nghi dần dần với chế
độ ăn của người lớn. Trong thời kỳ này, chế độ ăn của trẻ thay đổi từ sữa mẹ sang chế
độ ăn của gia đình. Ăn sam là phù hợp với sinh lý, để giúp trẻ có năng lượng, protein
và các thứ khác để trẻ phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó sữa mẹ cần phải được tiếp tục
cho trẻ. Tuy vậy, ăn sam cũng đem lại một số nguy hiểm cho trẻ nếu việc cho ăn sam
không được thực hiện đúng phương pháp. Phương pháp cho ăn sớm được tiến hành
như sau:
- Thời kỳ cho ăn sam: Thời kỳ bắt đầu ăn sâm tùy theo nơi, có nơi cho ăn rất sớm
lúc 2-3 tháng, có nơi muộn. Tại một số dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, bà mẹ thường
cho trẻ cho ăn sớm sớm vào tháng thứ 3. Cho ăn sớm với thức ăn có giá trị dinh dưỡng
thấp và cũng như thức ăn không hợp vệ sinh là nguyên nhân gây ra tiêu chảy và suy
dinh dưỡng. Thời kỳ ăn sâm thích hợp nhất là từ tháng thứ 5 trở đi. Yêu cầu thức ăn
sam của trẻ là:
- Thức ăn sam cần phải phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, dễ kiếm, rẻ tiền và
thường dùng trong các gia đình.
- Thức ăn sam gồm thức ăn hỗn hợp cơ bản với hai thành phần gạo, khoai và
protein từ thực vật và động vật (đậu, thịt, cá). Thức ăn hỗn hợp phong phú với hai
thành phần trên cùng với rau quả và mỡ, dầu, đường..
Thức ăn sam được biểu thị bằng ô vuông thức ăn sau:
Sơ đồ 4:Ô vuông thức ăn cho trẻ
- Bột cung cấp thêm muối khoáng, gluxít nguồn năng lượng quan trọng. Không
nên dùng bột quá sớm trước 3 tháng vì khó tiêu dễ gây bệnh tiêu chảy.
- Trái cây, rau cung cấp sinh tố và muối khoáng, có thể bắt đầu cho ăn lúc trẻ
được 3 tháng, mỗi ngày 1 lần.
- Đạm nên bắt đầu cho trẻ ăn thêm từ tháng thứ 4, nên tập uống nước, còn thịt
cá... từ tháng thứ 6 thì mới cho vào bột.
- Chất béo cung cấp nguồn năng lượng lớn nhất.
3.2.3. Cần loại bỏ tập quán có hại đến sức khỏe trẻ em
59
- Kiêng ăn 1 tháng trước đẻ vì sợ con to.
- Vắt bỏ sữa non trước khi bắt đầu cho con bú.
- Nằm bếp than nhiều ngày sau đẻ, kiêng gió, nắng... nằm buồng tối nhiều tuần
sau đẻ dễ gây thiếu vitamin D cho mẹ lẫn con.
- Kiêng ăn khi trẻ mắc bất cứ bệnh gì.
- Ăn kiêng sau đẻ dễ làm mẹ mất sữa, giảm chất lượng sữa (kiêng mỡ, trái cây,
đồ ăn biển, ăn khô...).
- Cai sữa trước khi trẻ 12 tháng tuổi, thích dùng sữa bò thay cho sữa mẹ....
- Chích lễ (chích máu) để loại trừ máu “độc” gây nhiễm trùng hoặc chảy máu
kéo dài.
- Kiêng ăn uống khi trẻ bị tiêu chảy.
- Ủ nóng khi trẻ sốt cao, hai bàn chân lạnh...
3.2.4. Các chương trình bảo vệ chăm sóc sức khoẻ trẻ em
- Tiêm chủng mở rộng (EPI).
- Phòng chống bệnh tiêu chảy cấp (CDD).
- Phòng chống bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp (ARI).
- Chương trình lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)
- Giáo dục an toàn giao thông.
- Vệ sinh nha học đường.
- Trẻ em đường phố (street children).
- Phục hồi nhi khoa, quan tâm những trẻ em ra đời bị khuyết tật bẩm sinh.
- Phòng chống dịch bệnh phổ biến.
- Phòng chống xâm hại trẻ em.
- Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên (được đề cập trong chiến
lược quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010).
4. Sức khoẻ sinh sản vị thành niên
4.1. Khái niệm. Tuổi vị thành niên (VTN) là những người ở sau tuổi thiếu nhi và trước
tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn chuyển tiếp nhưng là một giai đoạn khác biệt và
quan trọng trong cuộc sống con người.
Năm 1998, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ nhi đồng liên hiệp quốc
(UNICEF) và Quỹ dân số liên hiệp quốc (UNFPA) đã thống nhất phân loại nam nữ
còn trẻ tuổi thành 3 loại: vị thành niên 10- 19 tuổi, thanh niên 15 -24 tuổi, người trẻ 10
- 24 tuổi. Với định nghĩa này, vị thành niên chiếm 20% dân số thế giới.
Tuổi VTN được phân định thành 3 giai đoạn (hoặc 3 nhóm):
- VTN sớm: từ 10-14 tuổi.
- VTN trung bình: từ 15 - 17 tuổi.
60
- VTN muộn: từ 18 - 19 tuổi.
4.2. Chăm sóc sức khỏe vị thành niên
4.2.1. Thông tin giáo dục truyền thông
- Đáp ứng những nhu cầu thông tin và những dịch vụ VTN cần biết.
- Xác định thái độ trách nhiệm của gia đình và xã hội đối với VTN.
- Chú trọng vào thiết kế chương trình có sự tham gia của vị thành niên và cộng
đồng
- Đảm bảo tính bí mật thông tin, giải quyết các vấn đề tâm lý, nhận thức cũng
như những nhu cầu thiết thực trong cuộc sống.
- Tư vấn phải đảm bảo không phán xét, tập trung tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của
một số tình trạng như: nghiện hút, tự tử, có thai ngoài ý muốn, bệnh lây truyền qua
đường tình dục....
- Tư vấn và giáo dục phải đảm bảo giúp cho vị thành niên tự lựa chọn các biện
pháp tránh thai khi đã được cung cấp đấy đủ thông tin: biện pháp tránh thai bằng thuốc
tránh thai, bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục...
4.2.2. Mục đích của việc giáo dục giới tính
- Sự hài hoà giữa quyền lợi cá nhân và trách nhiệm xã hội.
- Xây dựng mối quan hệ nhân văn và có trách nhiệm bình đẳng giữa nam và nữ.
- Yêu đương lành mạnh.
4.2.3. Nội dung thông tin giáo dục truyền thông. Vị thành niên cần nhận được những
hướng dẫn về sức khoẻ để có những hiểu biết tốt hơn về tâm sinh lý cũng như sự phát
triển tâm lý tình dục của họ. Những hướng dẫn đó phải nhấn mạnh vào những chiến
lược để nâng cao sức khoẻ và giảm thiểu nguy cơ.
- Giáo dục về giới tính, sức khoẻ tình dục và sinh sản ở tuổi VTN.
- Những nguy cơ do thai sản ở tuổi VTN.
- Cung cấp các thông tin về tránh thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn
- Cung cấp các thông tin và cách phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình
dục.
- Phổ biến vệ sinh kinh nguyệt, vệ sinh bộ phận sinh dục.
- Những nguy cơ dẫn đến vô sinh.
- Giải thích các nguy cơ nghiện hút ma tuý.
- Giải thích những đồn đại không đúng về tuổi VTN.
61
GIỚI VÀ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE TÌNH DỤC
Mục tiêu:
1. Trình bày được sự bất bình đẳng về giới trong gánh nặng công việc, sự tiếp
cận giáo dục, kiểm soát nguồn lực kinh tế, xã hội và quyền lực và tác động của giới lên
sức khỏe cá nhân và gia đình.
2. Trình bày được những điểm cơ bản của vấn đề sức khỏe tình dục
Nội dung:
1. Vấn đề giới và sức khỏe
1.1. Khái niệm giới và giới tính:
Tất cả những điều xã hội mong đợi về cá nhân dựa trên giới tính sinh học gọi là
giới (gender). Ảnh hưởng về sinh học và xã hội đóng góp một phần nhất định trong
việc định ra giới.
Trong mọi xã hội, đàn ông và đàn bà có những hình dạng cơ thể khác nhau và có
chu kỳ sinh lý khác nhau. Nhưng chính những ý nghĩa văn hóa được gán cho những
khác biệt sinh lý đó mới ảnh hưởng đến tín ngưỡng, hành vi của con người với hệ
thống kinh tế, chính trị, xã hội. Trong tất cả xã hội, sự phân chia xã hội thành phạm trù
nam nữ có nghĩa con trai con gái được xã hội hóa theo những cách khác nhau. Chúng
được giáo dục để có những kỳ vọng sống khác nhau để phát triển tình cảm và trí tuệ
theo những cách khác nhau, chi phối trong đời sống hàng ngày bởi những tiêu chuẩn
khác nhau về ăn mặc và hành vi. Bằng cách chú trọng những khía cạnh giới và phân
tích của chúng ta về tình trạng của giới trong cộng đồng là một khía cạnh quan trọng
giúp chúng ta hiểu tốt hơn về cộng đồng và cách tốt nhất để cải thiện, phát triển nó.
1.2. Vấn đề bất bình đẳng về giới trong gánh nặng công việc, tiếp cận giáo dục,
kiểm soát nguồn lực kinh tế, xã hội và quyền lực
1.2.1. Gánh nặng công việc:
Phân tích gánh nặng công việc có thể cung cấp thêm thông tin về vấn đề sức
khỏe có thể bị tác động bởi công việc mà người phụ nữ có xu hướng “hướng nội”
trong các hoạt động thường nhật như chức năng nội trợ, chăm sóc con cái, tìm kiếm
nguồn nước sinh hoạt cho gia đình.
Theo nguồn số liệu của Uỷ ban quốc gia Việt Nam vì sự tiến bộ của nữ thanh
niên năm 1996 cho thấy: Thời gian trung bình dành cho việc nội trợ của nam là 12
phút/ngày, trong khi đó đối với nữ là 180 phút/ngày. Tỉ lệ lực lượng lao động nữ trong
xã hội cũng cao hơn so với nam giới từ 2 - 4%, lao động nông nghiệp vùng nông thôn
thì tỉ lệ nam giới là 25% và nữ giới là 75%. Những vấn đề sức khỏe có thể bị tác động
do bất bình đẳng giới trong gánh nặng công việc hoặc do ảnh hưởng bởi điều kiện kinh
tế xã hội thấp làm cho sức khỏe của người phụ nữ bị ảnh hưởng như các bệnh thiếu
máu, suy dinh dưỡng...thường nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam.
1.2.2. Sự tiếp cận giáo dục: Trên thế giới, đặc biệt là những nước đang phát triền thì sự
62
tiếp cận giáo dục của nam có xu hướng cao hơn của nữ giới. Vì nữ giới ít được gia
đình quan tâm và thường chỉ được học ở những cấp học thấp và họ được hướng vào
các ngành học, lĩnh vực ít khó khăn... Điều này càng gây khó khăn cho nữ giới khi họ
ra những quyết định quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội và văn hóa, trong hành vi
tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng nơi họ đang sinh sống. Do thiếu sự
tiếp cận giáo dục có thể dẫn đến thiếu kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho bản thân và
cho con. Người phụ nữ cũng khó tiếp cận các nguồn thông tin giáo dục sức khỏe, hạn
chế tham gia các hoạt động xã hội có thể mang lại các hậu quả nghiêm trọng như bạo
lực tình dục, tỉ lệ mắc các bệnh đường sinh sản, các bệnh lây truyền qua đường tình
dục nhất là HIV/AIDS cao, tử vong mẹ, tử vong do nạo phá thai không an toàn...
1.2.3. Sự kiểm soát nguồn lực xã hội:
Phụ nữ thường có thu nhập thấp hơn nam giới. Tại Việt Nam, mức thu nhập của
nữ thường chỉ bằng 72% của nam do quan niệm xã hội cho rằng nữ nên làm những
việc nhẹ, có kỹ năng thấp, lương thấp. Các cơ hội nghề nghiệp đối với họ ít hơn của
nam, các cơ quan ít nhận nữ vào làm việc vì cho rằng nữ hay nghỉ việc do con ốm và
sinh đẻ.
Nam và nữ có sự bất bình đẳng trong tiếp cận kiểm soát các nguồn lực. Bất bình
đẳng do vấn đề giới liên quan đến tiếp cận kiểm soát các nguồn lực tồn tại bên trong
xã hội có đẳng cấp, phân biệt chủng tộc hoặc chi phối bởi tôn giáo... tuy nhiên nam và
nữ ở các đẳng cấp xã hội khác nhau, các chủng tộc khác nhau hoặc các tôn giáo khác
nhau lại có những khác biệt trong sự bất bình đẳng này. Ví dụ phụ nữ ở một đẳng cấp
xã hội có thể có quyền lực cao hơn nam từ một đẳng cấp xã hội thấp hơn.
Nữ thường gặp khó khăn trong khả năng xác định và ra quyết định sử dụng các
nguồn lực. Lấy một ví dụ: Nữ có thể tiếp cận các dịch vụ y tế nhưng không thể kiểm
soát được loại dịch vụ đó là gì và khi nào có, hoặc nữ có thể có thu nhập và tài sản
riêng của mình nhưng họ không thể kiểm soát được thu nhập của mình và chi tiêu như
thế nào.
Có nhiều loại nguồn lực mà phụ nữ khó tiếp cận và kiểm soát như:
- Nguồn lực kinh tế: việc làm, thực phẩm, tiền bạc, bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc
trẻ em, nhà ở, dịch vụ y tế, khoa học và công nghệ...
- Nguồn lực xã hội: các nguồn lực cộng đồng, các mạng lưới xã hội, tổ chức xã
hội...
- Nguồn lực chính trị: các vị trí lãnh đạo, tiếp cận với các người ra quyết định,
các cơ hội truyền thông...
- Nguồn lực thông tin giáo dục: đầu vào để đưa ra các quyết định thay đổi tình
huống, giáo dục chính quy và không chính quy, cơ hội trao đổi thông tin và quan
điểm...
- Nguồn lực thời gian: sử dụng thời gian thích hợp và sẵn có, được chi trả mềm
dẻo công việc theo giờ...
63
- Nguồn lực nội tại: lòng tự trọng, sự tự tin, năng lực bày tỏ sự quan tâm cá
nhân...
1.2.4. Phân tích quyền lực:
Xã hội nho giáo có ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam thời phong kiến đã
bắt đầu hình thành trên một cơ sở không bình đẳng, bởi vì chỉ có con trai mới được kế
tục dòng họ. Về mặt di truyền, con trai thừa kế một nửa di truyền của người mẹ, nhưng
do vai trò của con trai có ý nghĩa lớn đối với quan niệm xã hội thời đó nên người mẹ
có khả năng sinh con trai là người mẹ có giá trị. Những nỗi bất hạnh đã dành cho
người phụ nữ vô sinh hoặc không có con trai. Quyền lực của nam giới chi phối đời
sống từ trong gia đình cho đến bên ngoài xã hội thậm chí đến cả hệ thống chính trị. Ví
dụ tục bó chân của người Trung Hoa cách đây gần 100 năm như một yêu cầu của xã
hội để hạn chế sự “hướng ngoại” của phụ nữ và đề cao tiêu chuẩn ngôn hạnh của họ
trong xã hội phong kiến.
Cơ hội lớn hơn trong tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực xã hội, nam giới trở
nên có quyền lực hơn bất kỳ nhóm xã hội nào. Quyền lực này có thể là sức mạnh cơ
bắp, kiến thức và kỹ năng, phúc lợi và mức thu nhập hoặc là quyền lực quyết định
trong sinh sản tình dục. Quyền lực kiểm soát các nguồn lực và quyết định của nam giới
đã được và cấu trúc qua các luật lệ và chính sách của nhiều nước, đàn ông được trao
quyền nhiều hơn về kiểm soát phúc lợi và có quyền lớn trong hôn nhân và con cái.
Những tai biến do sinh đẻ, lạm dụng tình dục, bạo lực tình dục, mắc các bệnh lây
truyền qua đường tình dục nhất là HIV/AIDS.... sự bất bình đẳng trong phân bố quyền
lực giữa nam và nữ đã góp phần làm trầm trọng thêm vấn đề này.
1.3. Vấn đề giới và sức khỏe:
1.3.1. Vấn đề giới và sức khỏe phụ nữ. Sức khỏe phụ nữ ở một nước thường bị ảnh
hưởng bởi tình hình kinh tế xã hội của nước đó. Tại Việt Nam, điều này đang thay đổi
nhanh chóng. Cũng như phụ nữ ở nước khác, phụ nữ có hai chức năng: sinh sản và sản
xuất. Nhưng điều kiện làm việc của họ thường không được tốt. Đa số họ sống ở nông
thôn, công việc rất nặng nhọc và ít có sự chú ý đến sức khỏe, họ thường phải dành thời
gian để làm việc nhà (lấy nước, kiếm củi nấu ăn, quét dọn) và chăm sóc con cái trong
những hoàn cảnh hết sức nghèo nàn và sức khỏe kém. Gánh nặng của họ trở nên nặng
nề hơn trong lúc mang thai càng làm cho họ và con cái họ khổ hơn. Nhiều phụ nữ đặc
biệt ở vùng nông thôn không có thời gian nghỉ ngơi thích đáng sau khi sinh con để có
thể phục hồi sức khỏe. Gánh nặng gấp đôi của công việc và trách nhiệm gia đình đã
làm cho họ không có cơ hội học hành hoặc tìm kiếm công việc tốt hơn và họ phải làm
mãi với công việc đơn giản nhưng thu nhập thấp.
1.3.2. Giới và sức khỏe gia đình: Nơi chăm sóc sức khỏe đầu tiên là tại các gia đình.
Trong các gia đình người mẹ (người bà...) thường là người đầu tiên quyết định hành
động rồi thực hiện khi ai đó trong nhà bị bệnh. Người phụ nữ trong gia đình thường
chăm sóc họ, tắm cho họ, nuôi họ ăn... Hầu hết các gia đình đều có những loại thuốc
64
thường dùng cho việc điều trị các bệnh thông thường như cảm sất, ho, tiêu chảy...
Người phụ nữ thường biết cách sử dụng y học cổ truyền hay những phương pháp đơn
giản để chăm sóc gia đình khi có người bị ốm như là cho ăn cháo hành khi cảm cúm...
Người phụ nữ thường quyết định mức chăm sóc y tế cần thiết khi có thành viên trong
gia đình bị ốm. Khi có vấn đề liên quan đến tiền nhiều hoặc là vào các cơ sở y tế,
người đàn ông mới tham gia vào việc quyết định. Những lĩnh vực quan trọng khác của
sức khỏe gia đình như dinh dưỡng và vệ sinh phần lớn do người phụ nữ trong gia đình
đảm nhận, cho nên những nỗ lực nhằm cải thiện sức khỏe gia đình cần phải hợp tác
với họ.
1.4. Chính sách về vấn đề giới của Việt Nam: Điều 63 của Hiến pháp Việt Nam và
chương trình hành động vì sự tiến bộ của phụ nữ Châu Á có ghi: “Công dân nữ và
nam có quyền ngang nhau về mọi mặt chính tri, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình.
Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ,
lao động nữ và nam làm như nhau thì tiền lương như nhau. Lao động nữ có quyền
hưởng chế độ thai sản...Nhà nước và xã hột tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển về mọi
mặt, không ngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội “.
Ngày 4/10/1997, Thủ tướng đã phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia vì sự tiến
bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2000. Điều này đã nhấn mạnh đến chính sách ưu
việt của nhà nước trong việc không ngừng tạo điều kiện nâng cao vai trò của phụ nữ và
thúc đẩy sự phát triển của xã hội trên cơ sở bình đẳng giới.
1.5. Những giải pháp cho việc cải thiện tình trạng sức khỏe phụ nữ trong nhận thức
về giới.
1) Nâng cao trình độ học vấn cho phụ nữ, tạo công ăn việc làm và tăng cao vai
trò của phụ nữ trong sinh hoạt của các tổ chức và đoàn thể xã hội.
2) Tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong việc lập kế hoạch và phân tích cho
các chương trình y tế để nhu cầu, nguyện vọng và triển vọng của phụ nữ được trình
bày đầy đủ hơn.
3) Tăng quyền sinh sản cho phụ nữ: họ có thể quyết định quyền sinh sản mà
không có sự phân biệt chủng tộc, giai cấp, tôn giáo, điều kiện sức khỏe, tình trạng hôn
nhân, tuổi đời và xu hướng tính dục.
4) Hạn chế đến mức tối đa khuynh hướng bạo lực gia đình.
2. Sức khỏe tình dục
2.1. Khái niệm, định nghĩa tình dục và hành vi tình dục.
2.1.1: Định nghĩa tình dục
- Tình dục là cấu thành của xã hội, mặc dù hình thành trên cơ sở sinh học nhưng
trong quá trình con người trưởng thành, thông qua xã hội hóa tình dục bị quy định bởi
các yếu tố văn hóa và xã hội.
- Con người ở các nền văn hóa khác nhau có quan niệm thái độ và hành vi tình
65
dục khác nhau. Tình dục là đối tượng nghiên cứu của khoa học xã hội và tình dục học.
- Trong quan hệ với tình yêu, tình dục là một nhu cầu sinh lý và tình cảm tự
nhiên của con người, là sự tự nguyện, là sự hòa hợp tâm hồn và thể xác giữa hai người
yêu nhau. Tình dục là tất cả những gì mà hai người có thể làm để gần gũi nhau và đem
lại cho nhau khoái cảm.
Tuy nhiên khái niệm tình dục hiện nay được hiểu một cách rộng hơn, không chỉ
liên quan đến hành vi tình dục. ủy ban Giáo dục và Thông tin về tình dục ở Mỹ (Sex
Education and Infomation of United Stage - SIECUS) đã đưa ra định nghĩa về tình dục
như sau: Tình dục là tổng thể con người, bao gồm các khía cạnh đặc trưng của đàn
ông hay đàn bà và biên động suốt đời. Tình dục phản ánh tính cách con người không
phải chỉ là bản chất sinh dục. Vì là một sự biểu hiện tổng thể của nhân cách, tình dục
liên quan đến các yếu tố sinh học, tâm lý, xã hội, tinh thần và đời sống. Những yếu tố
này ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách và mối quan hệ giữa người với người và
do đó có tác động trở lại xã hội.
Tình dục và các quan hệ giới gán liền với nhau và đóng vai trò trung tâm trong
sức khỏe sinh sản.
2.1.2. Định nghĩa hành vi tình dục:
- Hành vi tình dục là một bộ phận trong tập hợp hành vi của con người, là cách
thức mà người này tương tác với người khác. Quan hệ tình dục có nghĩa rộng hơn rất
nhiều so với sự giao hợp, chẳng qua chỉ là sự thể hiện nhân cách của mỗi con người.
- Hành vi tình dục là những việc làm, hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý
và tình cảm của mỗi con người (như âu yếm, vuốt ve, hôn nhau và cùng nhau làm
tình). Có người cần tình yêu, không cần tình dục. Trên nền của tình yêu, tình dục là
một sắc thái văn hóa, thể hiện khát vọng sống của con người. Thái độ và quan niệm
của mỗi người với tình yêu như thế nào thì việc làm của họ trong quan hệ tình dục sẽ
tương ứng như thế.
- Hành vi tình dục và thái độ tình dục chịu sự ảnh hưởng của các quan niệm văn
hóa, xã hội, phong tục, tôn giáo của từng nước, từng cộng đồng. Ví dụ về vấn đề quan
hệ tình dục có Quốc gia cho là điều bình thường nhưng nhiều Quốc gia đây là điều
cấm kỵ.
2.1.3. Các thành phần của tình dục: Mang tính chất chủ quan, tùy theo quan niệm của
cá nhân như sự định kiến về tình dục, quan hệ con người, cảm giác sợ hãi, hòa hợp cơ
thể, khoái cảm, tình dục đồng giới và khác giới, sở thích tình dục, quan hệ nam nữ,
khoái cảm về tinh thần và thể xác... hoặc tình dục mang cấu trúc giới tính như bản chất
giới tính, yếu tố sinh học, đời sống sinh sản, bản năng... Tình dục cũng là một hiện
tượng xã hội như lạm dụng tình dục, cảm giác sợ hãi, bên ngoài cơ thể, bản thể, sự
diễm cảm, thủ dâm, giao hợp, lập gia đình, lựa chọn bạn tình.
Ý nghĩa tình dục là khác nhau ở mỗi con người và ngay cả trong một con người.
Nó đa nghĩa và có hơn một khía cạnh tốt xấu về tình dục, ý nghĩa của tình dục là ý
66
nghĩa của cá nhân, niềm tin và giá trị của xã hội, nhũng cảm nhận không tốt, bạo lực,
khoái cảm, mối quan hệ, sự sinh đẻ.
2.1.4. Phân loại tình dục: theo WHO có 3 loại tình dục:
- Tình dục khác giới (heterosexuality): là tình dục giữa nam và nữ nhằm thỏa
mãn nhu cầu sinh lý theo bản năng của con người và để duy trì nòi giống. Đây là loại
tình dục phổ biến hiện nay.
- Tình dục đồng giới (homosexuality): Là tình dục giữa hai người cùng giới nam
hoặc nữ nhằm thỏa mãn nhu cầu sinh lý và tình cảm của mỗi người. WHO cho rằng
tình dục đồng giới không phải là bệnh lý, nó là ý thích của một bộ phận con người
trong xã hội và cũng cần được tôn trọng. Quan hệ tình dục đồng giới nếu không được
bảo vệ sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS.
- Tình dục một mình (thủ dâm - Masturbation): là kích thích, vuốt ve vào bộ phận
sinh dục nhằm giải toả ức chế.
2.2. Tình dục an toàn và sức khỏe tình dục
2.2.1. Khái niệm
- Tình dục an toàn có quan hệ đến việc phòng tránh HIV/AIDS và các bệnh lây
truyền qua đường tình dục (LTQĐTD). Tình dục an toàn là đồng nghĩa với việc áp
dụng những hình thức hoạt động tình dục mà không đặt một trong hai người bạn tình
trước nguy cơ bị nhiễm các bệnh LTQĐTD kể cả HIV/AIDS hoặc có thai ngoài ý
muốn.
- Sức khỏe tình dục đề cập đến sự thỏa mãn đời sống tình dục, không bị bạo lực,
sợ hãi và đau đớn trong quan hệ tình dục, bao gồm sự quan tâm tình dục lẫn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc (156).pdf