Cung cấp một số kiến thức cơ bản nhằm giúp cho học viên nhận thức được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan của lịch sử - Đảng ta là trí tuệ là khoa học. Từ đó, khẳng định niềm tin vào con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Ái Quốc trong những ngày đầu của cách mạng Việt Nam. Cung cấp những cho học viên những nội dung cơ bản về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thông qua đó học viên có điều kiện nâng cao tri thức khoa học và trình độ lý luận về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, nhằm góp phần giáo dục tình cảm, phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ Đảng viên.
Yêu cầu đối với học viên trong quá trình học tập không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, hiểu sâu, nắm chắt các vấn đề cơ bản về quá trình ra đời của Đảng nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục tuyên truyền và tiến hành có hiệu quả các hoạt động thực tiễn ở đơn vị cơ sở.
52 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1533 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Cuộc vận động thành lập đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài:
Cuộc vận động thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
Yêu cầu chung
1. Mục đích, yêu cầu
Cung cấp một số kiến thức cơ bản nhằm giúp cho học viên nhận thức được sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan của lịch sử - Đảng ta là trí tuệ là khoa học. Từ đó, khẳng định niềm tin vào con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. Đồng thời, khẳng định công lao to lớn của Nguyễn ái Quốc trong những ngày đầu của cách mạng Việt Nam. Cung cấp những cho học viên những nội dung cơ bản về Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Thông qua đó học viên có điều kiện nâng cao tri thức khoa học và trình độ lý luận về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đường lối đúng đắn của cách mạng Việt Nam qua Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, nhằm góp phần giáo dục tình cảm, phẩm chất đạo đức cách mạng, đồng thời nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ Đảng viên.
Yêu cầu đối với học viên trong quá trình học tập không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, hiểu sâu, nắm chắt các vấn đề cơ bản về quá trình ra đời của Đảng nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục tuyên truyền và tiến hành có hiệu quả các hoạt động thực tiễn ở đơn vị cơ sở.
2. Tài liệu
* Giáo trình: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam - Trung cấp lý luận chính trị, Nxb LLCT, Hà Nội, 2004.
* Ngoài ra có thể tham khảo một số tài liệu khác như:
- Giáo trình: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (dùng cho các trường đại học và cao đẳng), Nxb CTQG, Hà Nội, 2004.
- Sơ thảo lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1984.
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng - toàn tập, tập 1, tập 2, Nxb CTQG, Hà Nội.
- Hồ Chí minh - toàn tập, tập 1, tập 2, Nxb CTQG Hà Nội.
3. Phương pháp
Quá trình trình bài chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, diễn giải. Ngoài ra còn kết hợp phương pháp nêu câu hỏi, đặt vấn đề nhằm phát huy vai trò sáng tạo và tính tích cực của học viên.
4. Phương tiện:
Trong quá trình thực hành giảng có thể sử dụng các phương tiện như: máy chiếu, biểu đò, phấn viết, bảng ,..
5. Bố cục bài giảng
I. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
II. Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng .
III. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
IV. ý nghĩa thành lập đảng.
B. Nội dung
Nội dung cơ bản
Phân tích, diễn giải
* Mở đầu bài giảng :
- Khái quát về môn học.
- Khái quát về bài giảng.
Sau khi nghiên cứu bài đối tượng, nhiệm vụ và chức năng của môn học lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự phân công của khoa hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài tiếp theo của chương trình:
Bài: “Cuộc vận động thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng”.
Đối với bài học này, yêu cầu phải nắm chắc một số kiến thức cơ bản về quá trình ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhận thức được sự vận dụng và phát triển sáng tạo nguyên lý chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể Việt Nam để đưa đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó giúp chúng ta thấy được công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Với mục đích, yêu cầu đó, bây giờ chung ta bắt đầu vào bài học. Bài học này được nghiên cứu trong thời gian 4 tiết và được kết cấu như sau :
I. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
II. Nguyễn ái Quốc tìm đường cứu nước và chuẩn bị thành lập Đảng.
III. Hội nghị thành lập Đảng và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
IV. ý nghĩa thành lập Đảng.
Bây giờ chúng ta đi vào nghiên cứu phần thứ nhất của bài học:
I. Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
1. Hoàn cảnh thế giới.
- Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
Tất cả chúng ta đều biết bản chất của chủ nghĩa tư bản là bóc lột, chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc không phải là từ bỏ bản chất bóc lột mà là chỉ thay đổi từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóc lột khác mà thôi.
Cùng với quá trình phát triển của chủ nghĩa đế quốc, khoa học kỹ thuật cũng đạt được những thành tựu vượt bật. Chủ nghĩa tư bản đã nghiên cứu và vận dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, khối lượng sản phẩm hàng hoá tăng lên nhanh chóng. Hệ quả tất yếu của quá trình này là chủ nghĩa tư bản phải củng cố thị trường hiện tại và tìm kiếm các thị trường và nguồn nguyên liệu cho quá trình tái sản xuất. Xâm lược thuộc địa và gây chiến tranh chia lại thị trường là con đường đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của chủ nghĩa tư bản, vì vậy, trong lòng xã hội tư bản xuất hiện các mâu thuẫn mới.
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản thì đồng thời cũng xuất hiện mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, để giải quyết vấn đề thị trường chủ nghĩa đế quốc đã làm nẩy sinh hai mâu thuẫn mới. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa đế quốc với các dân tộc thuộc địa và mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau.
Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc ngày càng trở nên sâu sắc (Thủ tướng Đức: “Tất cả những vấn đề quan trọng của quốc tế đều phải được giải quyết bằng súng và máu”), một cuộc chiến tranh chia lại thế giới tất yếu phải xãy ra. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nổ ra giữa một bên là Anh – Pháp – Nga và một bên là Đức - áo - Hung nhằm để giải quyết vấn đề thuộc địa và thị trường của thế giới tư bản.
+ Nguyên nhân: là do quy luật phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản.
+ Diến biến: Cuộc chiến bùng nổ từ ngày 1/8/1914 kéo dài trong 5 năm và kết thúc vào ngày 11/11/1918 với hiệp ước đầu hàng của Đức. Cuộc chiến đã diễn ra vô cùng ác liệt, gây thiệt hại vô cùng to lớn cho nhân loại và để lại những vết tích cho lịch sử loài người.
+ Hậu quả: Chiến tranh có quy mô to lớn và tàn phá nặng nề, chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra khắp thế giới (trừ châu Mỹ) đã lôi cuốn 36 nước tham gia, quy động 74 triệu người vào lính, khoảng 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương và tàn phế, thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD.
Chiến tranh đã làm thay đổi mọi mặt của thế giới tư bản, sau chiến tranh nước Mỹ có điều kiện phát triển nhanh chóng lại không bị tàn phá nên đã vươn lên thành chủ nợ của thế giới. Nước Pháp mặt dù thắng trận nhưng lại bị tàn phá nặng nề, do đó mà Pháp phải đẩy mạnh hơn nữa việc khai thác thuộc địa để để bù lại sự thiệt hại của chiến tranh và phát triển kinh tế (Nhu cầu thị trường và nguyên liệu đã dẫn đến việc thực dân Pháp xâm lược Đông Dương, Pháp tham gia chiến tranh thế giới đã có tác động rất lớn đến tình hình xã hội Việt Nam, mà đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này). Chủ nghĩa đế quốc hiện tại là kẻ thù chính của cách mạng và nhân dân toàn thế giới.
Nhu cầu về nguyên liệu, thị trường, giải quyết mâu thuẫn của các nước tư bản đã làm cho nhân dân càng thêm oán hận, mâu thuẫn xã hội càng trở nên gay gắt. Chiến tranh đế quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho phong trào cách mạng thế giới mà điển hình là cuộc cách mạng tháng Mười Nga.
- Năm 1917, cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và giành được thắng lợi, thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Nước Nga trước chiến tranh thế giới lần thứ nhất gặp rất nhiều khó khăn, đời sống nhân dân vô cùng khổ cực, các mâu thuẫn xã hội (nông dân >< đế quốc Nga) càng trở nên gay gắt. Chiến tranh thế giới nổ ra, Nga Hoàng tham gia chiến tranh càng làm cho nhân dân câm phẩn.
Cuộc cách mạng nổ ra là để giải quyết bức súc của xã hội, đưa nước Nga ra khỏi chiến tranh và theo yêu cầu nguyện vọng của nhân dân :
+ Tháng 2/1917 cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới nổ ra (kiểu mới: do giai cấp tư sản thực hiện dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản). Giai cấp tư sản đã cướp không thành quả cách mạng, thành lập chính quyền Trung ương và ra mặt phản bội nhân dân. Còn giai cấp vô sản vẫn nắm được chính quyền ở địa phương.
+ Tháng 11/1917 cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nổ ra nhằm lật đổ chính phủ tư sản đưa chính quyền về tay nhân dân. Đối với nước Nga thì cách mạng tháng Mười là một cuộc cách mạng vô sản nhưng đối với các dân tộc thuộc địa của Nga thì đây còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (đây là yếu tố cơ bản để cách mạng tháng Mười soi đường cho phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa và phụ thuộc).
+ ý nghĩa : 1/ Cuộc cách mạng đã lật đổ giai cấp tư sản đưa giai cấp vô sản lên nắm chính quyền, thiết lập chính quyền mới chuyên chính với các lực lượng phản cách mạng và xây dựng chế độ mới. Thực hiện giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người. 2/ Thắng lợi cuộc cách mạng đã kết thúc thời kỳ cận đại và mở ra thời kỳ hiện đại đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
+ Nguyên nhân: Có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo ; Có liên minh công - nông ; chính quyền tư sản đã mất khả năng lãnh đạo xã hội ; Có sự đồng tình, ủng hộ của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới.
Cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới thành công trọn vẹn, nó không chỉ có ý nghĩa đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế mà còn cổ vũ, soi đường cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới. Đối với Việt Nam cách mạng tháng Mười Nga có tác động to lớn đối với việc tìm đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc và con đường cách mạng vô sản của Việt Nam.
- Tháng 3/1919 Quốc tế III (Quốc tế cộng sản) được thành lập ở Matxcơva.
Thành công của cách mạng tháng Mười Nga, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển nhanh chóng. Để giúp cho phong trào cách mạng thế giới phát triển đúng hướng, cần phải có một tổ chức thống nhất của những người cộng sản để định hướng lãnh đạo phong trào. Lênin và Đảng Bônsêvích Nga đã tổ chức Hội nghị các Đảng cộng sản và tuyên bố thành lập Quốc tế cộng sản.
+ Mục đích: Quốc tế cộng sản là tổ chức của những người cộng sản được lập ra nhằm tuyên truyền chủ nghĩa Mác, định hướng cho hoạt động đấu tranh của giai cấp vô sản, vạch đường lối chiến lược cho hoạt động của các Đảng Cộng sản, đoàn kết, tập hợp và giúp đở trong việc đào tạo cán bộ và hổ trợ chi phí hoạt động cho các Đảng Cộng sản.
Tại Đại hội II Quốc tế cộng sản 1920, Sơ thảo lần thứ nhất những Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin được công bố. Luận cương đã chỉ ra phương hướng đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức.
Dưới sự giúp đở của Quốc tế cộng sản phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản có bước phát triển mới và hàng loạt các Đảng Cộng sản được thành lập : Đảng Cộng sản Mỹ (1919) ; Đảng Cộng sản Pháp (1920) ; Đảng Cộng sản Mông Cổ (1921) ; Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921) ; Đảng Cộng sản Nhật Bản (1922) …
Đối với Đông Dương, mặt dù bị thực dân Pháp đàn áp nhưng phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Dương vẫn phát triển mạnh mẽ. Nhận thấy được tinh thần cách mạng của nhân dân Đông Dương, đồng thời cũng nhằm mục đích định hướng cho cuộc đấu tranh đó theo con đường cách mạng vô sản, Quốc tế cộng sản đã tạo điều kiện cho Nguyễn ái Quốc về Trung Quốc tổ chức tập hợp chuẩn bị lực lượng và từng bước truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào Đông Dương. Khuynh hướng đấu tranh theo con đường cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự ra đời của các tổ chức cộng sản ở Việt Nam.
Như vậy sự ra đời và hoạt động của Quốc tế cộng sản đã tạo điều kiện cho phong trào đấu tranh theo khuynh hướng cách mạng vô sản phát triển mạnh mẽ và có tác động trực tiếp đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) sau này.
- Cùng với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở các châu lục á -Phi - Mỹ Latinh, chĩa thẳng mũi nhọn tiến công vào chủ nghĩa đế quốc.
+ ở Châu á có: Trung Quốc, Mông Cổ, ấn Độ
+ ở Châu Phi có: Ai Cập, Tuyniduy, Marốc
+ ở Châu Mỹ Latinh có: Achentina, Braxin
Tiêu biểu cho phong trào cách mạng và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam là cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc và cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1911, dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn và Quốc dân Đảng, cuộc cách mạng Tân Hợi đã nổ ra thành công, Trung Hoa Dân Quốc ra đời. Tư tưởng Tam Dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc đã có tác động rất lớn đến tư tưởng cũng như con đường đấu tranh của một số chiến sĩ cách mạng tuyền bối của Việt Nam.
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp năm 1920, đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc, kể từ đây Nguyễn ái Quốc từ một người Việt Nam yêu nước trở thành một người cộng sản. Đồng thời cũng thông qua việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thực hiện theo tinh thần của Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin, Đảng Cộng sản Pháp đã tạo điều kiện cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác vào Việt Nam và giúp đở thiết thực cho sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống lại thực dân Pháp và sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
Như vậy, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận quan trọng trong cuộc đấu tranh chung chống lại sự áp bức và bóc lột của chủ nghĩa đế quốc.
=> Trên đây là một số sự kiện chính của tình hình thế giới vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có tác động trực tiếp đến cách mạng nước ta, đặt biệt là có tác động trực tiếp đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
2. Hoàn cảnh Việt Nam
Trong trào lưu xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc phương Tây, từ năm 1858 thực dân Pháp tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam, đến 6.6.1884 triều đình Nhà Nguyễn đã ký hiệp ước Patơnốt đầu hàng thực dân Pháp. Sau khi đánh chiếm được nước ta, chúng thiết lập bộ máy thống trị thực dân và tiến hành khai thác thuộc địa.
a. Chính sách thống trị của thực dân Pháp và sự chuyển biến của xã hội Việt Nam.
* Chính sách thống trị của thực dân Pháp.
- Về chính trị: Thực dân Pháp thi hành chính sách chuyên chế triệt để
Thực dân Pháp dùng lối cai trị trực tiếp và thẳng tay đàn áp, tuyệt đối không cho dân ta một chút quyền tự do dân chủ nào. Chính sách chuyên chế của thực dân Pháp cực đoan đến mức chủ nghĩa cải lương cũng không được tồn tại (VD: như phong trào đấu tranh của Phan Chu Trinh). Mọi quyền hành đều nằm trong tay người Pháp từ Toàn quyền đến Thống sứ, Thống độc,…
Để làm chia rẽ dân tộc ta, chúng thi hành chính sách chia để trị, chúng chia nước ta ra làm 3 kỳ: Bắc Kỳ; Trung Kỳ; Nam Kỳ thực chất đều là thuộc đại của Pháp và việc đi lại giữa các kỳ của dân ta gặp rất nhiều khó khăn. Chia rẽ nước ta chưa đủ chúng con chia rẽ nhân dân 3 nước Đông Dương.
- Về kinh tế: thực dân Pháp thi hành chính sách độc quyền về kinh tế
Về thực chất thực dân Pháp nắm độc quyền toàn bộ nền kinh tế : độc quyền kinh doanh một số ngành công nghiệp nặng, độc quyền nắm phương tiện giao thông vận tải, độc quyền khai thác mỏ, độc quyền chiếm đất lập đồn điền, độc quyền xuất nhập khẩu, độc quyền muối, thuốc phiện, rượu, độc quyền ngân hàng, độc quyền buôn bán
+ Ngoại thương: chúng đặt một hàng rào thuế quan chung quanh Đông Dương và biến Đông Dương thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của chúng.
+ Ngân hàng: Độc quyền phát hành giấy bạc và cho vay nặng lãi. Ngân hàng Đông Dương là một tập đoàn tài chính chi phối mọi hoạt động kinh tế của Đông Dương.
+ Thuế: đó là một chế độ thuế khoá nặng nề và hết sức vô lý: thuế thân, thuế ruộng, thuế chợ, thuế đò, thuế vĩa hè, thuế môn bài, thuế xe đạp…
- Về văn hoá: thực dân Pháp thi hành chính sách nô dịch về văn hoá
Để dể bề cai trị nước ta, một mặt thực dân Pháp thực hiện chính sách ngu dân (chúng xây dựng nhà tù nhiều hơn trường học), chỉ xây dựng một số ít trường học để đào tạo một bộ phận công chức làm việc cho chúng. Mặt khác, chúng khuyến khích các hoạt động, mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội nhằm làm cho truyền thống văn hoá tốt đẹp của nhân dân ta ngày càng xa rời quần chúng. Ngoài ra chúng còn lợi dụng việc công khai tuyên truuyền tư tưởng “khai hoá” nhằm làm cho dân ta bị ảo tưởng hoà bình, hợp tác và giúp đở của thực dân Pháp.
Hồ Chí Minh trình bài trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” đã chỉ rõ: “”Làm cho dân ngu để dễ trị “, đó là chính sách mà các nhà cầm quyền ở các nước thuộc địa của chúng ta ưa dùng nhất” (HCM: BACĐTDP)
Đồng thời với chính sách thống trị, thực dân Pháp còn tiến hành khai thác, bóc lột sức người, sức của của nhân dân ta. Để thi hành chính sách khai thác thuộc địa của mình thực dân Pháp thi hành chính sách kinh tế thực dân bảo thủ và phản động: duy trì phương thức sản xuất phong kiến kết hợp với việc thiết lập một cách hạn chế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Để thực hiện chính sách này thực dân Pháp chỉ cho phát triển một số ngành chủ yếu nhưng đảm bảo không làm ảnh hưởng tới nền công nghiệp chính quốc mà chỉ đảm bảo bổ sung và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc. Như vậy, chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp chẳng những không làm cho nền kinh tế của ta phát triển theo như đúng nghĩa của nó mà còn làm cho nền kinh tế của ta vừa phụ thuộc lại vừa què quặt.
Chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam biến đổi sâu sắc.
Để coi các nhà khai hóa đến Việt Nam họ đã làm gì: Khi nói về các “nhà khai hóa” thực dân, Hồ Chí Minh vạch rõ: “khi người ta đã là một nhà khai hóa, thì người ta có thể làm những việc rã man mà vẫn cứ là người văn minh nhất”… và nếu dân bản xứ không nhịn nhục được phải vùng lên, thì các nhà khai hóa “ đưa quân đội, súng liên thanh, súng cối và tàu chiến đến. Người ta bắt bớ và bỏ tù hàng loạt. Đấy, đức nhân từ của công cuộc khai hóa như thế đấy”. ( Hồ Chí Minh toàn tập, T1, Nxb Sự thật, H, 1980, Tr 162, 368).
* Chuyển biến của xã hội Việt Nam
- Tính chất xã hội: Từ xã hội phong kiến độc lập trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến
Chế độ thuộc địa nửa phong kiến mà thực dân Pháp thi hành trên đất nước ta là chế độ tồn tại song song hai chính quyền với hai tổ chức hành chánh khác nhau, chính quyền phong kiến triều đình nhà Nguyễn và chế độ thực dân do Pháp dựng lên. Tuy nhiên, chính quyền phong kiến chỉ là một chế độ bù nhìn được thực dân Pháp duy trì nhằm mục đích trấn an dân chúng và thực hiện trấn áp các cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta, còn quyền lực thực sự đó là chính quyền thực dân.Thực dân Pháp nắm mọi quyền lực và giải quyết tất cả mọi công việc quan trọng của đất nước, mọi công việc của triều đình đều phải xin ý kiến của người Pháp. Đồng thời việc duy trì chính quyền phong kiến là để giúp cho thực dân Pháp trong việc khai thác thuộc địa của chúng.
Quyền lợi của chính quyền thực dân và quyền lợi của chính quyền phong kiến gắn chặt với nhau trong việc bóc lột sức người sức của của nhân dân ta. Như vậy, đối tượng gây tội ác với nhân dân ta lúc này là bọn đế quốc thực dân Pháp và bè lũ địa chủ phong kiến tay sai. Sự thay đổi về tính chất xã hội đã dẫn đến sự biến đổi về các tầng lớp giai cấp trong xã hội Việt Nam.
- Phân hoá giai cấp xã hội: Trước khi thực dân pháp đặt ách thống trị, xã hội Việt Nam chỉ tồn tại hai giai cấp chính: giai cấp nông dân, giai cấp địa chủ phong kiến. Dưới chế độ thống trị của thực dân Pháp xã hội Việt Nam phân hoá thành 5 giai tầng xã hội: giai cấp địa chủ, giai cấp nông dân, giai cấp tư sản, giai cấp công nhân, tầng lớp tiểu tư sản
+ Giai cấp địa chủ Việt Nam: Trong lịch sử dân tộc, giai cấp này đã từng giữ vai trò tích cực trong việc chống quân xâm lược, bảo vệ bờ cõi Việt Nam. Tuy nhiên, vì quyền lợi mà họ đã cấu kết chặt chẽ với đế quốc làm tay sai cho chúng, ra sức bóc lột nhân dân, nên lực lượng này cũng là đối tượng của cách mạng.
Trong quá trình phát triển của mình, giai cấp địa chủ phong kiến có xu hướng phân hoá thành 3 bộ phận: Đại địa chủ, địa chủ vừa và địa chủ nhỏ. Tuy nói là giai cấp địa chủ có quyền lợi gắn chặt với đế quốc nhưng cũng dẫn đến mâu thuẫn, một bộ phận bị thực dân Pháp chèn ép dẫn đến phá sản, nên bộ phận địa chủ có xu hướng đấu tranh chống đế quốc, chủ yếu là địa chủ vừa và nhỏ.
+ Giai cấp tư sản Việt Nam: Hình thành và phát triển trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng vì đế quốc Pháp ra sức kìm hảm cho nên sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, mới hình thành thành một giai cấp rõ rệt. Trong quá trình phát triển của mình giai cấp tư sản Việt Nam phân hoá thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
. Tư sản mại bản: Chủ yếu xuất thân từ giai cấp địa chủ phong kiến, có quyền lợi gắn liền với đế quốc. Vì vậy, ôm chân đế quốc, nên cũng như giai cấp địa chủ họ là đối tượng của cách mạng.
. Tư sản dân tộc: Chủ yếu xuất thân từ tầng lớp tiểu chủ, viên chức, trí thức... Đa số bị tư bản chèn ép nên cũng xuất hiện khuynh hướng chống lại đế quốc và phong kiến khá tích cực và rõ rệt. Nhưng do địa vị kinh tế, chính trị và lịch sử, giai cấp tư sản dân tộc không thể là người đại diện chung cho quyền lợi dân tộc, do đó, họ có thể tham giai cách mạng nhưng không thể là người lãnh đạo cách mạng.
+ Tầng lớp tiểu tư sản Việt Nam: Ra đời do sự xuất hiện của một số đô thị trong quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau: người buôn bán, chủ xưởng nhỏ, viên chức, trí thức, học sinh, sinh viên…có một ít tư liệu sản xuất nhưng địa vị kinh tế bấp bênh, luôn bị đe doạ phá sản, lại bị đế quốc khinh rẻ. Họ có tinh thần độc lập, có tinh thần dân tộc, hăng hái đấu tranh cho tự do và dân chủ, nếu được dẫn dắt tốt là là lực lượng có vai trò to lớn trong sự nghiệp cách mạng. Trước sự khủng bố dã man của kẻ thù họ có thể dao dộng nhưng nhìn chung họ là đồng minh tinh cậy của giai cấp công nhân.
+ Giai cấp nông dân Việt Nam: Đây là giai cấp đông đảo nhất trong xã hội, chiếm khoảng 90% dân số, là nạn nhân của cuộc khai thác thuộc địa, gánh chịu hậu quả nặng nề của chính sách cướp đoạt ruộng đất và sưu cao, thuế nặng của thực dân, phong kiến. Dưới chế độ thực dân, phong kiến nông dân Việt Nam ngày càng đi vào con đường vô sản hoá không có lối ra. Nông dân Việt Nam có xu hướng phân hoá thành: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông.
Giai cấp nông dân giàu lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc vì vậy, sẵn sàng tham gia đấu tranh nhưng giai cấp nông dân có gắn với một ít quyền lợi, lại không có hệ tư tưởng riêng lại hay dao động nên không có khả năng tự giải phóng mình, không thể lãnh đạo cách mạng, nếu muốn giải phóng mình họ phải liên kết với giai cấp tiên tiến của xã hội. Giai cấp nông dân Việt Nam không chịu ảnh hưởng của giai cấp tư sản lại là nơi xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam nên khả năng liên kết của hai giai cấp này là rất khả dĩ và sẽ là lực lượng chính của cách mạng Việt Nam.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam: Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, trước chiến tranh thế giới lần nhất (1914 -1918) GCCN Việt Nam chỉ khoảng 10 vạn người, nhưng đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1918-1929) tăng lên 22 vạn người. Ngay khi ra đời giai cấp công nhân Việt Nam nhanh chóng phát triển về số lượng và chất lượng và trở thành giai cấp chính của xã hội.
Ra đời muộn lại tồn tại trong chế độ thuộc địa nửa phong kiến nhưng giai cấp công nhân Việt Nam cũng mang đầy đủ đặc điểm của giai cấp công nhân quốc tế: đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, có tinh thần cách mạng triệt để, có tinh thần quốc tế vô sản. Ngoài ra giai cấp công nhân Việt Nam còn mang những đặc điểm riêng của mình: ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, xuất thân từ nông dân, chịu ba tầng áp bức, không có thành phần công nhân quý tộc. Như vậy, giai cấp công nhân Việt Nam trong tương lai hoàn toàn có khả năng và nhất định sẽ trở thành giai cấp lãnh đạo của xã hội.
Sự thống trị của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam xuất hiện mâu thuẫn mới trong xã hội Việt Nam.
- Mâu thuẫn xã hội: Xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn cơ bản: Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam và đế quốc Pháp; Mâu thuẫn giữa nhân dân Việt Nam mà chủ yếu là nông dân với địa chủ phong kiến.
Đây là hai mâu thuẩn cơ bản của nước ta, trong đó mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc với thực dân Pháp là chủ yếu nhất. Nó quyết định toàn bộ tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam. Con đường và sự thắng lợi của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và phụ thuộc vào việc xử lý và giải quyết đúng đắng mối quan hệ giữa hai mâu thuẫn cơ bản này.
Xã hội Việt Nam muốn phát triển đi lên phải đồng thời giải quyết cả hai mâu thuẫn này. Đánh đổ chủ nghĩa đế quốc phải đi đôi với xoá bỏ chế độ phong kiến. Đấu tranh giành độc lập dân tộc không thể tách rời với đấu tranh gaình tự do dân chủ. Độc lập và tự do ở nước ta khăn khít với nhau là một. Nhiệm vụ chống đế quốc vừa là nhiệm vụ dân tộc, vừa là nhiệm vụ dân chủ và ngược lại nhiệm vụ chống phong kiến vừa là nhiệm vụ dân chủ vừa là nhiệm vụ dân tộc.
b/ Phong trào yêu nước Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nhân dân ta vốn có truyền thống yêu nước và khi nào mà đất nước bị xâm lăng thì truyền thống đó được nhân lên gấp bội. Dưới chế độ áp bức, thống trị tàn ác, dã man của đế quốc thực dân và bè lũ tay sai nhân dân ta đã anh dũng đứng lên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bai giang1.doc