Thiếu Đồng (Cu):
Bệnh úa vàng và đầu lá trở nên trắng, hiện tượng hạt lép
Triệu chứng thiếu đồng xuất hiện đầu tiên ở các lá non trên ngọn trong thời kì đẻ nhánh, nảy chồi. Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng xuất hiện ngay từ thời kỳ cây non.
37 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1595 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Công nghệ sản xuất phân bón lá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công nghệ sản xuất phân bón lá 1. Tổng quan về phân bón lá 2. Thành phần phân bón lá 3. Quy trình công nghệ 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng 1. Tổng quan về Phân bón lá 1.1. Định nghĩa. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm. 1.3. Sử dụng phân bón lá. 1.1. Định nghĩa Phân bón lá là lượng dưỡng chất cần thiết cho cây (N, P, K, vi lượng, kích thích tố…) Phân được hòa vào nước ở nồng độ thích hợp và phun lên lá cây, thân cây để các chất dinh dưỡng có thể ngấm qua lá, thân… rồi được chuyển vào cây và sử dụng, nhằm kích thích cây phát triển tốt. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm Trong cấu trúc của lá có lớp cutin, những tế bào khổng và chất sáp bên ngoài che phủ lớp bì mô nên trong phân bón lá người ta phải dùng chất có nhú dầu, chất detergent hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá. Tổng diện tích lá cây lớn hơn bất kể phần diện tích còn lại của cây. Vì thế, cây có thể hấp thụ phân bón qua lá rất triệt để. Tuy nhiên ta không thể thay thế hoàn toàn lượng phân bón gốc bằng phân bón lá. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm Bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt mức cao, cây sử dụng tới 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất chỉ có 40 – 50 %. Phân bón lá có tác dụng rõ rệt trong việc tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng giá trị thương phẩm nông sản hàng hóa. Để tăng hiệu quả của phân bón lá người ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng như Auxin, GA3, Sodium nitro phenolat… Sử dụng phân bón lá Phân bón lá thường được sử dụng như phương pháp bón phân bổ túc hoặc dùng chữa trị các loại bệnh sinh lý thực vật do sự xáo trộn hoặc thiếu chất dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng đến chất kích thích tố trong cây, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của hệ thống rễ và sự phát triển của cây… Trên thị trường người ta thường thấy phân bón lá dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất giữa chất dinh dưỡng và chất kích thích tố. Phân bón lá chỉ có thể thỏa mãn một phần chất dinh dưỡng chính như nitơ, photpho , canxi. Phân bón lá không thể thay thế hòan toàn nhu cầu các chất này được. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá Hoà loãng phân bón lá đúng theo tỷ lệ ghi trên bao bì. Tuỳ thuộc vào loại cây mà ta chọn đúng loại phân và nồng độ chính xác. Tuỳ thuộc vào thời tiết để biết độ ẩm không khí. Đất bị hạn nặng không nên sử dụng phân bón lá vì dễ gây rụng lá. Tránh nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng. Bởi vì chất kích thích chỉ phát huy tốt khi cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá Không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc bằng phân bón lá mà nó chỉ có tác dụng bổ sung khi phân bón gốc không đầy đủ và thuận lợi. Phun đúng thời điểm, đồng đều nhau không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời nắng gắt. Vì như vậy nó sẽ làm rụng hoa quả và làm giảm hiệu lực của phân bón. Để phát huy hiệu lực của phân đến mức cao nhất, cần căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm của đất đai mà chọn loại phân bón lá có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp. 2. Thành phần phân bón lá 2.1. Nguyên liệu chính. 2.2. Nguyên liệu thay thế. THÀNH PHẦN PHÂN BÓN LÁ 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Đạm Nguyên liệu cung cấp đạm chủ yếu là urê loại phân có tỷ lệ đạm cao nhất hiện nay : 44 - 46 % N nguyên chất. Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới. Trên thị trường có bán hai loại phân Urê có chất lượng như nhau là : Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong nước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh. Loại có dạng viên nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển và được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Phân Urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau. Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Đạm 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Lân, Kali và Magiê H3PO4 là nguyên liệu cung cấp lân dạng lỏng, nó cung cấp 61% P2O5. Trên thị trường hiện nay, Axit Photphoric có nồng độ khoảng 85% H3PO4. K2CO3 được dùng để cung cấp Kali trong quá trình sản xuất, nó tồn tại ở dạng tinh thể, tan hoàn toàn trong nước. Magie: nguyên liệu cung cấp Magie là Chelate Mg chứa khoảng 6% Mg, công thức phân tử là C10H12N2O8MgNa2, với khối lượng phân tử là 358.5 đvC. Dạng tinh thể màu trắng, ít hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước, dung dịch 1% có pH từ 6.5 - 7.0. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Lân, Kali và Magiê 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp vi lượng Bo: Nguyên liệu cung cấp là: Natri Borat (Na2B4O7.10 H2O), nó là chất bột màu trắng, tan tốt trong nước và chứa khoảng 11% Bo. Đồng : chelate Cu nó chứa 15.0 ± 0.5% Cu. Có công thức phân tử C10H12N2O8CuNa2 với khối lượng phân tử là 397.7 đvC. Tồn tại dạng tinh thể màu xanh, tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6.5 ± 0.5. Sắt: nguyên liệu cung cấp là sắt sunfat và chelate sắt. Mangan: Nguyên liệu cung cấp là chelate Mn với hàm lượng khoảng 13.0 ± 0.5%, có dạng tinh thể màu trắng, có công thức phân tử là C10H12N2O8MnNa2, có khả năng tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6.5 ± 0.5. Kẽm: chelateZn, nó có công thức phân tử là C10H12N2O8ZnNa2, có khối lượng phân tử 399.6 đvC và chứa khoảng 15 ± 0.5% Zn. Molipden: nguyên liệu là Molipđat Amôn (NH4)2Mo7O3.4H2O chứa 54% Mo. Phân này có dạng tinh thể màu trắng, có khả năng tan hết trong nước. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp vi lượng 2.2. Nguyên liệu cung cấp thay thế Nguyên liệu cung cấp Đạm Amoni sunfat (NH4)2SO4 (SA): là phân có chứa 20-21% N và khoảng 24% S. Có hai loại: loại hạt trắng ngà và loại hạt xám xanh đều có chất lượng như nhau. Phân có mùi khai (Amoniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm, dễ tan trong nước, ít vón cục, thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng. Nguyên liệu cung cấp Đạm Phân NH4NO3 có chứa 33 - 35% N nguyên chất. Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh, có màu vàng xám. NH4NO3 hoà tan tốt trong nước, dễ chảy nước, dễ vón cục vì hút ẩm mạnh, dễ cháy nổ nên khó bảo quản và khó sử dụng. Loại phân này rất quý vì chứa cả NH4+ và NO3-.Phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. NH4NO3 là phân sinh lý chua, làm tăng độ chua của đất Nguyên liệu cung cấp Đạm Amoni clorua( NH4Cl) có chứa 24 - 25% N nguyên chất, có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà. Phân này thường dễ tan trong nước, ít hút ẩm, thường tơi rời dễ sử dụng. Đạm clorua là loại phân sinh lý chua, vì vậy nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác. Nguyên liệu cung cấp Lân Monoamoni photphat (MAP) MAP có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, nó cung cấp 12% N và 61% P2O5 là hai loại dinh dưỡng cần thiết cho cây. MAP có dạng tinh thể, màu trắng, dễ bị hút ẩm và tan tốt trong nước. Thị trường hiện nay đang sử dụng loại phân có hàm lượng ≥98% MAP nguyên chất. Nguyên liệu cung cấp Lân Diamoni Photphat(DAP): là loại phân vừa có đạm vừa có lân, trong phân có tỷ lệ đạm 18% và tỷ lệ lân là 46%. DAP có dạng viên, màu xám tro hoặc màu trắng, tan tốt trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Đây là loại dễ sử dụng, thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua của đất. Do phân dễ tan lại cung cấp dinh dưỡng với hàm lượng khá cao nên nó cũng thường được sử dụng để sản xuất phân bón lá. Nguyên liệu cung cấp Kali Kali nitrat( KNO3) có khả năng cung cấp cả Đạm và Kali, nó chứa 13% N và 46% K2O. Cung cấp cả hai loại dinh dưỡng cần thiết cho cây nên trong quá trình sản xuất phân bón lá thường dùng KNO3 làm nguyên liệu thay thế để cung cấp Kali. KNO3 có dạng tinh thể mịn, màu trắng, tan tốt trong nước, ít bị chảy rữa. Nguyên liệu cung cấp Kali Kali clorua ( KCl ) có dạng bột màu hồng như muối ớt hay màu xám đục hoặc trắng xám, được kết tinh thành hạt nhỏ. Hàm lượng khoảng 50-60% K nguyên chất. Là loại phân sinh lý chua, để khô có độ rời tốt, dễ bón, nhưng nếu để phân kết dính lại với nhau thì khó sử dụng. Clorua Kali có thể dùng bón cho nhiều loại cây trên nhiều loại đất khác nhau, có thể dùng để bón lót hoặc bón thúc, bón lúc cây sắp ra hoa làm cho cây cứng cáp, tăng phẩm chất nông sản Không nên dùng loại phân này bón vào đất mặn. Nguyên liệu cung cấp trung và vi lượng Axit Boric (H3BO4) có hàm lượng B khoảng 17.5%, dạng tinh thể màu trắng, tan hoàn toàn trong nước, thường ở trạng thái tơi rời, dễ sử dụng để bón cho cây. Được sử dụng để phun lên lá với nồng độ 0.03 - 0.05% thích hợp cho cây họ đậu và đay. Phèn xanh ( CuSO4.7H2O) chứa 25.9% Cu, có dạng tinh thể màu xanh, tơi rời, ít hút ẩm, hòa tan tốt trong nước nên thường dùng để xử lý hạt giống với dung dịch có nồng độ 0.01 - 0.02% hoặc phun lên cây với nồng độ từ 0.02 - 0.05%. Kẽm sunfat ( ZnSO4.7H2O) chứa khoảng 22.8% Zn. Nó có dạng tinh thể màu trắng, tan được trong nước. Thường dùng để xử lý hạt giống với nồng độ 0.1% hoặc phun lên lá với nồng độ 0.02 - 0.05%. Sunfat mangan ( MnSO4.5H2O ): Phân có chứa 24.6% Mn, ít tan trong nước. Phân được sử dụng để xử lý hạt giống, phun lên lá, bón vào đất. Molipdat Natri ( NaMoO4.2H2O ) chứa 39% Mo. Có tính chất và tác dụng gần giống như Amoni Molipdat. Nguyên liệu cung cấp trung và vi lượng 3. Quy trình công nghệ 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Đạm (N): Lá có màu lục nhạt, úa vàng và rụng sớm, cây sinh trưởng yếu, sự đâm chồi gốc của loài hòa thảo giảm đi. Thiếu lân (P2O5): Lá màu lục tối, xanh lam, màu đỏ, đỏ tía xuất hiện, màu tối đôi khi đen của các lá bị khô héo. Thiếu Kali (K2O): Lá bị vàng úa hay hóa nâu, mô chết, hoặc mép lá quăn xuống dưới, lá nhăn nheo. 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Lưu huỳnh (S): Lá màu lục nhạt và mô chết Thiếu magiê (Mg): Lá bạc màu, do hình thành không đủ diệp lục, sự thay đổi màu lá từ màu lục sang màu vàng, đỏ tím ở mép lá và ở giữa gân Thiếu Canxi (Ca): Chồi ngọn, rễ bị tổn thương và chết 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Sắt (Fe): Thiếu sắt làm cho các lá non trên ngọn bạc trắng. Triệu chứng ban đầu xuất hiện là vệt trắng lợt hay vàng nhạt ở vùng giữa các gân của những lá non trong khi gân lá còn màu xanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp có tình trạng bạc toàn bộ lá. Cuối cùng lá chuyển trắng và có thể xuất hiện những đốm hoại tử rải rác trên bề mặt lá. Thiếu sắt làm quá trình sinh trưởng của cây bị đình trệ , một số trường hợp làm cây bị chết (Lá thiếu sắt): lá non bạc trắng, sau chuyển nâu và khô dần, cây thấp số nhánh ít (Cam thiếu sắt): lá non bạc trắng, sau chuyển nâu và khô dần 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Bo (B): Chết chồi ngọn, rễ con và lá, không nở hoa và rụng bầu Bông thiếu Bo: quả thối đen không nở được đài hoa rụng sớm Sulơ thiếu Bo: thối cuống lỗi thâm đen, bị thối lá rụng nhiều Caphê thiếu Bo: cành trơ trụi chồi non chết khô Cam thiếu bo: xuất hiện đốm nâu trên vỏ quả, lõi to,lệch tâm, thâm quầng đen quanh lõi quả Bắp thiếu Bo: bắp nhỏ hạt ít, bắp đuôi chuột Đu đu thiếu Bo: quả biến dạng xù xì Cam thiếu Bo: đốm vàng xuất hiện rải rác trên mặt lá 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Đồng (Cu): Bệnh úa vàng và đầu lá trở nên trắng, hiện tượng hạt lép Triệu chứng thiếu đồng xuất hiện đầu tiên ở các lá non trên ngọn trong thời kì đẻ nhánh, nảy chồi. Tuy nhiên trong một số trường hợp triệu chứng xuất hiện ngay từ thời kỳ cây non. 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng Thiếu Kẽm (Zn): Triệu chứng thiếu kẽm thường xuất hiện rõ nhất trên lá , chủ yếu trên các lá non đã trưởng thành hoàn toàn,cũng có thể xuất hiện đồng thời ở các bộ phận khác của cây. Thiếu kẽm không những ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mà nó còn cản trở sự phát triển của bộ rễ Lúa thiếu kẽm: lá móc sít nhau, xù ra, khô dần từ mép lá trở vào, chóp lá trở xuống, cây lùn Lá lúa thiếu kẽm: Xuất hiện vết xám nâu dọc hai mép lá trong khi gần gân lá vẫn xanh. Cà phê thiếu kẽm: lá non nhỏ, mỏng, mọc sít, nhau thành chùm sau chuyển vàng Cám ơn các em đã theo dõi bài thuyết trình
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cong_nghe_san_xuat_phan_bon_la_5229.ppt