Nguyên phụ liệu trong ngành may bao gồm các sản phẩm của ngành kéo sợi và ngành dệt như :
chỉ, vải, vải lót, vải dựng . Ngòai ra còn là sản phẩm của các ngành phụ thuộc khác như nút, móc,
dây kéo, thun
Nắm được tính chất nguyên phụ liệu, chúng ta sẽ sử dụng chúng có hiệu quả kinh tế cao hơn
trong sản xuất, sẽ bảo quản vật liệu tốt hơn, tránh được lỗi do chất lượng của nguyên phụ liệu không
đảm bảo
Nguyên phụ liệu may có những tính chất chung, đồng thời cũng có những tính chất riêng và
công dụng riêng. Do đó chúng ta cần nắm vững những tính chất này để xử lý trong quá trình may
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
115 trang |
Chia sẻ: Kiên Trung | Ngày: 12/01/2024 | Lượt xem: 223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Công nghệ may, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải hiều rõ kích thước và cấu tạo
của nhà xưởng, phải hiểu các loại thiết bị của phân xưởng, kích thước của chúng. Thiết kế mặt
bằng phải đúng theo quy trình công nghệ, các vị trí làm việc
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc bố trí :
- Yếu tố tài chính : lực lượng lao động, nguyên liệu tại chỗ, người sử dụng và những bộ phận
liên quan
- Yếu tố tự nhiên : môi trường ảnh hưởng đến địa điểm
- Yếu tố xã hội : con người, chính sách đầu tư
4. Quy định kích thước của mặt bằng phân xưởng ( số liệu tham khảo )
- Muốn thiết kế được mặt bằng phân xưởng, người thiết kế phải hiểu rõ kích thước và cấu tạo
của nhà xưởng, phải hiểu các loại thiết bị của phân xưởng, kích thước của chúng. Thiết kế mặt
bằng phải đúng theo quy trình công nghệ, các vị trí làm việc phải được sắp đặt hợp lý, đảm bảo
tổ chức sản xuất một cách tốt nhất, đáp ứng các điều kiện phân xưởng. Trong khi thiết kế mặt
bằng phải chú ý sao cho phân xưởng rộng và thoáng mát, được chiếu sáng tốt và vận chuyển
thuận lợi. Phải chú ý tránh sự chuyển động vô ích của bán thành phẩm. Các vị trí làm việc
không được gần nhau quá, cũng không được xa nhau quá, khoảng cách trung bình giữa các vị
trí làm việc là 60cm. Mỗi một vị trí làm việc có một ký hiệu riêng của mình và được đánh số
theo thứ tự trong bảng thiết kế dây chuyền công nghệ. Các loại ký hiệu cũng như các ký hiệu
khác về đường vận chuyển của hàng đều phải được giải thích rõ ở góc bảng thiết kế. Đồng thời
phải ghi rõ số lượng máy, số lượng công nhân
- Trong bảng thiết kế mặt bằng không được quên đặt máy dự bị. Bàn thu hóa bao giờ cũng đặt ở
cuối chuyền và gần cửa sổ để được chiếu sáng tốt. Việc thiết kế mặt bằng phân xưởng vô cùng
phức tạp cho nên trước khi thực hiện phải kiểm tra kỹ rồi mới sắp đặt thiết bị theo như bản thiết
kế.
- Lưu ý : ở nước ta hiện nay, thường trong thực tế sản xuất bỏ qua việc thiết kế mặt bằng phân
xưởng mà thường là giữ cố định việc sắp đặt thiết bị. Trong điều kiện lao động thủ công của ta,
việc vận chuyển hàng vẫn do công nhân bốc vác từ nơi này sang nơi khác cho nên việc sắp đặt
thiết bị không theo thứ tự của dây chuyền cũng không ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Ở các
nước có công nghiệp may tiên tiến, việc vận chuyển đã tự động hóa bằng băng chuyền cho nên
việc sắp đặt thiết bị tuân theo dây chuyền phải được tuyệt đối tuân thủ, nhất là đối với dây
chuyền dọc
- Diện tích phân xưởng :
- Việc bố trí thiết bị trên dây chuyền phải thỏa mãn 2 yêu cầu sau :
86
Đường đi bán thành phẩm nhỏ nhất
Tốn ít diện tích nhất
- Các khu vực ủi bố trí gần khu vực may thích hợp. Các vị trí ủi để gần nhau để tiện cho việc
kiểm tra và quản lý chất lượng
- Trước mỗi máy có thùng chứa bán thành phẩm hoặc bàn nhỏ để bán thành phẩm. Ghế ngồi của
công nhân phải dài để vừa ngồi vừa dùng để các bó bán thành phẩm vừa may xong.
Diện tích chiếm chỗ của từng loại máy và thiết bị như sau :
- Máy may mặt bằng 1 kim, 2 kim : 1,2m x 0,6m
- Máy vắt sổ : 1,2 x 0,7m
- Máy đính bọ : 1,2m x 0,6m
- Máy làm khuy : 1,2 x 0,7m
- Máy đính nút : 1,2m x 0,6m
- Bàn để ủi : 1,2m x 0,7m
- Bàn để bán thành phẩm lớn : 3,2m x 1,4m
- Bàn để cắt chỉ và tẩy hàng : 3,0m x 1,4m
- Bàn kiểm tra ( KCS ) : 3m x 1,4m
- Thùng để hàng tại máy : 1m x 0,35m
- Kích thước ghế ngồi : 1m x 0,35m
* Kích thước các lối đi :
Đường đi lại trong phân xưởng, trong chuyền phải thông thoáng thuận tiện cho việc vận chuyển
hàng hóa từ chỗ này sang chỗ khác sao cho không lãng phí về diện tích. Có thể tham khảo số
liệu sao đây :
- Đường đi giữa xưởng : 2,5 m
- Đường đi 2 đầu chuyền : 1,5 m
- Đường đi giữa 2 dãy máy trong chuyền : 0,8 m
- Khoảng cách hai bên tường đến máy : 2,3 m
Diện tích dây chuyền và các chỗ làm việc khác :
- Chiều dài dây chuyền Ddc chính là khoảng cách giữa các thiết bị Kd và tổng chiều rộng thiết bị
Rtb nằm cùng dãy máy trong 1 chuyền
Ddc = Kd . ( Xtb – 1 ) + Rtb . Xtb, ( m )
Trong đó Xtb : số thiết bị trong dây chuyền
- Chiều rộng dây chuyền Rdc chính là khoảng cách giữa các thiết bị Kn theo chiều ngang và tổng
chiều dài các thiết bị Dtb nằm cùng một dãy máy trong 1 chuyền
Ddc = Kn . ( Xtb – 1 ) + Dtb . Xtb, ( m )
* Diện tích phân xưởng :
Sdc = Ddc . Rdc, ( m2 )
- Việc thiết kế gian xưởng không chỉ tính diện tích chiếm chỗ của thiết bị, đường đi trong dây
chuyền ..mà bên cạnh đó còn phải tính đến các yếu tố tổ chức điều hành và nơi chứa các dụng
cụ phụ trợ khác như :
Phòng quản đốc, Trưởng ca và các nhân viên văn phòng
87
Phòng để thành phẩm sau khi may
- Chú ý thêm về ánh sáng : nên tận dụng ánh sáng thiên nhiên càng nhiều càng tốt. Yêu cầu ánh
sáng của đèn là :
Ủi : 200 lux
Cắt : 300 lux
May vải màu nhạt : 200 – 300 lux
May vải màu đậm : 300 – 1000 lux
Kiểm tra: 2000 lux
( Lux là đơn vị của ánh sáng )
* VD : kích thước của chỗ làm việc như sau :
Phòng quản đốc phân xưởng, trưởng ca và các nhân viên : 2,5 x 5 = 12,5 m2
Phòng để sản phẩm thành phẩm sau khi may : 2,5 x 4 = 10 m2
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến chỗ làm việc của phân xưởng sản xuất
- Sử dụng hiệu quả tổ chức sản xuất. Đảm bảo điều kiện thoáng mát, dài rộng hợp lý, đảm bảo
mỹ quan thuận tiện cho việc phục vụ sản xuất
- Bám sát theo quy trình lắp ráp sản phẩm
- Bảo đảm đủ diện tích bảo quản bán thành phẩm và thành phẩm
- Các kích thước cơ bản của các loại thiết bị, dụng cụ làm việc và các đường đi trong chuyền
- Phân xưởng được thiết kế nhằm hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng sản phẩm nhằm giảm đến mức tối đa các động tác dư thừa
- Thiết bị phải đáp ứng các điều kiện sản xuất, công suất và điều kiện chuyên môn hóa
- Đảm bảo các định mức sản xuất, chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật
- Xác định kỹ thuật lao động tiên tiến, tổ chức hợp lý chỗ làm việc, khắc phục sự hao phí về thời
gian, giảm bớt phế phẩm và thời gian ngừng máy
- Điều kiện lao động an toàn, hợp vệ sinh, cơ khí hóa và hợp lý hóa các công việc nặng nhọc
- Kiểu nhà xưởng phải hợp lý có tính đến quy trình công nghệ, sự sắp xếp các vị trí thiết bị phải
bảo đảm thông suốt trong dây chuyền
- Tính toán để xác định diện tích mặt bằng phân xưởng bắt đầu từ dây chuyền may. Bởi vì nó
chiếm tỷ trọng lớn nhất về công nghệ, diện tích và số lượng lao động
Ví dụ - Tính diện tích của phân xưởng có 2 chuyền, hai dãy máy như sau :
- Chiều rộng phân xưởng = rộng hai dây chuyền + khoảng cách giữa hai tường đến máy +
khoảng cách giữa hai dây chuyền
Rgx = 2Rdc + Kc2bt + Kc2dc
Trong đó
Khoảng cách giữa hai dây chuyền chính là đường đi chính giữa xưởng : Kc2dc = 2,5m
Khoảng cách hai bên tường : Kc2bt = 2,2 x 2 = 4,4m
Rộng dây chuyền : Rdc = ( 1,2 x 2 ) + 0,8 = 3,2m
Rgx = 2,5 + 4,4 + 6,4 = 13,3m
- Chiều dài phân xưởng = dài dây chuyền + đường đi 2 đầu chuyền + các bàn kiểm phẩm, cắt
chỉ, phụ, phục vụ .....
Dpx = Ddc + D2dc + Dcp + Dcác bàn
Trong đó
Ddc = 24m
D2dc = 1,5m x 2 = 3m
Dcp = 2,5m
88
D các bàn = bề rộng các bàn + khoảng cách giữa các bàn
= ( 1,25 x 3 ) + ( 1,4 + 1,4 + 0,8 ) = 7,35
Dgx = 24m + 3m + 2,5m + 7,35m = 36,85m
- Diện tích phân xưởng để sản xuất :
Sgx = Dgx . Rgx = 36,85 x 13,3 = 490,105m2
6. Cách trình bày bảng bố trí thiết bị chuyền may :
- Dạng 1 : bảng bố trí thiết bị và bảng minh họa các công việc cần làm được viết cùng trên một ô
diện tích. Dạng này thường được sử dụng trong thực tế vì trong thực tế mặt bằng phân xưởng
thường là cố định và đã có sự thống nhất về việc bố trí thiết bị giữa người viết và người sử
dụng bảng
- Dạng 2 : bảng bố trí thiết bị và bảng minh họa được trình bày thành 2 bảng rời. Dạng này
thường sử dụng cho người mới tập viết quy trình vì nó đòi hỏi phải chú ý đến diện tích nhà
xưởng và tính hợp lý của đường đi, diện tích máy, diện tích của bàn làm việc
7. Thiết kế công việc ( nội dung tham khảo - theo sách hướng dẫn về quá trình phát triển
công tác quản lý – Công ty JUKI )
- Công việc được thiết kế bằng 2 cách khác nhau. Một là khi phân tích công việc đang làm để cải
tiến và công cụ dự kiến sẽ được hợp lý hóa. Cách thứ nhất là khi có một công việc nào đó được
thiết kế trươc khi chính thức bắt đầu. Bất cứ phương pháp nào cũng phải được thực hiện tốt
hơn bằng cách áp dụng nguyên tắc làm thế nào để thiết kế một phương pháp làm việc hợp lý
hóa. Nguyên tắc này thường được coi là “ nguyên tắc kinh tế của động tác “và nó có hiệu quả
khi áp dụng vào thiết kế công việc
- Nguyên tắc kinh tế của động tác :
a. Các nguyên tắc của các bộ phận vận động cơ thể :
- Cả 2 tay cần phải đồng thời bắt đầu và kết thúc vận động
- Không được để bất cứ tay nào nghỉ, nếu không thể tránh được điều này thì không được để cho
2 tay cũng nghỉ đồng thời
- Hai tay phải vận động đồng thời và đối xứng nhau
- Vận động của 2 tay phải hạn chế đến mức tối thiểu của mức vận động
- Cần phải vận động sao cho sử dụng được lực ỳ
- Các vận động vừa liên tục và theo chiều cong tốt hơn so với các vận động đường thẳng và thay
đổi đột ngột chiều
- Một vận động theo đường cong kiểu đạn đạo thì nhanh, dễ và chính xác hơn so với một vận
động quá gò bó
- Phải sắp xếp thứ tự các vận động sao cho tạo ra được nhịp điệu tự nhiên và tự động
- Công việc nào mà có thể dùng bằng chân hoặc bằng 1 bộ phận nào khác của cơ thể thì không
nên dùng bằng tay
- Cần phải giảm bớt số lần nhìn chăm chú vào công việc
- Trong trường hợp mà cần phải phối hợp mắt và tay để có thể dùng 2 tay đồng thời và đối xứng
nhau cho 1 công việc nào đó, phải bố trí sao cho điểm mà công việc phải làm càng gần mắt và
tay càng tốt
- Cần giảm bớt đến mức thấp nhất những công việc phải làm bằng tay và yêu cầu có kỷ xảo. Cần
phải tự động hóa và cơ khí hóa công việc
89
b Các nguyên tắc sắp xếp nhà xưởng
- Mọi công cụ và vật liệu cần được để ở chỗ đã định sẵn
- Sắp xếp các vật liệu, công cụ và khỏang rộng để dụng cụ sao cho chúng nằm ở trong khỏang
rộng làm việc thường cũng như ở ngay trước mắt người công nhân
- Cần bố trí một cầu trượt để chuyển giao vật liệu. Hơn nữa phải bố trí sao cho vật liệu rơi đúng
chỗ công nhân không phải đi nhặt hoặc phải xoay đổi chiều của vật liệu rơi xuống
- Cần phải sử dụng 1 thiết bị để chuyển giao theo lối thả rơi từ trên xuống
- Phải sắp xếp công cụ và vật liệu sao cho người thợ có thể sử dụng chúng theo thứ tự tối ưu của
sự vận động cơ thể. Nếu có thể các vật liệu cho công việc tới phải được đặt ở vị trí mà ta đẩy
thành phẩm tới đó
- Đèn phải có chất lượng tốt, chiếu đúng hướng và đủ cường độ sáng
- Phải điều chỉnh chiều cao ghế ngồi và bàn làm việc sao cho khủy tay nằm ở trên bàn làm việc,
công nhân có thể đứng và ngồi thỏai mái
- Phải có một người một ghế riêng biệt để cho công nhân nào cũng làm việc ở tư thế thích hợp
- Màu ở bên trong phòng làm việc của thợ phải sao cho thợ đẩy được đồ vật dể dàng và làm cho
họ giảm bớt mệt nhọc
- Phải giữ nhiệt độ, độ ẩm và thông gió ở mức thích hợp với công nhân
c Nguyên tắc thiết kế trang bị và công cụ
- Việc thủ công phải làm bằng các thiết bị kèm theo và điều khiển bằng chân
- Cần kết hợp ghép 2 ( hoặc nhiều ) công cụ vào 1 công cụ duy nhất
- Các công cụ và vật liệu phải đạt ở vị trí xác định trước
8. Bố trí thiết bị cho một hệ thống sản xuất trong nhà máy :
a. Định nghĩa bố trí :
- Là phương pháp sắp xếp đem lại hiệu quả nhất cho máy móc và thiết bị cũng như sự giảm tối
đa chi phí sản xuất bằng cách cung ứng vật liệu và phụ tùng nhanh nhất và giảm tối đa công
việc chuyển giao từ công đọan này qua công đọan khác trong suốt quá trình sản xuất từ khi
nhận nguyên liệu đến khi giao sản phẩm cuối cùng. Để đạt được những mục đích ấy, kế họach
hóa bố trí phải được xem xét từ nhiều góc độ kể cả việc chọn địa điểm, bố trí nhà xưởng và
máy móc
b. Địa điểm bố trí nhà máy
Phải xem xét những yếu tố sau đây vì có thể ảnh hướng đến việc chọn chỗ xây dựng nhà
máy
- Yếu tố tài chính : lực lượng lao động, nguyên liệu tại chỗ, người sử dụng và những công ty, xí
nghiệp có liên quan, vận chuyển, cung ứng năng lượng
- Yếu tố tự nhiên : cung cấp nước cho nhà máy ( nước tự nhiên, nước dùng được ), khí hậu (mưa,
sương, chiều gió, cấp gió, lịch sử thiên tai ), đặc điểm địa chất, đặc điểm địa lý
- Yếu tố xã hội : Rủi ro, vấn đề chính trị ( chính sách đầu tư nước ngòai, biện pháp để phòng
giảm dân số ), dịch vụ y tế, phương tiện công cộng kể cả trường học
c Bố trí nhà máy
- Khối trực tiếp ( khối sản xuất ) :
90
Trong khối trực tiếp, lượng mặt hàng bao gồm vật liệu, phụ tùng phải được xem trước tiên
trong kế họach hóa bố trí, nói cách khác cách sắp xếp các bộ phận phải dựa trên thứ tự của các
công đọan
Ví dụ : thứ tự tiêu chuẩn của các công đọan trong nhà máy may
Nơi tiếp nhận nguyên liệu – tháo dỡ – chỗ để kiểm tra vật liệu đã tiếp nhận – kho để vật liệu –
chỗ cất vật liệu – chỗ để may – những người thầu phụ và chỗ kiểm tra thành phẩm – kho chứa
thành phẩm – chỗ bao gói
- Khối gián tiếp :
Khi giai đọan kế họach hóa bố trí khối trực tiếp sắp hòan thành, thì sắp xếp những khối gián
tiếp gần những khối trực tiếp. Lúc này, điểm quan trọng cần xem xét là hòan thành việc bố trí
các khối gián tiếp để có thể tiếp cận thông tin và người làm việc, cũng như tính đến quan hệ
giữa khối gián tiếp với những khối trực tiếp
Những điều kiện phải xem xét để bố trí nhà máy
- Nhân viên ( số lượng công nhân nam, nữ )
- Máy móc ( kích thước, số lượng đơn vị, trọng lượng của máy theo nhãn hiệu )
- Cửa vào, cửa ra, cửa ngang ( kích thước, chiều rộng, vị trí, số lượng của mỗi thứ này)
- Văn phòng điều hành, văn phòng quản lý ( địa điểm, chỗ đặt )
- Nhà kho ( địa điểm, chỗ đặt, số lượng nhà kho )
- Phân xưởng ( chiều rộng hữu ích của sàn ) : 4,96 – 6,6m2 cho mỗi đơn vị máy khâu
- Trang bị linh tinh bổ sung
Số lượng công nhân được dùng để tính số lượng nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà ăn tập
thể hiện nay : diện tích tối thiểu của những công trình này dùng cho mỗi công nhân :
- Nhà ăn tập thể 1m2 hay hơn
- Phòng thay áo quần 0,56m2
- Nhà vệ sinh :
Đại tiện nam : 1 nhà hay nhiều nhà hơn cho 60 công nhân ( hoặc ít hơn )
Tiểu tiện nam : 1 nhà hay nhiều nhà hơn cho 30 công nhân ( hoặc ít hơn )
- Nhà vệ sinh cho nữ : 1 nhà hay nhiều nhà hơn cho 20 công nhân ( hoặc ít hơn )
Bảng diện tích cần thiết cho nhà máy may được đề ra như sau :
Tổng số nhân viên nhà máy 25 50 75 100
Số nhân viên phân công may 18 35 53 70
Chổ để may ( số lượng của 1
đơn vị có trang bị x 6,6 m2
Chỗ để cắt
Kho chứa vật liệu
Kho chứa thành phẩm
Chỗ hòan thành sản phẩm
Văn phòng điều hành tại chỗ
Chỗ kiểm tra
Chỗ sắp xếp
Văn phòng bảo quản
Chỗ đóng bao gói và giao
m2 3.3 m2
118.5(45.0)
33.0(10.0)
6.6(2.0)
9.9(3.0)
13.2(4.0)
3.3(1.0)
6.6(2.0)
8.3(2.5)
3.3(1.0)
6.6(2.0)
m2 3.3 m2
2888(87.5)
59.4(18.0)
14.9(4.5)
23.1(7.0)
33.0(10.0)
5.0(1.5)
8.3(2.5)
13.2(4.0)
5.0(1.5)
6.6(2.0)
m2 3.3 m2
437.3(132.5)
82.5(25.0)
19.8(6.0)
33.0(10.0)
39.6(12.0)
8.3(2.5)
9.9(3.0)
16.5(5.0)
6.6(2.0)
9.9(3.0)
m2 3.3 m2
577.5(175.0)
118.8(36.0)
33.0(10.0)
49.5(45.0)
66.0(20.0)
9.9(3.0)
16.5(5.0)
26.4(8.0)
9.9(3.0)
13.2(5.0)
91
hàng
Nhà vệ sinh nam
Nhà vệ sinh nữ
Phòng rửa tay
Lối đi, hành lang
3.3(1.0)
5.0(1.5)
3.3(1.0)
13.2(4.0)
5.0(1.5)
8.3(2.5)
6.6(2.0)
26.4(8.0)
6.6(2.0)
13.2(4.0)
9.9(3.0)
39.6(12.0)
9.9(3.0)
16.5(5.0)
13.2(4.0)
49.5(15.0)
Cộng cho nhà máy 264.1(80.0) 503.6(152.5) 732.7(222.0) 1009.8(306.0)
Văn phòng điều hành
Phòng khách, phòng họp
Phòng thiết kế và nghiên cứu
Phòng bảo vệ đêm
Phòng giải trí, nghĩ ngơi
Nhà ăn tập thể
Nhà bếp
Phòng thay quần áo nam
Phòng thay quần áo nữ
16.5(5.0)
9.9(3.0)
132(4.0)
9.0(3.0)
29.7(9.0)
6.6(2.0)
3.3(1.0)
6.6(2.0)
33.0(10.0)
19.8(6.0)
13.2(4.0)
13.2(4.0)
16.5(5.0)
59.4(18.0)
9.9(3.0)
6.6(2.0)
13.2(4.0)
49.6(15.0)
26.4(8.0)
19.8(6.0)
13.2(4.0)
19.8(6.0)
85.8(26.0)
16.5(5.0)
8.3(2.5)
19.8(6.0)
66.0(20.0)
33.0(10.0)
26.4(8.0)
13.2(4.0)
19.8(6.0)
115.5(35.0)
19.8(6.0)
9.9(3.0)
26.4(8.0)
Cộng các nhà bổ sung 105.6(32.0) 184.8(56.0) 259.2(78.5) 330.0(100.0)
Tổng số cuối cùng cho nhà
máy
369.7 (112.0) 688.4(208.5) 991.9(300.5) 1339.8(406.0)
Cơ cấu xây dựng :
- Nhà 1 tầng và nhà nhiều tầng : cấu trúc thích hợp nhất là nhà 1 tầng. Nhà nhiều tầng giảm diện
tích yêu cầu nhưng đòi hỏi số cầu thang máy, máy nâng và cột nhiều hơn
- Trần nhà : cao từ 3 đến 3,5m tính từ sàn nhà
- Cột : không có hoặc có rất ít cột trong chỗ để may
- Cầu thang : 2 hoặc nhiều cầu thang cho nhà nhiều tầng
- Sàn : bằng phẳng và chắc để chịu sức nặng của máy móc thiết bị
- Lối đi : Càng thẳng càng tốt
- Aùnh sáng : Những cửa sổ rộng nhất kiểu 2,3 tầng là cần thiết
Mức rọi sáng : cường độ rọi sáng 500luxơ ( đơn vị đo độ sáng N.D )hoặc hơn là cần thiết cho
nơi may. Một đèn tuýp 40W có phần chiếu cần cho 6,6 m2
- Màu sắc đậm nhạt
- Các điều kiện khác
Hợp lý hóa việc chuyển giao :
- Lọai trừ hoặc giảm bớt việc chuyển giao, công nhân phải bỏ chỗ làm, do đó làm gián đọan
động tác may ( đưa vào sử dụng hệ thống băng tải và chuyên môn hóa công việc chuyển giao )
- Lọai bớt thời gian chờ đợi để chuyển giao và cải tiến thời gian thực của quy trình
- Rút ngắn khỏang cách chuyển giao càng ngắn càng tốt
- Những nhân tố của việc chuyển giao ( a: bốc lên, dỡ xuống – b: chuyển giao có vật nặng – c:
chuyển giao không có vật nặng ). Trong số những nhân tố này giảm bớt nhân tố a và c và tăng
hiệu quả việc chuyển giao
- Phát triển phương pháp nhập kho thông qua xem xét các động tác chuyển giao
- Cần nâng cao hiệu quả của việc bốc hàng trong quá trình chuyển giao
- Phát triển phương pháp chuyển giao làm giảm hư hỏng mặt hàng
92
- Phát triển phương pháp nhập kho : nhập trước xuất trước
- Đảm bảo chuyển giao nhẹ nhàng
- Đề ra việc cơ giới hóa trong chuyển giao
Các bước đặc trưng trong quy trình bố trí máy móc theo công đọan :
- Lập bảng vẽ thu nhỏ của nhà máy
- Làm mô hình máy móc và thiết bị
- Vẽ những phương tiện sinh họat hoặc thiết bị không thể di chuyển
- Cửa vào, cửa ra
- Phòng rửa tay, cầu thang
- Cột trụ và máy điều hòa nhiệt độ
- Sắp xếp các công đọan dây chuyền chính trên 1 đường thẳng, không cần chú ý không gian hiện
có
- Sắp xếp các công đọan dây chuyền chính trong không gian hiện có
- Nếu cần thiết thay đổi hướng công đọan dây chuyền chính để tiết kiệm chỗ làm việc, hãy thay
đổi số công nhân sử dụng bàn là hoặc công nhân phụ trách máy chuyên dùng
- Sắp xếp những bộ phận bổ sung vào khỏang không gian còn lại
- Khi việc bố trí tòan bộ máy móc được hòan thành, hãy nghiên cứu lại bằng việc xem xét bố trí
hành lang, cửa vào, cửa ra
- Lập bảng vẽ dựa trên việc bố trí máy móc đã hòan thành
- Phân biệt giữa các bộ phận máy may, là, ép và đặt số lượng công đọan và người thao tác
cần sử dụng những máy và thiết bị này
- Đặt dây chuyền sản xuất
Kiểm tra bố trí :
- Xem có lượng hàng chuyển trả lại hoặc lượng chuyền chéo không ?
- Xem có lượng chuyển hàng gối lên nhau không ?
- Xem khỏang cách chuyển giao có quá dài không ?
- Xem số lượng giá để hàng kho có thỏa đáng không ?
- Xem khỏang cách giữa các công đọan có cách nhau rõ rệt không ?
- Xem không gian nhà xưởng có được sử dụng hết không ?
- Xem có đủ hành lang không ?
XIV. TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT BAO GÓI
- Mỗi loại sản phẩm có quy cách bao gói riêng tương ứng kích thước bao gói, phụ liệu đi kèøm
- Tiêu chuẩn kỹ thuật bao gói gồm những quy định cho quá trình ủi, quá trình bao gói
- Quy định kỹ thuật ủi : phương pháp ủi, thời gian ủi, nhiệt độ ủi
- Quy định quá trình bao gói : kích thước bao gói sản phẩm, vị trí sử dụng phụ liệu
List bao gói / treo :
* Đối với sản phẩm có bao gói và thùng carton thì list có nội dung :
- Số thùng carton
- Tỷ lệ ghép sản phẩm trong thùng : số lượng sản phẩm trong thùng carton, số cỡ vóc và số
lượng từng cỡ vóc, số màu vải chính / số lượng sản phẩm theo màu vải
- Trọng lượng tịnh / gộp
- Quy cách của thùng
* Đối với sản phẩm treo thì list có nội dung :
93
- Quy cách treo : số lượng sào, số lượng – cỡ vóc – màu sắc sản phẩm trên sào, cỡ vóc của móc
treo
CHƯƠNG 2. CÔNG ĐOẠN CẮT
A. TRẢI VẢI
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM :
94
Hình 1.1. Trải vải bằng tay
- Trải vải là quá trình tở vải từ cuộn thành đoạn vải thẳng trên mặt phẳng, một hoặc nhiều lớp
vải đặt chồng lên nhau trên bàn trải vải.
- Vải có thể trải một chiều hay hai chiều, có thể được cắt đầu bàn hay không cắt đầu bàn
- Vải được trải từ cây hoặc từ tấm ( dạng vải đầu khúc ). Độ cao của bàn trải vải và số lớp trên
bàn trải vải phụ thuộc vào tính chất vải và thiết bị cắt sử dụng. Chiều dài bàn trải vải phụ thuộc vào
chiều dài sơ đồ, hay hiểu cách khác là phụ thuộc vào số sản phẩm trên sơ đồ và kích thước của sản
phẩm. Trước khi trải vải phải lấy dấu sơ đồ trên mặt bàn trải. Vải được bắt một biên bằng nhau với
tất cả các lớp (biên chuẩn ), độ sai lệch của biên chuẩn không quá 0,5cm. Các lớp vải khi trải phải
được gạt phẳng, trên bề mặt không có nếp gấp. Nếu sử dụng phương pháp trải vải “ mặt úp mặt “ đối
với vải sọc hay caro của các lớp phải trùng nhau. Bàn trải vải có kích thước dài từ 6 – 12m, rộng từ
1,2 – 2 m, cao từ 0,8 – 0,9 m. Vải được trải bằng tay hoặc bằng máy[12]
* Các dạng xếp lớp vải trên bàn trải :
- Bàn trải với lá đơn : chỉ có một lớp vải thường để cắt hàng may mẫu hoặc cắt vải thay thân
- Bàn trải với nhiều lớp cùng kích thước : nhiều lá vải cùng kích thước trên cùng một bàn trải
vải
- Bàn trải vải với nhiều lớp xếp theo bậc : nhiều lá vải không cùng chiều dài được xếp theo tầng
trên một bàn vải. Tầng dưới là các lớp vải dài nhất và tầng trên cùng là các lớp vải cùng chiều dài
ngắn nhất.[12][11]
Hình 1.2. Bàn vải xếp theo bậc
95
II. PHƯƠNG PHÁP TRẢI VẢI :
Có nhiều cách để phân loại phương pháp trải vải :
- Phân loại theo vị trí xếp các lớp vải
- Phân loại theo phương tiện trải vải ( thủ công, cơ khí, tự động )
a. Phân loại theo vị trí lớp vải :
a1 Phương pháp trải mặt úp trái :
- Các lớp vải có bề mặt hướng lên trên. Thích hợp với mọi sơ đồ, với nhiều loại vải, dễ đánh số
bóc tập. Năng suất trải vải không cao vì chỉ có một lượt đi khi trải mang vải ( vải được trải theo một
chiều nhất định ). Số lớp trải có thể là số chẵn hay số lẻ
Trải vải mặt úp trái, đầu bàn có chiều
Hình 1.3. Hướng và ký hiệu trải vải
Trải vải mặt úp trái, đầu bàn không chiều
Hình 1.4. Hướng và ký hiệu trải vải
a2 Phương pháp trải mặt úp mặt :
- Các lớp vải úp với nhau từng đôi một trái với trái, mặt với mặt. Định mức vải trên một sản
phẩm giảm. Các chi tiết được cắt thành cặp nên kích thước hoàn toàn như nhau. Năng suất trải vải
cao vì cả hai lượt đi và về khi trải đều có mang vải. Phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho các sơ
96
đồ có chi tiết đối xứng, hoặc các sản phẩm có dạng tấm ( ra giường, màn, khăn trải). Số lớp trải
phải là số chẵn.
Trải vải mặt úp mặt, đầu bàn có chiều
Trải vải mặt úp mặt, đầu bàn không chiều
Trải vải ziczac
Chú thích : Maët phaûi cuûa vaûi
Maët traùi cuûa vaûi
Hình 1.5. Hướng và ký hiệu trải vải
b. Phân loại theo phương tiện sử dụng :
b1. Trải vải bằng tay :
Hình 1.6. Trải
vải bằng tay
97
Đặt cây vải lên giá đỡ phía đầu bàn trải, công nhân đứng hai bên bàn cầm lớp vải kéo lên bàn trải
theo chiều dài đã lấy dấu. Vải được cắt đầu bàn khi chiều dài lớp vải vượt qua dấu lấy 1,5cm – 2cm
(vải đầu bàn). Quá trình tiếp tục cho các lớp vải tiếp theo ( mỗi một lớp vải đều phải bắt biên và gạt
phẳng, khi đó một công nhân bắt biên vải, công nhân khác gạt phẳng lớp vải ). Đối với vải có độ co
giãn cao cần xổ vải trước khi trải 24 giờ để ổn định sức căng của vải. Để giữ cho các lớp vải trong
quá trình trải không bị xô lệch và chuẩn bị cho quá trình cắt, cần sử dụng các loại kẹp hay vật nặng
(thanh gỗ, quả tạ ) để chận bàn vải. Trải vải bằng tay cho năng suất thấp, chất lượng các lớp trải
không cao. Đây là công việc tốn nhiều sức lao động, cần hạn chế bằng cách cơ giới hóa quá trình trải
vải [6]
b2 Trải vải bằng thiết bị bán tự động
- Cây vải được kéo ra khỏi cuộn vải và trải bán tự động, sử dụng thiết bị kéo vải bằng tay. Thiết
bị trải vải sẽ được kéo đến cuối bàn trải và quay về điểm đầu để trải lớp tiếp theo. Thiết bị này sẽ
giúp cho các mép vải đứng thành và các lớp vải trải được phẳng. Hệ thống này phù hợp cho loại sơ
đồ dài, khổ rộng hoặc vải khổ rộng của đơn hàng lớn. Phương pháp này rất có hiệu quả cho quy mô
sản xuất nhỏ [11]
b3 Trải vải bằng máy tự động
- Cây vải được đặt trên giá đỡ của máy, cùng với máy chạy dọc suốt chiều dài bàn trải. Máy tự
động trải và cắt đầu bàn. So với trải vải bằng tay thì trải vải bằng máy đều hơn, phần nguyên liệu ở
đầu bàn được xén đều không quá 1cm. mỗi một bàn chỉ cần một người điều khiển máy [11]
Hình 1.7. Trải vải bằng máy trải tự động
98
III. YÊU CẦU
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_cong_nghe_may.pdf