Bài giảng Công đoàn cơ sở với công tác bảo hiểm xã hội

1. Mục đích của chính sách Bảo hiểm Xã hội: là nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phẩn ổn định đời sống cho người người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản; hết tuổi lao động, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; mất việc làm; chết gặp rủi ro hoặc khó khăn khác.

doc6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Công đoàn cơ sở với công tác bảo hiểm xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7: Công đoàn cơ sở với công tác bảo hiểm xã hội 14:47' - 10/04/2006 I. Nguyên lý chung về bảo hiểm xã hội Mục đích của chính sách Bảo hiểm Xã hội: là nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phẩn ổn định đời sống cho người người lao động và gia đình họ trong các trường hợp người lao động bị ốm đau, thai sản; hết tuổi lao động, bị tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp; mất việc làm; chết gặp rủi ro hoặc khó khăn khác. Nguyên tắc cơ bản của BHXH: Lấy số đông bù số ít: trong số những người đóng góp (kể cả người lao động và người sử dụng lao động) chỉ những người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay tuổi già có đủ các điều kiện cần thiết mới được hưởng trợ cấp BHXH. Mức hưởng trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng BHXH, có tính đến chia sẻ rủi ro. Nhìn chung mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền lương đi làm nhưng thấp nhất cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu. Ví dụ: trợ cấp ốm đau bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ. Tiền lương hưu thấp nhất cũng phải bằng mức lương tối thiểu hiện nay là 350.000đ/tháng. Loại hình bảo hiểm xã hội và đôi tượng áp dụng: Hiện nay có 2 loại hình BHXH đó là: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Loại hình BHXH bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng có thời hạn đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng không xác định thời hạn (kể cả cán bộ công chức, lực lượng vũ trang theo Luật sĩ quan) Loại hình BHXH tự nguyện trong quá trình làm điểm rút kinh nghiệm ở một số địa phương. Mức và phương thức đóng góp quỹ BHXH: Hàng tháng (chậm nhất là ngày cuối tháng) đồng thời với việc trả lương, đơn vị sử dụng lao động trích nộp 20% tổng quỹ lương, trong đó 15% tổng quỹ lương do người sử dụng lao động và 5 % tiền lương người lao động đóng vào quỹ BHXH. Tổ chức, quản lý BHXH: Trước năm 1995 việc quản lý (thu - chi trợ cấp) đối với các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quản lý và chi trả. Các chế độ hưu trí, tử tuất, mất sức lao động do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý và chi trả. Từ năm 1995 đến nay, hệ thống BHXH Việt Nam được thành lập từ Trung ương đến địa phương. Công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ BHXH do BHXH Việt Nam thực hiện. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội giữ vai trò quản lý nhà nước về chính sách BHXH. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện chức năng tham gia quản lý, xây dựng chính sách, quản lý quỹ BHXH và kiểm tra, giám sát. Riêng chế độ mất sức lao động cũng bắt đầu bãi bỏ. Thực hiện các chế độ BHXH Chế độ trợ cấp ốm đau: Điều kiện: người lao động nghỉ việc vì ốm đau, tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế hoặc có con dưới 7 tuổi bị ốm đau, có yêu cầu phải nghỉ việc để chăm sóc con thì được hưởng trợ cấp BHXH Mức hưởng trợ cấp: bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH trước khi nghỉ Thời gian hưởng tối đa: + Với người lao động làm việc bình thường là 50 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH 30 năm trở lên + Đối với người lao động làm việc nặng nhọc, độc hại, nơi có khí hậu xấu: 60 ngày trong 1 năm nếu đóng BHXH 30 năm trở lên + Đối với người lao động mắc các bệnh cần điều trị dài ngày thì hưởng trợ cấp ốm đau tối đa 180 ngày trong một năm không phân biệt thời gian tham gia BHXH (trường hợp sau 180 ngày còn tiếp tục điều trị thì mức hưởng thấp hơn) Chế độ trợ cấp thai sản Điều kiện: lao động nữ có thai, sinh con (không kể số lần sinh), nếu nuôi con nuôi sơ sinh theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp cho đến khi con đủ 4 tháng tuổi (không phân biệt nam hay nữ) Mức hưởng trợ cấp: bằng 100% mức tiền lương đóng BHXH trước khi nghỉ việc. Ngoài ra khi sinh con được trợ cấp 1 lẩn bằng 1 tháng tiền lương đóng BHXH. Thời gian hưởng: + Được nghỉ việc để đi khám thai 3 lẩn, mỗi lẩn 1 ngày + Sẩy thai dưới 3 tháng thì được hưởng trợ cấp 20 ngày và từ 3 tháng trở lên thì được hưởng trợ cấp 30 ngày. + Được nghỉ việc trước và sau khi sinh từ 4-6 tháng tùy theo điều kiện lao động. + Nếu sinh đôi trở lên, thì tính từ con thứ 2 trở lên cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày. Chế độ trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Điều kiện: người bị tai nạn trong giờ làm việc, tai nạn nơi làm việc; ngoài nơi làm việc; ngoài giờ làm việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc được hưởng trợ cấp tai nạn lao động. Mức hưởng: (chung cho cả bệnh nghề nghiệp): + Bị suy giảm từ 5% - 30% khả năng lao động được trợ cấp 1 lần từ 4 12 tháng tiền lương tối thiểu. + Bị suy giảm từ 31% khả năng lao động trở lên được hưởng trợ cấp hàng tháng từ 0,4 - 1,6 tháng lương tối thiểu tùy mức độ suy giảm khả năng lao động. + Ngoài ra, khi bị TNLĐ, bệnh nghề nghiệp suy giảm từ 81% trở lên thì được phụ cấp phục vụ hàng tháng bằng 80% mức tiền lương tối thiểu. + Người lao động chết do TNLĐ thì gia đình được hưởng chế độ tử tuất. Chế độ hưu trí Điều kiện: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên. Trường hợp người làm công việc nặng nhọc, độc hại, hoặc nơi khí hậu xấu, hoặc có 10 năm công tác ở chiến trường thì được giảm 5 tuổi. + Nam đủ 55 tuổi có thời gian đóng BHXH đủ 30 năm trở lên có nguyện vọng về hưu. Ngoài ra, người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn khi có một trong các điều kiện sau: Đủ tuổi đời nhưng có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm Có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm mà suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên. (Trường hợp người lao động có ít nhất 15 năm làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì không phụ thuộc vào tuổi đời) Mức lương hưu hàng tháng: có 15 năm đóng BHXH thì được tính bằng 45% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Sau đó, cứ thêm một năm đóng BHXH được tính thêm 3% đối với nữ và 2% đối với nam, nhưng tối đa bằng 75%. Trợ cấp khi nghỉ hưu: người lao động nếu có thời gian đóng BHXH trên 25 năm đối với nữ, trên 30 năm đối với nam thì khi nghỉ hưu được trợ cấp 1 lần. Cứ mỗi năm đóng BHXH được V tháng lương nhưng tối đa không quá 5 tháng Hưởng trợ cấp BHXH một lần trong trường hợp người ra định cư nước ngoài hợp pháp. Người đủ tuổi nghỉ hưu hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu hàng tháng thì hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH bằng 1 tháng tiền lương. Chế độ tử tuất Tiền mai táng phí bằng tám tháng tiền lương tối thiểu. Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên chết thì thân nhân trực tiếp nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng. Mức trợ cấp tuất hàng tháng: mỗi thân nhân bằng 40% lương tối thiểu, nếu không có nguồn thu nhập và không còn người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức tiền tuất bằng 70% mức tiền lương tối thiểu. Người lao động chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình được nhận tiền tuất 1 lần, cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng V tháng lương nhưng tối đa không quá 12 tháng. Chê độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ Điều kiện: có đủ 3 năm đóng BHXH mà suy giảm sức khoẻ hoặc sau khi điều trị ốm đau, TNLĐ, bệnh nghề nghiệp mà chưa phục hồi sức khoẻ hoặc lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ: từ 5-10 ngày tuỳ mức độ suy giảm sức khoẻ, không bị trừ vào thời gian nghỉ hàng năm. Mức chi nghỉ dưỡng sức là 80.000đ/ngày nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Mức 50.000đ/ngày nếu tại gia đình. Hoạt động công đoàn cơ sở về công tác bảo hiểm xã hội Nghiên cứu nắm vững chê độ chính sách, pháp luật về BHXH Trách nhiệm đóng BHXH: + Người sử dụng lao động đóng 15% trên tổng quỹ lương trong đó 10% cho quỹ hưu trí và tuất; 5% cho quỹ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp + Người lao động đóng 5% trên tiền lương của bản thân cho quỹ hưu trí và tuất Quyền lợi được hưởng chế độ BHXH: Người lao động được quyền hưởng 6 chế độ BHXH là: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; hưu trí, tuất, và nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Tổ chức tuyền truyền về BHXH Tuyền truyền, giải thích cho người lao động, nhất là lao động trẻ hiểu được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm xã hội. Nắm tâm tư, nguyện vọng CNVC-LĐ phản ánh những bất cập trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội ở cơ sở để tham gia và kiến nghị với công đoàn cấp trên và các cơ quan liên quan xem xét bổ sung, chế độ chính sách. Giúp CNLĐ ký hợp đồng lao động và đưa nội dung BHXH vào Thoả ước tập thể Nếu hợp đồng dưới 3 tháng thì tính thêm 15% BHXH vào tiền lương trả hàng tháng cho người lao động. Hợp đồng từ đủ 3 tháng trở lên thì người sử lao động đóng 15%, người lao động đóng 5% tiền lương để thực hiện quyền lợi bHxH. Ban Chấp hành Công đoàn tham gia ý kiến xây dựng nội dung BHXH trong Thoả ước lao động tập thể. Tham gia với người sử dụng lao động Khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động. Lựa chọn và chủ động đề xuất với Thủ trưởng cơ quan, Giám đốc doanh nghiệp danh sách những người đi nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. Bàn bạc với người sử dụng lao động trích quỹ phúc lợi, quỹ cơ quan (nếu có) hỗ trợ thêm cho nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ hoặc nghỉ mát hàng năm. Yêu câu Thủ trưởng cơ quan, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH Giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNLĐ về thực hiện chế độ BHXH (thuộc phạm vi thẩm quyền trách nhiệm). BCH Công đoàn cử đại diện của mình (bằng 50% tổng số) vào Hội đồng hoà giải lao động cơ sở; luân phiên làm Chủ tịch và Thư ký Hội đồng 6 tháng một lần theo quy định của Bộ luật Lao động để giải quyết tranh chấp lao động trong đó có BHXH. Chủ động tổ chức thăm hỏi kịp thời Khi CNLĐ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc để điều trị hoặc bị chết, đại diện BCH Công đoàn cơ sở chủ động tổ chức việc thăm hỏi, động viên, giúp đỡ kịp thời. BCH Công đoàn thực hiện quyền giám sát, hoặc phối hợp vói NSDLD kiểm tra việc thực hiện che độ BHXH: (việc thực" hiện này thường ở Phòng Tổ chức lao động và Phòng Tài vụ của cơ quan doanh nghiệp). Cụ thể là: việc trích nộp 15% trên quỹ lương (với người sử dụng lao động), 5% tiền lương (với người lao động) để đóng vào quỹ BHXH hàng tháng; việc giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ, BNN, chế độ hưu trí, tử tuất, chế độ nghỉ dưỡng sức; việc thực hiện những cam kết về BHXH trong Thoả ước lao động tập thể.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbai_7cong_doan_co_so_voi_cong_tac.doc