Cách chơi: Tương tự như trò chơi “Trời nắng, trời mưa”. Chỉ khác người quản trò phải nói được nhiều dấu hiệu của thời tiết hơn, không đơn thuần chỉ làtrời nắng, trời mưa.
99 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1043 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Con người và sức khỏe, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoẻ.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 25 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi va øtrả lời các câu hỏi trong SGK. GV có thể sử dụng những câu hỏi phụ sau để gợi ýtrong khi đi đến với HS:
+Xem ảnh chụp người đàn ông đang bắt cá trang 53 SGK và nói với bạn người đó đang sử dụng cái gì để bắt cá?
+Người ta dùng cái gì khi đi câu cá?
+Nói về một số cách bắt cá khác.
*Bước 2:
_GV yêu cầu cả lớp tập trung thảo luận các câu hỏi sau:
+Nói về một số cách bắt cá.
+Kể tên các loại cá mà em biết.
+Em thích ăn loại cá nào?
+Tại sao chúng ta ăn cá?
Kết luận:
(Chỉ nêu những ý chính, những nội dung khác HS đùã nói được không cần nhắc lại)
-Có nhiều cách bắt cá: bắt cá bằng lưới trên các tàu, thuyền; kéo vó (như ảnh chụp trang 53 SGK), dùng cần câu để câu cá,…
-Cá có nhiều chất đạm, rất tốt cho sức khoẻ. Ăn cá giúp xương phát triển chóng lớn …
Hoạt động 3: Làm việc cá nhân với phiếu bài tập (Vở bài tập bài 25)
_Mục tiêu: Giúp học sinh khắc sâu biểu tượng về con cá.
_Cách tiến hành:
+GV phát phiếu bài tập cho HS hoặc HS lấy Vở bài tập của các em (nếu có).
+GV hướng dẫn: đọc yêu cầu trong phiếu bài tập (hoặc trong bài 25 Vở bài tập) và tìm xem cần phải làm gì.
+GV theo dõi và hướng dẫn.
2.Củng cố:
_Trình bày sản phẩm
Nếu không đủ thời gian, GV cho HS về nhà hoàn thành tiếp, đến tiết học sau sẽ giới thiệu sản phẩm của mình
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 27 “Con mèo”
_HS nói tên cá và nơi sống của cá
_Quan sát và trả lời câu hỏi
_HS làm việc theo nhóm.
_Đại diện một số nhóm lên trình bày
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc và trả lời các câu hỏiû trong SGK.
+Một vài HS có thể nói về việc các em sắp làm để đảm bảo mọi HS trong lớp đều biết rõ nhiệm vụ của mình.
+HS làm việc cá nhân với phiếu bài tập.
+HS giơ tranh vẽ con cá của mình và giải thích về những gì các em đã vẽ
-Con cá
-SGK
-Phiếu luyện tập
Thứ ,ngày tháng năm 20
BÀI 26: CON GÀ
I - MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con gà; phân biệt gà trống, gà mái, gà con
_Nêu ích của việc nuôi gà
_Thịt gà và trứng là những thức ăn bổ dưỡng
_HS có ý thức chăm sóc gà (nếu nhà em nuôi gà)
II - ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 26 SGK
III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2’
22’
5’
1’
1.Giới thiệu bài:
_GV hỏi HS:
+Nhà em nào nuôi gà?
+Nhà em nuôi loại gà nào (gà công nghiệp hay gà ta…)?
+Nhà em cho gà ăn những gì?
_HS nói về việc nhà em nuôi gà như thế nào, nuôi loại gà nào, thức ăn của gà, nuôi gà để làm gì…
_GV giới thiệu bài học
2.Hoạt động: Làm việc với SGK
_Mục tiêu: Giúp HS biết
+Đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên các hình ảnh trong SGK.
+Các bộ phận bên ngoài của con gà.
+Phân biệt gà trống, gà mái, gà con.
+Ăn thịt gà, trứng gà có lợi cho sức khoẻ.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài 26 SGK.
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động của HS. Đảm bảo các em thay nhau hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
*Bước 2:
_GV yêu cầu cả lớp tập trung thảo luận các câu hỏi sau:
+Mô tả con gà trong hình thứ nhất ở trang 54 SGK. Đó là con gà trống hay con gà mái?
+Mô tả con gà trong hình thứ hai ở trang 54 SGK. Đó là con gà trống hay con gà mái?
+Mô tả gà con ở trang 55 SGK.
+Gà trống, gà mái, gà con giống nhau (khác nhau) ở những điểm nào?
+Mỏ gà, móng gà dùng để làm gì?
+Gà di chuyển như thế nào? Nó có bay được không?
+Nuôi gà để làm gì?
+Ai thích ăn thịt gà, trứng gà? Ăn thịt gà, trứng gà có lợi gì?
Kết luận:
-Trong tranh 54 SGK, hình trên là gà trống, hình dưới là gà mái. Con gà nào cũng có: Đầu, cổ, mình, 2 chân và 2 cánh; toàn thân gà có lông che phủ; đầu gà nhỏ có mào; mỏ gà nhọn, ngắn và cứng; chân gà có móng sắt. Gà dùng mỏ để mổ thức ăn và móng sắt để đào đất.
-Gà trống, gà mái và gà con khác nhau ở kích thước, màu lông và tiếng kêu.
-Thịt gà và trứng cung cấp nhiều chất đạm và tốt cho sức khoẻ.
(Những nội dung khác HS nói được không cần nhắc lại).
3.Củng cố:
GV cho HS chơi
4.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 27 “Con mèo”
_HS (theo cặp) quan sát tranh, đọc câu hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
_HS chơi đóng vai
+Đóng vai con gà trống đánh thức mọi người vào buổi sáng.
+Đóng vai con gà mái cục tác và đẻ trứng.
+Đóng vai đàn gà con kêu chíp chíp.
+HS hát bài “đàn gà con”.
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 27: CON MÈO
I .MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo
_Nói về một số đặc điểm của con mèo (lông móng vuốt, ria, mắt, đuôi)
_Nêu lợi ích của việc nuôi mèo
_HS có ý thức chăm sóc mèo (nếu nhà em nuôi mèo)
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 26 SGK
_Một con mèo thật (nếu có thể)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2’
12’
8’
6’
2’
1.Giới thiệu bài:
_GV hỏi HS:
+Nhà em nào nuôi mèo?
+Nói với cả lớp về con mèo của nhà em
_GV nói với cả lớp: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu về con mèo.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Quan sát con mèo
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi dựa trên việc quan sát con mèo thật hoặc các hình con mèo trong SGK.
+Biết các bộ phận bên ngoài của con mèo.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS: Quan sát con mèo được mang đến lớp (nếu có) hoặc tranh, ảnh con mèo mang đến lớp hay ảnh chụp con mèo trong SGK.
+Mô tả màu lông của con mèo. Khi vuốt ve bộ lông mèo em cảm thấy thế nào?
+Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
+Con mèo di chuyển như thế nào?
_GV giúp đỡ và kiểm tra hoạt động củacác nhóm.
*Bước 2:
_Một số HS trình bày lại kết quả làm việc trong nhóm với cả lớp, các HS khác bổ sung.
Kết luận:
(GV nhắc lại ý chính và giảng thêm, không yêu cầu HS phải nhớ)
-Toàn thân mèo được phủ bằng một lớp lông mềm và mượt (GV có thể giảng thêm về sự khác nhau của lông gà và lông mèo nếu HS hỏi).
-Mèo có đầu, mình, đuôi và bốn chân. Mắt mèo to tròn và sáng, con ngươi dãn nở to trong bóng tối (giúp mèo nhìn rỏ con mồi) và thu lại vào ban ngày khi có nắng. Mèo có mũi và tai thính giúp mèo đánh hơi và nghe được trong khoảng cách xa. Răng mèo sắc để xé thức ăn.
-Mèo đi bằng bốn chân, bước đi nhẹ nhàng, leo trèo giỏi. Chân mèo có móng vuốt sắc để bắt mồi.
Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
_Mục tiêu:
+HS biết ích lợi của việc nuôi mèo.
+Biết mô tả hoạt động bắt mồi của con mèo.
_Cách tiến hành:
+GV nêu câu hỏi cho cả lớp thảo luận:
-Người ta nuôi mèo để làm gì?
-Nhắc lại một số đặc điểm giúp mèo săn mồi.
-Tìm trong số những hình ảnh trong bài, hình nào mô tả con mèo đang ở tư thế săn mồi? Hình nào cho thấy kết quả săn mồi của con mèo?
-Tại sao em không nên trêu trọc và làm con mèo tức giận?
-Em cho con mèo ăn gì và chăm sóc nó như thế nào?
Kết luận:
-Người ta nuôi mèo để bắt chuột và làm cảnh.
-Móng chân mèo có vuốt sắc, bình thường nó thu vuốt lại, khi vồ mồi nó sẽ giương vuốt ra.
-Em không nên trêu trọc, làm cho mèo tức giận. Vì khi đó nó sẽ cào và cắn, gây chảy máu rất nguy hiểm. Mèo cũng có thể bị bệnh dại giống chó, khi mèo có biểu hiện không bình thường phải nhốt lại và nhờ người có chuyên môn theo dõi. Người bị mèo cắn nếu cần phải đi tiêm phòng dại.
+Kết thúc bài: GV cho HS chơi “Bắt chước tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo”.
+Thành viên của tổ nào bắt chước giống tiếng kêu và một số hoạt động của con mèo là thắng cuộc.
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 28 “Con muỗi”
_Một vài HS nói với cả lớp về con mèo của mình: lông nó màu gì, em có hay chơi với nó không…
_HS (theo nhóm) quan sát con mèo thật rồi mô tả nó với các bạn trong nhóm hoặc vừa chỉ vào ảnh con mèo vừa nói với các bạn về màu lông và các bộ phận của con mèo.
+Các tổ thi ở ngoài sân chơi “Mèo đuổi chuột”.
Thứ ,ngày tháng năm 20
BÀI 28: CON MUỖI
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Quan sát, phân biệt và nói tên các bộ phận bên ngoài của con muỗi
_Nơi sống của con muỗi
_Một số tác hại của con muỗi
_Một số cách diệt trừ muỗi
_Có ý thức tham gia diệt trừ muỗi và thực hiện các biện pháp phòng tránh muỗi đốt
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 28 SGK
_HS có thể đập chết một vài con muỗi, ép vào giấy và mang đến lớp
_Mỗi nhóm chuẩn bị một vài con cá thả trong lọ hoặc bình làm bằng thủy tinh hoặc nhựa trong: một lọ hoặc túi ni-lon đựng bọ gậy (cung quăng).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
2’
10’
18’
2’
1.Giới thiệu bài:
_GV cho cả lớp đứng lên và hô “Muỗi bay, muỗi bay”
_GV hô: “Muỗi đậu vào má em. Đập cho nó một cái” (nhẹ thôi)
_Cứ tương tự như vậy, GV cho HS chơi vài lần và lưu ý thay đổi vị trí của con muỗi và tại sao khi trông thấy con muỗi người ta lại đập cho nó chết.
Hoạt động 1: Quan sát con muỗi
_Mục tiêu:
+HS biết đặt câu hỏi và trả lời dựa trên việc quan sát con muỗi.
+Biết các bộ phận bên ngoài của con muỗi.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_Chia nhóm.
_Từng nhóm quan sát con muỗi thật hoặc hình ảnh của con muỗi và trả lời các câu hỏi sau:
+Con muỗi to hay nhỏ (có thể so sánh với con ruồi)?
+Khi đập muỗi em thấy cơ thể muỗi cứng hay mềm?
+Hãy chỉ vào đầu, thân, chân, cánh của con muỗi.
+Con muỗi dùng vòi để làm gì?
+Con muỗi di chuyển như thế nào?
*Bước 2:
_GV yêu cầu một vài cặp lên hỏi và trả lời dựa theo các câu hỏi gợi ý trên (mỗi cặp chỉ hỏi và trả lời một câu )
Kết luận:
Muỗi là một loài sâu bọ nhỏ bé hơn rồi. Muỗi có đầu, mình, chân và cánh. Muỗi bay bằng cánh, đậu bằng chân. Nó dùng vòi để hút máu người và động vật để sống.
Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm
_Mục tiêu:
+HS biết nơi sống của muỗi và tập tính của con muỗi.
+Nêu một số tác hại của con muỗi, cách diệt trừ muỗi và cách phòng chống muỗi đốt.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm như sau:
+Nhóm 1 và nhóm 2:
+Nhóm 3 và nhóm 4:
+Nhóm 5 và nhóm 6:
*Bước 2:
_GV yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày
GV kết luận:
“Muỗi thường sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp. Muỗi cái hút máu người và động vật để sống (muỗi đực hút dịch hoa quả)”
GV giảng thêm: “Muỗi cái đẻ trứng ở nơi nước đọng như chum, bể nước, cống, rãnh …Trứng muỗi nở thành bọ gậy (cung quăng). Bọ gậy sống dưới nước một thời gian rồi trở thành muỗi”
_GV yêu cầu HS quan sát con bọ gậy do các em mang đến lớp.
GV kết luận:
Muỗi đốt không những hút máu của chúng ta mà nó còn là vật trung gian để truyền nhiều bệnh nguy hiểm từ người này sang người khác. Ví dụ: bệnh sốt rét, bệnh sốt xuất huyết …
GV kết luận:
Muốn không bị muỗi đốt ta phải mắc màn khi đi ngủ (ở vùng núi thường hay có muỗi truyền bệnh sốt rét, người ta còn tẩm thuốc chống muỗi vào màn để muỗi tránh xa). Có nhiều cách diệt muỗi như dùng thuốc trừ muỗi, dùng hương diệt muỗi, giữ nhà cửa sạch sẽ, thông thoáng và có ánh sáng chiếu vào, khơi thông cống rãnh, đậy kín bể, chum đựng nước không cho muỗi đẽ trứng. Nhiều nơi còn thả cá con vào bể hoặc chum đựng nước để nó ăn bọ gậy.
_GV yêu cầu HS thả bọ gậy vào lọ cá và quan sát xem điều gì xảy ra.
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 29 “Nhận biết cây cối và con vật”
_HS hô “Vo ve, vo ve”.
_HS thực hiện theo lời GV
_Mỗi nhóm 2 em
_Chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận:
+Muỗi thường sống ở đâu?
+Vào lúc nào em thường nghe thấy tiếng muỗi vo ve và hay bị muỗi đốt nhất?
+Bị muỗi đốt có hại gì?
+Kể tên một số bệnh do muỗi truyền mà em biết.
+Trong SGK trang 59 đã vẽ những cách diệt muỗi nào? Em còn biết cách nào khác?
+Em cần làm gì để không bị muỗi đốt?
_Nhóm 1 và nhóm 2 lên trình bày về: Nơi sống và tập tính của muỗi
+Các nhóm khác bổ sung.
_Đại diện nhóm 3 và 4 lên trình bày trước cả lớp về tác hại của muỗi. Các nhóm khác có thể bổ sung về các bệnh do muỗi truyền.
_Đại diện nhóm 5 và nhóm 6 lên trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình về cách đề phòng để khôg bị muỗi đốt và cách tiêu diệt muỗi
-Tranh con muỗi
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 29: NHẬN BIẾT CÂY CỐI VÀ CON VẬT
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS:
_Nhớ lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật
_Biết động vật có khả năng di chuyển còn thực vật thì không
_Tập so sánh để nhận ra một số điểm khác nhau (giống nhau) giữa các cây, giữa các con vật
_Có ý thức bảo vệ cây cối và các con vật có ích
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình ảnh trong bài 29 SGK
_GV và HS sưu tầm thực vật, tranh ảnh thực vật và động vật đem đến lớp
_Giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) đủ dùng cho các nhóm
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
14’
10’
4’
1’
1.Giới thiệu bài:
Bài hôm nay chủ yếu chúng ta sẽ làm thực hành để nhận biết cây cối và các con vật
Hoạt động 1: Làm việc với các mẫu vật và tranh, ảnh
_Mục tiêu:
+HS ôn lại về cây cối và các con vật đã học
+Nhận biết một số cây và con vật mới.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_Chia nhóm.
_GV phân cho mỗi nhóm một góc lớp, phát cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ to, băng dính (hoặc hồ dán) và hướng dẫn các nhóm làm việc
_GV đi đến các nhóm giúp đỡ và kiểm tra.
*Bước 2:
_Cho đại diện các nhóm trình bày
_Cho HS các nhóm khác đặt câu hỏi
*Bước 3:
GV nhận xét kết quả trao đổi của các nhóm, tuyên dương nhóm nào làm việc tốt.
Kết luận:
-Có nhiều loại cây như rau, cây hoa, cây gỗ. Các loại cây này khác nhau về hình dạng, kích thước … Nhưng chúng đều có rễ, thân, lá, hoa
-Có nhiều động vật khác nhau về hình dạng, kích thước, nơi sống… Nhưng chúng đều có đầu, mình và cơ quan di chuyển
Hoạt động 2: Trò chơi “Đố bạn cây gì, con gì?”
_Mục tiêu:
+HS nhớ lại những đặc điểm chính của cây và con vật đã học
+HS được thực hành kĩ năng đặt câu hỏi.
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
GV hướng dẫn HS cách chơi:
_Một HS được GV đeo cho một tấm bìa có hình vẽ một cây rau (hoặc một con cá…) ở sau lưng, em đó không biết đó là cây gì hoặc con gì, nhưng cả lớp đều biết rõ.
_HS đeo hình vẽ được đặt câu hỏi (đúng / sai) để đoán xem đó là gì. Cả lớp chỉ trả lời đúng hoặc sai
Ví dụ:
+Cây đó thân gỗ phải không?
+Đó là cây rau phải không?
+ …..
+Con đó có bốn chân phải không?
+Con đó có cánh phải không?
+Con đó kêu meo meo phải không?
+….
*Bước 2: GV cho HS chơi thử.
*Bước 3: GV cho HS chơi theo nhóm để nhiều em được tập đặt câu hỏi.
2.Củng cố:
_GV yêu cầu HS tìm bài 29 “Nhận biết cây cối và con vật” và gọi một số HS trả lời câu hỏi trong SGK
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 30 “Trời nắng, trời mưa”
_Chia lớp thành 4 nhóm
_Các nhóm làm việc:
+Bày các mẫu vật các em mang đến trên bàn
+Dán các tranh, ảnh về thực vật và động vật vào giấy khổ to. Sau đó treo lên tường của lớp học.
+Chỉ và nói tên từng cây, từng con mà nhóm đã sưu tầm được với các bạn. Mô tả chúng, tìm ra sự giống nhau (khác nhau) giữa các cây; sự giống nhau (khác nhau) giữa các con vật
_Từng nhóm treo sản phẩm của nhóm mình trước lớp, cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm
_HS các nhóm khác đặt câu hỏi để nhóm đang trình bày trả lời.
_HS chơi thử
_HS chơi theo nhóm
_HS mở sách và trả lời câu hỏi trong SGK
-Tranh ảnh, sưu tầm
-SGK
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 30: TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Những dấu hiệu chính của trời mưa, trời nắng
_Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa
_Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình ảnh trong bài 30 SGK
_GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng trời mưa
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
14’
8’
6’
1’
1.Giới thiệu bài:
Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các dấu hiệu của trời nắng, trời mưa
Hoạt động 1: Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa
_Mục tiêu:
+HS nhận biết các dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa
+HS biết sử dụng vốn từ của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_Chia nhóm
_GV yêu cầu HS các nhóm phân loại những tranh, ảnh các em đã sưu tầm mang đến lớp, để riêng những tranh ảnh về trời nắng, để riêng những tranh ảnh về trời mưa
_Trước hết, lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời nắng (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh về trời nắng mà nhóm đã xếp riêng). Sau đó một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng cho cả nhóm nghe
_Tiếp theo, lần lượt mỗi HS (trong nhóm) nêu lên một dấu hiệu của trời mưa (vừa nói, vừa chỉ vào những tranh, ảnh về trời mưa). Sau đó, một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời mưa
*Bước 2:
GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp
Kết luận:
-Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, có mây trắng, Mặt Trời sáng chói, nắng vàng chiếu xuống mọi cảnh vật, đường phố khô ráo …
-Khi trời mưa, có nhiều giọt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám nên thường không nhìn thấy Mặt Trời, nước mưa làm ướt đường phố, cỏ cây và mọi vật ở ngoài trời …
Lưu ý: Nếu HS không sưu tầm được tranh, ảnh các em sẽ quan sát các hình ảnh trong SGK và trả lời câu hỏi:
+Hình nào cho biết trời nắng? Hình nào cho biết trời mưa? Tại sao bạn biết?
Hoạt động 2: Thảo luận
_Mục tiêu: HS có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng, trời mưa
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV yêu cầu HS tìm bài 30 “Trời nắng, trời mưa” trong SGK
*Bước 2:
_GV gọi một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận.
Kết luận:
-Đi dưới trời nắng, phải đội mũ, nón để không bị ốm (nhức đầu, sổ mũi …)
-Đi dưới trời mưa, phải nhớ mặc áo mưa, đội nón hoặc che ô (dù) để không bị ướt
2.Chơi trò chơi:
GV cho HS chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”
_Chuẩn bị: Một số tấm bìa có vẽ hoặc viết tên các đồ dùng như áo mưa, mũ, nón …
_Cách chơi:
+Một HS hô “Trời nắng”, các HS khác cầm nhanh những tấm bìa có vẽ (hoặc ghi tên) những thứ phù hợp dùng cho khi đi nắng.
+ …
3.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 31 “Thực hành: Quan sát bầu trời”
_Chia lớp thành 3 đến 4 nhóm
_Các nhóm phân loại tranh về trời nắng, trời mưa
_HS nêu dấu hiệu trời nắng, trời mưa
_Giở sách
_Hai HS hỏi và trả lời nhau các câu hỏi trong SGK:
+Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải đội mũ, nón?
+Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
-Tranh ảnh
-SGK
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI31: THỰC HÀNH : QUAN SÁT BẦU TRỜI
I.MỤC TIÊU:
HS biết:
_Sự thay đổi của những đám mây trên bầu trời là một trong những dấu hiệu cho biết sự thay đổi của thời tiết
_Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây trong thực tế hằng ngày và biểu đạt nó thành hình vẽ đơn giản
_HS có ý thức cảm thụ cái đẹp của thiên nhiên, phát huy trí tưởng tượng
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
Bút màu, giấy vẽ (Vở bài tập TN – XH 1 bài 31)
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HOC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
14’
14’
1’
1.Giới thiệu bài:
Hôm nay chúng ta sẽ thực hành quan sát bầu trời.
Hoạt động 1: Quan sát bầu trời
_Mục tiêu: HS biết quan sát, nhận xét và biết sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV nêu nhiệm vụ của HS khi ra ngoài trời quan sát
+Quan sát bầu trời:
-Nhìn lên bầu trời, em có trông thấy Mặt Trời và những khoảng trời xanh không?
-Trời hôm nay nhiều mây hay ít mây?
-Những đám mây có màu gì? Chúng đứng yên hay chuyển động?
+Quan sát cảnh vật xung quanh:
-Sân trường, cây cối, mọi vật … lúc này khô ráo hay ướt át?
-Em có trông thấy ánh nắng vàng (hoặc những giọt mưa rơi) không?
*Bước 2:
_GV tổ chức cho HS ra sân trường để các em thực hành quan sát theo yêu cầu trên. (Cho HS đứng dưới bóng mát nếu trời nắng, Cho HS đứng ngoài hành lang hay dưới hiên để quan sát nếu trời mưa) GV lần lượt nêu từng câu hỏi trên và chỉ định một số HS trả lời dựa theo những gì các em đã quan sát được
*Bước 3:
_Sau khi học sinh thực hành quan sát, GV cho HS vào lớp thảo luận câu hỏi:
+Những đám mây trên bầu trời cho chúng ta biết được điều gì?
Kết luận:
-Quan sát những đám mây trên bầu trời ta biết được trời đang nắng, trời dâm mát hay trời sắp mưa …
Hoạt động 2: Vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh
_Mục tiêu: HS biết dùng hình vẽ để biểu đạt kết quả quan sát bầu trời và cảnh vật xung quanh
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
Các em lấy giấy (vở bài tập) và bút màu đã đem theo để vẽ bầu trời và cảnh vật xung quanh. (GV khuyến khích HS vẽ theo cảm thụ và trí tưởng tượng của mình)
*Bước 2:
_Sau khi HS vẽ xong, GV yêu cầu các em giới thiệu bức vẽ của mình với bạn bên cạnh
_GV sẽ chọn một số bức vẽ để trưng bày, giới thiệu với cả lớp
2.Nhận xét- dặn dò:
_Nhận xét tiết học
_Dặn dò: Chuẩn bị bài 32 “Gió”
_Ra sân và quan sát bầu trời theo gợi ý của GV
_Vào lớp và thảo luận theo câu hỏi gợi ý
_Thực hành vẽ bầu trời
_Lấy vở và vẽ
_Giới thiệu tranh của bản thân
-Ra sân
-Vở BT
Thứ ,ngày tháng năm 200
BÀI 32: GIÓ
I.MỤC TIÊU:
Giúp HS biết:
_Trời có gió hay không có gió; gió nhẹ hay gió mạnh
_Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả cảm giác khi gió thổi vào người
II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
_Các hình trong bài 32 SGK
_Mỗi HS làm sẵn một cái chong chóng
III.HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1’
7’
14’
7’
1’
1.Giới thiệu bài:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK.
_Mục tiêu: HS nhận biết các dấu hiệu khi trời đang có gió qua các hình ảnh trong SGK và phân biệt dấu hiệu cho biết có gió nhẹ, gió mạnh
_Cách tiến hành:
*Bước 1:
_GV hướng dẫn HS tìm bài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- GiaoAnTuNhienXaHoi1 (1).doc