Bài giảng Cơ sở tạo hình CDT1219

Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất

xung quang ta là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận

không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác. Trong đó thị giác thu

nhiều thông tin nhất. Nhưng để cảm nhận được không gian thì thị giác cần có những điều kiện

nhất định như ánh sáng, màu sắc.

Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể , hình thể đó ánh sáng phản xạ đập

vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật

thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng và cường độ

ánh sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp. Chính vì vậy hiệu quả của

vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ khối, không gian,

màu sắc của hình thể, vật thể. Như ví dụ hình ( H1.1) ánh sáng làm rõ phông và hình. Còn

hình (H1.2) do ánh sáng yếu nên không làm rõ hình và nên mắt người có ít thông tin về hình,

nền hay không gian

pdf91 trang | Chia sẻ: tieuaka001 | Lượt xem: 577 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Cơ sở tạo hình CDT1219, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên xuất hiện không chỉ trong nhà mà còn bên ngoài môi trường tự nhiên, đặc biệt khi trời nhá nhem tối hoặc vào ban đêm. Ánh sáng hỗn hợp cho chúng ta những bức ảnh với màu sắc, cường độ ánh sáng rất thú vị, nhất là khi ánh sáng tự nhiên và dây tóc bóng đèn có màu xanh, da cam(H2.49). (H 2. 49): Ánh sáng hỗn hợp PT IT 54  Ánh sáng từ lửa: Loại ánh sáng này, thường được đặt thấp hơn hẳn so với các nguồn sáng khác: Lửa dưới sàn (bếp lò, lò sưởi,) hay nến đặt trên bàn, trong khi đó đèn điện treo trên cao. Rõ ràng, nó sẽ gây ảnh hưởng lên nhiều thứ: từ bề mặt bóng đổ đến các bóng sáng. Đặc biệt, nguồn sáng này thường xuyên di động (do ánh lửa luôn bập bùng). Khi ta nhìn vào ánh sáng này luôn tạo cho ta cảm giác ấm áp (H2.50). (H 2. 50): Ánh sáng từ lửa  Ánh sáng đèn cao áp (trên phố): Trái ngược với ánh sáng của lửa, ánh sáng đèn cao áp trên các con phố lại được treo cao. Vì vậy khi chiếu lên hình khối cũng tạo ra những hiệu ứng khác. Giữa hai vật thể chịu tác động ánh sáng loại này sẽ có rất nhiều bóng đổ. Các vùng sáng nhỏ và chuyển màu tối rất nhanh, làm đường phố vào đêm có độ tương phản rất cao. (H2.51). (H 2. 51): Ánh sáng từ đèn cao áp  Ánh sáng nhiếp ảnh (ánh sáng flash): Có rất nhiều ánh sáng sử dụng trong nghệ thuật nhiếp ảnh nhưng chung nhất vẫn là ánh sáng nhẹ Flash dùng chụp ảnh chân dung chân dung hay những bức hình khác. Loại ánh sáng này thường dễ nhận ra vì nó không có bóng đổ(H2.52). (H 2. 52) : Ánh sáng nhiếp ảnh PT IT 55 2.4.3. Bài tập phân tích ánh sáng Dựa vào những kiến thức về ánh sáng. Hãy chọn một hình ảnh để phân tích các nguồn sáng, các hiệu quả của ánh sáng đó với vật thể. Ảnh tùy chọn, làm ở nhà. 2.5. Màu sắc Màu sắc được ví như con đẻ của ánh sáng. Màu sắc chúng ta có thể nhìn thấy được là do sự cộng hưởng của màu sắc ánh sáng + màu của vật thể + màu của môi trường xung quanh vật thể + màu sắc khí quyển (H2.53) (H 2. 53): Cảm nhận màu sắc 2.5.1. Bảng màu và cách pha màu Thực tế con người đã tìm ra nhiều hệ màu khác nhau để phục vụ cuộc sống. Tuy nhiên các hệ màu này không giống nhau nhau. Chủ yếu là do phụ thuộc vào không gian màu của mỗi hệ màu (h2.54). (H 2. 54): Không gian của màu sắc Do có các không gian màu khác nhau nên màu sắc của tài liệu được thể hiện trên các thiết bị khác nhau cũng sẽ không giống nhau. Sự khác biệt về màu sắc có thể phát sinh do hình ảnh được tạo ra từ nhiều nguồn khác nhau (từ máy quét, từ máy ảnh số); các phần mềm đồ họa định nghĩa màu cũng khác nhau; vật liệu in khác nhau (giấy in báo có không gian màu hẹp hơn giấy couché); và do thiết bị được chế tạo từ các nhà sản xuất khác nhau; tuổi thọ thiết bị khác nhau(H2.55) (H 2. 55): các thiết bị khác nhau có không gian màu khác nhau PT IT 56 Sau đây xin giới thiệu một số hệ màu cơ bản :  Mô hình màu cộng (hệ màu RGB): Màu cộng là nền tảng của mọi màu sắc, vì bắt nguồn từ nguyên lý cảm nhận màu của mắt. Võng mạc trong đáy mắt người có những tế bào hình nón nhạy cảm với các màu đỏ (red), lục (green) và lam (blue). Các tế bào này truyền tín hiệu riêng lẻ đến não bộ, ở đó hình ảnh được tổng hợp thành tất cả màu sắc. Ngoài ra còn có tế bào hình que nhạy cảm với các sắc độ sáng tối của màu sắc. Năm 1704, nhà bác học nổi tiếng người Anh Isaac Newton đã phân giải được ánh sáng trắng thành 7 sắc cầu vồng là tím - chàm - lam - lục - vàng - cam - đỏ, trong đó tím, chàm, vàng, cam có thể tạo ra từ đỏ, lục và lam. Do đó màu đỏ, lục và lam được xem là 3 màu căn bản (primary colors) để tạo ra bất kỳ màu sắc nào khác (H2.56). (H 2. 56): Phân tích màu sắc từ ánh sáng trắng Nguời ta gọi mô hình màu cộng là mô hình RGB. Nguyên lý này được ứng dụng trong công nghệ chế tạo màn hình tivi, màn hình máy vi tính, kỹ thuật video, chiếu sáng Tất cả các màu nằm trong quang khổ khả kiến đều có thể được tạo ra bằng cách thay đổi cường độ của 3 ánh sáng: red, green, blue (h2.57) (H 2. 57): Mô hình màu cộng  Mô hình màu trừ (hệ màu CMYK): PT IT 57 Nếu mô hình màu cộng bắt đầu từ màu đen (một màn hình tivi trống và cộng màu R, G, B để có được màu trắng). Thì ngược lại mô hình màu trừ bắt đầu với màu trắng (một tờ giấy trắng được chiếu bằng ánh sáng trắng và trừ đi màu R,G, B của ánh sáng trắng để có được màu đen). Mô hình này chủ yếu phục vụ trong in ấn. Việc loại bỏ ánh sáng R, G, B được thực hiện bằng việc in chồng các màu mực lam - lục (cyan), đỏ cánh sen (magenta) và vàng (yellow). Mực Cyan có tác dụng hấp thu ánh sáng red, mực Magenta hấp thu ánh sáng green, mực Yellow hấp thu ánh sáng blue (H2.58). (H 2. 58): phân tích màu trừ trong in ấn Bất kỳ màu nào trong khoảng màu phục chế (CMYK gamut) đều có thể đạt được bằng cách thay đổi tỷ lệ mực màu C, M, Y. Mô hình màu trừ được sử dụng cho kỹ thuật nhiếp ảnh màu hiện đại và trong tất cả các quá trình in màu công nghiệp. Trên thực tế do mực in không tinh khiết nên khi 3 màu C, M, Y chồng lên nhau vẫn không tạo ra được màu đen thật sự. Và ngành in phải dùng thêm một bản in với mực đen để bổ trợ cho C, M, Y để tạo thêm chi tiết và chiều sâu cho hình ảnh(H2.59). (H 2. 59): Mô hình màu trừ  Hệ màu HSB: Hệ màu này chủ yếu ứng dụng vào trong nhiếp ảnh, điện ảnh, thiết kế trên máy tínhdựa vào 3 yếu tố tạo nên (sắc màu, độ bão hòa màu, độ sáng): Hue (sắc màu): Thông thường, sắc màu chính là tên của màu. Ví dụ: đỏ, cam, lục Các sắc màu khác nhau được biểu diễn trên vòng tròn màu và có giá trị từ 0o đến 360o (H2.60) (H 2. 60) : Hệ màu HSB PT IT 58 Saturation (độ bão hòa màu): Độ bão hòa màu thể hiện độ thuần khiết của màu. Khi có độ bão hòa cao, màu sẽ sạch và rực rỡ. Khi có độ bão hòa thấp, màu sẽ đục và xỉn. Độ bão hòa thay đổi từ 0% (xám) đến 100% (H2.61) (H 2. 61): Độ bão hòa của màu SHB Như ở ví dụ (H2.61) độ bão hòa tăng dần từ chu vi ra. Brightness (độ sáng): Độ sáng của một màu mô tả nó sáng hay tối như thế nào. Độ sáng thay đổi từ 0% đến 100%. (H 2. 62): Độ sáng của màu SHB Ví dụ (H2.62) độ sáng tăng dần từ đáy lên đến đỉnh.  Mô hình màu hữu cơ ( màu trong hội họa): Mô hình màu này chủ yếu dùng trong hội họa, lấy ba màu là vàng, đỏ, Lam làm màu gốc (H2.63) (H 2. 63): Mô hình màu hữu cơ PT IT Từ ba màu gốc có thể tất cả các màu với nhau s hai hệ trên ở chỗ trong khi pha có màu đen và màu tr khác nhau (H2.64). (H 2. 2.5.2. Sắc độ, cường độ và gam màu  Sắc độ(Tone) : Là chỉ đ (H2.65). Tuy nhiên trong bảng màu có nh (H2.66). tạo ra các màu khác nhau dựa vào tỷ lệ của các màu. ẽ tạo ra màu xám. Đối với hệ màu này có s ắng để tạo ra nhi 64): Màu gốc và bảng pha màu hữu cơ ộ đậm hay nhạt của một màu nào đó khi pha vớ (H 2. 65): Sắc độ ững màu thuộc màu vô sắc như đen, tr (H 2. 66): Màu vô sắc 59 Nếu pha ự khác biệt với ều sắc độ màu i các màu khác ắng, ghi (xám) PT IT 60  Cường độ : Là chỉ mức độ mạnh hay yếu của một màu nào đó khi pha với màu đen hay màu trắng – cảm quan thị giác là độ thắm của màu (H2.67) (H 2. 67): Cường độ  Gam màu : Là sự sắp xếp các màu có các đặc tính giống nhau trong cùng một tổng thể. - Gam nóng: Là những màu gây ra cảm giác gần, và ấm nóng tạo nên sự kích thích thị giác (H2.68). - Gam lạnh: Là những màu gây ra cảm giác xa và lạnh(H2.68). (H 2. 68): Gam màu 2.5.3. Các yếu tố tâm lý về màu sắc Các nghiên cứu cho thấy rằng 85% các khách hàng mua sản phẩm là do những động lực thúc đẩy nhất thời. Chính vì thế mà vấn đề thiết kế màu sắc được các nhà sản xuất ngày càng coi trọng hơn. Theo một chuyên gia tư vấn về phối màu – Alain Chrisment: “Màu sắc chính là thông điệp đầu tiên của sản phẩm hướng đến người tiêu dùng và người tiêu dùng cũng sẽ cảm nhận được điều này ngay lập tức”. Tuy nhiên, tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của màu sắc thương hiệu không đơn giản như vậy. Tại sao thương hiệu Coke mang màu đỏ? Thương hiệu UPS lại có màu nâu? Còn IBM là màu xanh da trời? Những ông chủ của những thương hiệu lớn này, hơn ai hết, là những người hiểu rõ nhất việc chọn lựa màu sắc thương hiệu không phải là một quyết định ngẫu hứng. PT IT 61 Ngoài ý nghĩa là yếu tố tác động lên mặt xúc cảm và trong đó thị giác là quan trọng nhất, màu sắc còn đóng một vai trò rất quan trọng trong việc khơi gợi trí nhớ của người tiêu dùng đối với thương hiệu. Nó kích thích tất cả những cơ quan cảm xúc và truyền đạt một cách nhanh nhanh nhất thông điệp mà nhà sản xuất muốn gửi đến khách hàng, đồng thời giúp việc gợi lại tính chất và hình ảnh của sản phẩm được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, khi đi sâu vào khía cạnh tâm lý của màu sắc, thì đây lại là một vấn đề khá phức tạp. Tùy theo văn hóa, xứ sở và các ngành công nghiệp khác nhau mà màu sắc có những giá trị biểu đạt khác nhau. Trong khi người Anh thích màu xanh non của rau cải thì người Pháp cho đó là màu của sự giả tạo. Một chiếc máy hút bụi tím sẽ dễ dàng được chấp nhận tại Anh, nhưng tại Ý, đó là màu của tang tóc. Vì thế, để sản phẩm được chấp nhận tại thị trường nước ngoài, nhà sản xuất đôi khi phải thay đổi màu sắc thương hiệu trên cùng một loại sản phẩm. Không mang tính tuyệt đối, song trong một cuộc nghiên cứu tại Mỹ gần đây, các chuyên gia về phối màu đã đưa ra những gợi ý về ý nghĩa phổ biến nhất của màu sắc trong kinh doanh như sau: Màu xanh da trời Có thể được xem như màu của niềm tin, sự tin cậy và an toàn, được đảm bảo về tài chính. Đây là màu của bầu trời và biển cả nên nó rất được nhiều người ưa chuộng vì sự trong sáng và mát mẻ. Màu xanh da trời thường được lựa chọn làm màu chủ đạo khi thể hiện logo, biểu tượng hay thương hiệu sản phẩm của các cơ quan tài chính vì thông điệp mà nó mang đến cho khách hàng là sự ổn định và tin tưởng. Pepsi là một trường hợp đặc biệt khi không ngần ngại sơn vỏ hộp cũng như để thương hiệu của mình mang màu xanh da trời, mặc dù màu này rất ít được các nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn. Giám đốc bán hàng và tiếp thị quốc tế của hãng Pepsi, ông John Swanhaus - người đã có quyết định lựa chọn này đã giải thích: “Màu xanh mà chúng tôi đã chọn là một màu hiện đại và bình yên” (H 2.69). (H 2. 69): Thương hiệu pepsi Màu đỏ Đây là màu sắc tác động trực tiếp lên tuyến yên của bạn, làm tăng nhịp đập của con tim và là nguyên nhân khiến bạn thở nhanh hơn. Nó còn được gọi là màu của chiến tranh và quyền lực. Chính vì vậy mà nó thường được ưu tiên dành cho các nhãn hiệu hàng hóa cao cấp và xe hơi thể thao. Giám đốc điều hành hãng Renault khẳng định “dùng màu đỏ sẽ giúp các đường thẳng và các góc cạnh của chiếc xe được bộc lộ rõ nét hơn, do đó chiếc xe sẽ mang dáng thể thao và mạnh mẽ hơn khi lăn bánh” (H2.70). PT IT 62 (H 2. 70): Hãng Renault Và đây cũng là màu thu hút sự chú ý của mọi người nhiều nhất, thể hiện sự năng động, tràn đầy năng lượng và tạo ra cảm giác khêu gợi, kích thích trí tò mò. Nó cũng gợi nên sự đam mê, tình yêu và lòng ham muốn, mà không một màu sắc nào khác có thể làm được điều này. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng khiến nhiều nhà sản xuất phải cân nhắc khi quyết định lựa chọn màu này cho thương hiệu của mình, vì nó cũng là “tín hiệu” của sự nguy hiểm và tình trạng nợ nần. Màu xanh lá cây Một thời gian dài trong quá khứ, màu xanh lá cây hầu như trở nên “cấm kỵ” vì là màu của ma quỷ vào thời Trung Cổ. Nhưng ngày nay, quan niệm lỗi thời đó đã không còn nữa, xanh lá cây trở nên rất thông dụng đối với các sản phẩm tiêu dùng. Màu xanh lá cây được coi là màu của mùa xuân, của sự đổi mới và sức khoẻ. Nó cũng mang lại những cảm giác yên ả và thanh bình. Tuy nhiên, ý nghĩa của màu sắc sẽ lập tức thay đổi nếu như có một chút biến đổi về sắc thái trong màu xanh lá cây. Mầu xanh lá cây đậm thường liên quan đến của cải và sự giàu có, thanh danh và uy tín. Trong khi đó, màu xanh lá cây nhạt thể hiện sự điềm tĩnh, êm đềm (H2.71). (H 2. 71): Các thương hiệu sử dụng logo là màu xanh lá cây Mặc dù được nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng lựa chọn, nhưng màu xanh lá cây đặc biệt không thích hợp với các sản phẩm nội thất. Trong trường hợp này, nó trở nên rất phản cảm với khách hàng. Màu vàng Trong đời sống xã hội, màu vàng thường được liên tưởng đến ánh nắng chói chang của mặt trời. Vì vậy, thông điệp mà nó đưa ra là chủ nghĩa lạc quan, tích cực, là ánh sáng và sự ấm áp. Mọi sắc thái khác nhau của màu vàng đều là động lực kích thích óc sáng tạo và mở ra những P IT 63 năng lực tiềm ẩn của con người. Thông thường, đôi mắt sẽ nhận ra màu vàng tươi trước các màu sắc khác, vì vậy muốn thiết kế của mình nổi bật người thiết kế nên chọn màu vàng (H2.72). (H 2. 72): Sử dụng logo là màu vàng Màu đỏ tía Đỏ tía là màu thích hợp nhất cho các dạng sáng tạo. Với sự pha trộn giữa sự đam mê của màu đỏ và sự êm ả của màu xanh da trời, ý nghĩa biểu đạt của nó mang một chút gì đó vừa huyền bí, vừa tinh tế, vừa có tính chất tâm linh, đồng thời lại thể hiện sự trung thành. Đây là màu của hoa oải hương, mà như ta đã biết, hoa oải hương thể hiện sự luyến tiếc và tính đa cảm (H2.73). (H 2. 73): Những logo sử dụng màu đỏ tía Màu hồng Thông điệp mà màu hồng đưa ra phụ thuộc vào độ đậm nhạt của màu sắc. Màu hồng đậm thể hiện năng lượng, sự trẻ trung, hóm hỉnh và kích động. Nó được xem như rất thích hợp với những sản phẩm không đắt tiền lắm và thuộc về thế giới thời trang của giới trẻ. Trong khi đó sự xuất hiện của màu hồng nhạt khiến người ta liên tưởng tới sự ủy mị, đa cảm. Còn màu hồng phớt lại là biểu tưởng của sự lãng mạn (H2.74). (H 2. 74): Những logo sử dụng màu hồng Màu da cam Đây là màu của sự vui vẻ, cởi mở, hài hước và tràn đầy sinh lực. Màu đỏ pha trộn với sự trẻ trung và sức sống của màu vàng, màu cam được xem như màu của tính tập thể và rất hợp với thế giới trẻ thơ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự xuất hiện của gam màu cam nhẹ hơn sẽ có tác dụng lôi cuốn và mở rộng quy mô thị trường (H 2.75). PT IT 64 (H 2. 75): Sử dụng màu da cam trong thiết kế 60 năm thành lập trường của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Màu nâu Không ngẫu nhiên mà màu nâu được coi là màu của thành công. Đây là màu của đất, vì vậy những thông điệp mà nó truyền tải đến khách hàng và tính đơn giản, lâu bền và sự ổn định. Tuy nhiên, tác dụng phản cảm mà nó gợi nên đối với khách hàng, đặc biệt là những người có thói quen và ưa chuộng sự ngăn nắp, sạch sẽ, đó là dễ làm cho họ liên tưởng đến màu của sự dơ bẩn. Tuy nhiên, các gam màu nâu khác nhau cũng biểu đạt những ý tưởng và có ý nghĩa khác nhau. Màu nâu đỏ thường tạo ra cảm giác phóng to tầm nhìn lên. Vì tác dụng này mà màu nâu thường có xu hướng được sử dụng để che dấu sự lộn xộn và thiếu sạch sẽ. Nó chính là sự lựa chọn hợp lý của các hãng công nghiệp và vận chuyển bằng xe tải (H2.76). (H 2. 76): Sử dụng màu nâu trong thiết kế Màu đen Đây là gam màu sắc cổ điển, vừa thể hiện sự trang trọng, vừa thể hiện quyền lực. Ngoài ra nó còn là màu của sự tinh tế và huyền bí. Ngày nay, nó hay được sử dụng trong những sản phẩm xa xỉ, đắt tiền và có giá trị. Màu đen còn giúp bộc lộ ra cảm giác trang trọng nên cũng hay được dùng trong các dòng sản phẩm công nghệ cao. Bên cạnh đó thì nhược điểm cơ bản nhất của màu đen là nó khiến cho sản phẩm trông nặng nề hơn (H2.77). PT IT Màu trắng Đây là màu gợi nên sự đơn gi khiết. Màu trắng như là màu c ngay lập tức được thu nhận v người. Đối lập với màu đen, màu tr giác sản phẩm trông có vẻ nhẹ h Tuy nhiên, màu trắng cũng có những ý nghĩa trái ngược nhau. Đặc biệt, với ng của tang tóc (H2.78). (H 2. 78): Logo sử d Tất cả các màu sắc nói trên đ nóng và gam màu lạnh. Nói chung, các m phát ra những thông điệp về ch dào. Trong khi các màu sắc đư yên và hướng tới sự phục vụ khách h làm tăng sự tác động lên cảm xúc của ng điệp mà nó hướng tới là phục vụ khách h 2.5.4. Bài tập về màu sắc Dùng màu bột ( hoặc màu oát ) khổ giấy A3 làm tại lớp. (H 2. 77) : Logo sử dụng màu đen ản, sạch sẽ và thanh ủa sự sáng chói, vì nó ào tầm mắt của con ắng sẽ cho cảm ơn. ười châu Á, đây là màu ụng màu trắng ều có thể được phân loại thành hai gam màu cơ b àu được xếp vào gam màu ấm như đ ính bản thân nhà sản xuất, đó là sinh lực và năng lư ợc xếp vào gam lạnh, như màu xanh da trời lại thể hiện sự b àng. Tuy nhiên, việc làm sáng hơn các gam màu l ười tiêu dùng, nhưng đồng thời lại làm gi àng. vẽ vòng tròn thuần sắc theo mẫu (H2.79), kích thư (H 2. 79): Bài tập màu sắc 65 ản: gam màu ỏ, vàng thường ợng dồi ình ạnh sẽ ảm đi thông ớc trong PT IT 66 2.6. Không gian 2.6.1. Phối cảnh không gian Phối cảnh không gian là hình thức tạo hình 3d trên mặt phẳng. Để tạo hình được ta cần xác định hai yếu tố quan trọng đó là đường chân trời và điểm tụ. Đường chân trời là một đường thẳng giả định là ranh giới giữa trời và đất tại vô cùng. Trong khi đó điểm tụ lại là một hình thể giả định tồn tại ở vị trí vô cùng (một điểm). Từ hai yếu tố trên ta có 3 cách cơ bản để phối cảnh như sau :  Phối cảnh 1 điểm tụ: Các bước dựng (H2.80), ta xác định đường chân trời, sau đó xác định vật thể tồn tại ở vô cùng (1). Sau đó kẻ những đường trùng khớp với các tuyến (cạnh ) vật thể mà mình muốn vẽ. Tiếp đến kẻ những đường thẳng song song với nhau để xác định giới hạn hình thể cần vẽ. (H 2. 80): Phối cảnh một điểm tụ Phối cảnh một điểm tụ ứng dụng trong thiết kế phong cảnh, môi trường (H2.81), (H2.82) (H 2. 81): Phối cảnh trong không gian (H 2. 82): Phối cảnh đô thị PT IT 67 Phối cảnh một điểm tụ ứng dụng trong thiết kế nhân vật (H2.83) (H 2. 83): ứng dụng phối cảnh một điểm tụ trong thiết kế nhân vật  Phối cảnh 2 điểm tụ: Đối với những góc ta thấy hình có nhiều diện hơn thì ta phải dùng phương pháp phối cảnh theo hai điểm tụ. Đầu tiên, xác định đường chân trời. Sau đó xác định các điểm hình tại vô cùng (1) và (2). Sau đó kẻ những đường trùng khớp với các tuyến (cạnh ) vật thể mà mình muốn vẽ. Tiếp đến xác định giới hạn của vật thể bằng các đường song song (H2.84). (H 2. 84): Phối cảnh hai điểm tụ Ứng dụng để vẽ một chiếc hòm có nắp (H2.85) (H 2. 85): Ứng dụng phối cảnh hai điểm tụ trong vẽ hình Hay để vẽ không gian đô thị (H2.86) , (h2.87). PT IT (H 2. 86): Phối cảnh hai đi  Phối cảnh 3 điểm tụ: Với không gian 3 điểm t chân trời, sau đó là hai đi nữa. Điểm tụ này ở trên hay ta ở vị trí thấp hơn vật, thì mắt ta ở phía trên vật thì (H 2. 88): Phối cảnh ba đi Như ví dụ (H2.89) ta thấy hình 2.6.2. Các hình thức bố cục không gian cơ b  Không gian bên trong m Một không gian lớn ch tục về trường nhìn v nhưng không gian nhỏ ểm tụ (H 2. 87): Phối cảnh hai điểm tụ trong ki ụ thì có phần phức tạp hơn. Đầu tiên vẫn là xác đ ểm tụ như ở trên. Ngoài ra còn cần xác định thêm 1 đi ở dưới phụ thuộc vào góc nhìn của ta đối v điểm tụ phải ở phía trên đường chân trời. Và ngư điểm tụ lại nằm ở phía dưới đường chân trời (h2.8 ểm tụ (H 2. 89): Phối cảnh ba đi ảnh một tòa nhà cao tầng, và người vẽ nó đang ản ột không gian : ứa đựng bao bọc trong nó một không gian nh ề không gian giữa hai không gian này dễ dàng đư hơn được chứa đựng phải phụ thuộc vào không gian l 68 ến trúc ịnh đường ểm tụ ới vật. Nếu mắt ợc lại, nếu 8). ểm tụ ở vị trí thấp. ỏ hơn. Tính liên ợc điều tiết ớn hơn. PT IT 69 (H 2. 90): Không gian bên trong một không gian Như ví dụ minh họa (h2.90) cho thấy không gian (2) nằm trong không gian (1) và phụ thuộc vào không gian (1). Hình thức này được ứng dụng để thiết kế kiến trúc hay trong game (H2.91). (H 2. 91): Ứng dụng không gian bên trong một không gian trong game Hình (H2.91) là một thiết kế không gian bên một không gian trong game “Half life”  Không gian lồng ghép: Là sự liên hệ lồng ghép của các không gian với nhau. Kết quả của việc gối lên nhau của 2 không gian làm nổi bật vùng không gian chung. Khi lồng ghép vào nhau trong trạng thái như vậy, mỗi không gian vẫn duy trì được đặc tính riêng. Hình thái bố cục dạng này có thể hình thành theo các cách thức sau: - Vùng không gian chung có thể được chia đều cho mỗi không gian(H2.92). (H 2. 92): Không gian lồng ghép PT IT - Vùng không gian chung có th một thể trọn vẹn(H2.9 - Vùng không gian chung có th tính năng nối kết hai không gian g Không gian lồng ghép đư kiến trúc (H2.96). ể kết hợp với một trong hai không gian đ 3). (H 2. 93) : Không gian lồng ghép ể phát triển trở thành một chủ thể độc l ốc (H2.94). (H 2. 94): Không gian lồng ghép ợc sử dụng rộng rãi trong các thiết kế game (H 2. 95): Không gian lồng ghép ứng dụng trong game 70 ể tạo thành ập riêng biệt có (H2.95), hay PT IT 71 (H 2. 96): Không gian lồng ghép trong kiến trúc  Không gian kế cận: Hình thái liên kết không gian kiểu liền kề rất phổ biến trong kiến trúc, thiết kế game Nó cho phép mỗi không gian có thể được xác định rõ ràng, tương ứng với những chức năng, những yêu cầu biểu trưng riêng biệt. Mức độ liên tục về không gian, về thị cảm giữa hai không gian phụ thuộc vào bản chất của mặt ngăn chia (H2.97). (H 2. 97): Không gian kế cận  Không gian được liên kết bởi 1 không gian chung: Hai không gian cách xa nhau có thể được liên kết với nhau băng một không gian gián tiếp thứ ba. Sự liên hệ về tầm nhìn, về không gian giữa hai không gian phụ thuộc vào bản chất của không gian thứ ba mà chúng cùng kết nối này(H2.98). (H 2. 98): Không gian được liên kết bởi không gian chung PT IT 72 2.6.3. Bài tập dựng bố cục không gian theo các điểm tụ Dựng một bố cục không gian theo các điểm tụ. Kích thước bài tập 20 x 20 cm. Hình ảnh, nội dung tùy chọn, làm tại lớp. 2.7. Chất liệu 2.7.1. Chất liệu trong tự nhiên Trong tự nhiên chất liệu vô cùng phong phú và đa dạng. Khi thì có những bề mặt tồn tại dưới dạng sần sùi khi thì có những bề mặt nhẵn nhụi...vv..đó cũng là yếu tố để người thiết kế tạo hình ứng dụng vào trong các tác phẩm của mình (H2.99), (H2.100). (H 2. 99): Chất liệu tự nhiên (H 2. 100): Chất liệu tự nhiên 2.7.2. Cách tạo chất trong tạo hình  Tạo chất bằng điểm : Là việc sử dụng những điểm để chấm các điểm ảnh trên một mặt phẳng để tạo chất, tạo hình (H2.101), (H2.102) (H 2. 101): Tạo chất bằng điểm PT IT 73 (H 2. 102): Tạo chất bằng điểm  Tạo chất bằng nét : Là việc sử dụng nét để tạo chất và tạo hình (H2.103), (H2.104). (H 2. 103): ứng dụng tạo chất bằng nét (H 2. 104): ứng dụng tạo chất bằng nét  Tạo chất bằng mảng: Là việc sử dụng những mảng lớn để tạo chất, tạo hình (H2.105), (H2.106) (H 2. 105): Tạo chất bằng mảng (H 2. 106): Tạo chất bằng mảng PT IT 74  Tạo chất bằng họa tiết , chữ, số...: Là việc sử dụng họa tiết, hoa văn, chữ và số để tạo chất trong tạo hình (H2.107), (H2.108), (H2.109), (H2.110). (H 2. 107): Tạo chất bằng chữ (H 2. 108): Tạo chất bằng chữ (H 2. 109): Tạo chất bằng họa tiết, hoa văn (H 2. 110): tạo chất bằng họa tiết  Tạo chất bằng các chất liệu có sẵn: Là việc sử dụng những chất liệu có sẵn trong tự nhiên, hoặc chất liệu do con người tạo ra với các mục đích khác (chất liệu tổng hợp ) để tạo ra một chất liệu mới phục vụ cho thiết kế tạo hình (H2.111), (H2.112), (H2.113), (H2.114). PT IT 75 (H 2. 111): Tạo chất bằng chất liệu có sẵn (tổng hợp) (H 2. 112): Tạo chất bằng chất liệu có sẵn (H 2. 113): Tạo hình bằng chất liệu có sắn (H 2. 114): Tạo hình bằng chất liệu có sẵn 2.7.3. Bài tập tạo chất Chọn một trong những hình thức tạo chất liệu trên để tạo chất cho một hình ảnh tùy chọn. Kích thước bài tập 15 cm x 20 cm, nội dung tùy chọn, làm tại lớp . PT IT 76 2.8. Bố cục Trong bố cục có các yếu tố cần chú ý : mảng chính và mảng phụ. - Mảng chính : là những mảng hình quan trọng, những mảng hình chính thường được làm nổi bật, thu hút sự chú ý của mắt người xem nhằm truyền tải những nội dung quan trọng mà người thiết kế gửi tới người xem. - Mảng phụ : Là những mảng hình nền, hỗ trợ cho mảng chính nổi bật. Thường những mảng phụ được người thiết kế sử dụng những gam màu trầm nhằm làm nổi bật những mảng chính. 2.8.1. Bố cục đăng đối (đối xứng) Là hình thức sắp xếp, sử dụng các họa tiết, hình ảnh đều nhau về kích thước, giống nhau về màu sắc, chi tiết và đậm nhạt và đặt đối xứng với nhau qua 1 trục, qua nhiều trục hay đối xứng với nhau qua tâm (H2.115). (H 2. 115):Bố cục đăng đối Bố cục đăng đối được sử dụng nhiều trong các thiết kế tạo hình như thiết kế logo (H2.116). (H 2. 116): Bố cục đăng đối ứng dụng trong thiết kế logo Hay được ứng dụng trong kiến trúc (H2.117) và nhiếp ảnh (H2.118)... PT IT 77 (H 2. 117): Đăng đối qua tâm trong kiến trúc (H 2. 118): Đăng đối ứng dụng trong nhiếp ảnh 2.8.2. Bố cục đường diềm Là hình thức sắp xếp, sử dụng một họa tiết, hình ảnh (có thể là một hình hoặc một nhóm hình) vẽ lặp đi lặp lại nhiều lần trong một khoảng cách đều đặn, tạo nên một nhịp điệu, hoặc đối xứng nhau tạo ra sự thăng bằng. Thường thì bố cục đường diềm phát triển theo các đường ngang, dọc. Khi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbg_co_so_tao_hinh_1591.pdf
Tài liệu liên quan