Các sự kiện quan trọng đảm bảo bộ NST được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ
khác đó là sự tự phân đôi, phân li, tổ hợp của NST trong nguyên phân và giảm phân. Sự tổ hợp của NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong thụ tinh
Cơ chế tự nhân đôi NST trong phân bào
9 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1545 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Cơ chế đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể ổn định, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ chế đảm bảo cho bộ nhiễm sắc thể ổn địnhNhóm 61: Vũ Thị Hằng 2: Đỗ Ngọc Tuyền 3: Đinh Văn Phú 4:Vũ Thị Huyền 5: Trần Thị Hồng Nhung 6: Nguyễn Tuệ Mai Hương Ở các loài sinh vật sinh sản hữu tính bộ NST được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. Nguyên phân Nguyên phân là quá trình phân chia của tế bào nhân thực trong đó NST nằm trong nhân tế bào được chia ra làm hai phần giống nhau và giống về số lượng và thành phần của NST trong tế bào mẹ. Xảy ra cùng với nguyên phân là sự phân chia tế bào chất, các bào quan và màng nhân thành ra hai tế bào với thành phần bằng nhau. Trải qua 4 giai đoạn: kì đầu kì giữa kì sau kì cuối 2. Giảm phân Giảm phân là kiểu phân bào đặc trưng cho các tế bào sinh dục, trong đó các tế bào con sinh ra (gọi chung là các giao tử) có số lượng NST giảm đi một nửa Quá trình giảm phân gồm hai lần phân chia nối tiếp nhau, giảm phân I và giảm phân II. Mỗi lần phân chia này cũng được chia làm bốn kỳ Giảm phân I (meiosis I) còn gọi là phân chia giảm nhiễm (reductional division), vì số lượng NST (2n) giảm xuống còn đơn bội (n). Trong giảm phân I, các chromatid chị em vẫn còn dính nhau trong khi các NST tương đồng phân ly Giảm phân II (meiosis II) còn gọi là phân chia đồng đều (equational division) và rất giống với nguyên phân ở chỗ phân tách các chromatid chị em và số lượng NST giữ nguyên không đổi. 3. Sự thụ tinh Nói chung, thụ tinh là hiện tượng kết hợp ngẫu nhiên giữa các giao tử đực và giao tử cái mang bộ NST đơn bội (n) tạo thành các hợp tử (zygotes) có bộ NST lưỡng bội (2n) đặc trưng của loài Các sự kiện quan trọng đảm bảo bộ NST được duy trì ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác đó là sự tự phân đôi, phân li, tổ hợp của NST trong nguyên phân và giảm phân. Sự tổ hợp của NST tương đồng có nguồn gốc từ bố và từ mẹ trong thụ tinh Cơ chế tự nhân đôi NST trong phân bào Nhờ sự tự phân đôi, bộ NST trong hợp tử được sao chép y nguyên trong tế bào sinh dưỡng và AND trong đó cũng được tái bản. Cơ chế phân li của NST trong nguyên phân và giảm phân Qua nguyên phân các NST tự nhân đôi và phân li đồng đều về 2 tế bào con dẫn đến tế bào con có bộ NST giống tế bào mẹ về hình dạng cấu trúc và giữ nguyên bộ NST lưỡng bội (2n) Qua giảm phân giao tử có bộ NST ổn định và mang bộ NST đơn bội (n) và trong đó chỉ chứa hoặc NST của cha hoặc NST của mẹ trong cặp NST tương đồng Cơ chế tái tổ hợp các NST tương đồng qua thụ tinh Nhờ thụ tinh các giao tử kết hợp lại dẫn đến hợp tử mang trở lại bộ NST lưỡng bội đặc trưng cho loài. Phôi 2n Cơ thể trưởng thành 2n Giao tử n Hợp tử (2n) Nguyên phân Giảm phân Thụ tinh Phôi 2n Cơ thể trưởng thành 2n Giao tử n Quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh trong quá trình di truyền Nhờ khả năng tự nhân đôi và phân li chính xác mà bộ NST lưỡng bội từ hợp tử được sao chép y nguyên cho tế bào con. Nhờ sự tự nhân đôi, kết hợp với sự phân li độc lập của các NST tương đồng trong giảm phân ma tạo nên các giao tử chứa NST đơn bội. Trong thụ tinh hai giao tử đơn bội của cơ thể đực và cơ thể cái được kết hợp với nhau tạo bộ NST đặc trưng cho loài Ở các loài sinh sản sinh dưỡng bộ NST của loài được duy trì bằng cơ chế nguyên phân mà thực chất là sự nhân đôi của NST, kết hợp với cơ chế phân chia đồng đều các cromatit trong NST kép đi về hai cực của tế bào tạo ra 2 tế bào con có bộ NST 2n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TaiLieuTongHop.Com---co_che_dam_bao_cho_bo_nhiem_sac_the_on_dinh.ppt