a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Tính lượng sữa cần thiết
Tháng thứ nhất: trẻ cần 5 hộp 400 –500g.
Tháng thứ hai: trẻ cần 6 đến 7 hộp 400 –
500g.
Tháng thứ ba: trẻ cần 8 đến 9 hộp 400 –
500g.
Tổng cộng trẻ cần 44 đến 45 hộp/ 5 tháng
đầu; 80 hộp/ năm đầu.
39 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương III: dinh dưỡng trẻ em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NĂM HỌC 2013- 2014
1Thực hiện: Thân Thị Diệp Nga
BÀI GIẢNG
Dành cho chương trình SP Mầm Non
DINH DƯỠNGTRẺ EM
CHƯƠNG III:
DINH DƯỠNG TRẺ EM
I- ĐẠI CƯƠNG VỀ DINH DƯỠNG TRẺ EM
- Dinh dưỡng rất cần thiết đối với con ngườ
nói chung và đặc biệt quan trọng đối với trẻ em
nói riêng vì trẻ em là tương lai của đất nước.
-Trẻ em được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt thì cơ
thể phát triển khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt, ít bị
bệnh hoặc bệnh nhẹ, dễ điều trị, chóng khỏi
-Tình hình dinh dưỡng trẻ em của nước ta kémTỉ
lệ suy dinh dưỡng cao
- Muốn giảm tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh cần phải nuôi
dưỡng trẻ có khoa học Cho trẻ ăn đúng theo nhu
cầu và phù hợp với quá trình tiêu hóa theo lứa tuổi
Dinh dưỡng hợp lí, chăm sóc, giáo dục đầy đủ Tạo điều
kiện tốt cho trẻ phát triển và trưởng thành Góp phần tạo ra
thế hệ trẻ khỏe mạnh thông minh
PHÁT TRIỂN
DINH DƯỠNG SỨC KHỎE
II- DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
1- Đặc điểm sinh lí của trẻ
Trẻ dưới 1 tuổi, thời kì này chức năng của các bộ phận cơ
thể trẻ vẫn còn yếu, trẻ lớn nhanh,
Quá trình chuyển hoá các chất cao, đồng hoá chiếm ưu thế.
Nhu cầu mỗi ngày là: 103 Kcalo/ 1kg thể trọng.
Chức năng của bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện, nhưng
nhu cầu dinh dưỡng thì cao vì vậy trẻ dễ bị rối loạn tiêu
hoá cấp tính và mãn tính
Bất kì một sai lầm nhỏ nào về phương pháp nuôi
dưỡng về thức ăn cũng có thể là nguyên nhân gây rối
loạn tiêu hoá.
Hãy nêu đặc điểm sinh lí trẻ dưới 1 tuổi
II- DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
- Để cơ thể trẻ phát triển tốt, đề phòng được
các bệnh tật cần biết cách dinh dưỡng hợp lí
II- DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
Nhu cầu về dinh dưỡng
Nhu cầu protid trong 6 tháng đầu sau khi sinh:
1,86g/ kg/ ngày; 6 tháng sau là: 1,65g/ kg/ ngày.
Ngoài protid, trẻ còn cần các chất dinh dưỡng
khác như lipid, glucid, vitamin và muối khoáng.
Trẻ phải được ăn các loại thức ăn lỏng như sữa
chuyển sang bột loãng, bột đặc, cháo và cơm.
II- DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
Nhu cầu về dinh dưỡng
Vitamin và chất khoáng
rất cần thiết cho cơ thể
trẻ Để đảm bảo cho trẻ
được cung cấp đầy đủ
vitamin và chất khoáng
chúng ta cần cho trẻ ăn
các loại thức ăn đa dạng
từ các nguồn thực phẩm
khác nhau.
II- DINH DƯỠNG TRẺ EM DƯỚI 1 TUỔI
- Nhu cầu về năng lượng (Theo đề nghị của:
ONIS)
Dưới 3 tháng 116 Kcalo/ kg/ ngày
Từ 3 đến 5 tháng 99 Kcalo/ kg/ ngày
Từ 6 đến 8 tháng. 95 Kcalo/ kg/ ngày
Từ 8 đến 11 tháng 101 Kcalo/ kg/ ngày
Trung bình năm đầu là 103 Kcalo/ kg/ ngày.
2- Phương pháp dinh dưỡng đối với trẻ có đủ sữa mẹ
a- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ:
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất của trẻ dưới 1 tuổi mà
không có một loại thức ăn nào sánh kịp kể cả thức
ăn được sản xuất ở các nưóc tiên tiến.
Sữa mẹ gồm 2 loại: sữa non và sữa thường( sữa
trưởng thành) hay còn gọi là sữa nguyên.
a- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ:
Sữa non
Sữa non là sữa mẹ tiết ra trong tuần đầu sau khi
sinh con. Sữa có màu vàng nhạt, đặc sánh với
những đặc điểm sau:
Lượng vitamin A gấp 5 – 10 lần sữa nguyên.
Protid dễ tiêu hoá với trẻ sơ sinh, trong sữa mẹ có
chất đạm lactalbumin dưới tác dụng của dịch tiêu
hoá thành những phân tử nhỏ dễ hấp thu.
Có những chất kháng khuẩn và globulin trong huyết
thanh chứa nhiều loại kháng thể có khả năng miễn
dịch từ mẹ truyền sang.
a- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ:
a. Sữa non
Sữa non có tác dụng làm trẻ nhuận tràng, tăng bài
tiết phân xu rút ngắn giai đoạn vàng da.
Sữa non tuy ít nhưng vẫn đảm bảo thoả mãn nhu
cầu dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh do lượng protid cao
gấp 2 – 3 lần sữa nguyên.
Cho bú sớm ngay giờ đầu sau sinh để
trẻ được hưởng sữa non rất quý. Tuyệt đối
không cho trẻ uống thức ăn gì trong khi
chờ “lên sữa” vì rất có hại cho trẻ.
a- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ:
Sữa thường
Sữa thường (sữa nguyên) là sữa tiết ra sau khi sinh một
tuần, thành phần gồm có:
Protid chiếm 1,25–1,5g/ 100g với đủ các acid amin
không thay thế và với tỉ lệ thích hợp, giúp trẻ hấp thu
sữa bò một cách dễ dàng.
Lipid chiếm 3,2g/100g sữa. Trong thành phần có tới
50% là axit béo chưa no nên trẻ dễ hấp thu hơn. Trong
sữa có các men lipaza phân huỷ lipid làm lipid ở đây
cũng dễ tiêu hơn.
Glucid: chiếm 7,0g/100g; chủ yếu là .lactoza, cần
thiết cho hoạt động thần kinh của trẻ.
a- Giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ:
Sữa thường
Fe trong sữa mẹ được hấp thụ 49%.
Tỉ lệ Calcium/ phosphor phù hợp với nhu cầu của
trẻ, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu tốt (Ca/ P > 1,5).
Trong sữa có nhiều vitamin D, C đặc biệt là vitamin
A.
Cũng như sữa non, sữa nguyên đảm bảo cung
cấp cho cơ thể trẻ các yếu tố miễn dịch và kháng
khuẩn từ cơ thể mẹ.
b- Tính ưu việt của sữa mẹ:
Hãy nêu
và phân tích
tính ưu việt
của việc
nuôi con bằng
sữa mẹ
b- Tính ưu việt của sữa mẹ:
- Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng với tỉ
lệ cân đối, hợp lí và phù hợp với hệ tiêu hoá
của trẻ sơ sinh.
-Sữa mẹ là dịch thể sinh học tự nhiên chứa
nhiều yếu tố quan trọng bảo vệ cơ thể mà
không một thức ăn nào có thể thay thế được.
- Sữa mẹ còn chứa một số men như lipase,
protease… giúp cho tiêu hoá tốt.
b- Tính ưu việt của sữa mẹ:
-Sữa mẹ luôn có sẵn mọi lúc mọi nơi không
phải pha chế nên thuận tiện, nhất là ban đêm. -
Sữa mẹ không bao giờ bị hư, chua.
- Sữa mẹ hoàn toàn không gây dị ứng.
- Sữa mẹ không tốn tiền mua, tránh được tình
trạng pha sữa quá loãng (do không mua đủ số
lượng cần thiết) gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.
b- Tính ưu việt của sữa mẹ:
- Trẻ bú liên tục, đều đặn, mẹ giảm khả năng
thụ thai, ngay sau khi sinh, nếu mẹ cho bú còn
giúp co tử cung tốt, giảm xuất huyết sau sinh.
-Nuôi con bằng sữa mẹ có tác dụng tâm lí
tốt cho cả mẹ lẫn con tạo sự gắn bó mẹ
con, giúp trẻ phát triển tốt hơn về mặt tình
cảm và trí tuệ sau này.
10 LỢI ÍCH CỦA NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
1- Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết
cho trẻ sơ sinh
2- Sữa mẹ có tỉ lệ tiêu hóa và hấp thụ cao
3- Sữa mẹ thường xuyên có chất lượng tốt
4- Sữa mẹ có vai trò mễn dịch đối với trẻ
5- Dùng sữa mẹ thuận tiện hơn
6- Sữa mẹ sạch sẽ hơn
7- Sữa me rẻ hơn
8- Sữa mẹ giúp tình cảm mẹ con thêm gắn bó
9- Sữa mẹ giúp trẻ phát triển đều hòa cả về trí tuệ và
thể chất
10- Sữa mẹ còn đem lại lợi ích cho bản thân ngươi
mẹ
c-Sinh lí của sự bài tiết sữa
-Sau sinh sữa mẹ được tiết ra theo cơ chế phản xạ
- Trẻ bú Kích thích tuyến yên tiết hoocmon prolactin
và oxytoxin Kích thích TB tuyến vú tiết ra sữa
• Chú ý tạo yếu tố tâm lí
tốt cho người mẹ để yên
tâm và tiết nhiều sữa
d-Duy trì nguồn sữa mẹ cho trẻ bú
Sữa mẹ là nguồn thức ăn vô cùng quý giá đối với trẻ
em dưới 1 tuổi do đó cần phải bảo vệ, duy trì nguồn
sữa mẹ cho trẻ mẹ phải có đủ sứ khỏe, tâm lí ổn
định, giữ vệ sinh vú tránh viêm nhiễm, ápxe:
- Giữ cho đầu vú không bị thụt vào trong
- Tránh viêm vú, tắc tia sữa
- Ăn uống đầy đủ chất
-Nghỉ ngơi điều độ
- Hạn chế dùng thuốc
Cách cho bú, cách cai sữa
- Cho bú sớm ngay giờ đầu sau sinh để trẻ được
hưởng sữa non rất quý. Tuyệt đối không cho trẻ uống
thức ăn gì trong khi chờ “lên sữa” vì rất có hại cho
trẻ.
- Cho trẻ bú theo nhu cầu 10 – 15 lần/ ngày, cho bú
cả ban đêm. Trẻ tự điều chỉnh số lần bú.
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 4 đến 6 tháng đầu,
không nên cho trẻ ăn hoặc uống thêm một thức ăn
nào khác vì sẽ làm giảm tính ưu việt của sữa mẹ,
giảm tiết sữa.
e-Cách cho bú, cách cai sữa
- Cho trẻ bú tới khi trẻ tự nhả ra, không ngưng nửa
chừng vì trẻ không bú được sữa “đằng sau” đậm đặc
giàu năng lượng. Dứt ra nửa chừng còn làm tổn
thương đầu vú.
-Cho trẻ bú đều cả hai bên. Nếu trẻ bú một bên
không hết cần nặn hết bên đó để kích thích tiết sữa,
lần sau cho bú phía vú bên kia, để hai bên tiết sữa
đều.
-Tuỳ điều kiện mẹ có thể cho trẻ bú ở tư thế nằm hay
ngồi, nhưng phải đảm bảo bà mẹ và trẻ đều ở tư thế
thoải mái, thư giãn
e-Cách cho bú, cai sữa
-Nếu mẹ không có đủ điều
kiện thì có thể cai sữa cho trẻ.
Chú ý:
- Cho trẻ bú tối thiểu 12 tháng
- Không cai sữa khi trẻ đang
ốm
- Không cai vào mùa hè nóng
bức
g-Bổ sung thức ăn cho trẻ( ăn sam, ăn dặm)
- Bắt đầu cho trẻ ăn thêm thức ăn khác ngoài sữa mẹ
được gọi là ăn dặm.
-Trẻ tròn 4 tháng bước sang tháng thứ 5 là thời điểm
tập ăn dặm thích hợp với đa số trẻ nhỏ.
-Trẻ bú mẹ hoàn toàn từ tháng thứ 5 trở đi phải tập
cho trẻ ăn dặm, vì ở lứa tuổi này sữa mẹ vẫn là thức
ăn tốt nhất đối với trẻ, song do nhu cầu về dinh
dưỡng ngày càng cao và trẻ phải nhận các chất dinh
dưỡng từ các thực phẩm khác mới đáp ứng đủ nhu
cầu phát triển.
Ăn dặm là gì?
Khi nào bắt đầu cho trẻ ăn dặm?
Vì sao phải ch trẻ ăn dặm?
g-Bổ sung thức ăn cho trẻ( ăn sam, ăn dặm)
- Không thể cho trẻ ăn dặm sớm hơn vì hệ tiêu hoá
của trẻ chưa có đủ các men để tiêu hoá glucid, protid
từ các nguồn thực phẩm ngoài sữa mẹ hoặc các loại
sữa khác.
Tại sao không nên cho trẻ ăn dặm sớm?
Tập cho trẻ ăn dặm
-Trẻ không thể đổi từ ăn chất lỏng (sữa) qua ngay
chất đặc (bột) mà phải tập cho trẻ quen dần trong vài
3 tuần lễ.
-Bắt đầu bằng vài thìa bột lỏng, hoặc khoai, chuối tán
nhuyễn… sau cữ bú.
Đối với trẻ khó ăn, nên cho ăn lúc đói ngay khi bú.
Lúc đầu trẻ chưa quen nuốt nên phun, nhổ… là bình
thường, không có gì phải lo lắng, cần kiên trì cho trẻ
ăn từ ít đến nhiều.
Tập cho trẻ ăn dặm như thế nào?
Nguyên tắc cho ăn bổ sung
- Khi trẻ quen với một loại thực phẩm, mới cho ăn
thực phẩm mới.
- Tập cho trẻ ăn dần từ ít tới nhiều cho tới khi thay
thế hoàn toàn một lần bú.
-Từ một loại thực phẩm đến đa dạng thực phẩm.
- Cho trẻ ăn từ loãng tới đặc và cho ăn bằng thìa.
-Đảm bảo vệ sinh ăn uống khi chế biến thức ăn cho
trẻ, để tránh gây rối loạn tiêu hoá.
-Thức ăn dặm cần phải phong phú, đầy đủ dinh
dưỡng, dễ kiếm, rẻ tiền và thường dùng trong các gia
đình.
Hãy nêu nguyên tắc c o trẻ
ăn bổ sung
Phương pháp cho ăn bổ sung
- Nhóm thực phẩm giàu protid, glucid, lipid, vitamin và
chất khoáng.
4 nhóm thực phẩm này được biểu thị theo ô vuông
thực phẩm, trung tâm ô vuông là sữa mẹ.
Bột loãng (bột chiếm khoảng 5%) – Bột đặc (bột
chiếm khoảng 10 – 15%).
- Cần cho trẻ ăn thịt, cá, rau xanh (1 thìa canh mỗi
thứ) cả xác băm nhuyễn.
1 – 2 thìa cà phê dầu cho mỗi chén bột.
THỨC ĂN DẶM: Ô vuông thực phẩm
Lứa tuổi
0 đến 4
tháng
đầu
Bú mẹ hoàn toàn, theo nhu cầu, ngay từ giờ đầu sau
sinh, không nên cho trẻ ăn một thức ăn nào khác ngoài
sữa mẹ.
Lúc trẻ
tròn 4
đến 6
tháng
Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu.
Tập cho trẻ ăn bột lỏng từ ít đến nhiều, ăn thêm các loại
trái cây tán nhuyễn, nước cốt trái cây.
6 đến 9
tháng
Bú mẹ nhiều lần theo nhu cầu.
Một bát bột đủ 4 nhóm thực phẩm x 2 lần/ ngày.
Trái cây tươi.
9 đến
12
tháng
2 – 3 bát bột hoặc cháo đặc đủ chất + trái cây.
Sữa mẹ vẫn rất cần cho bé (cung cấp 20 – 30% nhu
cầu)
Chế độ ăn của trẻ dưới 1 tuổi
3- Phương pháp dinh dưỡng đối với trẻ
không có sữa mẹ và có ít sữa mẹ
a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Trẻ không được nuôi sữa mẹ là một sự thiệt
thòi lớn lao cho sự phát triển của bé. Đây
thực sự là một tai hoạ và càng nguy hiểm
hơn nếu trẻ quá nhỏ.
Chỉ nuôi trẻ bằng các loại sữa khác trong
trường hợp trẻ không có mẹ, mẹ bị bệnh rất
nặng (suy tim nặng…) không thể cho bú.
Việc nuôi trẻ bằng các loại sữa khác bao giờ
cũng là nguy cơ cho trẻ
a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Nhóm sữa dành cho trẻ duới 1 tuổi khi
không có sữa mẹ
Đặc điểm của nhóm sữa này bắt buộc phải
có thành phần gần giống như sữa mẹ, phải
đảm bảo đạt tiêu chuẩn của bảng quy định
của các tổ chức quốc tế về sức khỏe (WHO)
và lương thực (FAO).
a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Có thể chia nhóm này thành 3 nhóm chính
sau:
- Sữa dành cho trẻ sinh ra khỏe mạnh bình -
-Sữa dành cho trẻ sinh non, nhẹ cân.
- Sữa dùng cho một số trẻ bị bệnh lí như dị
ứng, kém hấp thu.
a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Tính lượng sữa cần thiết
Tháng thứ nhất: trẻ cần 5 hộp 400 – 500g.
Tháng thứ hai: trẻ cần 6 đến 7 hộp 400 –
500g.
Tháng thứ ba: trẻ cần 8 đến 9 hộp 400 –
500g.
Tổng cộng trẻ cần 44 đến 45 hộp/ 5 tháng
đầu; 80 hộp/ năm đầu.
a. Đối với trẻ không có sữa mẹ
Có thể cho trẻ ăn dặm sớm hơn 1 tháng so
với trẻ đủ sữa mẹ( Từ tháng thứ 4)
3- Phương pháp dinh dưỡng đối với trẻ
không có sữa mẹ và có ít sữa mẹ
b. Đối với trẻ có ít sữa mẹ
Mặc dù sữa mẹ ít nhưng vẫn rất tốt với trẻ và
cần tận dụng cho trẻ bú sữa mẹ tối đa.
Cho trẻ bú thêm sữa ngoài để đủ nhu cầu
dinh dưỡng cho trẻ phát triển.
Và đến tháng tuổi thứ 5, cho trẻ ăn dặm với
phương pháp và chế độ ăn giống như trẻ có
đủ sữa mẹ hoặc không bú sữa mẹ.
THÂN ÁI CHÀO TẠM BIỆT
CHÚC CÁC EM HỌC TỐT
diepnga@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_iii_dinh_duong_tre_em_duoi_1_tuoi_985.pdf