Các mô hình tiếp cận cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại sẽcung cấp
những hiểu biết cơbản đểnhận diện cạnh tranh một cách toàn diện.
• Nghiên cứu các nội dung phân tích cạnh tranh cần thiết để đối mặt với bối cảnh cạnh
tranh ngày càng phức tạp.
• Thiết kếhệthống tình báo cạnh tranh đểthu thập các thông tin cạnh tranh cần thiết.
• Trong mỗi ngành kinh doanh các công ty có thểchiếm các vịthếcạnh tranh khác nhau
và có chiến lược cạnh tranh phù hợp với vịthế đó.
• Các công ty cần lựa chọn định hướng theo khách hàng và theo đối thủcạnh tranh một
cách phù hợp
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6 phân tích cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
CHƯƠNG 6
PHÂN TÍCH CẠNH TRANH VÀ CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH
Những công ty yếu bỏ qua các đối thủ cạnh tranh của mình,
những công ty trung bình thì bắt chước,
và những công ty thành công thì lại dẫn dắt họ
Nội dung chương
• Các mô hình tiếp cận cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại sẽ cung cấp
những hiểu biết cơ bản để nhận diện cạnh tranh một cách toàn diện.
• Nghiên cứu các nội dung phân tích cạnh tranh cần thiết để đối mặt với bối cảnh cạnh
tranh ngày càng phức tạp.
• Thiết kế hệ thống tình báo cạnh tranh để thu thập các thông tin cạnh tranh cần thiết.
• Trong mỗi ngành kinh doanh các công ty có thể chiếm các vị thế cạnh tranh khác nhau
và có chiến lược cạnh tranh phù hợp với vị thế đó.
• Các công ty cần lựa chọn định hướng theo khách hàng và theo đối thủ cạnh tranh một
cách phù hợp.
1. PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
Ngày nay trong kinh doanh, các doanh nghiệp chỉ mới hiểu được các khách hàng của
mình thôi là chưa đủ để thành công. Họ còn phải am hiểu về các đối thủ cạnh tranh của mình
nữa để có thể hoạch định các chiến lược marketing cạnh tranh có hiệu quả.
Trong vài ba thập kỷ trở lại đây, sự phát triển của các doanh nghiệp ngày càng gặp
phải sự cạnh tranh quyết liệt cả trên thị trường trong nước lẫn thị trường ngoài nước. Nhiều
nền kinh tế đang điều chỉnh lại và khuyến khích các lực lượng thị trường hoạt động. Thị
trường chung Châu Âu đã hủy bỏ các hàng rào mậu dịch và thống nhất một đồng tiền chung
Euro trong phạm vi hầu hết các nước thành viên. Hệ thống kinh tế đa quốc gia đang tiến đến
các thị trường mới mang tính toàn cầu. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
(WTO), và các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những thách thức cạnh tranh không
chỉ trên thị trường trong nước mà phải đối diện với các đối thủ cạnh tranh trên phạm vi toàn
cầu. Vì thế, doanh nghiệp không có con đường nào khác ngoài việc phải củng cố khả năng
cạnh tranh của mình. Họ phải bắt đầu chú ý đến các đối thủ cạnh tranh cũng như các khách
hàng mục tiêu của họ.
Triết lý marketing chỉ ra rằng để thành đạt mục tiêu kinh doanh, nhà quản trị marketing
phải xác định được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng mục tiêu, và đem lại sự hài
lòng cho họ một cách có kết quả và hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh. Do vậy, chiến lược
marketing chẳng những phải phù hợp với khách hàng mục tiêu mà còn phải thích nghi với
những chiến lược của các đối thủ cạnh tranh, vốn cũng đang phục vụ cho những khách hàng
mục tiêu ấy. Để thành công, nhà quản trị marketing phải thiết lập các chiến lược định vị một
cách mạnh mẽ những cống hiến của mình trong tâm trí của khách hàng chống lại cống hiến
của đối thủ cạnh tranh.
2
Không có chiến lược nào tốt nhất cho mọi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp phải xác
định cái gì có ý nghĩa nhất trong chức năng hoạt động của mình, các cơ hội và các tiềm năng
của mình. Ngay cả trong một doanh nghiệp, các chiến lược có thể được hoạch định khác nhau
theo các đơn vị kinh doanh chiến lược hoặc các sản phNm khác nhau của doanh nghiệp.
1.1.Năm lực lượng cạnh tranh
Michael Porter xác định 5 lực lượng cạnh tranh qui định tính hấp dẫn về lợi nhuận
trong dài hạn của thị trường hoặc phân đoạn thị trường: các đối thủ cạnh tranh trong ngành,
các đối thủ thâm nhập tiềm năng, các sản phNm thay thế, khách hàng và các nhà cung ứng. Mô
hình của ông được minh họa trong hình 6.1.
Hình 6.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter
1. Đe dọa từ mật độ đối thủ cạnh tranh trong phân đoạn: phân đoạn thị trường không
hấp dẫn nếu nó có nhiều đối thủ cạnh tranh, mạnh mẽ hoặc hiếu chiến. Thậm chí sẽ
càng không hấp dẫn nếu phân đoạn thị trường ổn định hoặc đang suy giảm, nếu chi phí
cố định cao, nếu các rào cản rút lui khỏi ngành cao, hoặc nếu các đối thủ cạnh tranh có
nhiều quyền lợi khi ở lại trong phân đoạn. N hững điều kiện này sẽ khiến cho cuộc
chiến tranh về giá thường xuyên xảy ra, cuộc chiến về quảng cáo và giới thiệu sản
phNm mới và sẽ rất tốn kém khi cạnh tranh.
2. Đe dọa từ các đối thủ tiềm năng: tính hấp dẫn của phân đoạn thay đổi theo độ cao
của các rào cản thâm nhập và rút lui khỏi ngành. Phân đoạn hấp dẫn nhất là phân đoạn
trong đó các rào cản thâm nhập cao và các rào cản rút lui khỏi ngành thấp1 (hình 6.2).
Một vài công ty mới có thể tham gia vào ngành, và các công ty năng lực kém có thể dễ
dàng rút lui. Khi cả rào cản thâm nhập và rút lui đều cao, lợi nhuận tiềm năng càng
cao, nhưng doanh nghiệp đối mặt với rủi ro vì các công ty năng lực thấp vẫn tồn tại
trong ngành và chiến đấu đến cùng. Khi rào cản thâm nhập và rút lui đều thấp, công ty
có thể dễ dàng tham gia và rút lui khỏi ngành, lợi nhuận ổn định nhưng thấp. Tình
1 M.E. Porter, Competitive Strategy (N ew York: Free Press, 1980), pp.22-23
Đối thủ
thâm nhập
tiềm năng
Các đối thủ
cạnh tranh
trong
ngành
Sản phẩm
thay thế
Nhà cung
ứng (sức
mạnh
thương
lượng)
Người mua
(sức mạnh
thương
lượng)
3
huống tệ nhất là khi rào cản thâm nhập thấp và rào cản rút lui cao, ở đây các công ty
tham gia vào những thời điểm tốt nhưng nhận thấy khó có thể rời bỏ vào những thời
điểm tồi tệ. Kết quả là dư thừa năng suất và làm giảm tiền lãi của tất cả các công ty.
Hình 6.2: Các rào cản và khả năng sinh lợi
3. Đe dọa từ các sản phẩm thay thế: phân đoạn thị trường không hấp dẫn khi có các sản
phNm thay thế hiện tại hoặc tiềm năng. Các sản phNm thay thế đặt ra giới hạn về giá và
về lợi nhuận trên phân đoạn. Công ty phải điều chỉnh xu hướng giá theo các sản phNm
thay thế gần. N ếu các tiến bộ công nghệ hoặc cạnh tranh tăng lên trong những ngành
thay thế này, giá và lợi nhuận trên phân đoạn thị trường đó có thể giảm.
4. Đe dọa từ sức mạnh thương lượng của khách hàng ngày càng tăng: phân đoạn thị
trường không hấp dẫn nếu người mua có sức mạnh thương lượng tăng và ngày càng
mạnh. N gười mua sẽ cố ép cho giá giảm xuống, yêu cầu chất lượng cao hơn hoặc dịch
vụ nhiều hơn và khiến các đối thủ cạnh tranh lẫn nhau, tất cả đều trả giá bằng lợi nhuận
của người bán. Sức mạnh thương lượng của người mua tăng lên khi họ trở nên tập
trung và có tổ chức hơn, khi sản phNm chiếm một phần quan trọng trong chi phí của
người mua, khi hàng hóa là không có sự khác biệt, khi chi phí chuyển đổi của người
mua thấp, khi người mua nhạy cảm với giá vì lợi nhuận thấp, hoặc khi người mua có
thể tích hợp ngược lên hệ thống cung ứng. Để tự bảo vệ mình, các nhà phân phối có
thể lựa chọn những người mua có ít sức mạnh thương lượng hoặc sức mạnh chuyển đổi
nhà cung ứng. Phòng ngự tốt nhất bao gồm phát triển các cung ứng vượt trội mà người
mua mạnh cũng không thể từ chối.
5. Đe dọa từ sức mạnh thương lượng của nhà cung ứng ngày càng tăng: phân đoạn
thị trường không hấp dẫn nếu các nhà cung ứng của công ty có thể tăng giá hoặc giảm
số lượng cung ứng. Các nhà cung ứng có xu hướng mạnh lên khi họ tập trung hoặc
được tổ chức, khi có ít sản phNm thay thế, khi các sản phNm được cung ứng là một đầu
vào quan trọng, khi chi phí chuyển đổi nhà cung ứng là cao, và khi các nhà cung ứng
có thể tích hợp xuôi dòng trong chuỗi cung ứng. Cách phòng ngự tốt nhất là xây dựng
mối quan hệ hai bên cùng có lợi với các nhà cung ứng và sử dụng nhiều nguồn cung
ứng khác nhau.
N gày nay, cạnh tranh không chỉ phổ biến mà cường độ còn tăng lên mỗi năm. N hiều
công ty N hật Bản, Châu Âu và Hoa Kỳ thiết lập công đoạn sản xuất ở các nước có chi phí thấp
và cung ứng những hàng hóa giá rẻ hơn cho thị trường.
Lợi nhuận
thấp, ổn đinh
Lợi nhuận cao,
rủi ro
Lợi nhuận
thấp, rủi ro
Lợi nhuận cao,
ổn định
Rào cản rút lui
Thấp Cao
Thấp
Cao
Rào
cản
thâm
nhập
4
N hững phát triển này giải thích phát biểu về “cuộc chiến marketing” và “hệ thống tình
báo cạnh tranh” 2. Vì các thị trường đã trở nên cạnh tranh hơn, việc hiểu được khách hàng thôi
là chưa đủ. Các công ty phải bắt đầu chú ý hơn đến các đối thủ cạnh tranh của mình. Các công
ty thành công thiết kế và vận hành các hệ thống để thu thập thông tin tình báo liên tục về các
đối thủ cạnh tranh3.
Trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề về phân tích cạnh tranh để tìm ra
chiến lược đối phó cạnh tranh cho các công ty với những nội dung chính:
• Phân tích đối thủ cạnh tranh
• Các lợi thế cạnh tranh
• Chiến lược cạnh tranh tương ứng với từng vị thế cạnh tranh
1.2. Xác định các đối thủ cạnh tranh
Xác định đối thủ cạnh tranh có vẻ là một nhiệm vụ đơn giản đối với các công ty. Coca-
Cola biết rằng Pepsi-Cola là đối thủ cạnh tranh chính của mình, và Sony biết rằng Matsushita
là đối thủ cạnh tranh quan trọng của mình. N hưng tập hợp các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và
hiện tại của công ty lại rộng hơn rất nhiều. Công ty ngày càng bị tác động bởi các đối thủ cạnh
tranh mới xuất hiện hoặc các công nghệ mới hơn là các đối thủ hiện tại.
Trong những năm gần đây, nhiều công ty thất bại trong việc nhìn nhận Internet như là
đối thủ cạnh tranh đáng gờm nhất của mình. Chẳng hạn, vài năm trước đây, chuỗi nhà sách
Barnes&N oble và Borders cạnh tranh với nhau để xem ai có thể xây dựng cửa hàng sách lớn
nhất nơi mà những người đọc sách có thể chìm đắm trong những chiếc ghế tiện nghi và nhấm
nháp cà phê cappuccino. Tuy nhiên, trong khi những chuỗi cửa hàng sách đại chúng quyết
định tồn kho những sản phNm nào trong các cửa hàng cà phê của mình, Jeffrey Bezos đang
xây dựng một kỷ nguyên trực tuyến được gọi bằng cái tên Amazon.com. Sáng kiến về cửa
hàng sách của Bezos có lợi thế khi cung ứng một số lượng không giới hạn để lựa chọn mà
không phải tốn kém cho việc tồn kho. Bây giờ cả Barnes & N oble và Borderss đang chạy theo
để đuổi kịp bằng cách xây dựng cửa hàng sách trực tuyến cho mình. “Thiển cận về đối thủ
cạnh tranh” – tập trung lên những đối thủ cạnh tranh hiện tại thay vì những đối thủ cạnh tranh
tiềm tàng – đã khiến một số công ty bị xóa sổ4.
Bách khoa toàn thư Britannica: Vào năm 1006, Bách khoa toàn thư Britannica với
230 năm tuổi đã sa thải toàn bộ lực lượng bán hàng tại nhà của mình sau khi website
Internet ra đời với mức giá 5 USD mỗi tháng khiến việc sở hữu bộ hai mươi ba tập với
giá 1250 USD trở nên không hấp dẫn đối với các bậc cha mẹ. Trẻ em giỏi máy tính có
thể lấy thông tin trên mạng và từ CD-ROM, như Microsoft’s Encarta, một chương
trình bách khoa toàn thu trên CD-ROM được giới thiệu và bán với mức giá chỉ 50
USD. Điều thật sự đau đớn là Bách khoa toàn thư Britannica có cơ hội hợp tác với
Microsoft để cung cấp nội dung cho Encarta nhưng nó lại ngoan cố từ chối.
Các công ty phát hành khác cũng cảm thấy bị đe dọa vì sự xâm lấn của Internet vào
lãnh thổ của mình. Các website cung cấp thông tin về việc làm, bất động sản và xe hơi trên
mạng đe dọa các tạp chí, đã lấy đi một phần lớn thu nhập của họ đến từ các quảng cáo cho xe
2 Al Ries & Jack Trout, Marketing Warfare (N ew York: Mc Graw Hill, 1986)
3 Leonard M. Fuld, The new Competitor Intelligence: The Complete Resource for Finding, Analysing, and Using
Information about Your Competitors (N ew York: John Wiley, 1995)
4 M.Krantz, “Click Till You Drop”, Time, July 20, 1998, pp.34-39
5
hơi, bất động sản và lao động. Và khi bạn có thể lấy thông tin trực tuyến miễn phí, tại sao bạn
phải mua tạp chí? N hững công ty sợ hãi công nghệ Internet nhất là các nhà trung gian.
Chúng ta có thể xác định đối thủ cạnh tranh bằng cách xem xét các cấp độ cạnh tranh
như đã đề cập trong chương 1 (cạnh tranh nhãn hiệu, ngành, hình thức sản phNm và cạnh tranh
chung) hoặc xem xét cạnh tranh từ quan điểm của ngành và quan điểm thị trường để xác định
và hiểu được bản chất cạnh tranh.
1.2.1. Cách tiếp cận ngành về cạnh tranh
N gành là gì? Một ngành là một nhóm các công ty cung ứng một sản phNm hoặc một
lớp sản phNm là những sản phNm thay thế gần của nhau.
N gành được xếp loại theo số lượng người bán; mức độ khác biệt của sản phNm; sự có
mặt hoặc không có các rào cản thâm nhập, thay thế và xuất ngành; cấu trúc chi phí; mức độ
tích hợp dọc; và mức độ toàn cầu hóa. Tùy thuộc vào những đặc điểm này của ngành, một
công ty trong ngành có thể nhận diện mức độ cạnh tranh mà mình phải đối mặt và trên cơ sở
đó phát triển những chiến lược cạnh tranh thích hợp.
• Số lượng người bán và mức độ khác biệt hóa
Điểm khởi đầu của việc mô tả ngành là xác định số người bán và liệu sản phNm có
đồng nhất hay là khác biệt nhiều. N hững đặc điểm này cho phép chúng ta phân biệt bốn loại
cấu trúc ngành:
- Ngành độc quyền hoàn toàn (pure monopoly): chỉ có một công ty cung cấp một vài sản
phNm hoặc dịch vụ trên một số vùng hoặc quốc gia (điện hoặc gas). N hà độc quyền tự
nhiên (không phải do luật định) có thể định mức giá cao, ít quảng cáo hoặc thậm chí
không quảng cáo, và cung cấp mức dịch vụ tối thiểu. N ếu các sản phNm thay thế một
phần hiện diện và có một số nguy cơ cạnh tranh, thì nhà độc quyền phải đầu tư nhiều
hơn cho dịch vụ và công nghệ. Một nhà độc quyền do luật định được yêu cầu phải định
mức giá thấp hơn và cung cấp nhiều dịch vụ hơn vì lợi ích cộng đồng.
- Ngành bán độc quyền (oligopoly): một số lượng nhỏ thường là các công ty lớn sản
xuất các sản phNm từ rất khác biệt đến chuNn hóa. Bán độc quyền hoàn hảo bao gồm
một số công ty sảm xuất chủ yếu các hàng hóa giống nhau (dầu, sắt thép). N hững công
ty đó sẽ thấy khó có thể định mức giá cao hơn so với mức giá thị trường. N ếu các đối
thủ cạnh tranh về dịch vụ, cách thức duy nhất để đạt lợi thế cạnh tranh là thông qua chi
phí thấp hơn. Bán độc quyền khác biệt bao gồm một số ít công ty sản xuất những sản
phNm (xe hơi, máy quay phim) khác biệt nhau một vài phần theo chất lượng, đặc tính,
kiểu dáng hoặc dịch vụ. Mỗi đối thủ cạnh tranh có thể tìm kiếm vị trí lãnh đạo trên một
số đặc tính sản phNm quan trọng, thu hút các khách hàng yêu thích những đặc tính này,
và định mức giá cao cho những đặc tính đó.
- Ngành bán cạnh tranh: nhiều đối thủ cạnh tranh có thể tạo sự khác biệt cho các cung
ứng của mình một phần hay toàn bộ (nhà hàng, cửa hàng mỹ phNm). Các đối thủ cạnh
tranh tập trung vào những phân đoạn thị trường mà họ có thể đáp ứng nhu cầu của
khách hàng một cách vượt trội và có thể định mức giá cao.
- Ngành cạnh tranh hoàn hảo: nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp một sản phNm và
dịch vụ (thị trường chứng khoán, thị trường hàng hóa tiện dụng). Vì những hàng hóa
này không có sự khác biệt nào, giá của các đối thủ cạnh tranh sẽ là như nhau. Không
6
có đối thủ cạnh tranh nào quảng cáo trừ khi quảng cáo tạo ra sự cảm nhận khác biệt về
mặt tâm lý (thuốc lá, bia) theo đó trường hợp này lại được xếp vào loại bán cạnh tranh.
Cấu trúc cạnh tranh của một ngành có thể thay đổi theo thời gian.
Palm Pilot: Khi Palm Computing (bây giờ do 3Com sở hữu) phát minh ra Palm Pilot,
một loại máy tính cầm tay và được sử dụng không cần bàn phím, chỉ cần một cây viết
chuyên dụng, nó đã bán chạy 1 triệu cái trong vòng 18 tháng và khởi đầu như là một
nhà độc quyền. Đơn giản vì không có sản phẩm nào khác giống nó trên thị trường. Tuy
nhiên, ngay sau đó, một vài công ty khác, như Casio và Everex đã nhảy vào thị trường,
biến thị trường thành ngành bán độc quyền. Khi có nhiều đối thủ cạnh tranh cung cấp
các phiên bản Palm Pilot riêng của họ, thì ngành sẽ có cấu trúc của thị trường bán
cạnh tranh (hay cạnh tranh độc quyền). Khi nhu cầu tăng trưởng chậm, một số đối thủ
cạnh tranh có thể rút lui, khiến cho thị trường lại quay về với cấu trúc của thị trường
bán độc quyền thống trị bởi Palm Pilot và với một số đối thủ cạnh tranh quan trọng.
• Rào cản thâm nhập, rào cản rút lui và rào cản chuyển đổi
Các ngành khác nhau rất nhiều ở mức độ khó hoặc dễ thâm nhập. Rất dễ mở một nhà hàng
mới nhưng lại khó có thể tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất máy bay. Các rào cản
thâm nhập quan trọng bao gồm đòi hỏi nguồn vốn lớn; kinh tế theo qui mô; các yêu cầu về
bản quyền và quyền sản xuất; vị trí đặc biệt khan hiếm, nguồn nguyên vật liệu khan hiếm,
hoặc các nhà phân phối độc quyền của công ty; và những đòi hỏi về uy tín, danh tiếng. Thậm
chí sau khi một công ty tham gia vào ngành, nó cũng phải đối mặt với rào cản chuyển đổi khi
công ty cố gắng tham gia vào các phân đoạn thị trường hấp dẫn hơn.
Pepsi-Cola: Những gì diễn ra vào đầu thập niêm 1980 khi Pepsi-Cola cố gắng di
chuyển nhãn hiệu bánh của Grandma từ các khe hở thị trường bán hàng tự động sang
bán ở các gian hàng trong siêu thị? Nhãn hiệu nhỏ không thể đối đầu với các đại gia
trên thị trường bánh kẹo với ngân sách marketing khổng lồ như Nabisco và Keebler.
Các công ty cũng thường đối mặt với rào cản rút lui 5, như các bổn phận về mặt luật
pháp hoặc đạo đức đối với người tiêu dùng, đối với các chủ nợ và với các nhân viên; các hạn
chế của chính phủ; giá trị thanh lý tài sản quá thấp vì đã quá lạc hậu hoặc không còn giá trị đặc
biệt; thiếu các cơ hội để lựa chọn khác; sự tích hợp theo chiều dọc quá nhiều và các rào cản về
mặt tình cảm. N hiều công ty vẫn ở lại trong ngành để thu hồi lại chi phí biến đổi và một số chi
phí cố định hoặc tất cả phần chi phí cố định đã bỏ ra. Sự tồn tại của họ, tuy vậy, làm giảm lợi
nhuận của tất cả mọi công ty trong ngành.
Thậm chí nếu một số công ty không muốn rút lui, họ cũng có thể giảm qui mô của
mình. Các công ty có thể cố gắng giảm các rào cản về sự hao hụt nhằm giúp các công ty có
vấn đề thu hẹp một cách dễ chịu6.
• Cấu trúc chi phí
Mỗi ngành đều có một số gánh nặng về chi phí dẫn dắt chiến lược của họ. Chẳng hạn,
các công ty luyện thép chịu các chi phí về nguyên vật liệu và sản xuất rất lớn; các nhà sản xuất
đồ chơi có chi phí marketing và phân phối rất lớn. Các công ty này sẽ có chiến lược để giảm
5 Kathryn Rudie Harrigan, “The Effect of Exit Barriers upon Strategic Flexibility”, Strategic Management
Journal 1 , 1980
6 M.E.Porter, Competitive Advantage (N ew York: Free Press, 1985), pp.225-485
7
những chi phí đó. Các công ty thép với kế hoạch sản xuất hiện đại nhất (với hiệu quả về chi
phí tốt nhất) sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn hơn so với các công ty thép khác.
• Mức độ tích hợp dọc
Các công ty nhận thấy rằng có lợi thế hơn khi tích hợp ngược hoặc thuận chiều chuỗi
cung ứng (tích hợp dọc). Các nhà sản xuất dầu lớn đảm nhiệm việc khai thác, khoan dầu, lọc
hóa dầu, sản xuất hóa chất, và các hoạt động của trạm phân phối – dịch vụ. Tích hợp dọc
thường giảm chi phí, và công ty đạt được phần thưởng lớn hơn từ dòng gia tăng giá trị. N goài
ra, các công ty tích hợp dọc có thể điều khiển giá và chi phí ở các khâu khác nhau của chuỗi
giá trị để đạt được lợi nhuận ở khâu nào mà thuế là thấp nhất. Tích hợp dọc có thể tạo ra một
số bất lợi, như chi phí cao ở một số bộ phận của chuỗi cung ứng và thiếu tính linh hoạt.
• Mức độ toàn cầu hóa
Một số ngành có tính địa phương cao (ví dụ nghề chăm sóc bãi cỏ), còn các ngành có
tính toàn cầu (như dầu, sản xuất máy bay, máy quay phim). Các công ty trong các ngành toàn
cầu cần phải cạnh tranh trên thị trường toàn cầu nếu họ muốn đạt được hiệu quả kinh tế theo
qui mô và theo kịp các công nghệ tiên tiến nhất. Ví dụ về các nhà sản xuất xe cNu của Mỹ mất
đi vị trí lãnh đạo của mình.
Ngành sản xuất xe cẩu: Năm công ty thống trị thị trường xe cẩu của Mỹ - Clark
Equipment, Caterpillar, Allis Chalmers, Hyster và Yale. Vào năm 1992, Clark với
gánh nặng nợ nần đã bán các tài sản của mình, và Caterpillar đã trở thành đối tác nhỏ
trong liên doanh với Misubishi. Chỉ có Hyster còn giữ được thị phần. Bằng cách tăng
tốc việc phát triển sản phẩm, tập trung vào các mẫu xe có giá bình dân, và chuyển việc
sản xuất sang một số nước ít việc làm như Ireland, Hyster có thể cạnh tranh với
Nissan, Toyota và Komatsu. Hyster cũng theo kiện vụ chống phá giá với các loại xe
của Nhật Bản và thắng kiện.
1.2.2. Khái niệm thị trường về cạnh tranh
N goài cách tiếp cận ngành, chúng ta có thể xác định các đối thủ cạnh tranh bằng cách
sử dụng cách tiếp cận thị trường: các đối thủ cạnh tranh là những công ty thỏa mãn cùng nhu
cầu của khách hàng. Chẳng hạn, người tiêu dùng mua bộ xử lý từ ngữ có thể thật sự mong
muốn “khả năng viết chữ” – một nhu cầu có thể được thỏa mãn bởi một cây bút chì, bút mực
hoặc một máy đánh chữ. Khái niệm thị trường về cạnh tranh gợi mở một tập hợp các đối thủ
cạnh tranh tiềm năng và hiện tại rộng hơn.
1.3. Phân tích các đối thủ cạnh tranh
Một khi công ty xác định được các đối thủ cạnh tranh quan trọng của mình, nó phải
nắm chắc những đặc điểm của họ, đặc biệt là chiến lược, mục tiêu, điểm mạnh và điểm yếu
cũng như phản ứng của các đối thủ.
1.3.1. Chiến lược
Mỗi đối thủ cạnh tranh đều có những chiến lược và mục tiêu riêng của họ, nhằm phát
huy những ưu thế của mình để khai thác tốt nhất những cơ hội thị trường và gia tăng khả năng
cạnh tranh.
Các đối thủ cạnh tranh gần nhất của doanh nghiệp là những người theo đuổi cùng một
thị trường mục tiêu với cùng một chiến lược marketing. N hóm chiến lược bao gồm các doanh
nghiệp áp dụng cùng một chiến lược cạnh tranh giống nhau trên một thị trường mục tiêu nhất
8
định. Vì vậy doanh nghiệp cần phân tích và tiên lượng các chiến lược của các đối thủ thông
qua việc xem xét các phản ứng chiến lược có thể có khi đối thủ ở trong cùng một nhóm chiến
lược nào đó.
Công ty phải thường xuyên xem xét chiến lược của các đối thủ cạnh tranh của mình.
Các đối thủ cạnh tranh giàu tiềm lực luôn thay đổi chiến lược của họ. Khi các nhà sản xuất ôtô
của Mỹ cải thiện chất lượng xe hơi của mình, các nhà sản xuất N hật bản cũng nhanh chóng
chuyển theo bắt kịp chất lượng.
1.3.2. Mục tiêu
Sau khi đã xác định các đối thủ quan trọng và chiến lược của họ, cần phải xem xét kỹ
lưỡng xem mỗi đối thủ định tìm kiếm điều gì trong thị trường? Điều gì chi phối hành vi của
mỗi đối thủ ?
Khi phân tích các đối thủ cạnh tranh, điều cảm nhận đầu tiên là các đối thủ đều muốn
tối đa hóa lợi nhuận của mình. Tuy nhiên, trong vấn đề này quan điểm của các doanh nghiệp
cũng khác nhau về tầm quan trọng của lợi nhuận trước mắt và lợi nhuận lâu dài. Hơn nữa, một
số doanh nghiệp định hướng ở mức độ thỏa mãn mục tiêu lợi nhuận dự kiến hơn là tìm cách
tối đa hóa lợi nhuận.
N goài ra, mỗi đối thủ cạnh tranh có thể theo đuổi một số mục tiêu. Chúng ta cần biết
đối thủ cạnh tranh đánh giá ở mức độ nào tầm quan trọng tương đối của khả năng sinh lời hiện
tại, mức tăng trưởng thị phần, lưu lượng tiền mặt, vị trí dẫn đầu về công nghệ hay dịch vụ,...
N hận thức các quan điểm của đối thủ cạnh tranh cho phép chúng ta biết đối thủ cạnh tranh có
hài lòng hay không với kết quả tài chính hiện tại và họ có thể phản ứng như thế nào với các
kiểu tấn công cạnh tranh khác nhau của các đối thủ khác.
Một ví dụ điển hình về sự khác biệt lớn giữa các mục tiêu của các công ty N hật và Mỹ.
Các công ty Mỹ thường hoạt động theo mô hình tối đa hóa lợi nhuận trước mắt vì các cổ đông
đều quan tâm đến kết quả kinh doanh hiện tại của họ, và nếu để mất lòng tin của các cổ đông
và họ bán cổ phiếu của mình đi thì sẽ làm tăng chi phí vốn của công ty. Các Công ty N hật hoạt
động phần lớn theo mô hình tối đa hóa thị phần vì họ cần tạo ra công ăn việc làm cho hơn 100
triệu người ở một nước N hật nghèo tài nguyên thiên nhiên. Các Công ty N hật có yêu cầu về
lợi nhuận thấp hơn, bởi vì phần lớn vốn vay từ các ngân hàng với mức lãi suất thấp và do vậy
trong quá khứ họ sẵn sàng chấp nhận mức lợi nhuận thấp. Chi phí vốn của các công ty N hật
thấp hơn nhiều so với chi phí vốn của các công ty Mỹ, và vì thế họ có thể chịu được thời gian
hoàn vốn lâu hơn. Kết quả là các công ty N hật có thể tính giá thấp hơn và kiên trì hơn trong
việc thâm nhập thị trường. Điều này cũng có nghĩa là các công ty chấp nhận lợi nhuận thấp
hơn sẽ có lợi thế hơn các đối thủ của mình.
Các mục tiêu của đối thủ được hình thành trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống
nhiều vấn đề, bao gồm quy mô kinh doanh, quá trình lịch sử, bộ máy quản lý và tình trạng tài
chính của họ. N ếu đối thủ là một bộ phận của một doanh nghiệp lớn hơn, chúng ta sẽ phải biết
nó đang được hoạt động để phát triển hoặc kiếm tiền hay được công ty mẹ bao cấp.
Cuối cùng, công ty phải xem xét kế hoạch mở rộng của các đối thủ cạnh tranh của
mình. Hình 6.3 minh họa biểu đồ tấn công theo thị trường - sản phNm trong ngành máy tính cá
nhân. Dell rất mạnh trong lĩnh vực bán máy tính cá nhân cho khách hàng cá nhân, cũng đang
theo đuổi khách hàng công nghiệp và khách hàng thương mại và các tổ chức cung cấp dịch vụ
máy chủ. Các đối thủ của Dell, muốn thiết lập rào cản thay đổi đối với sự bành trướng của
Dell.
9
Hình 6.3: Kế hoạch mở rộng của một đối thủ cạnh tranh trên thị trường PC
1.3.3. Điểm mạnh và điểm yếu
Các đối thủ cạnh tranh có thực hiện được chiến lược và đạt được các mục tiêu của họ
hay không phụ thuộc vào các nguồn lực và khả năng của họ. Công ty cần phải thu thập các
thông tin về các điểm mạnh và điểm yếu của từng đối thủ. Theo công ty tư vấn Ar
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_6_phan_tich_canh_tranh_va_chien_luoc_canh_tranh_3196.pdf