Bài giảng Chương 6 bảng cân đối kế toán

TN 6.6 Khi lập bảng CĐKT, kế toán viên phát hiện số liệu 2 bên tài sản và nguồn vốn không cân đối. Điều này có nghĩa là:

a/ DN làm ăn có lãi.

b/ DN bị lỗ.

c/ DN bị biển thủ tài sản.

d/ Cả 3 câu trên đều sai.

 

doc20 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 1download
Nội dung tài liệu Bài giảng Chương 6 bảng cân đối kế toán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2- Phải thu của KH 3- Phải thu nội bộ ngắn hạn 4- Hàng tồn kho B- Tài sản dài hạn 1- Vốn KD ở ĐVTT 2- NG TSCĐ 3- HM TSCĐ 200.000 250.000 50.000 500.000 1.000.000 1.200.000 (200.000) A- Nợ phải trả 1- Phải trả người bán 2- Phải trả nội bộ ngắn hạn 3- Vay ngắn hạn B- Vốn chủ sở hữu 1- NVKD 2- LN chưa phân phối 300.000 80.000 1.000.000 1.500.000 120.000 Tổng cộng 3.000.000 Tổng cộng 3.000.000 Chi tiết: Phải thu nội bộ ngắn hạn : 50.000 gồm: ĐVTT M: 20.000; ĐVTT N: 30.000 Phải trả nội bộ ngắn hạn : Chi tiết ĐVTT M: 80.000. Vốn KD ở ĐVTT : 1.000.000 gồm: ĐVTT M: 400.000; ĐVTT N: 600.000 LN chưa phân phối 120.000; trong đó có khoản lãi 10.000 do công ty bán hàng nội bộ. (bán cho ĐVTT M) ĐVTT M : Đơn vị 1000đ Tài sản Số cuôi kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A- Tài sản ngắn hạn 1- Tiền 2- Phải thu của KH 3- Phải thu nội bộ ngắn hạn 4- Hàng tồn kho B- Tài sản dài hạn 1- NG TSCĐ 2- HM TSCĐ 50.000 100.000 100.000 150.000 700.000 (100.000) A- Nợ phải trả 1- Phải trả người bán 2- Vay ngắn hạn 3- Phải trả nội bộ ngắn hạn B- Vốn chủ sở hữu 1- NVKD 2- LN chưa phân phối 80.000 100.000 20.000 710.000 90.000 Tổng cộng 1.000.000 Tổng cộng 1.000.000 Chi tiết: Phải thu nội bộ ngắn hạn 100.000 gồm: Cty X 80.000; ĐVTT N: 20.000. Phải trả nội bộ ngắn hạn 20.000; chi tiết Cty X : 20.000 NVKD 720.000; trong đó vốn công ty cấp 400.000. ĐVTT N : Đơn vị 1000đ Tài sản Số cuôi kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A-Tài sản ngắn hạn 1- Tiền 2- Phải thu của KH 3- Hàng tồn kho B- Tài sản dài hạn 1- NG TSCĐ 2- HM TSCĐ 40.000 160.000 320.000 800.000 (120.000) A- Nợ phải trả 1- Phải trả người bán 2- Vay ngắn hạn 3- Phải trả nội bộ ngắn hạn B- Vốn chủ sở hữu 1- NVKD 2- LN chưa phân phối 100.000 150.000 50.000 820.000 80.000 Tổng cộng 1.200.000 Tổng cộng 1.200.000 Chi tiết: Phải trả nội bộ ngắn hạn 50.000; chi tiết Cty X : 30.000; ĐVTT M 20.000 NVKD 820.000; trong đó vốn công ty cấp 600.000. Yêu cầu: Hãy lập báo cáo tài chính toàn công ty X vào thời điểm 31/12/N. Bảng cân đối kế toán toàn công ty được lập như sau: - Điều chỉnh giảm khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” của công ty và điều chỉnh giảm “Nguồn vốn kinh doanh” ở ĐVTT chi tiết phần vốn cấp trên cấp. Giảm khoản mục “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc” 1.000.000 Giảm khoản mục “Nguồn vốn kinh doanh” 1.000.000 - Điều chỉnh giảm khoản mục “Phải thu nội bộ” và điều chỉnh giảm khoản mục “Phải trả nội bộ” Giảm khoản mục “Phải thu nội bộ” 150.000 Giảm khoản mục “Phải trả nội bộ” 150.000 - Điều chỉnh các khoản lãi chưa thực sự phát sinh từ các giao dịch nội bộ: Giảm khoản mục “Lợi nhuận chưa phân phối” 10.000 Giảm khoản mục “Hàng tồn kho” 10.000 Bảng cân đối kế toán tổng hợp Công ty X Ngày 31/12/N Tài sản Số cuôi kỳ Nguồn vốn Số cuối kỳ A- Tài sản ngắn hạn 1- Tiền 2- Phải thu của KH 3- Hàng tồn kho B- Tài sản dài hạn 1- NG TSCĐ 2- HM TSCĐ 290.000 510.000 960.000 2.700.000 (420.000) A- Nợ phải trả 1- Phải trả người bán 2- Vay ngắn hạn B- Vốn chủ sở hữu 1- NVKD 2- LN chưa phân phối 480.000 1.250.000 2.030.000 280.000 Tổng cộng 4.040.000 Tổng cộng 4.040.000 6.4. CÁC HẠN CHẾ CỦA BCĐKT Là một báo cáo tài chính quan trọng, BCĐKT được các nhà quản trị và những người sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp quan tâm rất nhiều. Tuy nhiên BCĐKT vẫn có những hạn chế nhất định, thể hiện ở các mặt sau đây: 6.4.1. Sử dụng giá phí lịch sử (giá gốc) Phương pháp đánh giá vận dụng trong việc soạn thảo BCĐKT dược tiến hành theo giá gốc. Trong nhiêu trường hợp, phương pháp giá gốc không thể phản ánh đầy đủ giá trị thực tài sản và tiềm lực tài chính doanh nghiệp. Khi sử dụng giá gốc để thể hiện các loại tài sản có và nguồn vốn của doanh nghiệp, người ta ghi trị giá các khoản mục trong BCĐKT trên cơ sở các chi phí bỏ ra để thụ đắc các loại tài sản ở thời điểm tương ứng. Theo thời gian, giá trị ghi nhận ban đầu tỏ ra không còn thích hợp, thậm chí không phản ánh đúng bản chất các loaị tài sản và thực trạng tài chính doanh nghiệp. Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn nếu chúng ta đặt nó trong một bối cảnh lạm phát, được biểu hiện ở sự giảm giá các khoản đầu tư và các loại tiền tệ. 6.4.2. Không thể hiện đầy đủ các nguồn lực của doanh nghiệp Do đặc trưng của BCĐKT là chỉ phản ánh các yếu tố được tiền tệ hóa, cho nên nó thường bỏ qua, không thể đo lường hết các yếu tố quan trọng cấu thành nguồn lực cuả doanh nghiệp như là: Nguồn nhân lực của doanh nghiệp (công nhân có tay nghề điêu luyện, trình độ quản lý, đội ngủ chuyên viên kỹ thuật ...), các yếu tố rất khó tiền tệ hóa, nhưng lại là những yếu tố quyết định cho khả năng tồn tại và đạt lợi nhuận cao của doanh nghiệp. Ngoài ra củng có thể liệt kê một số yếu tố quan trọng quyết dịnh cho tiềm lực doanh nghiệp chưa được phản ánh trong BCĐKT như là kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động, uy tín... Điều này đã đặt ra yêu cầu phải có các tài liệu bổ sung (Bảng thuyết minh, các giải trình của nhà quản lý...) nhằm thể hiện một cách gần xác thực nhất hình ảnh của doanh nghiệp CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TN 6.1 Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho (SD có TK 159), Khi lập bảng cân đối kế toán, được thể hiện: a/ Phần A bên nguồn vốn. b/ Phần A bên tài sản c/ Phần A bên nguồn vốn bằng số âm d/ Phần A bên tài sản bằng số âm. TN 6.2 Khoản lỗ trong kinh doanh (SD nợ 421),Khi lập bảng cân đối kế toán, đươc thể hiện bên: a/ Phần B bên nguồn vốn b/ Phần B bên Tài sản c/ Phần B bên nguồn vốn bằng số âm d/ Phần B bên tài sản bằng số âm. TN 6.3 Khi lập bảng CĐKT, được phép bù trừ: a/ Nợ phải thu và nợ phải trả. b/ khoản khách hàng ứng trước và khoản phải thu khách hàng. c/ Khoản Phải trả cho người bán và khoản ứng trước cho người bán. d/ Các câu trên đều sai. TN 6.4 Khi lập bảng CĐKT các Tài khoản loại 6,8 được ghi ở: a/ Phần A bên tài sản. b/ Phần A bên nguồn vốn. c/ Phần B bên tài sản. d/ Các câu trên đều sai. TN6.5 Khi lập bảng CĐKT, các Tài khoản loại 5,7 được ghi ở: a/ Phần A bên nguồn vốn. b/ Phần A bên tài sản. c/ Phần B bên nguồn vốn. d/ Các câu trên đều sai. TN 6.6 Khi lập bảng CĐKT, kế toán viên phát hiện số liệu 2 bên tài sản và nguồn vốn không cân đối. Điều này có nghĩa là: a/ DN làm ăn có lãi. b/ DN bị lỗ. c/ DN bị biển thủ tài sản. d/ Cả 3 câu trên đều sai. TN 6.7 Khi lập bảng cân đối kế toán, số liệu 2 bên tài sản và nguồn vốn được cân đối. Điều này có nghĩa là: a/ Ghi chép kế toán chính xác b/ DN làm ăn có lãi. c/ Các chuẩn mực kế toán được tuân thủ nghiêm ngặt. d/ Cả 3 câu trên đều sai. TN 6.8 Khoản mục NG TSCĐ hữu hình, được lập trên cơ sở: a/ SD Nợ TK 211. b/ Chênh lệch giữa SD nợ TK 211 – SD có TK2141 c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ Cả hai câu a va b đều sai. TN 6.9 Mục hàng tồn kho được lập trên cơ sở: a/ SD Nợ các TK Hàng tồn kho. b/ Chênh lệch giữa SD Nợ TK Hàng tồn kho - Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho (159). c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ Cả hai câu a và b đều sai. TN 6.10 Khoản mục khách hàng ứng trước được lập trên cơ sở: a/ SD nợ TK 131 b/ SD Có TK 131 c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ cả hai câu a và b đều sai. TN 6.11 Số dư của các Tài khoản 152,153,155,156 được lên : a/ Bên tài sản của bảng CĐKT b/ Bên nguồn vốn của bảng CĐKT c/ Cả hai câu a và b đều đúng d/ Cả hai câu a và b đều sai. TN 6.12 Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập ra trên cơ sở: a/ SD nợ TK 159 b/ SD có TK 159 c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ Cả hai câu a và b đều sai. TN 6.13 Chỉ tiêu giá trị hao mòn luỹ kế của TSCĐ HH, được lập ra trên cơ sở: a/ SD có TK 2141. b/ SD nợ TK 2141. c/ Chênh lệch SD nợ TK 2141-SD nợ TK 2143. d/ Cả 3 câu a,b,và c đều sai. TN 6.14 Khoản mục dự phòng phải thu khó đòi, trong phần A bên tài sản của bảng CĐKT, được lập ra trên cơ sở: a/ SD nợ TK 139. b/ SD có TK 139. c/ Chênh lệch Số dư nợ TK 131- Số dư có TK 139 d/ Cả 3 câu a,b và c đều sai. TN 6.15 Khi doanh nghiệp bị lỗ, khoản lỗ được thể hiện ở : a/ Số âm bên nguồn vốn b/ Số âm bên tài sản c/ Không thể hiện trong bảng cân đối kế toán d/ 3 câu trên đều sai. TN 6.16 Khoản mục hàng tồn kho được lập ra trên cơ sở Số dư của : a/ TK 152 b/ TK 155 c/ TK 156 d/ 3 câu trên đều sai TN 6.17 Mục “ Chênh lệch tỷ giá hối đoái” bên phần B nguồn vốn, được lập ra trên cơ sở : a/ Số dư TK 413 b/ Số dư TK 515 c/ Số dư TK 412 d/ Cả 3 câu trên đều sai TN 6.18 Có thể xác định nguồn vốn chủ sở hữu (Loại B NV), bằng cách: a/ Tổng tài sản - các khoản vay ngân hàng. b/ Tổng tài sản – Các khoản nợ phải trả (Loại A NV) c/ Cả hai câu a và b đều đúng. d/ Cả hai câu a và b đều sai. TN 6.19 Các khoản khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp được thể hiện ở : a/Phần A bên tài sản của bảng CĐKT. b/ Phần A bên nguồn vốn của bảng CĐKT c/ Phần B bên Tài sản của bảng CĐKT d/ Phần B bên nguồn vốn của bảng CĐKT TN 6.20 Khoản mục tiền của bảng CĐKT được lập ra trên cơ sở : a/ Số dư Nợ các TK 111,112,113. b/ Số dư Có các TK 111,112,113. c/ Cả 2 câu trên đều đúng. d/ Cả 2 câu trên đều sai. TN 6.21 Tại một Công ty có các ĐVTT đã có hạch toán kế toán riêng có tài liệu sau: Công ty bán hàng hoá cho ĐVTT, giá xuất kho 100.000.000đ, giá bán nội bộ chưa thuế 105.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. Vậy bút toán điều chỉnh trước khi lập Bảng cân đối kế toán tổng hợp toàn công ty sẽ là: a. Tăng khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 5.000.000 Tăng khoản mục - Hàng tồn kho 5.000.000 b. Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 5.000.000 Giảm khoản mục - Hàng tồn kho 5.000.000 c. Tăng khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 5.000.000 Giảm khoản mục - Hàng tồn kho 5.000.000 d. Tăng khoản mục – Hàng tồn kho 5.000.000 Giảm khoản mục – Lợi nhuận chưa phân phối 5.000.000 TN 6.22 Tại một Công ty có các ĐVTT đã có hạch toán kế toán riêng có tài liệu sau: Công ty bán 1 TSCĐHH cho ĐVTT có nguyên giá 40.000.000đ, đã trích khấu hao 6.000.000đ, giá bán nội bộ 36.000.000đ, thuế suất GTGT 10%. Vậy bút toán điều chỉnh trước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp toàn công ty sẽ là: a. Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 2.000.000 Giảm khoản mục - TSCĐHH 2.000.000 b. Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 2.000.000 Giảm khoản mục - TSCĐHH 2.000.000 Giảm khoản mục - TSCĐHH 6.000.000 Giảm khoản mục – Hao mòn TSCĐHH 6.000.000 c. Giảm khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 2.000.000 Giảm khoản mục - TSCĐHH 2.000.000 Tăng khoản mục – TSCĐHH 6.000.000 Tăng khoản mục – Hao mòn TSCĐHH 6.000.000 d. Tăng khoản mục - Lợi nhuận chưa phân phối 2.000.000 Tăng khoản mục - TSCĐHH 2.000.000 ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM TN6. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 a X X X X X X X b X X X X X c X X d X X X X X X X X TÌNH HUỐNG Với 2 người hợp tác, bạn dự định thành lập một doanh nghiệp chuyên bán các sản phẩm kỹ thuật cao. Trước khi đưa ra các quyết định, bạn bắt đầu từ việc đánh giá các khả năng nhằm đảm bảo một sự khởi động tốt lành. Sau đây là các dự kiến: Bạn có khả năng mua một bất động sản trị giá400 triệu đồng, theo lượng định của bạn, khi bắt đầu kinh doanh, cần có một lượng hàng tồn kho trị giá 220 triệu đồng. Số hàng này, bạn có thể mua trả ngay bằng tiền mặt 150 triệu đồng, số còn lại nhà cung cấp cho bạn được trả chậm trong 2 tháng. Bạn cũng dự tính cần thiết phải mua một ôtô vận tải trị giá 480 triệu đồng để giao hàng cho các khách hàng Với các dự kiến về tài sản như trên, bạn đã đàm phán với ông giám đốc ngân hàng ACB nơi bạn đặt trụ sở và được đồng ý cho vay với một khoản tín dụng 550 triệu đồng. Bạn cũng mong muốn và nhận thấy rằng để đảm bảo các chi tiêu cho họat động kinh doanh hằng ngày, bạn phải có một khoản tồn quỹ là 120 triêu đồng. Giả thiết, bạn quyết định biến các dự kiến trên thành hiện thực. Yêu cầu: 1/ Xác định tổng số vốn và số vốn cần thiết mà mỗi thành viên phải bỏ ra để thành lập doanh nghiệp. 2/ Sọan thảo Bảng cân đối kế toán dự kiến khi thành lập doanh nghiệp. –o—

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockttc_chuong_6_bang_can_doi_ke_toan_8956.doc