Bài giảng Chương 5 kế toán thành phẩm - Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: nhà văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng,

- Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác.

- Chi phí dự phòng gồm dự phòng phải thu khó đòi.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ khối văn phòng doanh nghiệp

 

doc27 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 5 kế toán thành phẩm - Tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập dự phòng giảm giá. Riêng đối với các công ty chuyên kinh doanh chứng khoán không thuộc đối tượng áp dụng quy định về việc trích lập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chứng khoán theo quy định tại Thông tư này. b. Đối với các khoản vốn đầu tư của doanh nghiệp vào tổ chức kinh tế là đơn vị thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). Phương pháp lập dự phòng: a. Các loại chứng khoán đầu tư: Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán - Giá chứng khoán thực tế trên thị trường Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. b. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau: Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính = Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế - Vốn chủ sở hữu thực có x Vốn đầu tư của doanh nghiệp _____________________ Tổng vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế - Căn cứ để lập dự phòng khi vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế lớn hơn vốn chủ sở hữu thực có tại thời điểm báo cáo tài chính của tổ chức kinh tế. Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp hạch toán Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá đầu tư ngắn hạn, dài hạn của các loại chứng khoán, các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn hiện có tính đến 31/12 tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn này, so sánh với số đã lập dự phòng giảm giá năm trước (nếu có) xác định số chênh lệch phải lập tăng thêm, hoặc giảm đi (nếu có): - Trường hợp số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch lớn hơn, ghi: TK129 , 229 TK635- Chi phí tài chính Phần chênh lệch giữa số phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước - Trường hợp số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn phải lập năm nay nhỏ hơn số dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thì số chênh lệch phải được hoàn nhập, ghi: TK129 , 229 TK635- Chi phí tài chính Phần chênh lệch giữa số phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước (4). Khoản chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hóa, dịch vụ được hưởng, ghi: TK131 , 111, 112 TK635- Chi phí tài chính Chiết khấu thanh toán cho khách hàng (5). Kế toán chênh lệch tỷ giá: (đã trình bày tại chương 01 - Kế toán vốn bằng tiền) (6). Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ chi phí tài chính phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi: TK911 – Xác định kết quả kinh doanh TK635- Chi phí tài chính Kết chuyển để xác định KQKD KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG: Khái niệm: Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Bao gồm: Chi phí nhân viên bán hàng: gồm các khoản tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, bảo quản sản phẩm hàng hóa, vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. Chi phí vật liệu bao bì phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, bảo quản sản phẩm, nhiên liệu để vận chuyển sản phẩm đi tiêu thụ; phụ tùng thay thế dùng cho việc sửa chữa bảo dưỡng TSCĐ của bộ phận bán hàng. Chi phí dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng như các dụng cụ đo lường, bàn ghế, máy tính cầm tay... Chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản sản phẩm, hàng hóa, bộ phận bán hàng như: khấu hao nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển. Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động bán hàng như: chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ; tiền thuê kho bãi; tiền thuê bốc vác vận chuyển hàng hóa đi tiêu thụ; hoa hồng phải trả cho các đại lý và các đơn vị nhận ủy thác xuất khẩu... Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho hoạt động bán hàng gồm chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa; chi phí chào hàng, quảng cáo, chi tiếp khách ở bộ phận bán hàng; chi phí tổ chức hội nghị khách hàng; chi phí bảo hành sản phẩm... Chứng từ: Bảng Lương, Bảng phân bổ tiền lương (nếu có) Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,… ; Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (nếu có). Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Hoá đơn GTGT/hoá đơn bán hàng, … phục vụ cho công việc bán hàng chi phí Sổ sách: Sổ chi tiết: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mở cho tài khoản 641). Sổ tổng hợp: (Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán sử dụng – NCT). Tài khoản sử dụng: TK 641 “Chi phí bán hàng” Bên Nợ: - Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng (nếu có) - Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ vào bên Nợ TK 911 để xác định kết quả kd hoặc vào bên Nợ TK 1422 – Chi phí chờ kết chuyển. TK 641 không có số dư cuối kỳ. TK 641 được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí kể trên tương ứng với các tài khoản cấp 2: - TK 6411: Chi phí nhân viên bán hàng - TK 6412: Chi phí vật liệu, bao bì - TK 6413: Chi phí dụng cụ, đồ dùng - TK 6414: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6415: Chi phí bảo hành sản phẩm - TK 6417: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6418: Chi phí bằng tiền Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bộ phận bán hàng: TK 641(6411)- Chi phí bán hàng TK334- Phải trả người lao động Tiền lương và các khoản phụ cấp Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ quy định hiện hành theo tiền lương nhân viên bán hàng (phần doanh nghiệp chịu): TK641 (6411) – Chi phí bán hàng TK338 (3382, 3383, 3384,3389) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo qui định (3) Trị giá thực tế vật liệu phụ, bao bì xuất dùng phục vụ cho hoạt động bán hàng: TK 641(6412)- Chi phí bán hàng TK152- Nguyên liệu, vật liệu Giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho (4) Chi phí về công cụ, dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng: TK153 – Công cụ, dụng cụ TK 641 (6413) – Chi phí bán hàng Giá thực tế xuất kho công cụ, dụng cụ loại phân bổ một lần TK142, 242 công cụ, dụng cụ đã xuất dùng thuộc loại phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần. (5) Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng: TK 641(6414)- Chi phí bán hàng TK214- Hao mòn TSCĐ Giá trị khấu hao được phân bổ trong kỳ (6) Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho bộ phận bán hàng như chi phí điện, nước mua ngoài, cước phí điện thoại, fax, chi phí bảo dưỡng TSCĐ thuê ngoài, hoa hồng trả đại lý… TK 641 (6417) – Chi phí bán hàng TK 111, 112, 331 Giá mua chưa bao gồm thuế GTGT TK 133 - Thuế GTGT đầu vào Thuế GTGT đầu vào (nếu có) (7) Hạch toán chi phí bảo hành sản phẩm: trường hợp đơn vị bán hàng có kèm theo giấy bảo hành sửa chữa cho các hỏng hóc do lỗi sản xuất được phát hiện trong thời gian bảo hành sản phẩm, doanh nghiệp xác định cho từng mức sửa chữa cho toàn bộ nghĩa vụ bảo hành : TK 641(6415)- Chi phí bán hàng TK352- Dự phòng phải trả Xác định số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm TK352- Dự phòng phải trả - Khi phát sinh chi phí bảo hành sản phẩm, kế toán ghi: TK 111, 112, 152, 153, 334… Xác định số dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm Cuối kỳ kế toán sau, doanh nghiệp xác định số dự phòng phải trả cần lập: + Nếu số dự phòng phải trả cần lập kỳ này lớn hơn số dự phòng phải trả đã lập kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được trích thêm ghi nhận vào chi phí: TK 641(6415)- Chi phí bán hàng TK352- Dự phòng phải trả số chênh lệch dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm trích thêm + Nếu số dự phòng phải trả cần lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng phải trả đã lập kỳ trước nhưng chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi nhận giảm chi phí: TK352- Dự phòng phải trả TK 641(6415)- Chi phí bán hàng số chênh lệch dự phòng phải trả về bảo hành sản phẩm hoàn nhập (8) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh: TK911- Xác định KQKD TK 641 - Chi phí bán hàng số Kết chuyển CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 8.1 Khái niệm Là toàn bộ chi phí có liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và quản lý điều hành chung của toàn doanh nghiệp. Bao gồm: - Chi phí nhân viên quản lý hành chính: gồm tiền lương và các khoản phụ cấp, ăn ca phải trả cho ban giám đốc, nhân viên ở các phòng ban, và các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn. - Chi phí vật liệu phục vụ cho hoạt động quản lý doanh nghiệp - Chi phí đồ dùng văn phòng phục vụ công tác quản lý doanh nghiệp - Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho toàn doanh nghiệp: nhà văn phòng làm việc của doanh nghiệp, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn, thiết bị văn phòng,… - Thuế, phí, lệ phí: thuế môn bài, thuế nhà đất, và các khoản phí, lệ phí khác. - Chi phí dự phòng gồm dự phòng phải thu khó đòi. - Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho quản lý doanh nghiệp như tiền điện, nước, điện thoại, fax, thuê nhà làm văn phòng, thuê ngoài sửa chữa TSCĐ phục vụ khối văn phòng doanh nghiệp. - Chi phí khác bằng tiền đã chi ra để phục vụ cho việc điều hành quản lý chung của toàn doanh nghiệp: chi phí tiếp khách, hội nghị, công tác phí, chi phí kiểm toán. 8.2 Chứng từ: Bảng Lương, Bảng phân bổ tiền lương (nếu có) Phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ,… ; Bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ (nếu có). Bảng phân bổ chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Hoá đơn GTGT/hoá đơn bán hàng, … phục vụ cho công việc bán hàng chi phí … Sổ sách: Sổ chi tiết: Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (mở cho tài khoản 642). Sổ tổng hợp: (Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán sử dụng – TNC). 8.4 Tài khoản sử dụng: TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” Bên Nợ: - Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản được phép ghi giảm chi phí quản lý (nếu có) TK 642 không có số dư cuối kỳ. TK 642 được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí kể trên tương ứng với các tài khoản cấp 2: - TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý doanh nghiệp - TK 6422: Chi phí vật liệu quản lý - TK 6423: Chi phí đồ dùng văn phòng - TK 6424: Chi phí khấu hao TSCĐ - TK 6425: Thuế, phí, lệ phí - TK 6426: Chi phí dự phòng - TK 6427: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6428: Chi phí khác bằng tiền 8.5 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu (1) Tiền lương và các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc, nhân viên các phòng ban thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp: TK 642(6421)- Chi phí quản lý DN TK334- Phải trả người lao động Tiền lương và các khoản phụ cấp (2) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ quy định theo tiền lương thực tế phải trả cho nhân viên bộ máy quản lý và khối văn phòng của doanh nghiệp TK641 (6421) – Chi phí quản lý DN TK338 (3382, 3383, 3384, 3389) Trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ qui định (3) Giá trị vật liệu xuất dùng cho quản lý doanh nghiệp: TK 642(6422)- Chi phí quản lý DN TK152- Nguyên liệu, vật liệu Giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho (4) Chi phí về công cụ, dụng cụ xuất dùng cho hoạt động quản lý điều hành chung toàn bộ doanh nghiệp TK 642 (6423) – Chi phí quản lý DN TK153 – Công cụ, dụng cụ Giá thực tế xuất kho công cụ, dụng cụ loại phân bổ một lần TK142, 242 công cụ, dụng cụ đã xuất dùng thuộc loại phân bổ 2 lần hoặc nhiều lần. (5) Trích khấu hao TSCĐ phục vụ chung cho doanh nghiệp TK 642(6424)- Chi phí quản lý DN TK214- Hao mòn TSCĐ Giá trị khấu hao được phân bổ trong kỳ (6) Thuế, phí và lệ phí … TK 642(6425)- Chi phí quản lý DN TK 111, 112, 333… Các khoản thuế, phí và lệ phí (7) Tiền điện, nước, điện thoại, fax, tiền thuê nhà, thuê ngoài bảo dưỡng sửa chữa TSCĐ dùng chung cho doanh nghiệp… TK 642(6427)- Chi phí quản lý DN TK 111, 112, 331… Chi phí dịch vụ mua ngoài (8) Các chi phí đã chi bằng tiền ngoài các chi phí kể trên để phục vụ cho hoạt động quản lý, điều hành chung toàn doanh nghiệp: chi phí tiếp tân, khánh tiết, công tác phí, in ấn tài liệu… TK 642(6428)- Chi phí quản lý DN TK 111, 112, 331… Các khoản chi phí khác (9) Cuối kỳ, kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp sang TK 911 để xác định kết quả kinh doanh, kế toán ghi: TK911- Xác định KQKD TK 642- Chi phí quản lý DN số Kết chuyển KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Khái niệm: Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả thu nhập khác. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu tài chính thuần với trị giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Kết quả thu nhập khác là số chênh lệch giữa thu nhập khác với chi phí khác. Chứng từ Chứng từ kết chuyển như Phiếu kế toán, Chứng từ ghi sổ, Bảng tổng hợp chứng từ kết chuyển, … Sổ sách: Sổ chi tiết: Sổ kế toán chi tiết TK 911. Sổ tổng hợp: (Tuỳ thuộc vào hình thức kế toán sử dụng – TNC). Tài khoản sử dụng: TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh” Tài khoản 911 được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính, hoạt động khác …). Trong từng loại hoạt động có thể mở chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành kinh doanh, từng loại hình dịch vụ…Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu: (theo sơ đồ sau):

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockttc_chuong_5_ke_toan_tieu_thu_thanh_pham_2178.doc