Kinh doanh trong điều kiện sức mua của thị trường thấp (thu nhập của dân cư không cao) thì một trong những biện pháp để thúc đẩy việc bán ra là cạnh tranh qua giá. Vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị có được quyết định là có nên hạ giá bán hay không và hạ bao nhiêu với từng mức sản lượng cụ thể.
20 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Chương 4 môí quan hệ chi phí - Khối lượng - lợi nhuận (c – v – p), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 4 MÔÍ QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN (C – V – P) CHƯƠNG 4 MÔÍ QUAN HỆ CHI PHÍ - KHỐI LƯỢNG - LỢI NHUẬN (C – V – P) Nội dung nghiên cứu 4.1.Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4.2. Một số ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận và quá trình ra quyết định 4.3. Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định trong việc ra quyết định. Với phương trình kinh tế cơ bản: LN = DT – CP (Trong đó: DT = SL x g ; CP = ĐP+ BP) Các kí hiệu sử dụng trong chương này: DT: Tổng doanh thu BP: Tổng biến phí ĐP: Tổng định phí LB: Tổng lãi trên biến phí LN: Tổng lợi nhuận SL: Sản lượng g: Giá bán bp: Biến phí đơn vị lb: Lãi trên biến phí đơn vị Nghiên cứu MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận là xem xét mối quan hệ biện chứng giữa các nhân tố giá bán, sản lượng, CPCĐ và CPBĐ và sự tác động của chúng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này người ta sử dụng phương pháp hạch toán định phí biên ( phương pháp số dư đảm phí). Nội dung phương pháp hạch toán định phí biên: - Toàn bộ chi phí của DN chỉ được chia làm 2 loại là ĐP và BP, trong đó: +Tổng định phí luôn luôn không đổi ở các mức sản lượng khác nhau Ta không tính toán phân bổ chúng cho mỗi đơn vị SP mà luôn ứng xử nó là tổng số, là chi phí thời kỳ (ĐP phát sinh kỳ nào thì phải bù đắp trong kỳ đó). +Tổng biến phí luôn thay đổi ở các mức sản lượng khác nhau và biến phí tính cho đơn vị sản phẩm không đổi ở các mức sản lượng Ta sử dụng biến phí cho 1 đvsp để xem xét ở mọi mức sản lượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận: có ý nghĩa trong việc ra các quyết định khai thác khả năng tiềm tàng của DN (lựa chọn về giá bán, chi phí, sản lượng...) nhằm tối đa hoá lợi nhuận. 4.1.Các khái niệm cơ bản về mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận 4.1.1 Lãi trên biến phí - Lãi trên biến phí là phần chênh lệch giữa giá bán (doanh thu) với phần biến phí của nó. Lãi trên biến phí được xác định cho Mỗi đơn vị sản phẩm Cho từng mặt hàng Cho các mặt hàng tiêu thụ - Lãi trên biến phí đơn vị là chênh lệch giữa giá bán đơn vị và biến phí đơn vị . lb = g- bp (4.1) Với giá bán không đổi ở mọi mức sản lượng lb không đổi ở mọi mức sản lượng lb đã tóm tắt vào một con số toàn bộ các chi phí và doanh thu mà giá trị đơn vị của chúng không đổi với mọi mức sản lượng lb giúp ta lượng hoá một cách đúng đắn và nhanh nhất các phương án khác nhau về chi phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ... nhằm lựa chọn phương án có lợi nhuận tối đa. - Tổng lãi trên biến phí + Trường hợp DN SXKD một loại sản phẩm thì: LB = SL x lb (4.2) + Trường hợp DN SXKD nhiều loại sản phẩm thì: LB = DT – BP (4.3) Thay công thức tính LB vào công thức xác định LN: LN = LB – ĐP(4.4) LB có nghĩa vụ bù đắp ĐP và có lợi nhuận Muốn LN tối đa thì LB cao nhất Ví dụ 1: 4.1.2 Tỷ suất lãi trên biến phí Tỷ suất lãi trên biến phí là tỷ lệ % giữa lãi trên biến phí và giá bán + Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính cho một mặt hàng: LB% = lb g x 100 % (4.5) + Tỷ suất lãi trên biến phí có thể tính bình quân cho các mặt hàng: LB% = LB DT x 100 % (4.6) hoặc LB% = Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng x 100 % (4.7) Tổng doanh thu của các mặt hàng Ví dụ 2 +3: Từ công thức 4.6 và 4.7 LB = LB% x DT (4.8) Thay vào công thức 4.4 LN = LB% x DT – ĐP (4.9) Vậy,LB% cho phép: Nghiên cứu MQH CP- KL- LN trong trường hợp DN SXKD nhiều mặt hàng Xác định LB ở mọi mức DT mà không cần xét đến khối lượng tiêu thụ 4.1.3 Kết cấu chi phí - Kết cấu chi phí là MQH về tỷ trọng của ĐP và BP trong tổng chi phí Ví dụ 4 Qua VD ta thấy cùng một mức tăng DT đơn vị nào có kết cấu chi phí với phần định phí cao hơn thì có nhiều cơ hội tăng lợi nhuận hơn và ngược lại cùng một mức giảm DT thì DN nào có kết cấu chi phí phần định phí cao hơn thì lợi nhuận giảm đi nhiều hơn. Kết luận: DN nào có kết cấu phần định phí cao hơn sẽ có cơ hội lớn hơn để tăng lợi nhuận và có nhiều lợi thế trong cạnh tranh. Ngược lại, DN nào có kết cấu chi phí phần định phí thấp, trong điều kiện kinh doanh khó khăn sẽ linh hoạt hơn vì họ dễ dàng chuyển đổi mặt hàng kinh doanh. 4.1.4 Đòn bảy kinh doanh Kết cấu chi phí gắn liền với những cơ hội đem lại lợi nhuận cao và mức độ rủi ro lớn người ta ví kết cấu chi phí như là một đòn bảy kinh doanh. - Đòn bảy kinh doanh phản ánh mức độ sử dụng định phí trong DN, DN nào có kết cấu chi phí phần định phí cao hơn thì đòn bảy kinh doanh lớn hơn và ngược lại Với một đòn bảy kinh doanh lớn, DN có thể đạt được tỷ tăng cao hơn về LN so với một tỷ lệ tăng doanh thu thấp hơn nhiều. ĐB = Tốc độ tăng của LN Tốc độ tăng của DT ĐB P.a cứ 1% doanh thu tăng lên thì có bao nhiêu % LN tăng thêm. (4.10) - Biến đổi công thức 4.10 ta thu được công thức: ĐB = LB LN (4.11) Ví dụ 5 1.4.5 Điểm hoà vốn 1.4.5.1 Khái niệm - Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ để bù đắp chi phí ( tại đó DN không có lãi và cũng không bị hay tổng LB bù đắp đủ ĐP) - Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xác định với mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu, vào lúc nào, với công suất hoạt động ở mức độ nào...? thì đạt điểm hoà vốn (không bị lỗ ) đưa ra các quyết định SXKD đạt hiệu quả cao. 1.4.5.2 Công thức xác định a, Sản lượng hoà vốn Kí hiệu SLh là sản lượng hoà vốn. Tại điểm hoà vốn thì LB = ĐP hay SLh x (g –bp) = ĐP SLh = ĐP g- bp (4.12) SLh càng thấp so với SL thì LN càng lớn Để SLh giảm, phải giảm ĐP hoặc tăng lãi trên biến phí (tăng giá bán và giảm BP) Ví dụ 6 b, Doanh thu hoà vốn Từ công thức 4.11 DTh = SLh x g = x ĐP lb = g ĐP lb = g ĐP LB % (4.13) (4.14) + DN SXKD một mặt hàng sử dụng công thức 4.13 + DN SXKD nhiều mặt hàng sử dụng công thức 4.14 Các bước xác định DT và SL hoà vốn TH DN SXKD nhiều mặt hàng Bước 1 :Xác định tỷ lệ kết cấu các mặt hàng tiêu thụ Tỷ lệ kết cấu của từng mặt hàng (Ti) Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng 100 % Tổng doanh thu của các mặt hàng = x Bước 2 :Xác định tỷ suất lãi trên biến phí bình quân các mặt hàng LB% = Tổng lãi trên biến phí của các mặt hàng x 100 % Tổng doanh thu của các mặt hàng Ví dụ 7 Bước 3 :Xác định DT hoà vốn chung DTh = ĐP LB% Bước 4 :Xác định DT hoà vốn và sản lượng hoà vốn của từng mặt hàng DT hoà vốn của từng mặt hàng ( DThi) = DT hoà vốn chung (DTh) x Tỷ lệ kết cấu tiêu thụ của từng mặt hàng (Ti) Ví dụ 8 c, Công suất hoà vốn - Công suất hoà vốn là công suất cần huy động để đạt được sản lượng hoà vốn Công suất hoà vốn (h%) = SL hoà vốn (SLh) SL có thể khai thác theo thiết kế (SLk) x 100% = ĐP SLk(g- bp) Ví dụ 9 - Công suất hoà vốn h% càng nhỏ hơn 100% thì càng tốt vì nó thể hiện năng lực sản suất của DN là dồi dào, hiệu suất đầu tư cố định cao, cho phép DN khai thác công suất trên mức hoàn vốn lớn khả năng đem lại lợi nhuận cao. - Công suất hoà vốn h% càng tiến tới 100% thì càng thể hiện tình trạng bất ổn trong trang bị và đầu tư TSCĐ. Công suất hoà vốn lớn hơn 100% thì công suất thiết kế không cho phép DN đạt tới điểm hoà vốn. d, Thời gian hoà vốn Thời gian hoà vốn (Tgh) (tháng) = SLh SL /12 = ĐP x 12 SL(g- bp) Xác định thời gian hoà vốn giúp nhà quản trị chủ động trong việc khai thác và sử dụng thời gian lao động, thời gian máy chạy... Ví dụ 10 4.1.5.3 Phạm vi (vùng) an toàn Trong cơ chế thị trường, mỗi DN đều cố gắng chiếm lĩnh, mở rộng thị trường của mình nhưng họ cũng phải lường trước những nguy cơ bị co hẹp thị trường. Phạm vi (vùng) an toàn là phần thị trường (sản lượng sản phẩm, doanh thu) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ. - Phạm vi an toàn theo số tuyệt đối là mức an toàn Mức an toàn về sản lượng = Sản lượng hoạt động _ Sản lượng hoà vốn - Phạm vi an toàn theo số tương đối là tỷ lệ an toàn. Mức an toàn về doanh thu = Doanh thu hoạt động _ Doanh thu hoà vốn Tỷ lệ an toàn về sản lương (doanh thu). = Mức an toàn về sản lượng (doanh thu) Sản lượng (doanh thu) hoạt động x 100% Ví dụ 11 4.1.5.4 Đồ thị hoà vốn Để thấy rõ hơn về lý thuyết hoà vốn và MQH giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, các nhà kinh tế thường dùng phương pháp đồ thị để thể hiện MQH này Nếu gọi sản lượng là biến x độc lập; biến phí đơn vị (bp) và tổng định phí (ĐP) là những đại lượng đã biết thì ta có: Kết hợp các đồ thị này trên cùng một hệ trục toạ độ, chúng ta có đồ thị điểm hoà vốn dạng tổng quát và dạng phân biệt Ví dụ 12 4.2 Một số ứng dụng mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận vào quá trình ra quyết định Một trong những nhiệm vụ của KTQT là thu thập, xử lý và trình bày thông tin dưới dạng dễ hiểu để giúp nhà quản trị lựa chọn phương án và ra quyết định nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Mà: LN = SL x lb - ĐP hoặc LN = DT x LB% - ĐP LN = LB - ĐP Từ các công thức trên ta thấy LN chịu ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, sản lượng, doanh thu, lãi trên biến phí, định phí và tựu chung lại là chịu ảnh hưởng của tổng lãi trên biến phí và tổng định phí. Do vậy, muốn thay đổi LN ta thay đổi các nhân tố giá bán, sản lượng, doanh thu, lãi trên biến phí, định phí và để tính toán sự thay đổi về lợi nhuận tốt nhất là ta nên tính toán sự thay đổi về LB và ĐP. LN thay đổi = LB thay đổi – ĐP thay đổi Các phương án được lựa chọn phải là phương án tốt hơn phương án hiện tại và có LN thay đổi > 0. Tuy nhiên trong quá trình ra quyết định bên cạnh nhân tố định lượng là lợi nhuận tăng thêm phải cân nhắc đến các nhân tố định tính khác. Ta lần lượt nghiên cứu các phương án sau đây: Phương án 1: Thay đổi ĐP và DT Phương án 2: Thay đổi biến phí sản xuất và sản lượng Phương án 3 : Thay đổi biến phí và sản lượng Phương án 6: Thay đổi ĐP, giá bán và sản lượng Phương án 7: Thay đổi ĐP, biến phí và sản lượng Phương án 4: Thay đổi giá bán và sản lượng Phương án 8: Thay đổi kết cấu giá bán Phương án 5: Thay đổi ĐP và giá bán 4.3 Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định 4.3.1 Dự định số lãi phải đạt Trong trường hợp này nhà quản trị DN cần phải tính toán xác định được số lượng sản phẩm và doanh thu cần thực hiện để có một số lãi nhất định đã dự kiến có tính đến những thay đổi của định phí Xuất phát từ công thức LN = LB – ĐP LN = SL.lb - ĐP SL = LN + ĐP lb Tỷ lệ an toàn = SL - SLh SL x 100% Ví dụ 1 4.3.2 Quyết định khung giá bán sản phẩm Kinh doanh trong điều kiện sức mua của thị trường thấp (thu nhập của dân cư không cao) thì một trong những biện pháp để thúc đẩy việc bán ra là cạnh tranh qua giá. Vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị có được quyết định là có nên hạ giá bán hay không và hạ bao nhiêu với từng mức sản lượng cụ thể. Ở mỗi mức sản lượng DN có thể giảm giá đến giá bán hoà vốn mà vẫn không bị lỗ. Điều này giúp cho nhà quản trị DN xác định khung giá bán tương ứng với các các mức sản lượng từ đó đưa ra các quyết định điều chỉnh giá một cách phù hợp, kịp thời để đạt tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. gh = ĐP SL + bp Ví dụ 2 4.3.3 Quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng Trong hoạt kinh doanh, đôi khi các DN gặp phải tình huống là ngoài việc sản xuất và tiêu thụ bình thường, DN còn có thêm những đơn đặt hàng mới có giá bán thấp hơn mức giá hiện tại thậm chí còn thấp hơn gia bán hoà vốn (giá thành toàn bộ). Lúc này vận dụng lý thuyết điểm hoà vốn sẽ cho phép DN xác định được số chi phí cần phải bù đắp từ đơn đặt hàng mới từ đó mà có kết luận về số lợi nhuận tăng thêm hoặc giảm đi từ đơn đặt hàng này cộng với các thông tin định tính khác để ra quyết định chấp nhận hay từ chối đơn đặt hàng. Ví dụ 3 4.3.4 Các quyết định thúc đẩy Hoạt động kinh doanh của DN chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau có thể nảy sinh bên trong DN như số giờ máy chạy, số giờ công lao động, vốn lưu động hoặc từ phía thị trường như số lượng sản phẩm, giá trị sản phẩm thị trường có thể chấp nhận... Trường hợp DN SXKD nhiều mặt hàng mà có những nhân tố dư thừa có giới hạn thì vấn đề đặt ra là sẽ thúc đẩy việc SXKD những loại mặt hàng nào và bao nhiêu để đem lại lợi nhuận cao nhất? Với MQH chi phí - khối lượng - lợi nhuận thì lợi nhuận cao nhất khi tổng lãi trên biến phí là cao nhất do vậy cơ cấu mặt hàng được ưu tiên thúc đẩy là cơ cấu đem lại tổng lãi trên biến phí cao nhất. Các trường hợp có thể sảy ra như sau: -Trường hợp quyết định thúc đẩy chịu ảnh hưởng của một nhân tố giới hạn chủ chốt thì sản phẩm được thúc đẩy trước tiên là sản phẩm là sản phẩm cho lãi trên biến phí cao nhất tính trên đơn vị nhân tố giới hạn đó. Ví dụ 4 - Trường hợp quyết định thúc đẩy chịu ánh hưởng của nhiều nhân tố giới hạn thì phải lập và giải bài toán qui hoạch tuyến tính để tìm phương án cực biên tối ưu là cơ sở cho việc ra quyết định thúc đẩy. 4.4 Một số hạn chế khi phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận Mô hình phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận có những hạn chế - những giả định khi nghiên cứu mô hình này: - Toàn bộ chi phí chỉ được chia làm hai loại là định phí và biến phí. - Tổng định phí luôn luôn cố định trong phạm vi nhất định của sản lượng - Biến phí đơn vị ổn định so với sự thay đổi của sản lượng - Giá bán không đồi ở mọi mức sản lượng tiêu thụ. - Trường hợp DN kinh doanh nhiều mặt hàng thì kết cấu tiêu thụ không đổi với mọi mức doanh thu.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_4_2168.ppt