Giả sử rằng lợi nhuận hoạt động của Cửa hàng A
tăng, giảm tùy thuộc vào công việc tiêu thụ
cho lượng khách hàng tương ứng?
Cơ cấu chi phí phụ thuộc vào 2 căn cứ điều
khiển phát sinh chi phí như sau:
70 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3 Phân tích Chi phí - Khối lượng – Lợi nhuận (Phân tích CVP) Cost-Volume-Profit Analysis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Phân tích Chi phí - Khối lượng – Lợi nhuận(Phân tích CVP)Cost-Volume-Profit Analysis Chương 3 * Mục tiêu học tập 1 Các giả thiết và thuật ngữ sử dụng trong phân tích CVP * Các giả thiết CVP và thuật ngữ sử dụng 1. Tổng doanh thu và tổng chi phí thay đổi chỉ phụ thuộc sản lượng sản xuất và tiêu thụ. 2. Tổng chi phí có thể được phân loại thành 2 thành phần là biến phí và định phí tương ứng trong các mức độ khác nhau của sản lượng. * Các giả thiết CVP và thuật ngữ sử dụng 3. Khi minh họa bằng đồ thị, tổng doanh thu và tổng chi phí có quan hệ tuyến tính với sản lượng trong phạm vi phù hợp (và trong một thời kỳ). 4. Giá bán đơn vị, chi phí biến đổi đơn vị, và chi phí cố định được xác định. * Các giả thiết CVP và thuật ngữ sử dụng 5. Phân tích được sử dụng cho một sản phẩm đơn lẻ hoặc nhiều sản phẩm tiêu thụ tại các mức sản lượng khác nhau. 6. Không quan tâm đến giá trị theo thời gian của đồng tiền (phân tích CVP được sử dụng trong quyết định ngắn hạn). * Các giả thiết CVP và thuật ngữ sử dụng Lợi nhuận hoạt động = Doanh thu – GVHB và CPBH, CPQLDN (loại trừ thuế thu nhập doanh nghiệp) Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận hoạt động – Thuế TNDN * Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP Doanh thu: là dòng tài sản thu được (hiện tại hoặc trong tương lai) từ việc tiêu thụ (cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng) Doanh thu (TR): = Giá bán (P) x Sản lượng (Q) * Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP - Tổng chi phí bao gồm biến phí và định phí: Tổng chi phí (TC) = Biến phí (VC) + Định phí (FC) - Lợi nhuận hoạt động (operating profit - OP) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí từ hoạt động SXKD chính của doanh nghiệp: Lợi nhuận hoạt động = Tổng doanh thu – Tổng chi phí * Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP Lợi nhuận thuần (net profit - NP) là lợi nhuận hoat động, cộng với lợi nhuận khác sinh ra từ hoạt động kinh doanh (ví dụ như lợi nhuận tài chính), trừ cho thuế thu nhập doanh nghiệp. NP = LN hoạt động + LN khác - Thuế TNDN * Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP - Số dư đảm phí hay còn gọi là giá trị đóng góp (contribution margin) là chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí khả biến: Số dư đảm phí = Tổng doanh thu - Chi phí khả biến Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán – Biến phí đơn vị - Số dư đảm phí được dùng để trang trải các chi phí bất biến và phần còn lại sau đó là lợi nhuận thực hiện được trong kỳ: + Số dư đảm phí > Tổng định phí ---> Có lãi + Số dư đảm phí = Tổng định phí ---> Hòa vốn + Số dư đảm phí Lỗ * Các khái niệm sử dụng trong phân tích CVP Tỷ lệ số dư đảm phí (%): Tỷ số giữa tổng số dư đảm phí và tổng doanh thu: Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí / Tổng doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí = Số dư đảm phí đơn vị/ Giá bán - Tỷ lệ số dư đảm phí rất có ích vì nó cho biết được một cách nhanh chóng số dư đảm phí sẽ và lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào khi doanh thu biến động. * Mục tiêu học tập 2 Những nét đặc trưng và ý nghĩa phân tích CVP. * Ví dụ về tầm quan trọng của phân tích CVP Giả định Cửa hàng kinh doanh quần áo A có thể nhập mua quần dài với giá 32$ từ một xí nghiệp may địa phương; chi phí biến đổi khác được xác định là 10$/đv. Xí nghiệp may địa phương cho phép Cửa hàng A trả lại số quần áo không bán được và hoàn trả lại tiền hàng đã mua trong năm. Giá bán trung bình một chiếc quần là 70$ và chi phí cố định là 84.000$/năm. * Ví dụ về tầm quan trọng của phân tích CVP Doanh thu của Cửa hàng là bao nhiêu nếu tiêu thụ được 2.500 chiếc quần? 2.500 × 70 = 175.000$ Tổng chi phí biến đổi tương ứng là bao nhiêu? 2.500 × 42 = 105.000$ 175.000 – 105.000 – 84.000 = -14.000$ * Ví dụ về tầm quan trọng của phân tích CVP Vậy số dư đảm phí (contribution margin) đơn vị là bao nhiêu? 70 – 42 = 28$/SP Tổng số dư đảm phí (total contribution margin) khi tiêu thụ được 2.500 chiếc quần? 2.500 × 28 = 70.000$ * Ví dụ về tầm quan trọng của phân tích CVP Tỷ lệ số dư đảm phí (contribution margin ratio) là biểu hiện tương quan giữa số dư đảm phí đơn vị với đơn giá bán. Vậy tỷ lệ số dư đảm phí trong ví dụ trên là bao nhiêu? 28 ÷ 70 = 40% * Ví dụ về tầm quan trọng của phân tích CVP Vậy nếu Cửa hàng A tiêu thụ 3.000 chiếc quần: - Doanh thu là: 3.000 x 70 = 210.000$ - Số dư đảm phí là: 40% × 210.000 = 84.000 $ * Ý nghĩa phân tích CVP Nhà quản lý quan tâm đến khả năng tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp phải nắm được mối quan hệ giữa ba nhân tố Chi phí, Sản lượng (doanh thu), và Lợi nhuận. Phân tích mối liên hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận (viết tắt phân tích CVP) là việc nghiên cứu hành vi của tổng doanh thu, tổng chi phí,và đặc biệt là lợi nhuận khi có sự thay đổi mức độ hoạt động (ví dụ: sản lượng), giá bán, và các biến phí và định phí. * Ý nghĩa phân tích CVP Phân tích CVP đóng một vai trò quan trọng trong quản trị doanh nghiệp. Phân tích CVP là một công cụ quản lý, được sử dụng trong việc lập kế hoạch và nhiều tình huống ra quyết định Cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để doanh nghiệp đạt hòa vốn? Cần phải bán bao nhiêu sản phẩm để đạt được mức lợi nhuận mong muốn? Doanh thu, chi phí, và lợi nhuận bị ảnh hưởng như thế nào nếu sản lượng bán gia tăng? Quyết định tăng/giảm giá bán sẽ ảnh hưởng như thế nào đến doanh số và lợi nhuận? Quyết định tăng chi phí tiếp thị sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận? Nổ lực cắt giảm chi phí sẽ ảnh hưởng như thế nào đến giá bán, sản lượng, và lợi nhuận? …. * Mục tiêu học tập 3 Xác định điểm hòa vốn (breakeven point) và các mức sản lượng cần thiết nhằm đạt được lợi nhuận thuần mong muốn bằng cách sử dụng phương trình, số dư đảm phí và đồ thị minh họa. * Điểm hòa vốn (Breakeven Point) * Ký hiệu viết tắt SP = Giá bán đơn vị (Selling price) VCU = Chi phí biến đổi đơn vị (Variable cost per unit) CMU = Số dư đảm phí đơn vị (Contribution margin per unit) CM% = Tỷ lệ số dư đảm phí (Contribution margin percentage) FC = Chi phí cố định (Fixed costs) * Ký hiệu viết tắt Q = Sản lượng tiêu thụ (và sản xuất) (Quantity) OI = Lợi nhuận hoạt động (Operating income) TOI = Lợi nhuận hoạt động mong muốn (Target operating income) TNI = Lợi nhuận thuần mong muốn (Target net income) * Phương pháp phương trình 70.Q – 42.Q – 84.000 = 0 28.Q = 84.000 →Q = 84.000 ÷ 28 = 3.000 SP Tìm sản lượng Q tiêu thụ để doanh nghiệp hòa vốn? (OI = 0). Dựa vào ví dụ trên. Phương trình: (SP × Q) – (VCU × Q) – FC = OI →Qhv = FC/ (SP – VCU) * Phương pháp số dư đảm phí Qhv = FC / CMU 84.000 ÷ 28 = 3.000 SP TRhv = FC / CM% 84.000 ÷ 40% = 210.000$ * Phương pháp đồ thị SP Doanh thu Tổng chi phí Điểm hoàn vốn Chi phí cố định * Lợi nhuận hoạt động mong muốn (Target Operating Income) Sản lượng mong muốn = (Định phí + LN hoạt động mong muốn)/ Số dư đảm phí Doanh thu mong muốn = (Định phí + LN hoạt động mong muốn)/ Tỷ lệ số dư đảm phí * Hãy chứng minh các công thức trên? * Lợi nhuận hoạt động mong muốn Giả định rằng nhà quản lý mong muốn có lợi nhuận hoạt động là 14.000$. Hãy xác định số lượng quần tiêu thụ để đạt được LN mong muốn trên? (84.000 + 14.000) ÷ 28 = 3.500 SP Hãy xác định doanh thu cần thiết để có được LN trên? (84.000 + 14.000) ÷ 40% = 245.000$ * Mục tiêu học tập 4 Ảnh hưởng của thuế TNDN tới phân tích CVP. * Ví dụ về LN thuần mong muốnvà ảnh hưởng của thuế TNDN Nhà quản lý mong muốn LN thuần là 37.500$. Thuế suất thuế TNDN là 25%. Vậy LN hoạt động là bao nhiêu? LN hoạt động = LN thuần ÷ (1 – thuế suất) TOI = 37.500 ÷ (1 – 0,25) = 50.000 * Ví dụ về LN thuần mong muốnvà ảnh hưởng của thuế TNDN Xác định sản lượng tiêu thụ đạt được LN trên? TR – TVC– FC = NI ÷ (1 – thuế suất thuế TNDN) 70.Q – 42.Q – 84.000 = 37.500 ÷ 0,75 28.Q = 50.000 + 84.000 Q = 134.000 ÷ $28 = 4.786 SP →Q = (FC+ NP/(1-t))/CMU * Ví dụ về LN thuần mong muốnvà ảnh hưởng của thuế TNDN Chứng minh: Doanh thu: 4.786 × 70 = 335.020 CP biến đổi: 4.786 × 42 = 201.020 Số dư đảm phí 134.000 Chi phí cố định 84.000 LN hoạt động 50.000 Thuế TNDN: 50.000 × 25%= 12.500 LN thuần 37.500 * Mục tiêu học tập 5 Một số ứng dụng của phân tích CVP trong quá trình ra quyết định * Trường hợp 1-Thay đổi định phí và doanh số Giả định rằng nhà quản lý Cửa hàng xác định lượng hàng tiêu thụ hiện tại là 3.200 chiếc quần. Nhà quản lý đang tính đến một chiến dịch quảng cáo có chi phí là 10.000$. Quảng cáo đó dự tính gia tăng khối lượng tiêu thụ là 4.000 SP. Cửa hàng nên thực hiện chiến dịch quảng cáo không? * Trường hợp 1-Thay đổi định phí và doanh số 3.200 chiếc quần tiêu thụ không có CP quảng cáo: Số dư đảm phí 89.600 Chi phí cố định 84.000 LN hoạt động 5.600 4.000 chiếc quần tiêu thụ có CP quảng cáo: Số dư đảm phí 112.000 Chi phí cố định 94.000 LN hoạt động 18.000 * Trường hợp 2 - Thay đổi giá bán và doanh số Thay vì quảng cáo, nhà quản lý Tính đến việc giảm giá bán $61 cho 1 SP. Việc giảm giá bán dự tính gia tăng khối lượng tiêu thụ là 4.500 SP. Nhà quản lý nên thực hiện phương án giảm giá bán đơn vị $61? * Trường hợp 2 - Thay đổi giá bán và doanh số 3.200 chiếc quần tiêu thụ với giá bán 70$/SP: LN hoạt động = 5.600 4.500 chiếc quần tiêu thụ do giảm giá bán: Số dư đảm phí : (4.500 × 19) = 85.500 CP cố định 84.000 LN hoạt động 1.500 * Trường hợp 3 – Tăng nguồn lực sử dụng Dự đoán rằng,Cửa hàng A có thể tiêu thụ 4.000 chiếc quần. Chi phí cố định là 84.000. Tỷ lệ số dư đảm phí là 40%. Trong thời gian hiện tại Cửa hàng không thể bán hơn con số 3.500 SP. * Trường hợp 3 – Tăng nguồn lực sử dụng Để tiêu thụ được 4.000 SP, nhà quản lý cần trả thêm tiền thuê mặt bằng là 6.000$. Nhà quản lý cần bỏ thêm tiền thuê mặt bằng không? Doanh thu hòa vốn ban đầu, chưa tăng CP thuê thêm mặt bằng là: 84.000 ÷ 0,4 = 210.000$. Doanh thu hòa vốn có tính đến CP thuê thêm mặt bằng là 90.000 ÷ 0,4 = 225.000$ * Trường hợp 3 – Tăng nguồn lực sử dụng LN hoạt động tại mức doanh thu 245.000 $ với CP thuê mặt bằng hiện tại là = (245.000 × 0,4) – 84.000 = 14.000$. Hay: (3.500 chiếc quần × 28) – 84.000 = 14.000$ * Trường hợp 3 – Tăng nguồn lực sử dụng LN hoạt động tại mức doanh thu 280.000$ với CP thuê mặt bằng tăng thêm là = (280.000 × 0,4) – 90.000 = 22.000$. Hay: (4.000 chiếc quần × 28 số dư đảm phí đv) – 90.000 = 22.000$ * Mục tiêu học tập 6 Ứng dụng phân tích CVP Trong cơ cấu chi phí cố định và chi phí biến phí. * Lựa chọn cơ cấu chi phí cố định/chi phí biến đổi Số dư đảm phí thay đổi như thế nào? Giảm giá mua từ $32 xuống $25 và thêm vào là trả phí quản lý hàng năm $30.000. Giả định rằng Xí nghiệp may cung cấp hàng cho Cửa hàng A đưa ra yêu cầu: * Lựa chọn cơ cấu chi phí cố định/chi phí biến đổi 70 – (25 + 10) = 35$/SP Số dư đảm phí tăng từ $28 lên $35. Tỷ lệ số dư đảm phí thay đổi như thế nào? 35 ÷ 70 = 50% Chi phí cố định thay đổi như thế nào? 84.000 + 30.000 = 114.000$ * Lựa chọn cơ cấu chi phí cố định/chi phí biến đổi Vấn đề nhà quản lý quan tâm là: Sản lượng tiêu thụ để LN hoạt động có tính đến thỏa thuận nêu trên không đổi so với LN hoạt động ban đầu. Cách 1: 28.x – 84.000 = 35.x – 114.000 114.000 – 84.000 = 35.x – 28.x 7.x = 30.000 x = 4.286 chiếc quần * Lựa chọn cơ cấu chi phí cố định/chi phí biến đổi Tổng CP ban đầu = Tổng CP thay đổi 0,60.x + 84.000 = 0,50.x + 114.000 0,10.x = 30.000 → x = 300.000 (300.000 × 0,4) – 84.000 = 36.000 (OI) (300.000 × 0,5) – 114.000 = 36.000 (OI) Cách 2: Tổng CP ban đầu = Tổng CP thay đổi * Đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh: Là chỉ tiêu mô tả mức độ sử dụng chi phí cố định nhằm làm tăng lợi nhuận với sự thay đổi trong sản lượng tiêu thụ. - Doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì tỷ lệ định phí trong tổng chi phí lớn hơn biến phí và ngược lại. - Nếu một doanh nghiệp có đòn bẩy kinh doanh lớn thì khi đó lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm đối với những thay đổi doanh số. * Độ lớn Đòn bẩy kinh doanh * Ví dụ Đòn bẩy kinh doanh Xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh – DOL của Cửa hàng A tại mức sản lượng tiêu thụ 3.500SP trong 2 trường hợp? * Ví dụ Đòn bẩy kinh doanh Thỏa thuận hiện tại (SP:32$, FC: 84.000$): 3.500 × $28 = 98.000 (Tổng số dư đảm phí) 98.000 (Tổng SD đảm phí) – 84.000 (CP cố định) = 14.000$ (LN hoạt động) → DOL = 98.000 ÷ 14.000 = 7 * Ví dụ Đòn bẩy kinh doanh Thỏa thuận mới (SP: 25$ và FC là: 114.000$): 3.500 × 35 = 122.500 (Tổng SD đảm phí) 122.500 (Tổng SD đảm phí) – 114.000 (CP cố định) = 8.500 → DOL = 122.500 ÷ 8.500 = 14,4 * Ví dụ Đòn bẩy kinh doanh Độ lớn đòn bẩy kinh doanh tại các mức độ tiêu thụ nhất định giúp các nhà quản trị xác định được những thay đổi của doanh số tới lợi nhuận hoạt động. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn khi chi phí cố định lớn gia tăng và ngược lại * Mục tiêu học tập 7 Áp dụng phân tích CVP với doanh nghiệp sản xuất nhiều sản phẩm. * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Tiếp tục lấy ví dụ về Cửa hàng kinh doanh A: Nhà quản lý mong muốn sẽ bán được 2 áo sơ mi với giá $20 khi bán 1 cái quần. Trường hợp này không thêm bất kỳ chi phí cố định nào. * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Xác định số dư đảm phí tiêu thụ của Cửa hàng? Số dư đảm phí đơn vị của áo sơ mi: 20 – 9 = 11$/đv 28 + (2 × 11) = 28 + 22 = 50$/đv Cách tính 1: * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận 84.000 (CP cố định) ÷ 50 = 1.680 gói hàng 1.680 × 2 = 3.360 áo 1.680 × 1 = 1.680 quần Tổng số lượng hàng tiêu thụ = 5.040 * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Xác định doanh thu hòa vốn của Cửa hàng? 3.360 áo × 20 = 67.200 1.680 quần × 70 = 117.600 184.800 * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Xác định số dư đảm phí trung bình (weighted-average budgeted contribution margin)? Quần: 1 × 28 + Áo: 2 × 11 = 50 ÷ 3 = 16,667$/đv Cách tính 2: * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Điểm hòa vốn của hai sản phẩm trên là: 84.000 ÷ 16,667 = 5.040 SP 5.040 × 1/3 = 1.680 quần 5.040 × 2/3 = 3.360 áo * Công thức xác định Gọi ti (i = 1…N) là tỷ trọng của loại sản phẩm loại i: ti = Qi/Q (Q = Q1 + Q2 + … + Qn) - Số dư đảm phí đơn vị trung bình = ti(Pi - UVCi) - Tổng sản lượng hòa vốn của Công ty: Qhv = FC/ ti . (Pi - UVCi) - Sản lượng của từng loại sản phẩm để công ty hòa vốn: Qi = Qhv*ti * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Tổng hợp tiêu thụ hai SP trên: Quần Áo Giá bán $70 $40 CP biến đổi 42 18 Số dư đảm phí $28 $22 Tỷ lệ số dư đảm phí 40% 55% * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Giả định doanh thu tiêu thụ hai mặt hàng trên Là: Quần : 63,6% và áo: 36,4%. Số dư đảm phí bình quân sẽ là: 40% × 63,6% = 25,44% quần 55% × 36,4% = 20,02% áo 45,46% * Ảnh hưởng của tiêu thụ nhiều mặt hàng tới lợi nhuận Doanh thu hòa vốn là: 84.000 ÷ 45,46% = 184.778$. 184.778 × 63,6% = 117.519 doanh thu quần 184.778 × 36,4% = 67.259 doanh thu áo * Mục tiêu học tập 8 Ứng dụng phân tích CVP trong trường hợp một đối tượng chi phí có đa căn cứ phát sinh chi phí. * Ví dụ về sự đa điều khiển phát sinh chi phí Giả định rằng Cửa hàng A sẽ có thêm chi phí $10 cho 1 lần gửi tài liệu kèm theo các lần tiêu thụ quần cho mỗi khách hàng. Giả sử Cửa hàng tiêu thụ được 3.500 quần cho 100 khách hàng. Xác định LN hoạt động của cửa hàng? * Ví dụ về sự đa điều khiển phát sinh chi phí Doanh thu: 3.500 × $70 = 245.000$ Chi phí biến đổi: Quần: 3.500 × $42 = 147.000$ Tài liệu: 100 × $10 = 1.000$ Tổng cộng CP biến đổi 148.000$ Số dư đảm phí 97.000$ CP cố định 84.000$ LN hoạt động 13.000$ * Sự đa điều khiển phát sinh chi phí Giả sử rằng lợi nhuận hoạt động của Cửa hàng A tăng, giảm tùy thuộc vào công việc tiêu thụ cho lượng khách hàng tương ứng? Cơ cấu chi phí phụ thuộc vào 2 căn cứ điều khiển phát sinh chi phí như sau: 1. Sản lượng tiêu thụ 2. Số lượng khách hàng * Mục tiêu học tập 9 Phân biệt giữa số dư đảm phí và lợi nhuận gộp. * Số dư đảm phí khác biệt lợi nhuận gộp Báo cáo thu nhập nhấn mạnh số dư đảm phí phần đóng góp trong hoạt động KD. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Kế toán TC) nhấn mạnh tới lợi nhuận gộp. * End of Chapter 3
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_tich_chi_phi_khoi_luong_loi_nhuan_0274.ppt