Bài giảng Chương 3: hệ thống thu ngân sách nhà nước

Tín dụng nhà nước là loại hình tín dụng gắn liền với nhà nước, là một phương thức huy động và sử dụng vốn của nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này được NSNN đầu tư trực tiếp cho việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế.

 

ppt32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chương 3: hệ thống thu ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG THU NSNN Khái niệm và vai trò của thu NSNN: Hệ thống thuế: Hệ thống thu ngoài thuế: I. Khái niệm và vai trò của thu NSNN: 1. Khái niệm: Thu NSNN là hệ thống các khoản thu, phản ảnh các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính nhằm hình thành quỹ NSNN đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NN. 2. Đặc điểm thu NSNN: Đặc điểm nổi bật của thu NSNN là phần lớn các khoản thu được xây dựng dựa trên nền tảng nghĩa vụ công dân. Các khoản thu NSNN không mang tính bồi hoàn trực tiếp Thu NSNN gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước Khó kiểm soát và đánh giá hiệu quả: phần lớn chi tiêu của nhà nước tạo ra hàng hoá, dịch vụ công là những sản phẩm được tiêu dùng công cộng nên không có người thụ hưởng cụ thể để kiểm soát quá trình chi tiêu (không lấy LN làm thước đo hiệu quả) 3. Phân loại thu NSNN: 3.1 Căn cứ vào hình thức động viên 3.2 Căn cứ vào tính chất các khoản thu 4.3 Căn cứ vào lãnh thổ 5.4 Căn cứ vào phân cấp quản lý NS 6.5 Căn cứ vào mục lục NSNN 4. Vai trò của thu NSNN: 4.1 Huy động nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của NSNN Bao quát các nguồn thu Chú trọng đến khía cạnh công bằng Chính sách thu 4.2 Góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế suất, chính sách miễn giảm thuế… Các hình thức huy động vốn khác: trái phiếu… 5. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn thu NSNN: Trình độ phát triển kinh tế quốc gia: Kinh tế phát triển GDP lớn Thu NSNN lớn Đầu tư công được tăng cường Trình độ hiện đại hoá trong thanh toán và hạch toán Trình độ nhận thức của dân chúng Năng lực pháp lý của bộ máy nhà nước II. Hệ thống thuế 1. Khái niệm và vai trò của thuế: Thuế là khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân nhằm trang trải mọi chi phí và lợi ích chung 2. Đặc trưng của thuế: Tính chất bắt buộc Thuế không mang tính đối giá trực tiếp Thuế mang tính chất điều tiết thu nhập của các tổ chức và cá nhân theo nguyên tắc công bằng Thuế dùng vào chi tiêu công cộng 3. Vai trò của thuế: Thuế là công cụ chủ yếu để huy động các nguồn tài chính cho NSNN Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế Thuế là công cụ góp phần điều hoà thu nhập và thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội 4. Phân loại thuế: Phân loại theo đối tượng của thuế: Thuế đánh vào hàng hoá dịch vụ: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XK – NK Thuế đánh vào thu nhập: thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế TNCN Thuế đánh vào tài sản: thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên Phân loại theo tính chất của thuế: Thuế trực thu: thuế TNDN, thuế TNCN Thuế gián thu: thuế GTGT, thuế TTĐB 5. Hệ thống thuế hiện hành ở VN: Thuế sử dụng đất NN Thuế chuyển quyền sử dụng đất Thuế nhà đất Thuế tài nguyên Thuế XK, NK Thuế TTĐB Thuế GTGT Thuế TNDN Thuế TNCN III. Hệ thống thu ngoài thuế: Phí và lệ phí thuộc NSNN: 1.1 Khái niệm phí và lệ phí thuộc NSNN: Phí thuộc NSNN là khoản thu mang tính bắt buộc đối với các tổ chức cá nhân khi sử dụng hàng hoá, dịch vụ công cộng do nhà nước đầu tư, nhằm thu hồi một phần hay toàn bộ chi phí đầu tư. Lệ phí thuộc NSNN cũng là khoản thu mang tính bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân khi thụ hưởng lợi ích từ các dịch vụ hành chính, pháp lý do các cơ quan quản lý nhà nước cung ứng. 1.2 Đặc điểm của phí và lệ phí: Bù đắp chi phí Không phải là giá bán của hàng hoá, dịch vụ công nhưng mang tính bồi hoàn trực tiếp Không đặt nặng yêu cầu điều tiết công bằng thu nhập (công bằng theo chiều dọc) Điều chỉnh cả việc cung cấp hàng hoá, dịch vụ lẫn tiêu thụ 3. Vai trò của phí, lệ phí: Bù đắp một phần chi tiêu của NSNN trong việc cung cấp hàng hoá dịch vụ công Thực thi công bằng  phân biệt dịch vụ công cơ bản và dịch vụ công vượt trội Thực hiện tiết kiệm Khu vực tư Bán Hàng hoá, Dịch vụ tư Giá cả thoả thuận Khu vực công Cung cấp Hàng hoá, Dịch vụ công Cơ bản Vượt trội Tài trợ = thuế Tài trợ = P,LP Người thụ hưởng 1.4 Các loại phí, lệ phí: a. Các loại phí: Phí thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản: Thuỷ lợi phí, phí kiểm dịch động vật, thực vật, phí kiểm tra vệ sinh thú y, phí bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản... Phí thuộc lĩnh vực công nghiệp, xây dựng: Phí kiểm định chất lượng hàng hoá, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu, phí xây dựng, phí đo đạc, lập bản đồ địa chính... Phí thuộc lĩnh vực thương mại, đầu tư: Phí chứng nhận xuất xứ hàng hoá, phí chợ, phí thẩm định hồ sơ mua bán, phí thẩm định đầu tư, phí đấu thầu, đấu giá... Phí thuộc lĩnh vực giao thông vận tải: Phí sử dụng đường bộ, phí sử dụng đường thuỷ, phí qua cầu, phí qua phà, phí sử dụng cảng... Phí thuộc lĩnh vực thông tin liên lạc: Phí sử dụng và bảo vệ tần số vô tuyến điện, phí cấp tên miền... Phí thuộc lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội: Phí kiểm định kỹ thuật máy móc thiết bị, phí an ninh, phí xác minh giấy tờ, tài liệu, phí giữ xe... Phí thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội: Phí giám định di vật, cổ vật, bảo vật, phí tham quan, phí thẩm định văn hoá phẩm... Phí thuộc lĩnh vực giáo dục, đào tạo: học phí, phí dự thi, dự tuyển. Phí thuộc lĩnh vực y tế: viện phí và phí khám chữa bệnh, phí phòng chống dịch bệnh, phí giám định y khoa, phí kiểm dịch y tế... Ngoài ra còn có một số loại phí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ và môi trường, tài chính ngân hàng, hải quan, phí tư pháp như: phí bảo vệ môi trường, phí vệ sinh, phí hoạt động chứng khoán, phí lưu kho bãi hải quan, án phí, phí giám định tư pháp... b. Các loại lệ phí: Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân: lệ phí quốc tịch, lệ phí hộ khẩu, chứng minh nhân dân, lệ phí toà án, lý lịch tư pháp... Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến quyền sở hữu và sử dung tài sản: lệ phí trước bạ, địa chính, lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền tác giả, lệ phí bảo hộ quyền sở hữu công nghịêp... Lệ phí quản lý nhà nước liên quan đến sản xuất kinh doanh: lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lệ phí cấp giấy phép hành nghề, hoạt động theo qui định của pháp luật... Lệ phí quản lý nhà nước đặc biệt về chủ quyền quốc gia: lệ phí ra vào cảng, lệ phí bay qua vùng trời, đất, biển... Lệ phí quản lý nhà nước trong các lĩnh vực khác: lệ phí cấp giấy phép sử dụng con dấu, lệ phí hải quan, lệ phí cấp văn bằng, chứng chỉ, lệ phí chứng thực, công chứng... 1.5 Quản lý nhà nước về phí và lệ phí: Thẩm quyền qui định phí – lệ phí thuộc NSNN : Chính phủ, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ tài chính Nguyên tắc xác định mức thu phí: phải đảm bảo thu hồi chi phí trong thời gian hợp lý và phù hợp với khả năng đóng góp của người nộp. Nguyên tắc xác định mức thu lệ phí: được xác định bằng số tiền nhất định phù hợp với từng công việc quản lý nhà nước nhưng không nhằm mục đích bù đắp chi phí để thực hiện công việc đó. Xác định phần tiền phí lệ phí để lại cho tổ chức thu: 2. Tín dụng nhà nước: Tín dụng nhà nước là loại hình tín dụng gắn liền với nhà nước, là một phương thức huy động và sử dụng vốn của nhà nước nhằm bù đắp thiếu hụt NSNN và bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Nguồn vốn này được NSNN đầu tư trực tiếp cho việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm, then chốt có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của nền kinh tế. 2.1 Đặc điểm của tín dụng NN: Hình thức huy động vốn của tín dụng nhà nước rất phong phú, phạm vi huy động vốn rất rộng. Các hình thức phổ biến như: công trái, tín phiếu, trái phiếu Kho bạc, chứng chỉ đầu tư và các hiệp định vay nợ nước ngoài Tín dụng nhà nước thể hiện lợi ích kinh tế, mang tính cưỡng chế, tính tự nguyện và tính chính trị xã hội. Tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển được nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi theo kế hoạch của nhà nước hoặc theo các mục tiêu, định hướng của nhà nước. 2.2 Vai trò của TDNN: Phân phối lại các nguồn lực tài chính của xã hội trên nguyên tắc hoàn trả Bù đắp thiếu hụt NSNN Quản lý, điều tiết và kiểm soát kinh tế vĩ mô 2.3 Một số hình thức tín dụng trong nước thông qua phát hành các giấy tờ có giá: Trái phiếu chính phủ Tín phiếu kho bạc: dưới 1 năm Trái phiếu kho bạc : từ 1 năm đến 5 năm Trái phiếu công trình trung ương: từ 1 năm trở lên Công trái: Trái phiếu đầu tư: 2.3.2 Trái phiếu chính quyền địa phương Trái phiếu chính quyền địa phương là trái phiếu đầu tư, được chính quyền địa phương (uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) phát hành thông qua kho bạc nhà nước hay các tổ chức tài chính tín dụng được uỷ quyền. 2.4 Vay nợ nước ngoài: Vay nợ nước ngoài dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức: ODA (Official Development Assistance) Vay nợ nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuong_3_tai_chinh_cong_4675.ppt