(1) Mua vật tư hàng hoá, tài sản dịch vụ
(2) Thuế GTGT hàng nhập khẩu
(3) Thuế GTGT đã được hoàn
(4) Thuế GTGT đã được khấu trừ (khấu trừ thuế)
(5) Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Hàng mua trả lại cho người bán hoặc giảm giá
16 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 3
Nội dung tài liệu Bài giảng Chương 1 kế toán vốn bằng tiền và các khoản tiền phải thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
K 113 - Tiền đang chuyển.
Có TK 111 - Tiền mặt.
(3) Làm thủ tục chuyển tiền qua Ngân hàng, bưu điện để thanh toán nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng
Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển.
Có TK 111 - Tiền mặt.
(4) Nhận được giấy báo Có của Ngân hàng về khoản tiền đang chuyển ở kỳ trước:
Nợ TK 112
Có TK 113
(5) Nhận được giấy báo về khoản nợ đã được thanh toán:
Nợ TK 331
Có TK 113
Các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ được phản ảnh tương tự như tiền mặt ( thay TK 1112 thành 1132 ).
Kế toán các khoản phải thu
Nội dung các khoản phải thu
Khoản phải thu là một phần tài sản của doanh nghiệp, là một phần nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
Phân loaị khoản phải thu theo nội dung các giao dịch phát sinh từ các quan hệ kinh tế tài chính gồm:
- Phải thu khách hàng.
– Thuế GTGT được khấu trừ.
– Các khoản phải thu nội bộ.
– Các khoản phải thu khác.
– Các khoản ứng trước
2. Kế toán phải thu khách hàng
a) Chứng từ sử dụng:
- Hoá đơn bán hàng
- Hoá đơn GTGT
- Phiếu thu
- Giấy báo Có của ngân hàng
b). Kế toán chi tiết
Kế toán phải thu khách hàng phải mở sổ theo dõi chi tiết theo từngkhách hàng, theo từng nội dung phải thu phát sinh để đáp ứng nhu cầu thông tin về đối tượng phải thu,nội dung phải thu tình hình thanh toán về khả năng thu hồi nợ.
Kế toán tổng hợp phải thu của khách hàng sử dụng TK 131 để phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu hoặc số tiền khách hàng ứng
c). Phương pháp hạch toán.
Sơ đồ hạch tóan
511
333
635
521,531,532
131
(1)
(4)
(5)
111,112,113
(6)
(3)
(2)
711
111,112
(8)
(7)
331
152,153,156
Bán hàng chưa thu tiền
Các khoản chi hộ khách hàng
Thu nhập khác chưa thu tiền
Chiết khấu thanh toán
Chiết khấu thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại
Khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền.
Khách hàng thanh toán bằng hàng (đổi hàng)
Bù trừ công nợ
3. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ : (TK 133)
Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê thu mua hàng của người trực tiếp sản xuất, hóa đơn đặc thù…
Kế toán chi tiết
Hạch tóan thuế giá trị gia tăng được khấu trừ chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mạithuộc đối tượng nộp thuếGTGT theo phương pháp khấu trừ.Thuế GTGT được khấu trừ là số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ, TSCĐ mà doanh nghiệp mua vào dùng cho họat động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Thuế GTGT đầu vào thực chất là một khoản nợ phải thu đối với cơ quan thuế.
c) Phương pháp hạch toán
111,112
152,153,156,211
111,112
33311
133
(1)
(2)
(3)
(4)
33312
(5)
632
632
(6)
Mua vật tư hàng hoá, tài sản dịch vụ
Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Thuế GTGT đã được hoàn
Thuế GTGT đã được khấu trừ (khấu trừ thuế)
Thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Hàng mua trả lại cho người bán hoặc giảm giá.
Vd: Số dư đầu tháng 12/98 của một số tài khoản (đơn vị: 1000đ)
Tk 131; 90.000 (chi tiết: Công ty A: 15.000, Cty B : 20.000, Cty C: 25.000,Cty D: 30.000)
TK 139:18.000.
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
NV1: Bán hàng cho công ty E chưa thu được tiền. Giá bán 40.000, thuế GTGT 4.000 công ty E đã chấp nhận thanh toán.
NV2: Công ty B đã trả nợ và hưởng chiết khấu thanh toán, (do thanh toán trước hạn) 2% trên số nợ, số còn lại doanh nghiệp đã nhận được bằng chuyển khoản.
NV3: doanh nghiệp đã nhận được tiền trả trước của công ty H bằng chuyển khoản 22.000
NV4: Doanh nghiệp đã xuất hàng cho công ty H, giá bán 20.000, thuế GTGT 2.000
NV5: Cuối năm căn cứ vào số khách nợ, kế toán lập dự phòng 20% trên số
nợ, đồng thời tiến hành hoàn nhập dự phòng đã lập năm trước.
Yêu cầu: định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Kế toán các khoản phải thu khác
Phải thu khác là các khoản phải thu ngoài phạm vi phải thu của khách hàng và phải thu nội bộ bao gồm:
Giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân còn chờ giải quyết
Các khoản phải thu về bồi thường vật chất.
Phải thu về các khoản cho mượn tạm thời.
Các khoản phải thu về đầu tư tài chính, tiền lãi cổ tức.
Chứng từ sử dụng
Biên bản kiểm nghiệm vật tư
Biên bản kiểm kê quỹ
Biên bản sử lý tài sản thừa thiếu.
b)Tài khoản sử dụng.
1381, 1385, 1388.
152,153,156
111,112
111,112
331
138
(1)
(5)
(6)
334
(7)
211
515
(2)
(3)
(4)
c) Trình tự hạch toán.
Tiền thiếu chưa rõ nguyên nhân
Vật tư, hàng hoá thiếu chưa rõ nguyên nhân
TSCĐ thiếu chưa rõ nguyên nhân
Thu lãi từ hoạt động tài chính (1388)
Đã thu tiền
Cấn trừ nợ
Trừ vào lương
5. Kế toán dự phòng nợ phải thu khó đòi
a) Nội dung và nguyên tắc hạch toán
– Nội dung:
Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất của các khoản nợ phải thu khó đòi, có thể không đòi được do con nợ không còn khả năng thanh toán có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
Mục đích của dự phòng nợ phải thu khó đòi là:
+ Để giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính bù đắp khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo tồn vốn kinh doanh.
+ Để đảm bảo sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí trong kỳ.
+ Xác định giá trị thực của 1 khoản tiền phải thu trong thanh toán khi lập báo cáo tài chính.
Nguyên tắc và những điểm cần chú ý khi hạch toán
+ Điều kiện lập dự phòng nợ phải thu khó đòi:
+ Căn cứ để được ghi nhận là khoản nợ phải thu khó đòi:
+ Thời điểm lập và hoàn nhập dự phòng: thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm.
+ Phương pháp xác định số lập dự phòng phải thu khó đòi: doanh nghiệp lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi; sau đó tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết làm căn cứ để hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp.
Tài khoản sử dụng
Sử dụng TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.
Nội dung và kết cấu của TK 139 theo chế độ hiện hành
Bên Nợ: Hoàn nhập khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi.
Xóa các khoản nợ phải thu khó đòi
Bên Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp (cuối niên độ kế toán).
Số dư bên Có: Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ.
Ngoài ra, còn sử dụng TK 004 - Nợ khó đòi đã xử lý (TK ngoài Bảng cân đối kế toán) dùng để phản ánh chi tiết số nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ theo từng người nợ và từng khoản nợ (theo nguyên tắc ghi đơn).
Nội dung và kết cấu:
Bên Nợ: Số nợ khó đòi đã được xoá sổ trong Bảng cân đối kế toán để tiếp tục theo dõi ngoài bảng.
Bên Có: - Số đã thu được về các khoản nợ khó đòi.
– Số nợ khó đòi được xoá sổ (hết thời gian theo dõi theo quy định của chế độ tài chính).
Số dư bên Nợ: Số còn phải thu về nợ khó đòi cần tiếp tục theo dõi.
Định khoản một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
Việc xử lý xoá nợ khó đòi tuỳ theo quy định của cơ chế tài chính hiện hành. Về cơ bản hạch toán theo trình tự sau:
(1) Cuối niên độ kế toán, tính và lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139: chi phí dự phòng.
(2) Trong niên độ kế toán tiếp theo, nếu khoản nợ phải thu khó đòi thực sự không thể thu nợ được, căn cứ những văn bản có chứng cứ pháp lý DN lập thủ tục xoá nợ. Khi được phép xoá nợ – ghi.
(2a) Kết chuyển nợ xoá sổ
Nợ TK 139 (nếu số dự phòng đã lập ³ số nợ xoá sổ) hoặc
Nợ TK 642 (nếu số dự phòng đã lập £ số nợ xoá sổ)
Có TK 131, 138.
(2b) Ghi đơn vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”: số nợ xoá sổ.
(3) Đối với những khoản phải thu khó đòi đã xử lý xoá sổ, nếu sau này thu được nợ, KT ghi.
(3a) Phần nợ thu được xem như khoản thu nhập khác.
Nợ TK 111, 112 ...
Có TK 711
(3b) Đồng thời ghi đơn Có TK 004 – để giảm phần nợ khó đòi đã xoá sổ mà nay đã thu được.
(4) Cuối niên độ kế toán sau: so sánh mức lập dự phòng năm nay với mức lập dự phòng đã lập cuối niên độ trước Þ có 2 trường hợp, hoặc
(4a) Kế toán tiến hành hoàn nhập dự phòng số chênh lệch mức lập dự phòng năm nay < mức lập dự phòng còn lại đã lập cuối niên độ trước
Nợ TK 139
Có TK 642 (6426): chênh lệch hoàn nhập dự phòng
(4b) Kế toán tiến hành lập dự phòng số chênh lệch mức lập dự phòng năm nay > mức lập dự phòng còn lại đã lập cuối niên độ trước, ghi:
Nợ TK 642 (6426)
Có TK 139: Chênh lệch lập dự phòng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- kttc_chuong_1_ke_toan_tien_va_cac_khoan_phai_thu_35.doc