Bài giảng Chủ đề 1: Sự phản xạ ánh sáng – Gương phẳng

Câu 206:Vật kính máy ảnh có tiêu cự f = 5cm. Máy chụp ảnh một ngườicao 1,6m đứng cách máy

5m. Tính chiều cao của ảnh trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim. A. d’ = 5cm ; A’B’ = 1,6cm B. d’ = 5,05cm ; A’B’ = 1,62cm

C. d’ = 4,05cm ; A’B’ = 1,62cm D. d’ = 5,05cm ; A’B’ = 1,2cm

 

pdf30 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Chủ đề 1: Sự phản xạ ánh sáng – Gương phẳng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ûng cách giữa L1 và L2 là : A. 21cm B. 30cm C. 15cm D. 29cm Câu 182: Hệ quang học gồm hai thấu kính hội tụ L1 và L2 được đặt đồng trục, cách nhau một khoảng a , có tiêu cự lần lượt f1 = 40cm và f2 = 15cm . Một vật sáng mảnh AB được đặt vuông góc với trục chính của hệ , A nằm trên trục chính trước L1 và cách L1 một khoảng d1 cho ảnh cuối cùng qua hệ là A2B2. Xác định a để độ phóng đại của ảnh cuối cùng không đổi và không phụ thuộc vào d1. A. a = 25cm B. a = 55cm C. a = 22,5cm D. a = 45cm Câu 183: Cho một hệ gồm hai thấu kính hội tụ O1 và O2 có cùng trục chính. Thấu kính O1 có tiêu cự f1 = 12cm , thấu kính O2 có tiêu cự f2 = 32cm . Hai thấu kính đặt cách nhau một khoảng l .Chiếu một chùm sáng song song bất kỳ vào thấu kính O1 thì thấy chùm tia ló ra khỏi thấu kính O2 song song với nhau .Khoảng cách l giữa hai thấu kính là: A. 44cm B. 20cm C. 24cm Trần Ngọc Lân D.Một giá trị khác . Câu 184: Quang hệ gồm một thấu kính hội tụ O1 ( f1 = 30cm ) và một thấu kính phân kỳ O2 (f2 = -30cm) đặt đồng trục và cách nhau một khoảng l = 30cm. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của hệ, trước thấu kính O1 một khoảng d1= 45cm. Aûnh của AB qua quang hệ : A. Là ảnh thật cách thấu kính phân kỳ O2 một đoạn : 60cm B. Là ảnh ảo cách thấu kính phân kỳ O2 một đoạn : 60cm C. Là ảnh thật cách thấu kính phân kỳ O2 một đoạn : 45cm D. Là ảnh ảo cách thấu kính phân kỳ O2 một đoạn : 45cm Câu 185: Một thấu kính L1 có tiêu cự f1 = 20cm. Sau thấu kính L1 một đoạn l = 40cm là một thấu kính phân kỳ L2 có tiêu cự f2 = -20cm và đặt cùng trục chính với thấu kính L1 . Điểm sáng S nằm trên trục chính và ở trước thấu kính L1 một đoạn d. Tìm d để ánh sáng phát ra từ S, sau khi qua hệ hai thấu kính sẽ trở thành một chùm sáng song song. A. d1 = 30cm B. d1 = 60cm C. d1 = 40cm D. d1 = 50cm Câu 186: Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15cm. Trước thấu kính L đặt một vật sáng AB hình mũi tên. AB vuông góc với trục chính, điểm A nằm trên trục chính cách quang tâm thấu kính 25cm. Sau thấu kính ta đặt một gương phẳng G vuông góc với trục chính và cách quang tâm của thấu kính 15cm. Xác định vị trí ảnh cuối cùng của AB qua hệ thấu kính và gương. A. Ảnh thật, cùng chiều vật AB , cao bằng vật AB cách L : 5cm. B. Ảnh thật, ngược chiều vật AB, cao gấp hai lần vật AB cách L : 15cm. C. Ảnh thật, cùng chiều vật AB, cao gấp hai lần vật AB cách L : 15cm. D. Ảnh thật, ngược chiều vật AB, cao bằng vật AB cách L : 5cm. Câu 187: Cho một thấu kính hội tụ O và một gương phẳng G đặt vuông góc với trục chính của O, cách O một khoảng 24cm sao cho mặt phản xạ hướng về O. Một vật AB đặt vuông góc với trục chính của O, giũa O và G, cách G một đoạn 4cm. Vật AB cho hai ảnh thật, ảnh nọ lớn gấp 2 lần ảnh kia. XaÙc định tiêu cự của thấu kính. A. f = 24cm B. f = 36cm C. f = 8cm D. f = 12cm Câu 188: Một nguồn sáng đặt trên trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f1=10cm cách nó một khoảng d1 = 15cm. Phía sau thấu kính đặt một gương cầu lồi có bán kính R = 24cm sao cho trục chính của chúng trùng nhau. Phải đặt gương tại vị trí gần nhất cách thấu kính một khoảng l bằng bao nhiêu để ảnh của nguồn sáng qua hệ là trùng với chính nó. A. l = 24cm B. l = 6cm C. l = 8cm D. Câu A ,B đúng Câu 189: Cho một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f1 = – 10cm . Thấu kính nói trên được đặt trước một gương cầu lõm, tiêu cự của gương là 30cm sao cho trục chính của thấu kính và của gương trùng nhau. Thấu kính cách gương một khoảng là a. Người ta nhận thấy một tia sáng song song với trục chính của thấu kính sau khi vào quang hệ lại ló ra song song với trục chính của thấu kính. Tính a A. a = 20cm B. a = 50cm C. a = 40cm D. a = 30cm Câu 190: Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm G có tiêu cự f = 30cm, cho ảnh rõ A1B1 trên màn E đặt cách gương cầu 75cm . Đặt thêm một bản mặt song song P vào khoảng Trần Ngọc Lân giũa vật và gương cầu. Bản P có bề dày e = 6cm và có chiết suất n = 1,5. Phải dịch chuyển màn một đoạn bao nhiêu về phía nào để trên màn lại xuất hiện ảnh rõ À2B2 của AB. A. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 10cm ra xa gương . B. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 10cm đến gần gương . C. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 7cm ra xa gương . D. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 7cm đến gần gương . Câu 191: Đặt một vật phẳng nhỏ AB vuông góc với trục chính của một gương cầu lõm, trước gương và cách đỉnh gương một khoảng 16cm. Gương có tiêu cự f = 12cm. Dùng một màn ảnh để thu ảnh của AB qua gương. Đặt ở khoảng giữa AB và gương một bản thủy tinh có hai mặt song song, dày 3cm, chiết suất 1,5 và song song với AB. Hỏi phải dịch chuyển màn ảnh về phía nào và đi một đoạn bao nhiêu thì lại thu được ảnh rõ nét của AB. A. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 11cm ra xa gương . B. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 11cm đến gần gương . C. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 13cm ra xa gương . D. Phải dịch chuyển màn một đoạn Δd’ = 13cm đến gần gương . Câu 192: Một thấu kính phẳng lõm có chiết suất n=1,5 ghép sát và cùng trục chính với một thấu kính khác có độ tụ +8Dp . Điểm sáng S đặt cách hệ 40cm , qua hệ cho ảnh thật cách thấu kính một đoạn 200/3 cm . Tìm bán kính mặt lõm của thấu kính phẳng lõm A. R = 12,5cm B. R = 25cm C. R = 7,5cm D. R = 22,5cm Chủ đề 6: Mắt và dụng cụ quang học Câu 193: Tìm câu sai. A. Vật kính của máy ảnh là 1 thấu kính hội tụ (hay hệ thấu kính có độ tụ dương) , máy ảnh thông thường có tiêu cự khoảng trên dưới 10 cm. B. Khoảng cách từ vật kính đến phim ảnh không đổi . C. Ở sát vật kính hoặc xen giữa các thấu kính của vật kính có màn chắn ở giửa có một lỗ tròn nhỏ đường kính thay đổi được , màn chắn này dùng để điều chỉnh chùm ánh sáng chiếu vào phim . D. Vật kính lắp trước buồng tối, phim ảnh ở phía sau. Câu 194: So sánh mắt và máy ảnh về phương diện quang hình học : A. Bán kính cong của thủy tinh thể thay đổi được còn tiêu cự vật kính máy ảnh thì không thay đổi được. B. Khoảng cách từ thủy tinh thể đến võng mạc của mắt không đổi, còn khoảng cách từ vật kính đến phim của máy ảnh thay đổi được. C. Thủy tinh thể nằm trong môi trường có chiết suất khoảng 1,33 còn vật kính của máy ảnh thường nằm trong không khí. D. Tất cả đều đúng Câu 195: Tìm câu sai. A. Sự điều tiết của mắt : là sự thay đổi bán kính cong của thủy tinh thể để ảnh của vật cần quan sát hiện rõ nét trên tiêu điểm ảnh của thủy tinh thể . B. Điểm cục viễn Cv : Là điểm xa mắt nhất tại đó mắt còn có thể nhìn rõ được (lúc này mắt không điều tiết) Trần Ngọc Lân C. Điểm cực cận Cc : là điểm gần mắt nhất mà mắt còn có thể nhìn rõ được (lúc này mắt điều tiết cực độ, thủy tinh thể có độ cong lớn nhất). D. Năng suất phân li của mắt : là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm mà mắt có thể phân biệt được 2 điểm đó. Câu 196: Tìm câu sai. A. Mắt cận thị : là mắt không điều tiết có tiêu điểm ảnh của thủy tinh thể nằm trước võng mạc, nên mắt không nhìn thấy vật ở vô cực. B. Sửa tật cận thị : bằng cách đeo một thấu kính phân kỳ sao cho có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà không phải điều tiết C. Mắt viễn thị : là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm ảnh của mắt nằm sau võng mạc. D. Sửa tật viễn thị : bằng cách đeo một thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở vô cực . Câu 197: Hãy chọn câu trả lời đúng: A. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính phân kỳ, có tiêu cự không đổi B. Vật kính của máy ảnh là một gương cầu lõm, vì vật thật qua gương cầu lõm luôn luôn cho ảnh thật trên phim C. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ, có tiêu cự không đổi D. Vật kính của máy ảnh là một thấu kính hội tụ, có tiêu cự biến thiên Câu 198: L là thuỷ tinh thể của mắt , dựa vào ba sơ đồ sau đây chọn câu trả lời đúng : A. h1: mắt không tật ; h2: mắt cận thị; h3: mắt viễn thị B. h1: mắt không tật ; h2: mắt viễn thị; h3: mắt cận thị C. h1: mắt cận thị; h2: mắt viễn thị; h3: mắt không tật D. h1: mắt viễn thị; h2: mắt cận thị; h3: mắt không tật Câu 199: Chọn câu trả lời đúng A. Khi nhìn rõ vật thì ảnh của vật hiện lên ở điểm vàng và vùng lân cận điểm vàng trên võng mạc B. Khi nhìn rõ vật thì tiêu cự của thủy tinh thể luôn là khoảng cách từ quang tâm thủy tinh thể đến võng mạc của mắt . C. Cả hai câu A và B đều đúng D. Cả hai câu A và B đều sai Câu 200: Tìm câu sai. A. Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt trong việc quan sát các vật nhỏ. Kính lúp đơn giản là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn. B. Kính lúp có tác dụng làm tăng góc trông ảnh bằng cách tạo ra một ảnh lớn hơn vật nằm trong giới hạn nhìn rõ của mắt. C. Đặt vật trong khoảng tiêu cự ở trước kính lúp , ảnh của vật là ảnh ảo , ngược chiều vật và lớn hơn vật. Mắt đặt sau kính để quan sát ảnh ảo đó. Trần Ngọc Lân D. Nếu ảnh ảo trên hiện lên ở điểm cực viễn thì gọi là nhắm chừng ở cực viễn. Với mắt không có tật thì điểm cực viễn ở vô cực nên gọi là ngắm chừng ở vô cực. Câu 201: Tìm câu sai. A. Kính hiển vi là một dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật rất nhỏ . B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn dùng để tạo ra một ảnh lớn hơn vật.Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng như kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên. C. Vật kính và thị kính có chung trục chính và khoảng cách giữa chúng có thể thay đổi . D. Kính hiển vi có độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác của kính lúp. Câu 202: Tìm câu sai. Kính thiên văn: A. Là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật ở rất xa. B. Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài. Ảnh của vật rất xa qua nó hiện lên trên tiêu diện của nó C. Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn , được dùng như một kính lúp để quan sát ảnh thật nói trên. D. Vật kính và thị kính được lắp cùng trục và khoảng cách giữa chúng không đổi. Câu 203: Chọn câu phát biểu sai: A. Về phương diện quang học mắt coi như máy ảnh B. Sự điều tiết của mắt là sự thay đổi tiêu cự của thủy tinh thể để mắt thấy rõ các vật xa gần khác nhau C. Người cận thị phải đeo thấu kính hội tụ, người viễn thị phải đeo thấu kính phân kỳ D. Điểm cực cận Cc của mắt là vị trí gần nhất của vật để mắt thấy rõ nhưng phải điều tiết tối đa. Còn điểm cực viễn Cv là vị trí xa nhất của vật mà mắt thấy rõ nhưng không cần điều tiết Câu 204: Chọn câu phát biểu đúng A. Kính lúp là một thấu kính phân kỳ có tiêu cự ngắn B. Kính hiển là một hệ thống gồm: - Vật kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự rất ngắn - Thị kính cũng là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn được dùng như kính lúp C. Kính thiên văn là một hệ thống gồm: - Vật kính là một thấu kính phân kỳcó tiêu cự ngắn - Thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài D. Tất cả đều đúng Câu 205: Chọn câu nào sau đây đúng: A. Độ bội giác của kính lúp trong trường hợp mắt đặt tại tiêu điểm điểm của kính lúp: G= Đ/f ; với Đ: khoảng cực cận của mắt, f: tiêu cự kính lúp B. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực: G∞ = K1.G2 ; với K1: độ phóng đại của ảnh của vật kính, G2 : độ bội giác của thị kính f1 C. Độ bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là: G∞ = , với f1 và f2 là tiêu cự của f2 vật kính và thị kính D. Tất cả A, B, C đều đúng Trần Ngọc Lân Câu 206: Vật kính máy ảnh có tiêu cự f = 5cm. Máy chụp ảnh một người cao 1,6m đứng cách máy 5m. Tính chiều cao của ảnh trên phim và khoảng cách từ vật kính đến phim. A. d’ = 5cm ; A’B’ = 1,6cm B. d’ = 5,05cm ; A’B’ = 1,62cm C. d’ = 4,05cm ; A’B’ = 1,62cm D. d’ = 5,05cm ; A’B’ = 1,2cm Câu 207: Vật kính của một máy ảnh có tiêu cự f = 10cm phim cách vật kính bao nhiêu để chụp được ảnh của một vật cách vật kính từ 60cm đến vô cực: A. Từ 10cm đến vô cực B. Từ 10cm đến 15cm C. Từ 10cm đến 12cm D. Từ 8cm đến 10cm Câu 208: Vật kính của một máy ảnh có cấu tạo gồm một thấu kính hội tụ , tiêu cự f1 = 7cm , đặt trước và đồng trục với một thấu kính phân kỳ , tiêu cự f2 = –10cm . Hai kính cách nhau 2cm . Máy được hướng để chụp ảnh một vật ở rất xa.Tính khoảng cách từ thấu kính phân kỳ đến phim. A. 10/3cm B. 5cm C. 10cm D. 7cm Câu 209: Vật kính của một máy ảnh có độ tụ 10Dp.Dùng máy ảnh này chụp một người chạy ngang qua với vận tốc 18km/h, theo hướng thẳng góc với trục chính của vật kính, cách máy ảnh 500cm. Hỏi thời gian ống kính mở tối đa là bao nhiêu, biết rằng để ảnh không nhòe thì một điểm của ảnh không dịch chuyển quá 0,2mm khi vật chuyển động. A. 1,96.10-3s B. 10-3s C. 1,6.10-3s D. 1,2.10-3s Câu 210: Một người chỉ nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 11cm . Khi đeo kính có độ tụ D = – 2Dp thì người này nhìn rõ vật gần nhất cách mắt bao nhiêu? Kính đeo cách mắt 1cm. A. 12,5cm B. 13,5cm C. 11,5cm D. 11cm Câu 211: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ từ 15cm đến 100cm đứng trước 1 gương phẳng, cách gương 1 khoảng d. Để nhìn rõ ảnh của mình trong gương d phải thỏa: A. 7,5cm ≤ d ≤ 50cm B. 7,5cm < d < 50cm C. 15cm ≤ d ≤ 100cm D. 15cm < d < 100cm Câu 212: Một người cận thị khi không điều tiết ,chỉ nhìn rõ những vật cách mắt 50cm .Để nhìn rõ những vật ở rất xa mà mắt không phải điều tiết, người đó phải đeo kính sát mắt có độ tụ bằng bao nhiêu? A. D = – 0,5 Dp B. D = +0,5 Dp C. D = +2 Dp D. D = –2 Dp Câu 213: Một người muốn nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 27cm thì phải đeo kính có độ tụ +2,5dp. Kính mang cách mắt 2cm. Xác định khoảng nhìn rõ ngắn nhất khi mắt không mang kính. A. 100/3 cm B. 200/3 cm C. 50/3 cm D. 100/21 cm Câu 214: Một người muốn nhìn rõ mắt mình qua gương phẳng thì phải đặt gương phẳng cách mắt một khoảng gần nhất là 25cm. A.Khoảng cực cận của mắt người này là : 25cm B. Khoảng cực cận của mắt người này là : 50cm C. Khoảng cực cận của mắt người này là : 12,5cm D. Khoảng cực viễn của mắt người này là : 50cm Câu 215: Một người đeo kính có độ tụ D = 1Dp có thể nhìn rõ các vật ở xa mắt nhất , cách mắt 25cm. Kính đeo sát mắt. Trần Ngọc Lân A. Người này bị tật cân thị , có khoảng cực cận khi chưa mang kính là : 100/3 cm B. Người này bị tật viễn thị , có khoảng cực cận khi chưa mang kính là : 25 cm C. Người này bị tật cận thị , có khoảng cực viễn khi chưa mang kính là : 100/3 cm D. Người này bị tật viễn thị , có khoảng cực viễn khi chưa mang kính là : 100 cm Câu 216: Một người cận thị có giới hạn nhìn rõ cách mắt từ 10cm đến 100cm. Xác định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể mắt người này từ trạng thái điều tiết tối đa đến trạng thái mắt không điều tiết A. 9Dp B. 90Dp C. 0,9Dp D. 1Dp Câu 217: Một người bị tật cận thị, khi đeo kính có độ tụ D = –2Dp thì có thể nhìn rõ các vật trong khoảng từ 25cm đến vô cực (kính sát mắt). Xác định độ biến thiên độ tụ của thủy tinh thể mắt người này từ trạng thái điều tiết tối đa đến trạng thái mắt không điều tiết . A. ΔD = 2Dp B. ΔD = 4Dp C. ΔD = 8Dp D. ΔD = 2,5Dp Câu 218: Một người cận thị phải đeo kính có độ tụ D = – 2Dp để nhìn rõ được các vật ở xa, kính đeo sát mắt thì điểm cực viễn cách mắt bao nhiêu? A. 50cm B. 100cm C. 25cm D. Một giá trị khác . Câu 219: Một người cận thị dùng kính lúp tiêu cự 5cm để quan sát vật nhỏ AB ở trạng thái không điều tiết. Khi đó vật AB vuông góc với trục chính và cho ảnh A’B’ cách nó 16cm. Tìm độ tụ của kính cần đeo để chữa tật cận thị cho người này. Trong các trường hợp trên, mắt đều đặt sát kính. A. D = – 4 Dp B. D = – 2 Dp C. D = – 10 Dp D. D = – 5 Dp Câu 220: Vành kính lúp ghi × 5 . Kính lúp có tiêu cự là : A. 5cm B. 0,2cm C. 25cm D. Một giá trị khác Câu 221: Một kính lúp L có tiêu cự f = 5cm . Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 15cm và điểm cực viễn cách mắt 100cm , dùng kính lúp này để quan sát một vật nhỏ AB , mắt đặt tại tiêu điểm ảnh của kính lúp . Tìm độ bội giác của kính lúp khi người đó ngắm chừng ở điểm cực viễn . A. G = 5 B. G = 3 C. G = 8 D. G = 8/3 Câu 222: Một người cận thị có khoảng cực viễn cách mắt 50cm , người này không đeo kính mà đặt mắt sát một kính lúp có độ tụ D = 10Dp để quan sát một vật nhỏ qua kính lúp. Muốn nhìn rõ ảnh của vật mà mắt không phải điều tiết thì phải đặt vật cách kính lúp bao nhiêu? A. 3,33cm B. 25cm C. 8,33cm D. 12,5cm Câu 223: Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 25cm đến vô cực.Người đó dùng kính lúp quan sát một vật nhỏ trong trạng thái mắt không điều tiết thì độ bội giác thu được là 5. Tính tiêu cự của kính lúp. A. f = 25cm B. f = 12,5cm C. f = 125cm D. f = 5cm Câu 224: Một người có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 25cm đến vô cực. Người đó dùng kính lúp có tiêu cự f = 5cm . Xác định vị trí của vật so với kính, nếu người đó đặt mắt cách kính 10cm và độ bội giác thu được : G = 4 A. d = 2,75cm B. d = 3,75cm Trần Ngọc Lân C. d = 1,75cm D. d = 5cm Câu 225: Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 25cm . Người này bỏ kính cận ra, dùng một kính lúp có độ tụ D = 20dp để quan sát một vật nhỏ khi mắt không điều tiết , vật đặt cách mắt 9cm. Hỏi kính lúp phải đặt cách mắt bao nhiêu? A. 5cm B. 29cm C. 10cm D. Câu A , B đúng Câu 226: Một người cận thị có điểm cực cận cách mắt 10cm . Người này bỏ kính cận ra, dùng một kính lúp quan sát một vật nhỏ khi đó độ bội giác của ảnh là 6 . Cho biết năng suất phân ly của mắt người này là 1’ (1’ = 3.10-4rad). Tính khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật mà người này còn phân biệt được hai ảnh của chúng qua kính lúp. A. 2,5.10– 4 cm B. 0,5.10– 4 cm C. 5.10– 4 cm D. 25.10– 4 cm Câu 227: Một người khi nhìn qua kính lúp có độ tụ 2,5Dp thì nhìn rõ những vật gần nhất cách mắt 27cm. Kính lúp cách mắt 2cm.Tính độ bội giác của ảnh . A. G = 5 B. G = 1,6 C. G = 8 D. G = 8/3 Đề bài sau đây dùng cho câu 228 và câu 229: Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự là 1cm, thị kính có tiêu cự là 4cm. Hai kính cách nhau 17 cm. Người quan sát có khoảng cực cận là Đ = 25cm (mắt đặt sát thị kính). Câu 228: Độ bội giác của kính trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là: A. 25 B. 100 C. 75 D. 91 Câu 229: Độ phóng đại khi ngắm chừng ở cực cận là: A. 51 B. 75 C. 91 D. 100 Đề bài sau đây dùng cho các câu 230,231,232. Một kính hiển vi với vật kính có tiêu cự f1 =0,5cm , thị kính có tiêu cự f2 = 4cm đặt cách nhau một đoạn cố định 20,5cm . Mắt quan sát viên đặt ở tiêu điểm ảnh của thị kính . Mắt bình thường và có điểm cực cận cách mắt 25cm . Câu 230: Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực A. 100 B. 200 C. 208 D. Một giá trị khác Câu 231: Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở điểm cực cận A. 100 B. 200 C. 208 D. Một giá trị khác Câu 232: Năng suất phân li của mắt là 3.10–4 rad. Mắt không điều tiết. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm trên vật có thể quan sát qua kính hiển vi là bao nhiêu? A. 0,333μm B. 0,666μm C. 0,375μm D. Một giá trị khác Dùng đề bài sau đây trả lời câu 233,234. Vật kính của một kính hiển vi có tiêu cự f1 = 0,8cm ; thị kính có tiêu cự f2 = 2cm ; khoảng cách giữa hai kính là 16cm . Một người mắt không có tật (khoảng nhìn rõ ngắn nhất của mắt là 25cm) quan sát một vật qua kính, trong trạng thái ngắm chừng ở vô cực. Câu 233: Tính khoảng cách từ vật đến vật kính và độ bội giác của ảnh: Trần Ngọc Lân A. d = 0,848cm ; G = 206,25 B. d = 1,866cm ; G = 200 C. d = 1cm ; G = 208 D. d = 0,667cm ; G = 200 Câu 234: Độ bội giác của kính khi ngắm chừng ở vô cực : A. 208 B. 200 C. 206 D. 206,25 Câu 235: Vật kính của một kính thiên văn là một thấu kính hội tụ có tiêu cự dài; thị kính là một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.Một người, có mắt không có tật,dùng kính thiên văn này để quan sát mặt trăng . Người ấy điều chỉnh kính để khi quan sát mắt không phải điều tiết . Khi đó khoảng cách giữa vật kính và thị kính là 90cm và ảnh có độ bội giác là 17 .Tiêu cự của vật kính và của thị kính lần lượt là : A. 5cm; 85cm B. 85cm; 5cm C. 82,5cm; 5cm D. Một giá trị khác Câu 236: Vật kính của một kính thiên văn có tiêu cự f1 = 85cm ; thị kính có tiêu cự f2 = 5cm. Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 50cm , không đeo kính cận và quan sát ảnh mặt trăng qua kính thiên văn nói trên, mắt đặt sát thị kính và nhìn không điều tiết . Tính độ bội giác của ảnh. A. 17 B. 17,5 C. 20 D. 18,7 GV. Trần Ngọc Lân (Trung tâm luyện thi ĐH chất lượng cao Vĩnh Viễn)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfquanghoc-baitap.pdf
Tài liệu liên quan