HTTT bao gồm 5 thành phần chính:
Phần cứng
Phần mềm
Nguồn nhân lực
Dữ liệu
Mạng
Phần cứng, phần mềm là đối tượng trung tâm của các HTTT và nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định
39 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Các thành phần của hệ thống thông tin, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN Chương 2 * * 2.1 Mô hình tổng quát 2.2 Phần cứng 2.3 Phần mềm 2.4 Hệ thống mạng 2.5 Dữ liệu 2.6 Con người NỘI DUNG CHƯƠNG 2 Khung tri thức về HTTT * * 2.1. Mô hình tổng quát * * HTTT bao gồm 5 thành phần chính: Phần cứng Phần mềm Nguồn nhân lực Dữ liệu Mạng Phần cứng, phần mềm là đối tượng trung tâm của các HTTT và nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định Các yếu tố của mô hình * * Công cụ kỹ thuật để thu thập, xử lý, truyền thông tin Phần cứng (hardware), là các bộ phận (vật lý) cụ thể của máy tính hay hệ thống máy tính, hệ thống mạng sử dụng làm thiết bị kỹ thuật hỗ trợ hoạt động trong HTTT Phần cứng là các thiết bị hữu hình, có thể nhìn thấy, cầm nắm được 2.2. Phần cứng 2.2. Phần cứng (tiếp) Một số thiết bị phần cứng: Mạch điều khiển: Bo mạch chủ, CPU, PCI, USB, chipset, BIOS, CMOS, ... Bộ nhớ: Ổ cứng, RAM, ROM, đĩa CD, đĩa VCD, ... Thiết bị nhập xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, chuột, bàn phím, loa máy tính, webcam, ổ đĩa mềm, ổ đĩa cứng, ổ USB, máy quét ảnh, headphones ... Truyền thông: Modem, card mạng, wifi, tivi box , switch, hub, ... Linh kiện khác: Nguồn máy tính, vỏ máy tính, quạt làm mát, kính lọc màn hình, ... * * 2.2. Phần cứng (tiếp) * * Phân loại máy tính trong phần cứng 2.2. Phần cứng (tiếp) Chủ yếu làm việc với máy tính số MTS được phân theo: Phân loại theo cách thi hành chương trình: Tuần tự Song song Tuần từ và song song Phân loại theo nhiệm vụ Chuyên dụng Đa năng Phân loại theo ứng dụng: Máy tính ứng dụng vào từng bài toán và mục đích cụ thể * * * * Phần mềm (software) là một tập hợp những câu lệnh được viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một trật tự xác định nhằm tự động thực hiện một số chức năng hoặc giải quyết một bài toán nào đó. Phần mềm có thể là những ý tưởng trừu tượng, những thuật toán, các chỉ thị, … 2.3. Phần mềm 2.3. Phần mềm (tiếp) Các phần mềm thông dụng trên máy tính cá nhân: Xem phim, nghe nhạc Đồ họa, xử lý ảnh Ứng dụng văn phòng Phần mềm giáo dục Trò chơi Diệt virus, tường lửa, spyware Các tiện ích Các công cụ phát triển Hệ điều hành, ... * * 2.3. Phần mềm (tiếp) Phân loại phần mềm: Phân loại theo phương thức hoạt động Phân loại theo khả năng ứng dụng * * 2.3. Phần mềm (tiếp) Phân loại theo phương thức hoạt động Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính và các phần cứng máy tính. Bao gồm các hệ điều hành, trình điều khiển thiết bị (device driver), các công cụ phân tích (diagnostic tool), trình phục vụ, hệ thống cửa sổ, các tiện ích.... Ví dụ: Các hệ điều hành máy tính Windows XP, Linux, Unix, các thư viện động (DLL), các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS... * * 2.3. Phần mềm (tiếp) Phần mềm ứng dụng để người dùng có thể tác nghiệp một hay một số công việc cụ thể. Ví dụ: Phần mềm văn phòng: MS Office, Open Office, Lotus, ... Phần mềm doanh nghiệp: Các phần mềm quản lý lương, kế toán, nhân sự, ... Phần mềm giáo dục: Quản lý trường học, quản lý điểm, bài giảng, quản lý đào tạo từ xa, quản lý lớp học, ... Phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu: Oracle, Access, Foxpro, MySQL, SQL Server, ... Phần mềm trò chơi: 2D, 3D, ... Các tiện ích: Nén, giải nén, phân mảnh ổ đĩa, chia ổ đĩa, ... * * 2.3. Phần mềm (tiếp) Phần mềm chuyển dịch mã như các trình biên dịch và trình thông dịch Đây là các chương trình dùng để đọc các câu lệnh từ mã nguồn được viết bởi các lập trình viên theo một ngôn ngữ lập trình nào đó và dịch nó sang dạng ngôn ngữ máy mà máy tính có thể hiểu được, hay dịch nó sang một dạng khác như là tập tin đối tượng (object file) và các tập tin thư viện (library file) mà các phần mềm khác (như hệ điều hành chẳng hạn) có thể hiểu để vận hành máy tính thực thi các lệnh, chỉ thị * * Phân loại theo khả năng ứng dụng Phần mềm ứng dụng chung: Hệ QTCSDL, phần mềm đồ họa, phần mềm văn phòng, ... Ứng dụng cho nhiều người, nhiều tổ chức, sản xuất hàng loạt, ... Phần mềm ứng dụng cho các bài toán cụ thể: Quản lý trường học, bệnh viện, công ty, giải quyết một bài toán cụ thể, ... Ứng dụng cho từng đơn vị, tổ chức cụ thể, sản xuất theo đơn đặt hàng * * 2.3. Phần mềm (tiếp) 2.3. Phần mềm (tiếp) Phần mềm quản lý Là phần mềm ứng dụng với nhiệm vụ thực hiện tin học hoá các quá trình quản lý truyền thống Việc xây dựng và khai thác phần mềm quản lý đòi hỏi sự am hiểu về chuyên môn quản lý Một số phần mềm quản lý tiêu biểu: Quản lý kinh doanh và hoạt động siêu thị Quản lý nhân sự Quản lý thi trắc nghiệm Quản lý bán hàng, ... * * * * Mạng máy tính là tập hợp các máy tính độc lập (autonomous) được kết nối với nhau thông qua các đường truyền vật lý và tuân theo các quy ước truyền thông nào đó. Khái niệm máy tính độc lập được hiểu là các máy tính không có máy nào có khả năng khởi động hoặc đình chỉ hoạt động của một máy khác. Các đường truyền vật lý được hiểu là các môi trường truyền tín hiệu vật lý Các quy ước truyền thông chính là cơ sở để các máy tính có thể "nói chuyện" được với nhau 2.4. Hệ thống mạng * * Ưu điểm của mạng máy tính Cho phép chia sẻ tài nguyên : Các chương trình, thiết bị và dữ liệu có thể được bất kỳ người nào trong tổ chức sử dụng và người sử dụng không cần quan tâm đến vị trí vật lý của các tài nguyên đó ở đâu khi họ dùng mạng. Tăng độ tin cậy và sự an toàn cho hệ thống thông tin Sử dụng nhiều thiết bị dự phòng trong mạng, các thiết bị này có khả năng thay thế thiết bị đang vận hành khi gặp sự cố. Việc quản lý các tài nguyên trong hệ thống có sự thống nhất và tập trung Thông tin cập nhật thường xuyên, liên tục 2.4. Hệ thống mạng (tiếp) 2.4. Hệ thống mạng (tiếp) Ưu điểm của mạng máy tính Tiết kiệm chi phí Tận dụng khả năng xử lý của máy chủ Có thể dùng chung các thiết bị đắt tiền Các máy trạm không cần tốc độ và khả năng xử lý mạnh Chi phí truyền tin và giá thành thiết bị rẻ hơn Tăng năng suất và hiệu quả làm việc trong tổ chức Có khả năng làm việc nhóm, thông tin, dữ liệu, tài nguyên có thể dùng chung ... Có khả năng truy nhập, điều khiển, quản lý từ xa, ... * * * * Phân loại hệ thống mạng Phân loại mạng theo vị trí địa lý Phân loại mạng theo kỹ thuật truyền tin Phân loại mạng theo hệ điều hành mạng … Phân loại mạng máy tính 2.4. Hệ thống mạng (tiếp) 2.4. Hệ thống mạng (tiếp) Phân loại mạng theo vị trí địa lý: LAN (Local Area Network) Kết nối các máy tính trong một khu vực bán kính hẹp thông thường khoảng 10km trở lại. LAN thường được sử dụng trong nội bộ một cơ quan/tổ chức... Các LAN có thể được kết nối với nhau thành WAN. MAN (Metropolitan Area Network) Kết nối các máy tính trong phạm vi một thành phố bán kính 100km trở lại. Kết nối này được thực hiện thông qua các môi trường truyền thông tốc độ cao (50-100 Mbit/s). * * Phân loại mạng theo vị trí địa lý (tiếp) WAN (Wide Area Network) Kết nối máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong cùng một châu lục. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN. GAN (Global Area Network) Kết nối máy tính từ các châu lục khác nhau. Thông thường kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn thông và vệ tinh. * * Phân loại mạng theo kỹ thuật truyền tin: Chuyển mạch kênh (circuit - switched): Khi có hai thực thể cần truyền thông với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và duy trì kết nối đó cho tới khi hai bên ngắt liên lạc Chuyển mạch thông báo (message - switched): Thông báo là một đơn vị dữ liệu của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước và chúng chứa các thông tin điều khiển. Căn cứ vào thông tin điều khiển này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển thông báo tới nút kế tiếp trên con đường dẫn tới đích của thông báo. Chuyển mạch gói (packet - switched): Mỗi thông báo được chia ra thành nhiều gói nhỏ hơn được gọi là các gói tin (packet) có khuôn dạng qui định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gửi) và địa chỉ đích (người nhận) của gói tin. * * Phân loại mạng theo hệ điều hành mạng Mạng ngang hàng (Peer To Peer): Mỗi nút trong mạng như là một thành phần tham gia ngang hàng trong mạng. Mỗi máy tính trong mạng P2P vẫn họat động riêng lẻ và có thể lưu dữ liệu vào đĩa cứng, chạy chương trình riêng, và ngay cả có thể in với máy in kết nối vào nó Mạng khách/ chủ (Client/ Server): Các máy trạm được nối với các máy chủ, nhận quyền truy nhập mạng và tài nguyên mạng từ các máy chủ Mỗi mạng có thể có từ một đến nhiều máy chủ Các Client có các quyền khác nhau tùy thuộc vào máy chủ * * * * Mạng INTERNET (International Network): Mạng của các mạng. Internet có các ứng dụng sau : Dịch vụ thư điện tử Hội thảo trên Internet Dịch vụ WWW (Word Wide Web) : Internet là một kho tài liệu khổng lồ, một bách khoa toàn thư đồ sộ nhất thế giới. Người sử dụng có thể tham khảo nhiều thông tin đa dạng, phong phú thuộc tất cả các lĩnh vực. Bằng ngôn ngữ siêu văn bản HTML người sử dụng có thể tạo ra các trang WEB trên mạng riêng cho mình. Thông qua Internet, có thể tiến hành quảng cáo, mua bán hàng qua mạng, tìm đối tác kinh doanh ...( Thương mại điện tử ) INTERNET * * Khái niệm Cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu có tổ chức, có liên quan được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ thứ cấp (như băng từ, đĩa từ…) để có thể thoả mãn yêu cầu khai thác thông tin đồng thời của nhiều người sử dụng hay nhiều chương trình ứng dụng với nhiều mục đích khác nhau. 2.5. Dữ liệu * * Tài nguyên về dữ liệu gồm các cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu phải được thu thập, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học theo một mô hình xác định, tạo điều kiện cho người sử dụng có thể truy cập một cách dễ dàng, thuận tiện và nhanh chóng. 2.5. Dữ liệu 2.5. Dữ liệu Cơ sở dữ liệu trong kinh tế và quản lý bao gồm: Cơ sở dữ liệu nhân lực. Cơ sở dữ liệu tài chính. Cơ sở dữ liệu kế toán. Cơ sở dữ liệu công nghệ. Cơ sở dữ liệu kinh doanh. 2.5. Dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: Là một phần mềm chuyên dụng giải quyết tốt tất cả các vấn đề đặt ra cho một CSDL: tính chủ quyền, cơ chế bảo mật hay phân quyền hạn khai thác CSDL, giải quyết tranh chấp trong quá trình truy nhập dữ liệu, và phục hồi dữ liệu khi có sự cố… 2.5. Dữ liệu Hệ quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) là một hệ thống phần mềm máy tính được thiết kế chuyên biệt cho bài toán quản lý. Mô hình dữ liệu của các hệ quản trị CSDL là mô hình quan hệ. Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu thông dụng hiện nay là: FOXPRO, ACCESS, SQL Server, ORACLE, ... 2.5. Dữ liệu Hệ quản trị CSDL cung cấp 2 tính năng chính: Lưu trữ, quản lý dữ liệu Truy cập, khai thác dữ liệu 2.5. Dữ liệu FOXPRO Phát triển bởi Microsoft; Là hệ CSDL dùng cho các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ; Tính bảo mật, an toàn là không cao; Hiện nay còn rất ít doanh nghiệp sử dụng hệ quản trị CSDL Foxpro. 2.5. Dữ liệu ACCESS: Phát triển bởi Microsoft; Là hệ CSDL dùng cho các tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ; Có khả năng triển khai trên mạng, tuy nhiên tính bảo mật, an toàn là không cao. Công cụ quản lý CSDL của Access gồm các Tables (Bảng), Queries (Truy vấn), Forms (Mẫu), Reports (Báo cáo), Macro (Macro lệnh), Modules (các khai báo, thư viện chương trình con). Mỗi một đối tượng trên sẽ được hiện ra trong một cửa số riêng. 2.5. Dữ liệu MySQL: Là hệ CSDL mã nguồn mở biến nhất thế giới và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng; Là cơ sở dữ liệu tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên internet. MySQL được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng Web. * * Chủ thể điều hành và sử dụng HTTT Gồm 2 nhóm chính: Những người xử dụng HTTT trong công việc, những người xây dựng và bảo trì HTTT Là thành phần rất quan trọng của HTTT nên tổ chức phải có kế hoạch đào tạo đội ngũ lao động tri thức, có tay nghề cao để sử dụng HTTT 2.6. Con người * * Bảo trì hệ thống: Phân tích viên hệ thống Lập trình viên Kỹ thuật viên Sử dụng hệ thống Lãnh đạo Kế toán, Tài vụ Kế hoạch, Tài chính 2.6. Con người * * Năng lực kỹ thuật: Hiểu biết về phần cứng, phần mềm, công cụ lập trình, biết đánh giá các PM hệ thống, PM chuyên dụng cho một WD đặc thù Kỹ năng giao tiếp: Hiểu các vấn đề của user và tác động của chúng đối với các bộ phận khác của DN; hiểu các đặc thù của DN; Hiểu nhu cầu thông tin trong DN; khả năng giao tiếp với mọi người ở các vị trí khác nhau Kỹ năng quản lý: Khả năng quản lý nhóm; khả năng lập và điều hành kế hoạch phát triển các đề án Năng lực cần có của Phân tích viên HT * * Trình bày các thành phần chính trong mô hình tổng quát HTTT, mô tả gắn gọn chức năng của từng thành phần? Phần cứng là gì? Liệt kê một số thiết bị phần cứng? Phần mềm là gì? Phân loại phần mềm và cho ví dụ? Định nghĩa hệ thống mạng, phân loại mạng máy tính? Phân biệt mạng LAN và WAN, Intranet và Extranet? Khái niệm CSDL, liệt kê và nêu các đặc điểm chính của một số hệ quản trị CSDL? Vai trò của con người trong HTTT? CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 * *
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_2_cac_thanh_phan_cua_httt.ppt