4 – Củng cố: (5)
- HS làm bài vở bài tập
5 – Dặn dò: (1)
- Chuẩn bị: Hoạt động nông nghiệp.
4 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1400 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng Các hoạt động về thông tin liên lạc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài dạy tuần 15
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I – Mục tiêu:
Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động diễn ra ở bưu điện tỉnh.
- Nêu ích lợi của các hoạt động bưu điện, truyền thông, truyền hình, phát thanh trong đời sống.
- Giáo dục HS có ý thức tôn trọng, giữ vệ sinh đến nơi công cộng.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: - Một số bì thư
- Điện thoại đồ chơi
Học sinh: Sách giáo khoa, vở bài tập
III – Các hoạt động:
1 – Ổn định: (1’)
2 – Bài cũ: (5’) Tỉnh (TP) nơi bạn đang sống
- Kể tên những cơ quan hành chính, văn hoá, y tế, giáo dục ở địa phương em (2HS)
- GV nhận xét tranh vẽ tuần trước.
3 – Bài mới: (25’)
Giáo viên
Học sinh
ĐDDH
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Kể được một số hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh. Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
Phương pháp: Thảo luận, trình bày.
- GV nêu yêu cầu:
+ Bạn đã đến nhà bưu điện TP chưa? Hãy kể về những hoạt động diễn ra ở nhà bưu điện tỉnh.
+ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện.
- GV kết luận: Bưu điện tỉnh (TP) giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín … giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
Hoạt động 2: Ích lợi của các hoạt động.
Mục tiêu: Biết được ích lợi của các hoạt động phát thanh, truyền hình.
Phương pháp: Thảo luận, trình bày
- GV đưa câu hỏi:
+ Nêu nhiệm vụ và ích lợi của hoạt động phát thanh, truyền hình.
- GV kết luận:
+ Đài truyền hình, đài phát thanh là những cơ sở thông tin liên lạc phát tin tức trong nước và ngoài nước.
_ Đài truyền hình, đài phát thanh giúp chúng ta biết được những thông tin về văn hoá, giáo dục, y tế …
Hoạt động 3: Đóng vai
Mục tiêu: HS biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì, cách quay số điện thoại, cách giao tiếp qua điện thoại.
4 – Củng cố: (5’)
- HS làm bài vở bài tập
5 – Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị: Hoạt động nông nghiệp.
- HS hoạt động nhóm : thảo luận theo câu hỏi gợi ý.
- HS trình bày vào bảng phụ.
- Đại diện trình bày. Các nhóm bổ sung.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Mỗi nhóm sẽ tự phân vai, đóng vai:
+ Nhân viên bán tem, phong bì ...
+ Ngưới gửi thư, quà.
+ Chơi gọi điện thoại.
- Sửa bài Đ/S
Kế hoạch bài dạy tuần 15
TỰ NHIÊN XÃ HỘI
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I – Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Kể tên một số hoạt động nông nghiệp của tỉnh (TP) nơi các em đang sống.
- Nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
- Giáo dục HS yêu thích thiên nhiên.
II – Chuẩn bị:
Giáo viên: - Tranh SGK phóng to
- Tranh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp.
Học sinh: Sách giáo khoa, vở BT.
III – Các hoạt động:
1 – Ổn định: (1’)
2 – Bài cũ: (5’) Các hoạt động thông tin liên lạc.
- GV kiểm tra cả lớp theo hình thức trắc nghiệm Đ, S.
+ Cơ sở nào dưới đây là cơ sở thông tin liên lạc?
. Đài phát thanh . Bưu điện
. Nhà máy . Viện bảo tàng
. Trường học . Đài truyền hình
3 – Bài mới: (25’)
Hoạt động 1: Kể tên và nêu ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
Mục tiêu:
- HS kể được tên một số hoạt động nông nghiệp.
- Nêu được ích lợi của hoạt động nông nghiệp.
Phương pháp: Quan sát.
+ Kể tên các hoạt động được giới thiệu trong hình?
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
- GV nhận xét và giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng miền khác nhau: trồng ngô, khoai …
- GV kết luận: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá và nuôi trồng thuỷ sản … được gọi là hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động 2: Liên hệ thực tế.
Mục tiêu: Biết một số hoạt động nông nghiệp ở nơi em đang sống hoặc em biết.
Phương pháp: Đàm thoại, trình bày.
- GV yêu cầu:
- GV nhận xét.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu những hoạt động nông nghiệp.
Phương pháp: Thảo luận, thực hành.
- GV phát mỗi nhóm 1 tờ giấy Ao.
- GV nêu yêu cầu vẽ tranh: Hoạt động nông nghiệp.
- GV tổng kết – tuyên dương.
4 – Củng cố: (5’)
- HS làm bài vở bài tập.
- Sửa bài.
- Nhận xét.
5 – Dặn dò: (1’)
- Chuẩn bị bài: Hoạt động công nghiệp, thương mại.
- HS quan sát hình trang 58, 59 SGK
+ Trồng trọt, chăn nuôi …
- Thảo luận nhóm đôi.
- Trình bày.
- Nhóm đôi: Từng HS kể cho nhau nghe về hoạt động nông nghiệp nơi em đang sống hoặc em biết.
- Đại diện trình bày.
- Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Chia nhóm 4 HS.
- HS thảo luận, vẽ tranh xoay quanh nghề nghiệp và ích lợi của các nghề đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tu nhien xa hoi.doc