Bài giảng Biểu thức có chứa 3 chữ

- Gv hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?

- Viết lên bảng biểu thức 4367+ 199 + 501

- Yêu cầu hs thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất .

- Gv :Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện

hơn so với việc chúng ta thực hiện theo thứ tự từ

trái sang phải ?

 

doc7 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bài giảng Biểu thức có chứa 3 chữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán (34) BIỂU THỨC CÓ CHỨA 3 CHỮ I Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức có chứa 3 chữ , giá trị của biểu thức có chữ 3 chữ. - Biết tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ . II Đồ dùng dạy học: -Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ . -Vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột ) III Các hoạt động dạy - học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 .Kiểm tra bài cũ -Gọi hs nêu tính chất giao hoán của phép cộng. - Gv nhận xét ghi điểm 2 .Dạy học bài mới 2.1 Giới thiệu bài : Hôm nay chúng ta sẽ được làm quen với biểu thức có chứa 3 chữ và thực hiện tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ 2.2 Giới thiệu biểu thức có chứa 3 chữ a) Biểu thức có chứa 3 chữ - Yêu cầu hs đọc bài toán ví dụ -Gv hỏi : Muốn biết cả 3 bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào ? - Gv treo bảng số và hỏi : Nếu An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá thì cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ? - Gv viết 2 vào cột số cá của An , 3 vào cột số cá của Bình , 4 vào cột số cá của Cường và viết 2 + 3 + 4 vào cột Số cá của 3 người - Gv làm tương tự với các trường hợp khác để có bảng sau: Số cá của An Số cá của Bình Số cá của Cường Số cá của 3 người 2 3 4 2 + 3 + 4 5 1 0 5 + 1 + 0 1 0 2 1 + 0 + 2 … … … a b c a + b + c -Gv nêu vấn đề : Nếu An câu được a con cá , Bình câu được b con cá, Cường câu được c con cá thì cả ba người câu được bao nhiêu con cá? -Gv giới thiệu : a + b + c được gọi là biểu thức có chứa 3 chữ b) Giá trị biểu thức có chứa 3 chữ : - Gv hỏi và viết lên bảng : nếu a = 2, b = 3, c= 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu? - Gv nêu :Khi đó ta nói là một giá trị của biểu thức - Gv làm tương tự với các trường hợp còn lại - Gv hỏi : Khi biết giá trị cụ thể của a, b, c , muốn biết giá trị của biểu thức a + b + c ta làm thế nào ? -Mõi lần thaycác chữ a, b, c bằng số ta tính được gì? 2.3 Luyện tập thực hành Bài 1: - Gv Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Yêu cầu hs đọc biểu thức trong bài sau đó làm bài - Gv hỏi lại :Nếu a = 5 , b =7 , c = 10 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu ? - Nếu a =12 , b = 15 , c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c là bao nhiêu? - Gv nhận xét cho điểm Bài 2 : Yêu cầu hs đọc đề , sau đó tự làm bài Gv : Mọi số nhân với 0 đều bằng gì ? Mỗi lần thay chữ a, b, c bằng số chúng ta tính được gì ? Bài 3 : -Yêu cầu hs đọc đề sau đó tự làm bài -Hướng dẫn hs chấm chữa Bài 4 : - Yêu càu hs đọc phần a - Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ? - Vậy nếu các cạnh của tam giác là a, b, c thì chu vi của tam giác là gì ? - Yêu cầu hs làm tiếp phần b - Hướng dẫn hs chấm chữa . 3. Củng cố dặn dò Tổng kết giờ học , dặn hs về nhà ôn tập - Hai hs nêu tính chất giao hoán của phép cộng - Hs lắng nghe. - An, Bình, Cường đi câu cá . An câu được ……. con cá , Bình câu được ……. con cá , Cường câu được …….con cá . Cả 3 người câu được ……..con cá - Ta thực hiện cộng số cá của 3 bạn với nhau . -Cả ba bạn câu được 2 + 3 + 4 con cá - Hs nêu tổng số cá của cả ba người trong mỗi trường hợp -Cả ba người câu được a + b + c con cá - Nếu a= 2, b= 3, c= 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9 -Hs tìm giá trị của biểu thức trong từng trường hợp -Ta thay các chữ a, b, c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức -Mõi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c - Tính giá trị của biểu thức - Biểu thức a + b + c a) Nếu a= 5, b= 7 , c=10 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 5 + 7 + 10 =22 b) Nếu a= 12 , b = 15, c = 9 thì giá trị của biểu thức a + b + c = 12 + 15 + 9 = 36 - Giá trị của biểu thức a + b + c là 22 -Giá trị của biểu thức a + b + c là 36 - Ba hs làm bảng , một hs làm vở *Nếu a= 9 , b= 5 c= 2 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 9 x 5 x 2 = 90 *Nếu a = 15, b = 0 , c = 37 thì giá trị của biểu thức a x b x c = 15 x 0 x 37 =0 - Đều bằng 0 - Tính được một giá trị của biểu thức a x b x c - 3 hs lên bảng làm bài , cả lớp làm vở - Độ dài các cạnh hình tam giác là a, b , c. Gọi P là chu vi của hình tam giác . Viết công thức tính chu vi của hình tam giác đó . - Ta lấy độ dài của ba cạnh cộng lại với nhau - Là a + b + c - Một hs làm bảng , cả lớp làm vở Toán( 35) : TÍNH CHẤT KẾT HỢP CỦA PHÉP CỘNG I Mục tiêu: -Nhận biết được tính chất kết hợp của phép cộng -Sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng để tính nhanh giá trị biểu thức II Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ kẻ sẵn bảng có nội dung như sau : a b c (a+b) + c a + (b+c) 5 4 6 35 15 20 28 49 51 III Các hoạt động dạy học : TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Kiểm tra bài cũ Gọi HS trả lời câu hỏi: Cho ví dụ về biểu thức có chứa 3 chữ ? Tính giá trị của biểu thức với các giá trị cụ thể của các chữ -GV nhận xét cho điểm 2. Bài mới: 2.1 Giới thiệu bài: + Chúng ta đã được học tính chất nào của phép cộng ? + Hãy phát biểu nội dung tính chất này? - GV nêu : Bài học hôm nay sẽ giới thiệu với chúng ta một tính chất khác của phép cộng, đó là tính chất kết hợp của phép cộng 2.2 Giới thiệu tính chất kết hợp của phép cộng -GV treo bảng số đã chuẩn bị -Yêu cầu HS tính giá trị của các biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp để điền vào bảng a b c (a+b) + c a + (b+c) 5 4 6 (5+4)+6 = 9 +6 = 15 5+ (6 +4)= 5+ 10 = 15 35 15 20 (35+15)+20= 50 +20= 70 35+(15+20)= 35+ 35 =70 28 49 51 (28+49)+51= 77 +51=128 28+(49+51)= 28+ 100 = 128 -Gv: Hãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a =5 , b = 4, c = 6 ? - Gv :Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức khi a=35, b = 15, c = 20? - Gv : H ãy so sánh giá trị của 2 biểu thức khi a = 28 b= 49 , c= 51 ? - V ậy khi ta thay chữ bằng số th ì giá trị 2 biểu thức như thế nào ? - Vậy ta có thể viết ( a+ b)+c = a +(b +c) -Gv vừa chỉ bảng vừa nêu : ( a+ b) được gọi là tổng của 2 số hạng , biểu thức ( a+ b)+ c có dạng là một tổng hai số hạng cộng với số hạng thứ ba, số thứ ba ở đây là c. -Gv xét biểu thức a + ( b+ c) thì ta thấy a là số thứ nhất của tổng ( a + b) , còn ( b+c) là tổng của số thứ hai và số thứ ba trong biểu thức ( a +b ) + c *Vậy khi cộng một tổng 2 số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của số thứ haivà số thứ ba - Yêu cầu hs đọc lại kết luận 2.3 Luyện tập - thực hành : B ài 1: - Gv hỏi : Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ? - Viết lên bảng biểu thức 4367+ 199 + 501 - Yêu cầu hs thực hiện tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện nhất . - Gv :Theo em, vì sao cách làm trên lại thuận tiện hơn so với việc chúng ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải ? - Áp dụng t ính chất của phép cộng , khi cộng nhiều số hạng với nhau , chúng ta nên chọn các số hạng cộng với nhau có kết quả là các số tròn để việc tính toán được thuận hơn. - Gv yêu cầu hs làm tiếp các phần còn lại - Gv nhận xét cho điểm Bài 2 : - Yêu cầu hs đọc đề - Muốn biết cả 3 ngày nhận được bao nhiêu tiền chúng ta làm thế nào ? - Yêu cầu hs làm bài . - Nhận xét , cho điểm Bài 3 : - Yêu cầu hs tự làm bài . - Yêu cầu hs giải thích bài làm của mình - Nhận xét và cho điểm 3 Củng cố dặn dò : Tổng kết tiết học , dặn hs về nhà học thuộc tchất kết hợp của phép cộng - 1 HS lên bảng trả lời câu hỏi -Cả lớp nhận xét -HS trả lời -HS lắng nghe - Gi á trị của 2 biểu thức đều bằng 15 - Giá trị c ủa 2 bi ểu th ức đ ều bằng 70 - Hai biểu thức đều bằng 128 - Gi á trị của 2 biểu thức bằng nhau - Hs đ ọc : ( a + b ) + c = a + ( b+ c ) - Hs nghe giảng - Vài hs đọc trước lớp - Tính giá trị bằng cách thuận tiện nhất - 1 hs làm bảng, cả lớp làm vở 4367 + 199 + 501 = 4367 + ( 199 + 501 )= 4367 + 700 = 5067 - V ì khi thực hiện (199+ 501 ) thì ta có được số tròn trăm vì thế bước tính tiếp theo làm rất nhanh, thuận tiện. - 1 Hs làm bảng, cả lớp làm vở - 1 hs đọc thành tiếng trước lớp - Chúng ta thực hiện tổng số tiền 3 ngày với nhau. - 1 Hs làm bảng,cả lớp làm vở. - 1Hs làm bảng, cả lớp làm vở a) a + 0 = 0 + a = a b ) 5 + a = a + 5 c) (a + 28)+ 2 = a + ( 28 + 2 ) = a + 30 Toán tc (14) : LUY ỆN T ẬP I Mục ti êu: Củng cố kiến thức -Biểu thức có chứa 2 chữ , tính chất giao hoán của phép cộng -Tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ II Các hoạt động dạy học: Ho ạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Kiểm tra bài cũ - Cho ví dụ về biểu thức có chứa 2 chữ? - Nêu nội dung tính chất giao hoán của phép cộng? 2 Hướng dẫn luyện tập Bài 1 : Cho 24 + 26 + 78 + 72= 150 Không cân tính hãy nêu ngay giá trị của các biểu thức sau và giải thích : 26 + 78 + 72 + 24= 26 + 72 +78 + 24 = 78 + 24 + 72 + 26= Bài 2: đổi chỗ các số hạng của tổng để tính sao cho thuận tiện nhất a) 145+ 789 +855 b)912 +3457 + 88 c)462 + 9856+548 d) 245+ 6023 +755 - Gv để tính thuận tiện thì chúng ta phải làm như thế nào ? - Yêu cầu hs làm bài - Hướng dẫn hs chấm chữa Bài 3 Tìm x: a)315+(146-x ) = 401 b) 231 – ( x – 6 ) = 13 - Yêu c ầu hs nêu cách tìm số hạng chưa biết số bị trừ , số trừ chưa biết - Yêu cầu học sinh làm bài - Hướng dẫn chấm chữa Bài 4: Hình chữ nhật có chiều dài là a , chiều rộng là b . Gọi P là chu vi của hcn, S là diên tích của hcn. a) Viết công thức tính chu vi , diện tích của hcn theo a, b b) Với a= 12 m, b= 9 m . Tính chu vi , diện tích của hcn? - Hs trả lời - Hs làm miệng và giải thích - Ta tính tổng 2 số nào trước mà cho kết quả là số tròn chục hoặc tròn trăm thì bước tính tiếp sẽ rất đơn giản. - 1 Hs làm bảng , cả lớp làm vở, sau đó đổi chấm chéo - Hs xung phong trả lời - Một em làm bảng , cả lớp làm vở Toán tc ( 13) LUYỆN TẬP I Mục tiêu : -Ôn tập về STN. - Ôn tập về tìm thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ. - Giải toán có liên quan đến trung bình cộng. II Các hoạt động dạy và học Tg Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1 Giới thiệu bài : Tiết học hôm nay chúng ta sẽ củng cố các kiến thức cơ bản đã được học từ đầu năm đến nay . 2 Hướng dãn luyện tập : Bài 1 : Viết số : a)3 trăm triệu , 3 chục nghìn và 3 đơn vị. b) 9 vạn , 3 nghìn. c)15 nghìn triệu. d)Bảy trăm hai mươi tám triệu hai trăm mười tám . -Gv đọc từng số, hs viết bảng con -Gv nhận xét. Bài 2 : Tìm x, biết : x- 23 + 15 = 64 72- x + 34= 87 - Yêu cầu hs làm bài - Gv hướng dẫn chấm chữa x- 23 +15 = 64 72- x +34 = 87 x-23 = 64- 15 72- x = 87- 34 x- 23 = 49 72- x = 53 x = 49 + 23 x = 72- 53 x = 72 x = 19 Bài 3 : Điền dấu > , < , = vào chỗ trống: 5 kg 43 g ….. 5430 g 4589 kg …. … 5 tấn 3km 99dam … . 399 dam ½ tấn ….. 49 yến - Yêu cầu hs tự làm bài - Hdẫn chấm chữa Bài 3 : Trong 3ngày , trung bình mỗi ngày Lan đọc được 23 trang sách. Ngày đầu Lan đọc được 24 trang và như vậy thua ngày thứ hai 3 trang. Hỏi ngày thứ ba Lan đọc được bao nhiêu trang sách? - Gọi hs đọc đề - Gv : Đề bài cho ta biết điều gì ? Đề yêu cầu ta làm gì ? -Gv: Đã biết số trang sách trung bình mỗi ngày Lan đọc, như vậy ta tính được gì? Đã có được tổng số trang đọc trong 3 ngày, muốn biết ngày thứ ba đọc bao nhiêu trang, ta làm thế nào? - Yêu cầu hs tóm tắt đề và giải - Hdẫn chấm chéo 3 Củng cố dặn dò : Tổng kết tiết học , dặn hs về nhà ôn tập - Hs nghe. - Hs viết bảng con từng số . - 1 em làm bảng , cả lớp làm vở - Một hs làm bảng , cả lớp làm vở. - Hs : Biết trung bình mỗi ngày Lan đọc được 23 trang sách . Biết số trang sách ngày đầu Lan đọc là 23trang, ít hơn ngày thứ hai3 trang -Tính được tổng số trang đọc đọc trong 3 ngày - Lấy số trang đọc trong 3 ngày trừ đi số trang của 2 ngày đầu. - 1 em làm bảng , cả lớp làm vở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTnt7T7.doc
Tài liệu liên quan