Bài giảng Bệnh quai bị

 1.Vắc-xin:

 a.Vắc-xin MMR

 - Loại chủng : Jeryl Lynn 
- Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch (%) : 80 – 100
- Hiệu quả bảo vệ (%) : 75 – 91
- Tỷ lệ viêm màng não vô khuẩn (%) : 0,1 – 1/100.000 liều quai bị đơn (trường hợp/100.000 liều)
b.Vắc-xin Pavivac: vắc-xin quai bị, sởi, sốt rubela sống giảm độc lực.Thành phần 1 liều đông khô gồm:
 virus sởi giảm độc lực(Schwarz) ,virus quai bị giảm độc lực (Jeryl Lynn),virus rubella giảm độc lực (Wistar RA 27/ 3).

 

 

ppt22 trang | Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Bệnh quai bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực hiện: Nhóm 9 III. MỞ RỘNG ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH QUAI BỊ Bệnh quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thuộc họ Paramyxoviridae gây nên, được Johnson và Goodpasture phân lập từ nước bọt (vào năm 1934). Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là sưng tuyến mang tai và tuyến nước bọt. Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Biến chứng Viêm màng não. Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn có khả năng vô sinh. Viêm cơ tim. Viêm cầu thận. Viêm buồng trứng. Nhồi máu phổi II. VIRUS QUAI BỊ Virus quai bị được bao bọc bởi lớp lipid có gai protein bao xung quanh, hình dạng gần hình cầu, đường kính 120-450nm, bên trong có lõi là phân tử ARN. 1. Đặc điểm và cấu trúc 1. Đặc điểm và cấu trúc Virus có hai kháng nguyên: - Loại lớn: gây bệnh, ngưng kết hồng cầu, có mặt trong nước phôi bào bị nhiễm. - Loại nhỏ: không gây bệnh, không ngưng kết hồng cầu. Là kháng nguyên hòa tan, có nhiều trong tổ chức bị nhiễm 2. Dịch tễ học. Khả năng gây bệnh: Virus quai bị được lây truyền chủ yếu do các chất tiết của đường hô hấp, ủ bệnh từ 16-18 ngày. Bệnh có thể xảy ra quanh năm nhưng mùa cao điểm của bệnh là mùa đông xuân (tháng 4-5) và thường gây ra các vụ dịch nhỏ như trong nhà trẻ, trường học Thời gian lây truyền: nguy cơ lan truyền cao nhất từ 6 ngày trước khi khởi phát và kéo dài đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. 2. Dịch tễ học. Khả năng đề kháng: - Ở nhiệt độ 150-200C sống được 50-90 ngày. - Ở 370C sống được 8 ngày. - Chịu lạnh ở -250C hoặc -700C sống được hơn 1 năm, bất hoạt. - Ở 500-600C sống được 20 phút. - Ở formol 0,1%, lysol 1%, cồn và ête sống được 3-5 phút. - Bị tia cực tím hủy trong vài giây. 3. Quá trình xâm nhập và sự nhân lên của virus Hấp phụ và xâm nhập Phiên mã mARN Tổng hợp protein Sao chép bộ gene Lắp ráp và giải phóng 4. Phân lập virus Mẫu xét nghiệm: nước bọt, dịch não tủy lấy trong giai đoạn cấp tính của bệnh để phân lập vi rút, máu, dịch não tủy lấy ở giai đoạn sớm (0-7 ngày) hoặc muộn (14 - 21 ngày). Nuôi cấy: Virus có tính đặc hiệu rất cao với từng loại tế bào nên việc phân lập và nuôi cấy virus có nhiều khó khăn, nuôi cấy trên mô tế bào, nuôi cấy trên phôi gà, nuôi cấy trên động vật mẫn cảm. 5. Chuẩn đoán vi sinh học Các phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu (HI). Cố định bổ thể (CI). Trung hòa đám hoại tử (NT). Miễn dịch gắn men (ELISA) để phát hiện kháng thể quai bị trong máu hoặc dịch não tủy. Miễn dịch huỳnh quang gián tiếp (IFA) phát hiện kháng nguyên hoặc kháng thể. 6. Cảm thụ-miễn dịch: Tỷ lệ mắc bệnh cao ở người chưa có miễn dịch. Thường gặp ở người có độ tuổi từ 5-20 tuổi. Sau khi khỏi bệnh, người bệnh có miễn dịch bền vững 7. Điều trị Chế độ thuốc: Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi người bệnh sốt T>38,50C dùng: - Paracetamol liều trung bình 10 – 15 mg/kg/lần ( có thể dùng lại sau 6h khi sốt ) - Vitamin C 100 – 300 mg/ kg / ngày. - Điều trị từ 7 – 10 ngày. 7. Điều trị Khi có biến chứng viêm tuyến sinh dục: - Prednisolon: liều dùng 2 mg /kg / ngày x 5 - 7 ngày (dùng liều giảm dần và uống sau khi ăn) - Sử dụng kháng sinh kết hợp. 7. Điều trị Chế độ điều dưỡng. - Cách ly người bệnh 9-10 ngày. - Theo dõi phát hiện sớm các biến chứng - Chế độ dinh dưỡng. - Vệ sinh cá nhân. - Giáo dục sức khoẻ. 8. Phòng bệnh Phòng bệnh đặc hiệu: - Chỉ định: +Tiêm vacxin phòng bệnh cho đối tượng từ 2 – 20 tuổi chưa mắc bệnh quai bị lần nào. + Liều tiêm từ 0,5 – 1ml ( tiêm dưới da). - Chống chỉ định: + Người nhiễm HIV. + Người đang điều trị bệnh ung thư + Phụ nữ có thai… 8. Phòng bệnh Phòng bệnh không đặc hiệu: - Cách ly bệnh nhân. - Nằm nghỉ tại giường. - Đeo khẩu trang khi tiếp xúc. - Dùng thuốc sát khuẩn mũi họng trong vụ dịch. III. MỞ RỘNG 1.Vắc-xin: a.Vắc-xin MMR - Loại chủng : Jeryl Lynn  - Tỷ lệ đáp ứng miễn dịch (%) : 80 – 100 - Hiệu quả bảo vệ (%) : 75 – 91 - Tỷ lệ viêm màng não vô khuẩn (%) : 0,1 – 1/100.000 liều quai bị đơn (trường hợp/100.000 liều) b.Vắc-xin Pavivac: vắc-xin quai bị, sởi, sốt rubela sống giảm độc lực.Thành phần 1 liều đông khô gồm:  virus sởi giảm độc lực(Schwarz) ,virus quai bị giảm độc lực (Jeryl Lynn),virus rubella giảm độc lực (Wistar RA 27/ 3). 2. Phân biệt bệnh quai bị và bệnh viêm tuyến nước bọt Bệnh quai bị Bệnh viêm tuyến nước bọt Bệnh nhân sốt đau đầu, chán ăn, khó nuốt, khó nói, đau nhức các khớp xương, thăm khám thấy miệng ống Stenon phù nề, tấy đỏ nhưng không bao giờ có mủ chảy ra. Sốt, ấn vùng tuyến mang tai thấy có mủ chảy ra ở miệng ống Stenon. Bệnh quai bị Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, lan ra vùng trước tai, mỏm chũm, dưới hàm. Da vùng sưng có màu sắc bình thường, không nóng đỏ và có tính đàn hồi. Ngoài ra, còn gây viêm tinh hoàn, viêm màng não, viêm não… Vùng tuyến nước bọt mang tai sưng to, sưng lan rộng ra xung quanh tuyến, da vùng tuyến sưng tấy đỏ đau, nói và nuốt đau, có hạch viêm phản ứng ở góc hàm hoặc sau tai cùng bên. Không thấy có tổn thương ngoài tuyến nước bọt Bệnh viêm tuyến nước bọt HỌC, HỌC NỮA, HỌC MÃI

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptvirus_quai_bi_0639.ppt
Tài liệu liên quan