Hạ tầng truyền thông trong những năm gần đây đã và đang trong giai đoạn biến
chuyển mạnh mẽ và đa dạng trên cả khía cạnh kỹ thuật và công nghệ. Với xu hƣớng
hội tụ các công nghệ mạng, hàng loạt các giải pháp điều khiển kết nối mới đƣợc đƣa
ra nhằm thích ứng với các điều kiện mạng và nâng cao chất lƣợng dịch vụ cho
ngƣời sử dụng
91 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 522 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Báo hiệu và điều khiển kết nối - Hoàng Trọng Minh (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ACM để thông báo hoàn thành việc nhận địa chỉ. Bản tin ACM
chứa thông tin về cƣớc (tính cƣớc, không tính cƣớc và dạng coin-box) cũng
nhƣ trạng thái thuê bao bị gọi (rỗi, chƣa xác định).
8) Khi nhận đƣợc bản tin ACM, tổng đài bên chủ thực hiện nối thông đƣờng
thoại cho tín hiệu hồi âm chuông từ phía tổng đài bị gọi tới thuê bao chủ gọi.
9) Khi thuê bao bị gọi nhấc máy, bản tin trả lời ANM sẽ đƣợc gửi đi kèm theo
thông tin tính cƣớc (có, không).
10) Khi nhận đƣợc bản tin ANM, tổng đài chủ gọi thực hiện việc tính cƣớc.
11) Khi thuê bao bị gọi đặt máy kết thúc cuộc gọi, bản tin giải toả cuộc gọi theo
hƣớng về (CBK) sẽ đƣợc gửi tới tổng đài chủ gọi.
PT
IT
50
12) Khi nhận đƣợc bản tin CBK, tổng đài chủ gọi sẽ báo cho thuê bao gọi bằng
âm hiệu báo gác máy. Khi thuê bao gọi gác máy, bản tin giải toả cuộc gọi
theo hƣớng đi (CLF) sẽ đƣợc gửi đi.
13) Khi tổng đài kết cuối nhận đƣợc bản tin CLF, mạch thoại sẽ đƣợc giải toả và
trở về trạng thái rỗi. Bản tin RLG sẽ đƣợc gửi đến tổng đài xuất phát cuộc
gọi để kết thúc.
14) Nhận đƣợc bản tin RLG tổng đài kết thúc cuộc nối.
Bên cạnh các bản tin sử dụng để thiết lập cuộc gọi tƣơng tự nhƣ cho cuộc gọi
thông thƣờng, cuộc gọi ISDN đƣợc bổ sung bởi một số bản tin để quản lý và giải
phóng kênh gồm: Bản tin giải phóng cuộc nối REL (release) để giải phóng kênh nối
kể cả kết nối không thành công; bản tin giải phóng hoàn toàn REC (realease
complete) để xác nhận kênh hoàn toàn rỗi để sử dụng cho các kết nối khác.
Các bƣớc thủ tục chính trong quá trình thiết lập, quản lý và giải phóng cuộc gọi
ISDN chỉ ra trên hình 2.16 gồm:
1) Khi thuê bao ISDN bắt đầu cuộc gọi, bản tin SETUP đƣợc truyền từ thiết bị
đầu cuối đến mạch DSLC sử dụng kênh D.
2) Tổng đài xuất phát cuộc gọi chuyển đổi bản tin SETUP nhận đƣợc thành bản
tin ISUP IAM rồi gửi tới tổng đài bên bị gọi.
3) Khi tổng đài bên bị gọi nhận đƣợc bản tin IAM, tổng đài gửi bản tin SETUP
tới thiết bị đầu cuối thuê bao bị gọi.
4) Thiết bị đầu cuối bên bị gọi thông báo cho thuê bao bên đó nhu cầu liên lạc.
Đồng thời thiết bị đầu cuối gửi bản tin ALERT tới tổng đài bên đó để báo
rằng thuê bao đang bị gọi.
5) Khi tổng đài bên bị gọi nhận đƣợc bản tin ALERT, tổng đài gửi bản tin ISUP
ACM (địa chỉ hoàn thành) cho tổng đài bên gọi.
6) Khi thuê bao bên bị gọi trả lời, thiết bị đầu cuối bên đó gửi bản tin CONN tới
tổng đài bên bị gọi mà ở đó bản tin chuyển đổi thành bản tin ANM (trả lời)
rồi gửi tới tổng đài bên gọi.
PT
IT
51
Kết thúc cuộc gọi từ phía chủ gọi hoặc bị gọi. Khi phía chủ gọi hoặc bị gọi đặt
máy, cuộc đàm thoại kết thúc, thiết bị đầu cuối gửi bản tin DISC tới tổng đài. Khi
tổng đài nhận đƣợc bản tin này, tổng đài gửi bản tin REL cho tổng đài bên kia.
Hình 2.10: Lưu đồ báo hiệu cho cuộc gọi ISDN
2.3 BỘ GIAO THỨC BÁO HIỆU H.323
2.3.1 Thành phần mạng báo hiệu H.323
H.323 là bộ giao thức của ITU-T định nghĩa các dịch vụ truyền thông đa
phƣơng tiện trên cơ sở mạng chuyển mạch gói. Phiên bản đầu tiên đƣợc đƣa ra vào
năm 1996 và gồm 5 phiên bản. Phiên bản 1 và 2 hỗ trợ giao thức H.245 trên nền
giao thức điều khiển truyền dẫn TCP (Transmision Control Protocol), Q.931 trên
nền TCP và các thủ tục đăng ký, quản trị và trạng thái RAS (Registration,
Admission and Status) trên nền giao thức dữ liệu ngƣời dùng UDP (User Datagram
PT
IT
52
Protocol). Các phiên bản 3 và 4 hỗ trợ thêm H.245 và Q.931 trên cả nền TCP và
UDP. Phiên bản 5 hỗ trợ các kiến trúc báo hiệu đảm bảo chất lƣợng dịch vụ.
Hình 2.11: Các thành phần mạng H.323
Kiến trúc H.323 đƣợc sử dụng rộng rãi trên cả mạng cục bộ LAN hoặc mạng
gói diện rộng WAN. Phiên thiết lập truyền thông đa điểm trong hệ thống H.323
đƣợc điều khiển bởi khối điều khiển đa điểm H.323. H.323 sử dụng trong mạng
WAN thông qua Gatekeeper hoặc các thiết bị Gateway. Gatekeeper còn có các chức
năng biên dịch địa chỉ, quản lý vùng, điều khiển băng thông, quản lý băng thông,
điều khiển cuộc gọi. Mọi kết nối WAN đều đƣợc xử lý bằng một hoặc nhiều
gateway H.323.Về mặt kỹ thuật, bất kể thiết bị nào nằm ngoài gateway H.323 đều
không đƣợc đề cập trong khuyến nghị H.323, nhƣng các gateway H.323 có thể phối
hợp hoạt động với các loại thiết bị khác nhau trong các cấu trúc mạng khác nhau.
Cấu hình mạng H.323 điển hình bao gồm các thành phần sau:
(i) Đầu cuối H.323
Thiết bị đầu cuối H.323 gắn liền với với ngƣời sử dụng để thực hiện truyền
thông chiều đa phƣơng tiện. Các đầu cuối H.323 cần phải hỗ trợ các chuẩn báo hiệu
và thủ tục kết nối sau:
o Chuẩn H.225 cho quá trình báo hiệu và thiết lập cuộc gọi.
Đầu cuối H.323 Gateway
Mạng chuyển
mạch kênh
Gatekeeper Khối đa điểm
Mạng chuyển
mạch gói
Mạng chuyển
mạch kênh
PT
IT
53
o Chuẩn H.245 cho việc trao đổi khả năng của đầu cuối và để tạo các kênh
thông tin.
o RAS cho việc đăng ký và điều khiển các hoạt động quản lý khác với GK
o RTP/RTCP đƣợc sử dụng cho việc truyền các gói tin đa phƣơng tiện.
o Các chuẩn mã hoá thoại.
(ii) Gateway
Gateway thực hiện chức năng chuyển đổi báo hiệu và dữ liệu giữa mạng IP và
các mạng khác. Làm cầu nối cho phép các mạng hoạt động dựa trên các giao thức
khác nhau có thể phối hợp với nhau. Cấu trúc của Gateway bao gồm bộ điều khiển
cổng đa phƣơng tiện MGC (Media Gateway controller), cổng đa phƣơng tiện MG
(Media Gateway) và cổng báo hiệu SG (Signalling Gateway) đƣợc minh họa trong
hình 2.12.
Hình 2.12: Cấu tạo của Gateway.
Các đặc tính cơ bản của một Gateway trong giao thức H.323 gồm có:
o Một Gateway phải hỗ trợ các giao thức báo hiệu hoạt động trong mạng
H.323 và mạng sử dụng chuyển mạch kênh.
o Về phía H.323, Gateway phải hỗ trợ báo hiệu điều khiển H.245 cho quá
trình trao đổi khả năng hoạt động của đầu cuối cũng nhƣ của Gateway,
báo hiệu cuộc gọi H.225, báo hiệu RAS. Về phía mạng chuyển mạch
kênh, Gateway phải hỗ trợ các giao thức hoạt động trong mạng chuyển
mạch kênh (nhƣ SS7 sử dụng trong PSTN).
PT
IT
54
(iii) Gatekeeper
Một Gatekeeper đƣợc xem là khối trung tâm điều khiển cuộc gọi trong mạng sử
dụng H.323. Mặc dù là thành phần tuỳ chọn, nhƣng Gatekeeper cung cấp các dịch
vụ quan trọng nhƣ biên dịch địa chỉ, sự phân quyền và nhận thực cho thiết bị đầu
cuối và Gateway, quản lý băng thông, thu thập số liệu và tính cƣớc. Các chức năng
này đƣợc mô tả trong hình 2.13.
Hình 2.13: Chức năng của một Gatekeeper
(iv) Khối điều khiển đa điểm MCU
MCU là thành phần hỗ trợ dịch vụ hội nghị điểm đa điểm nếu phiên làm việc có
sự tham gia của từ 2 đầu cuối H.323 trở lên. Mọi đầu cuối tham gia vào hội nghị
đều phải thiết lập một kết nối với MCU. MCU gồm hai chức năng cơ bản: Điều
khiển đa điểm và nhận, xử lý các luồng dữ liệu cho phiên đa điểm.
2.3.2 Các giao thức báo hiệu cuộc gọi trong H.323
Tiêu chuẩn H.323 có tham chiếu đến một tiêu chuẩn khác của ITU-T là H.225.
H.225 thực hiện báo hiệu cho việc điều khiển cuộc gọi. H.225 có quyền giống nhƣ
H.323 để xác định một tập hợp các khả năng báo hiệu cuộc gọi cho luồng đa
phƣơng tiện. H.225 sử dụng các bản tin đƣợc định nghĩa theo chuẩn báo hiệu điều
khiển H.245 để thiết lập và giải phóng các kênh dữ liệu đa phƣơng tiện.
Gatekeeper
H.225.0
RAS
(server)
H.225.0
Báo hiệu
cuộc gọi
H.245
Báo hiệu
điều khiển
Dịch vụ tính
cƣớc
Dịch vụ
bảo mật
Dịch vụ thƣ
mục
Quản lý
cuộc gọi/
chính sách
Các giao thức truyền tải và giao diện
mạng
PT
IT
55
Hình 2.14: Mô hình kết nối báo hiệu trong H.323
Các thủ tục H.225 cho phép chuyển các bản tin báo hiệu từ thiết bị gửi tới thiết bị
nhận. Yêu cầu thiết lập cuộc gọi đƣợc thực hiện trên các kênh H.225 là đăng ký,
quản lý và báo hiệu RAS (Register, Administrator and Signalling). RAS đƣợc định
nghĩa nhƣ một tài nguyên mạng và sử dụng UDP nhƣ một phƣơng thức truyền tải.
Kênh RAS giúp các thiết bị có thể giám sát đƣợc tín hiệu khởi tạo của các cuộc kết
nối.
Khi các yêu cầu đƣợc truyền trên RAS tới Gatekeeper, Gatekeeper trả lời các
thông tin về phía chủ gọi các thông tin bao gồm địa chỉ IP và số cổng TCP của thiết
bị bên bị gọi, cho phép ngƣời gọi thiết lập một kết nối TCP.
Để xem xét các luồng thông tin báo hiệu trong H.323, ta xem xét một mô hình
kết nối đơn giản nhƣ trên hình 2.14. Các thông tin báo hiệu điều khiển cuộc gọi
đƣợc thực hiện trên các kết nối từ thiết bị đầu cuối tới Gatekeeper và gateway.
Các bản tin của Q.931 đƣợc sử dụng tiếp theo sau khi quá trình bắt tay thành
công qua RAS. Nếu hệ thống không có Gatekeeper thì không cần đến RAS và
Q.931 là giao thức sẽ đƣợc sử dụng để thiết lập cuộc thoại giữa các đầu cuối. Q.931
thực hiện việc trao đổi trực tiếp các thông báo giữa 2 đầu cuối với mục đích thiết
lập cuộc gọi và chấm dứt cuộc gọi khi một trong các bên kết thúc hội thoại.
Khi hai bên đồng ý tham gia cuộc gọi sau quá trình bắt tay qua Q.931 thì bƣớc
tiếp theo là hai bên thống nhất một cách thức hội thoại phù hợp bao gồm các công
việc sau: thỏa thuận về bộ CODEC đƣợc sử dụng, mở hai cổng UDP kề nhau cho
các kênh logic truyền và điều khiển dòng thông tin đa phƣơng tiện, quản lý kênh
PT
IT
56
logic thông qua việc xác lập máy chủ/máy khách, điều khiển tốc độ truyền dòng bit.
Các công việc trên đƣợc thực hiện qua H.245.
2.3.3 Nguyên tắc hoạt động của thủ tục báo hiệu cuộc gọi
Trong quá trình thiết lập cuộc gọi qua H.323 gồm 5 giai đoạn theo ví dụ chỉ trên
hình 2.15 trên đây gồm:
Giai đoạn 1: Giai đoạn thiết lập cuộc gọi. Trong quá trình này, đầu cuối chủ gọi
thông báo cho bên bị gọi yêu cầu mở một kênh audio. Giai đoạn này cũng xác định
bản tin với mục đích thông báo cho chủ gọi là bên bị gọi đã nhận đƣợc thông báo về
cuộc gọi. Độ chính xác của tín hiệu thiết lập cuộc gọi tuỳ thuộc vào cấu hình mạng,
cụ thể là sự tồn tại và vị trí của các Gatekeeper. Trong mọi trƣờng hợp, đầu cuối chủ
gọi sẽ bắt đầu một kết nối có chƣa địa chỉ IP kênh điều khiển H245 với mục đích
thiết lập kênh truyền thông bằng bản tin H.245.
Hình 2.15: Tiến trình xử lý báo hiệu một cuộc gọi đơn giản trong H.323
Giai đoạn 2: Giai đoạn truyền thông và thiết lập khả năng trao đổi. Khi hoàn thành
giai đoạn thiết lập cuộc gọi, cả 2 đầu cuối sẽ bƣớc sang giai đoạn 2. Giai đoạn này
PT
IT
57
liên quan đến thiết lập kênh điều khiển H.245 thông qua việc trao đổi thông tin có
liên quan đến khả năng của từng điểm trong cuộc gọi. Trong trƣờng hợp này là khả
năng liên quan đến kiểu loại kênh truyền thông đƣợc hỗ trợ. Ví dụ các gateway
H.323 phải hỗ trợ cho các kênh audio.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thiết lập và truyền thông audio. Trong giai đoạn này, các đầu
cuối sẽ trao đổi để thiết lập các kênh logic sẽ truyền tải các luồng thông tin. Đối với
thông tin audio, mỗi đầu cuối cuộc gọi sẽ mở một kênh duy nhất bởi vì sẽ không có
một yêu cầu nào có cùng mã hoặc tốc độ bit đƣợc sử dụng theo cả hai hƣớng.
Giai đoạn 4: Giai đoạn xác lập tham số cuộc gọi. Tham số cuộc gọi là những thay
đổi các tham số đã đƣợc thoả thuận trong 3 giai đoạn trên. Các tham số này gồm cả
việc điều chỉnh băng tần mà cuộc gọi đòi hỏi, bổ sung hoặc loại bỏ các thành phần
tham gia cuộc gọi hoặc trao đổi trạng thái giữ tham số giữa gateway và đầu cuối.
Giai đoạn 5: Giải phóng cuộc gọi: Thiết bị muốn giải phóng cuộc gọi H.323 có thể
tiến hành đơn giản bằng cách cho phép chuyển các bản tin xoá cuộc gọi giống nhƣ
chuyển các bản tin thiết lập cuộc gọi đƣợc sử dụng lúc bắt đầu cuộc gọi. Cũng
giống nhƣ khi thiết lập, các thủ tục giải phóng cuộc gọi khác nhau tuỳ thuộc vào vai
trò của Gatekeeper trong cuộc gọi.
Nhƣ vậy, qua mô tả một cuộc gọi điển hình trên đây cho thấy các giao thức
nguyên thuỷ sử dụng điều khiển cuộc gọi trong H.323 là các giao thức H.225 và
H.245. Ngoài ra, giao thức báo hiệu từ đầu cuối tới đầu cuối đƣợc hỗ trợ bởi Q.931.
2.4 GIAO THỨC KHỞI TẠO PHIÊN SIP
Theo định nghĩa của IETF, “Giao thức khởi tạo phiên” SIP (Session Initiation
Protocol) là “giao thức báo hiệu lớp ứng dụng mô tả việc khởi tạo, thay đổi và giải
phóng các phiên kết nối tƣơng tác đa phƣơng tiện giữa những ngƣời sử dụng”.
SIP dựa trên ý tƣởng và cấu trúc của HTTP (HyperText Transfer Protocol) là
giao thức trao đổi thông tin của World Wide Web. SIP đƣợc định nghĩa nhƣ một
giao thức chủ/tớ (Client/Server), trong đó các yêu cầu đƣợc chủ gọi (Client) đƣa ra
PT
IT
58
và bên bị gọi (Server) trả lời. SIP sử dụng một số kiểu bản tin và các trƣờng mào
đầu của HTTP, xác định nội dung luồng thông tin theo mào đầu thực thể (mô tả nội
dung - kiểu loại) và cho phép xác nhận các phƣơng pháp sử dụng giống nhau đƣợc
sử dụng trên Web.
SIP định nghĩa các bản tin INVITE và ACK giống nhƣ bản tin Setup và Connect
trong H.225, trong đó cả hai đều định nghĩa quá trình mở một kênh đáng tin cậy mà
thông qua đó cuộc gọi có thể đi qua. Tuy nhiên khác với H.225, độ tin cậy của kênh
này không phụ thuộc vào TCP mà có thể tích hợp vào lớp ứng dụng nhằm nâng cao
khả năng tối ƣu hóa. SIP dựa vào giao thức mô tả phiên SDP (Session Description
Protocol) để thực hiện sự sắp xếp tƣơng tự theo cơ cấu chuyển đổi dung lƣợng của
H.245. SDP đƣợc dùng để nhận dạng mã thiết bị chuyển mạch và can thiệp vào giao
thức báo hiệu luồng thời gian thực RTSP (Real Time Stream Protocol) để sắp xếp
các tham số và khuôn dạng dữ liệu chung cho nhiều loại thông tin khi chuyển trong
SIP.
SIP là một giao thức điều khiển lớp ứng dụng mà có thể thiết lập, sửa đổi và kết
thúc các phiên truyền thông đa phƣơng tiện. SIP có thể mời các thành viên tham gia
vào các phiên truyền thông đơn hƣớng hoặc đa hƣớng. SIP hỗ trợ việc ánh xạ tên và
các dịch vụ chuyển tiếp một cách trong suốt, vì thế cho phép thực hiện các dịch vụ
thuê bao điện thoại của mạng thông minh và mạng ISDN. SIP hỗ trợ 5 khía cạnh
của việc thiết lập và kết thúc các truyền thông đa phƣơng tiện sau:
o Định vị ngƣời dùng (User location): xác định hệ thống đầu cuối đƣợc sử
dụng trong truyền thông.
o Các khả năng ngƣời dùng (User capabilities): xác định phƣơng tiện và các
thông số phƣơng tiện đƣợc sử dụng.
o Tính khả dụng ngƣời dùng (User Availability): xác định sự sẵn sàng của
bên đƣợc gọi để tiến hành truyền thông.
o Thiết lập cuộc gọi (Call setup): thiết lập các thông số của cuộc gọi tại cả
hai phía bị gọi và chủ gọi.
PT
IT
59
o Xử lý cuộc gọi (Call handling): bao gồm truyền tải và kết thúc cuộc gọi.
2.4.1 Thành phần mạng báo hiệu SIP
Các thành phần chính của một hệ thống SIP bao gồm các thành phần sau: Đầu
cuối SIP (UAC/UAS); Proxy server; Location server; Redirect server; Registrar
server.
Hình 2.16: Cấu trúc của hệ thống SIP
User Agent là thiết bị đầu cuối trong mạng SIP, nó có thể là một máy điện thoại
SIP hay một máy tính chạy phần mềm đầu cuối SIP. UA có thể khởi tạo, thay đổi
hay giải phóng cuộc gọi. Trong đó phân biệt hai loại UA: UAC (User Agent Client)
và UAS (User Agent Server). UAC là một thực thể thực hiện việc khởi tạo một cuộc
gọi còn UAS là một thực thể thực hiện việc nhận cuộc gọi. Nhƣng cả UAC và UAS
đều có thể giải phóng cuộc gọi.
Proxy Server là phần mềm trung gian hoạt động cả nhƣ Server và cả nhƣ Client
để thực hiện các yêu cầu thay thế cho các đầu cuối khác. Tất cả các yêu cầu đƣợc
xử lý tại chỗ bởi Proxy Server (nếu có thể) hoặc nó chuyển đến cho các máy chủ
khác. Trong trƣờng hợp Proxy Server không trực tiếp đáp ứng các yêu cầu này thì
Proxy Server sẽ thực hiện khâu chuyển đổi hoặc dịch sang khuôn dạng thích hợp
trƣớc khi chuyển đi.
PT
IT
60
Location Server là phần mềm định vị thuê bao, cung cấp thông tin về những vị trí
có thể của phía bị gọi cho các phần mềm Proxy Server và Redirect Server.
Redirect Server là phần mềm nhận yêu cầu SIP và chuyển đổi địa chỉ SIP sang
một số địa chỉ khác và gửi lại những địa chỉ này cho đầu cuối. Không giống nhƣ
Proxy Server, Redirect Server không bao giờ hoạt động nhƣ một đầu cuối, tức là
không gửi đi bất cứ một yêu cầu nào. Redirect Server cũng không thực hiện việc
chấp nhận hay huỷ cuộc gọi.
Registrar Server là phần mềm nhận các yêu cầu đăng ký Register. Trong nhiều
trƣờng hợp Registrar Server đảm nhiệm luôn một số chức năng an ninh nhƣ xác
nhận ngƣời sử dụng. Thông thƣờng Registrar Server đƣợc cài đặt cùng với Proxy
hoặc Redirect Server hoặc cung cấp dịch vụ định vị thuê bao. Mỗi lần đầu cuối
đƣợc bật lên (thí dụ máy điện thoại hoặc phần mềm SIP) thì đầu cuối lại đăng ký
với Server. Nếu đầu cuối cần thông báo với Server về địa điểm của mình thì bản tin
Register đƣợc gửi đi. Nói chung các đầu cuối đều thực hiện việc đăng ký lại một
cách định kỳ.
2.4.2 Kiến trúc chức năng
SIP là một giao thức phân lớp cho phép nhiều module khác nhau thực hiện chức
năng độc lập với sự kết nối lỏng giữa mỗi lớp. Cấu trúc của SIP trong quá trình gửi
yêu cầu và nhận đáp ứng đƣợc phân lớp nhƣ trên hình 2.17.
Cú pháp và mã hóa
Truyền tải
Giao dịch
Giao dịch
người dùng
Hình 2.17: Các lớp giao thức SIP
Lớp đầu tiên trong giao thức là lớp cú pháp và mã hóa. Lớp này sử dụng văn
phạm ABNF (Augmented Backus-Naur Form) để đƣa ra các nguyên tắc mã hóa và
PT
IT
61
khuôn dạng cú pháp cho bản tin SIP. Khuôn dạng này đƣợc mô tả chi tiết trong
RFC2234.
Lớp thứ hai trong cấu trúc SIP là lớp truyền tải. Đây là lớp chỉ thị cho client gửi
yêu cầu và nhận các đáp ứng và server nhận yêu cầu và gửi các đáp ứng nhƣ thế
nào. Lớp truyền tải gần giống với lớp socket của một thực thể SIP.
Lớp thứ ba trong cấu trúc SIP là lớp giao dịch. Một giao dịch trong các thuật ngữ
SIP là một yêu cầu đƣợc gửi bởi một client tới một server, cùng với tất cả các đáp
ứng cho yêu cầu đƣợc đó đƣợc gửi từ server về client. Lớp giao dịch xử lý việc
tƣơng thích đáp ứng cho yêu cầu. Thời gian hết hạn của quá trình phát lại và giao
dịch của lớp ứng dụng cũng đƣợc xử lý trong lớp này và phụ thuộc vào giao thức
truyền tải đƣợc sử dụng. Các giao dịch sử dụng lớp truyền tải để gửi và nhận yêu
cầu và đáp ứng.
Lớp thứ tƣ là lớp giao dịch chứa bốn cơ chế trạng thái giao dịch. Mỗi cơ chế
trạng thái giao dịch có các tham số định thời, nguyên tắc phát lại và nguyên tắc kết
cuối riêng biệt.
2.4.3 Bản tin SIP và giao thức SDP
SIP là giao thức dạng văn bản, sử dụng bộ ký tự ISO 10646 trong mã hoá UTF-8
trong RFC 2279. Điều này tạo cho SIP tính linh hoạt, mở rộng và dễ thực thi các
ngôn ngữ lập trình cấp cao nhƣ Java, Tol, Perl. Cú pháp của SIP gần giống với giao
thức HTTP, nó cho phép dùng lại mã và đơn giản hóa sự liên kết của các máy phục
vụ SIP với các máy phục vụ Web. Tuy nhiên, SIP không phải là một dạng mở rộng
của HTTP và có thể sử dụng với giao thức UDP. Các dạng bản tin của SIP nhƣ sau:
INVITE - Bắt đầu thiết lập cuộc gọi bằng cách gửi bản tin mời đầu cuối khác
tham gia
ACK - Bản tin này khẳng định client đã nhận đƣợc bản tin trả lời bản tin INVITE
BYE - Bắt đầu kết thúc cuộc gọi
CANCEL - Huỷ yêu cầu đang nằm trong hàng đợi
REGISTER - Đầu cuối SIP sử dụng bản tin này để đăng ký với Registrar Server
OPTIONS - Sử dụng để xác định năng lực của server
PT
IT
62
INFO - Sử dụng để tải các thông tin nhƣ tone DTMF
Giao thức SIP có nhiều điểm trùng hợp với giao thức HTTP. Các bản tin trả lời
các bản tin SIP nêu trên gồm có:
1xx - Các bản tin chung
2xx - Thành công
3xx - Chuyển địa chỉ
4xx - Yêu cầu không đƣợc đáp ứng
5xx - Sự cố của server
6xx - Sự cố toàn mạng.
Cấu trúc bản tin SIP
Cả hai loại bản tin trên đều sử dụng chung một định dạng cơ bản đƣợc quy định
trong RFC 2822 với cấu trúc gồm một dòng khởi đầu (start – line), một số trƣờng
tiêu đề và một phần thân bản tin tuỳ chọn (hình 2.18).
Hình 2.18: Cấu trúc bản tin SIP
Trong đó, dòng bắt đầu, các dòng tiêu đề hay các dòng trắng phải đƣợc kết thúc
bằng một ký tự xuống dòng (CRLF) và phải lƣu ý rằng dòng trắng vẫn phải có để
ngăn cách phần tiêu đề và phần thân của bản tin ngay cả khi phần thân bản tin là
rỗng.
Start line: Mỗi bản tin SIP đƣợc bắt đầu với một Start Line, Start Line vận chuyển
loại bản tin (phƣơng thức trong các Request, và mã đáp ứng trong các bản tin đáp
ứng) và phiên bản của giao thức. Start line có thể là Request-Line (trong các yêu
cầu) hoặc là Status-Line (trong các đáp ứng).
Headers: Các trƣờng Hearder của SIP đƣợc sử dụng để vận chuyển các thuộc tính
của bản tin và để thay đổi ý nghĩa của bản tin. Chúng tƣơng tự nhƣ các trƣờng tiêu
PT
IT
63
để của bản tin HTTP theo cả cú pháp và ngữ nghĩa. Tiêu đề bản tin bao gồm bốn
loại: tiêu đề chung, tiêu đề yêu cầu, tiêu đề đáp ứng và tiêu để thực thể.
Body: Thân bản tin đƣợc sử dụng để mô tả phiên đƣợc khởi tạo (ví dụ: trong một
phiên multimedia phần này sẽ mang loại mã hóa audio và video, tốc độ lấy mẫu ),
hoặc nó có thể đƣợc sử dụng để mang dữ liệu dƣới dạng text hoặc nhị phân (không
đƣợc dịch) mà liên quan đến phiên đó. Phần thân bản tin có thể xuất hiện trong cả
bản tin yêu cầu và đáp ứng. Các loại Body bao gồm: giao thức mô tả phiên SDP,
mở rộng thƣ điện tử internet đa mục đích MIME (Multipurpose Internet Mail
Extentions) và các phần định nghĩa trong IETF.
SDP là một giao thức lớp ứng dụng đƣợc IETF thiết kế để mô tả các phiên đa
phƣơng tiện và là giao thức dựa trên văn bản. SDP mang thông tin về các luồng
phƣơng tiện để các bên tham gia phiên đa phƣơng tiện có thể biết đƣợc thông tin
thiết lập tƣơng ứng. SDP chỉ có mục đích mô tả phiên chứ không phải để đàm phán
các phƣơng thức mã hoá phƣơng tiện. Nó không chứa bất kỳ giao thức chuyển tải
nào. Vì thế thông thƣờng SDP đƣợc chứa trong phần tải tin của các giao thức khác.
Chẳng hạn phần tải tin trong bản tin INVITE có thể chứa SDP nếu có chỉ thị về nó
trong tiêu đề content-type và content-application. Một bản tin SDP bao gồm các
mức thông tin sau:
o Mô tả mức phiên. Mức này bao gồm nhận dạng phiên và các thông số mức
phiên khác nhƣ địa chỉ IP, chủ đề, thông tin giao tiếp về bộ tạo và/hay phiên.
o Mô tả mức định thời. Thời gian bắt đầu và kết thúc, thời gian lặp lại, một hay
nhiều mô tả mức phƣơng tiện.
o Khuôn dạng và loại phƣơng tiện. Giao thức truyền tải và số cổng, các thông
số mức phƣơng tiện khác.
2.4.4 Thủ tục trao đổi thông tin của SIP
Trong một cuộc hội thoại SIP, mỗi bên tham gia đƣợc gắn một địa chỉ SIP (SIP
URL), địa chỉ này do ngƣời dùng đăng ký với SIP Server. Để tạo một cuộc gọi SIP,
phía chủ gọi định vị tới máy phục vụ thích ứng và sau đó gửi một yêu cầu SIP. Hoạt
PT
IT
64
động SIP thƣờng xuyên nhất là lời mời các thành viên tham gia hội thoại. Thành
phần Register đóng vai trò tiếp nhận các yêu cầu đăng ký từ UA và lƣu trữ các
thông tin này tại một dịch vụ phi SIP (Non-SIP). Một địa chỉ SIP có dạng
user@host. Phần user là một tên của ngƣời sử dụng hay tên của một máy điện thoại.
Phần host có thể là một tên miền hoặc một địa chỉ mạng. SIP URL đƣợc dùng trong
các bản tin SIP để thông báo về nơi gửi (From), đích hiện thời (Request URI) và nơi
nhận cuối cùng (To) của một yêu cầu SIP và chỉ rõ địa chỉ gián tiếp. Một SIP URL
có thể gắn vào một trang Web hoặc những siêu liên kết (Hyperlink) khác để thông
báo rằng ngƣời dùng hoặc dịch vụ có thể gọi thông qua SIP.
Quá trình định vị tới máy chủ SIP
Khi một Client muốn gửi đi một yêu cầu, Client sẽ gửi bản tin yêu cầu đó tới SIP
máy chủ Proxy, hoặc tới địa chỉ IP và cổng tƣơng ứng trong địa chỉ của yêu cầu SIP
(Request-URI). Trƣờng hợp đầu, yêu cầu đƣợc gửi tới máy chủ Proxy không phụ
thuộc vào địa chỉ của yêu cầu. Với trƣờng hợp sau, Client phải xác định giao thức,
cổng và địa chỉ IP của Server mà yêu cầu đƣợc gửi đến.
Một Client thực hiện các bƣớc tiếp theo để có đƣợc những thông tin này. Client
cố gắng liên lạc với Server theo số cổng đƣợc chỉ ra trong địa chỉ yêu cầu SIP
(Request-URI). Nếu không có số cổng nào chỉ ra trong Request-URI, Client sẽ sử
dụng địa chỉ cổng mặc định là 5060. Nếu Request-URI chỉ rõ là sử dụng giao thức
TCP hay UDP, Client sẽ làm việc với Server theo giao thức đó. Nếu không có giao
thức nào đƣợc chỉ ra thì Client cố gắng dùng giao thức UDP (nếu không hỗ trợ
TCP) hoặc sử dụng giao thức TCP cho hoạt động của mình (chỉ đƣợc hỗ trợ TCP
mà không đƣợc hỗ trợ UDP).
Client cố gắng tìm một hay nhiều địa chỉ cho SIP Server bằng việc truy vấn DNS
(Domain Name System) theo các thủ tục sau:
Nếu địa chỉ Host trong địa chỉ Request-URI là một địa chỉ IP thì Client làm việc
với Server bằng địa chỉ đƣợc đƣa ra. Nếu đó không phải là một địa chỉ IP, Client
thực hiện bƣớc tiếp theo.
PT
IT
65
Client đƣa ra câu hỏi tới DNS Server về bản ghi địa chỉ cho địa chỉ Host trong
địa chỉ Request-URI. DSN sẽ trả về một bản ghi danh sách các địa chỉ. Lúc đó việc
lựa chọn một trong các địa chỉ này là tùy ý. Còn nếu DNS Server không đƣa ra bản
ghi địa chỉ, Client sẽ kết thúc hoạt động, có nghĩa nó không thực hiện đƣợc việc
định vị máy chủ. Nhờ bản ghi địa chỉ, sự lựa chọn tiếp theo cho giao thức mạng của
Client có nhiều khả năng thành công hơn. Một quá trình thực hiện thành công là quá
trình có mộ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_bao_hieu_va_dieu_khien_ket_noi_hoang_trong_minh_ph.pdf