BÀI 1: HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ XĂNG
(DÙNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ)
Thời gian: 7h (LT: 3h; TH: 4 h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;
- Giải thích được cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ xăng;
- Tháo, lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng bên ngòai các bộ phận của hệ thống nhiên liệu đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Rèn luyện cho học sinh đức tính ham học hỏi, ham hiểu biết, sáng tạo trong công việc.
Nội dung của bài:
41 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 1278 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống nhiện liệu động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h kẹt bướm ga sơ cấp.
Ở bộ chế hoà khí hai họng, do bướm ga sơ cấp ít hoạt động nên, nên nó dễ bị kẹt vào thân bộ chế hoà khí do bụi bẩn. Để tránh điều này, khi cánh bướm ga sơ cấp mở lớn hợn một góc q thì đầu của cần B sẽ chạm vào cần C làm bướm ga thứ cấp mở nhẹ.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga.
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Hiện tượng
Nguyên nhân
- Động cơ không đạt được tốc độ cao
- Cơ cấu hạn chế tốc độ điều chỉnh chưa đúng, lò xo của cam căn giữ van đĩa yếu làm cho cơ cấu làm việc quá sớm
- Cơ cấu hạn chế tốc độ không làm việc
- Điều chỉnh không đúng, cơ cấu truyền dẫn bị hỏng kẹt.
- Động cơ bị chết máy sau khi khởi động
+ Với bộ chế hoà khí sử dụng bướm gió có van một chiều có thể do van một chiều bị kẹt, ta phải kiểm tra lại.
+ Với bộ chế dùng cuộn dây lưỡng kim, được đốt nóng bằng khí xả hoặc điện, có thể do cuộn dây lưỡng kim bị hỏng, bị kẹt.
+ Với bộ chế dùng pittông chân không ta phải kiểm tra lại đường chân không nối với buồng xilanh tạo chân không hút pittông đóng bướm gió.
- Mở hết ga nhưng máy không phát huy công suất tối đa
- Đối với bộ chế hoà khí sử dụng hai họng, có thể do bướm ga thứ cấp không mở, màng chân không mở bướm ga thứ cấp bị rách, thủng
- Lọt khí đường ống nạp
- Lên ga máy không bốc, trục bướm ga có độ rơ, động cơ nổ không ổn định
- Lọt khí ở trục bướm ga và lỗ trục bướm ga
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
B1: Tháo bộ chế hoà khí;
B2: Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của cơ cấu hạn chế tốc độ;
B3: Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu: các lò xo, các cần dẫn động;
B4: Thay thế các chi tiết bị hỏng, vô mỡ bôi trơn các lỗ chốt.
B5: Lắp các chi tiết của cơ cấu hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga
B6: Lắp bộ chế hoà khí, kiểm tra tốc độ của động cơ, điều chỉnh lại cơ cấu nếu cơ cấu làm việc quá sớm làm động cơ không có tốc độ cao
4. Bảo dưỡng và sửa chữa:
- Quy trình: Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa cơ cấu hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga.
B1: Tháo bộ chế hoà khí;
B2: Vệ sinh sạch sẽ các bộ phận của cơ cấu hạn chế tốc độ;
B3: Kiểm tra các chi tiết của cơ cấu: các lò xo, các cần dẫn động;
B4: Thay thế các chi tiết bị hỏng, vô mỡ bôi trơn các lỗ chốt.
B5: Lắp các chi tiết của cơ cấu hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga
B6: Lắp bộ chế hoà khí, kiểm tra tốc độ của động cơ, điều chỉnh lại cơ cấu nếu cơ cấu làm việc quá sớm làm động cơ không có tốc độ cao
- Bảo dưỡng:
+ Tháo và kiểm tra chi tiết: Cơ cấu hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga: đây là các chi tiết cơ khí, vì vậy có các hư hỏng có thể xảy ra như sau: cong, mòn, gãy. Khắc phục sửa chữa bằng cách thêm bạc, nếu hỏng nặng ta phải thay mới.
+ Làm sạch các chi tiết bằng dung dịch rửa chuyên dùng cho bộ chế hòa khí và vô mỡ bôi trơn các chốt, lỗ...
+ Lắp và điều chỉnh: Bộ hạn chế tốc độ, đóng mở bướm gió, bướm ga
5. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ của cơ cấu hạn chế tốc độ, cơ cấu đóng mở bướm gió, bướm ga của bộ chế hòa khí?
Câu 2: Em hãy cho biết các hiện tượng, nguyên nhân và biện pháp sửa chữa cơ cấu đóng mở bướm gió, bướm ga của bộ chế hòa khí?
BÀI 6: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG BỘ CHẾ HÒA KHÍ
Thời gian: 24 h (LT: 4; TH: 20 h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của bộ chế hòa khí.
- Giải thích được cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của bộ chế hòa khí.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được bộ chế hòa khí đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, ham học hỏi, tư duy, thuần thục trong công việc
Nội dung của bài:
1. Mục đích, yêu cầu
1.1. Mục đích:
- Nhằm duy trì tình trạng làm việc tốt của bộ chế hoà khí
- Khắc phục kịp thời những hư hỏng có thể xảy ra đối với bộ chế hoà khí
- Nâng cao độ tin cậy và duy trì công suất của ôtô
1.2. Yêu cầu:
- Đảm bảo các hệ thống của bộ chế hoà khí hoạt động tốt.
- Động cơ phát huy công suất tốt
- Đề xuất sửa chữa kịp thời những sai hỏng của bộ chế hoà khí.
2. Quy trình bảo dưỡng:
1. Tháo bộ chế hoà khí
2. Tháo rời các chi tiết của bộ chế hoà khí
3. Vệ sinh, kiểm tra và lên phương án sửa chữa các chi tiết
4. Lắp lại bộ chế hoà khí
5. Vận hành động cơ, kiểm tra, điều chỉnh hệ thống không tải, cơ cấu đóng mở bướm ga, bướm gió.
3. Thực hành bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng (dùng chế hòa khí)
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Hiện tượng
Nguyên nhân
- Xe nhả nhiều khói đen, nổ bất thường ở ống bô, xe chạy không ổn định
- Do thừa xăng
- Lên ga máy không bốc, nổ lụp bụp ở bộ chế hoà khí, xe chạy không ổn định, Kiểm tra bắng cách đóng 1/2 bướm gió thì động cơ làm việc bình thường
- Do thiếu xăng
- Xe chạy ở tốc độ cao không ổn định
- Gíc lơ chính không chuẩn
* Các nguyên nhân làm hỗn hợp hoà khí không đảm bảo đúng tỷ lệ như sau:
- Nứt, vỡ thân do va chạm hoặc hở các gioăng đệm do lắp ghép;
- Gíclơ nhiên liệu, không khí bị mòn, tắc làm cho hỗn hợp không đúng tỷ lệ quy định lúc quá đậm (do nhiều xăng hoặc do ít không khí) hoặc lúc quá nhạt (do ít xăng hoặc do nhiều không khí);
- Van kim hoặc phao bị kẹt, móp hoặc thủng làm cho mức xăng trong buồng phao không đúng;
- Mòn chi tiết bướm ga gây khó điều chỉnh chạy không tải, mòn trục bướm ga gây hiện tượng lọt khí ở trục bướmg ga làm cho hỗn hợp nhạt;
- Các cơ cấu điều khiển nếu bị hư hỏng hay biến dạng sẽ gây khó khăn cho việc điều khiển động cơ;
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
a. Tháo bộ chế hoà khí ra khỏi xe: Tháo các chi tiết liên quan đến bộ chế hoá khí và tháo bộ chế hoà khí ra khỏi xe, dùng vải che vị trí lắp bộ chế hoà khí trên cụm ống nạp.
b. Tháo rửa các chi tiết của bộ chế hoà khí:
B1: Tháo các cần điều khiển bên ngoài của bộ chế hoà khí;
B2: Tháo vít bắt giữ để tháo rời nắp, thân và đế của bộ chế hoà khí, chú ý không được làm rách gioăng của bộ chế hoà khí nếu muốn dùng lại;
B3: Tháo phao và các gíc lơ, bơm tăng tốc và các bộ phận bên trong khác để thông rửa.
* Chú ý khi tháo:
+ Ghi nhớ vị trí thanh nối và các chi tiết lắp ghép trước khi tháo vì các chi tiết của bộ chế hoà khí hiện đại khá nhiều các bộ phận và chi tiết nên khi lắp dễ bị nhầm lẫn;
+ Tháo các bộ phận điện, các chi tiết không chịu xăng cần tháo ra khỏi bộ chế hoà khí trước khi tiến hành ngâm rửa;
+ Vòi phun khi tháo ra để ngâm rửa phải hết sức cẩn thận, không làm xước hoặc hư hỏng, vì vòi phun thường đi liền với bộ chế hoà khí, nên nếu bị hư thì phải thay bộ chế hoà khí mới;
+ Tháo vít điều chỉnh không tải, trước khi tháo phải vặn vào đến hết vít điều chỉnh đồng thời đếm số vòng, để sau này sau khi sửa chữa vẫn đảm bảo lắp đúng vít điều chỉnh không tải.
c. Kiểm tra sửa chữa các chi tiết:
- Các bề mặt lắp ghép của nắp, thân và đế của bộ chế hoà khí nếu không phẳng, xước, rỗ có thể mài phẳng lại
- Trục bướm ga và ổ trục nếu mòn lớn có thể hàn đắp rồi mài lại hoặc thay trục mới, đảm bảo khe hở là 0.05mm; nếu lỗ mòn quá có thể đóng bạc.
- Píttông bơm tăng tốc dùng nồi da khi bị chùng, bị mòn thì phải thay mới.
- Phao bị bẹp hoặc thủng thì phải thay mới, nếu bị bẹp ít thì có thể nhúng vào nước sôi để không khí bên trong phao thổi phòng phao lên. Nếu phao bị thủng ít thì có thể hàn bằng thiết, chú ý mối hàn phải mỏng để đảm bảo khối lượng của bầu phao không tăng lên quá 0.5g so với khối lượng phao nguyên thuỷ.
- Van kim được kiểm tra bằng cách thử áp 0.3-0.5Kg/cm2 hoặc thử bằng phương pháp chân không với độ chận không khoảng 1-1.5m cột nước trong thời gian thấp hơn 30 giây. Nếu van không đảm bảo độ kín khít thì phải tiến hành rà lại bằng bột ra tinh rồi kiểm tra lại, nếu không được ta phải thay mới.
- Các giclơ chính kiểm tra năng lực thông qua bằng cách cho nước chảy qua gíclơ với áp lực là 1m cột nước ở điều kiện nhiệt độ 200C, được tính bằng cm3/phút. Thông số này đã được nhà chế tạo khắc trên giclơ sau khi kiểm tra xuất xưởng. Nếu năng lực thông qua của giclơ lớn hơn yêu cầu phải thay mới giclơ.
Hình 6.1.: Sơ đồ kiểm tra giclơ chính bằng năng lực thông qua
Chú thích
1:thùng nước dưới; 2: Lưới lọc; 3: Thùng nước trên; 4:máng tràn; 5: Ống nước tràn; 6: Van; 7: Giclơ; 8: Cốc đo lưu lượng; 9: Đồng hồ bấm giờ; 10:Cơ cấu đòn bẩy (bấm giờ); 11: Tấm chắn
d. Lắp bộ chế hoà khí và điều chỉnh các cần nối
Khi lắp phải đảm bảo kín khít giữa các mặt bích, vặn giclơ vừa chặt trong lỗ, các bộ phận dẫn động bướm ga, bướm gió phải hoạt động trơn tru, Cơ cấu dẫn động van làm đậm bằng cơ khí thì phải đảm bảo mở van ở thời điểm bướm ga mở 85%. Vị trí phao xăng phải đảm bảo mức xăng đúng quy định. Khi vặn chặt các vít giữ thân và nắp phải vặn đều đối xứng từ tâm ra ngoài.
- Điều chỉnh phao xăng:
Thông thường phao được hàn với cán phao (lưỡi gà), còn cán phao được lắp với bản lề đóng mở van kim. Vì vậy khi lắp phao xăng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật sau:
- Phao phải song song và không chạm vào thành buồng phao, cán phao khi tỳ đóng van kim phải vuông góc với van kim để tránh kẹt van kim.
Đa số các bộ chế hòa khí đều có chỗ để kiểm tra mức xăng trong bầu phao, nếu mức xăng trong bầu phao ngang vạt mức xăng trên ô kính hoặc mấp mé lỗ thăm khi mở vít kiểm tra. Nếu mức xăng trong bầu phao cao hơn phải mở ra điều chỉnh lại cán phao để mức xăng trong bầu phao đúng mức quy đinh.
e. Lắp bộ chế hoà khí lên xe
Quy trình lắp ngược với qúa trình tháo, sau khi lắp bộ chế hoà khí trên xe, tiến hành khởi động động cơ và kiểm tra, điều chỉnh hệ thống chạy chậm không tải và các hệ thống khác nếu cần.
4. Bảo dưỡng thường xuyên:
Kiểm tra và điều chỉnh các cần nối, mức phao xăng
Khi lắp phải đảm bảo kín khít giữa các mặt bích, vặn giclơ vừa chặt trong lỗ, các bộ phận dẫn động bướm ga, bướm gió phải hoạt động trơn tru, Cơ cấu dẫn động van làm đậm bằng cơ khí thì phải đảm bảo mở van ở thời điểm bướm ga mở 85%. Vị trí phao xăng phải đảm bảo mức xăng đúng quy định. Khi vặn chặt các vít giữ thân và nắp phải vặn đều đối xứng từ tâm ra ngoài.
Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống không tải, hệ thống đóng mở bướm gío, bướm ga.
5. Bảo dưỡng định kỳ:
- Quy trình Tháo lắp, bảo dưỡng và sửa chữa bộ chế hòa khí
B1: Tháo các cực ác quy
B2: Tháo các chi tiết liên quan đến bộ chế hoà khí
+ Đường dẫn xăng
+ Hệ thống lọc gió
+ Các giắc điện đến bộ chế hoà khí
+ Các đường ống chân không
Chú ý: Khi tháo phải đánh dấu các ống chân không, các giắc nối điện
B3: Tháo bộ chế hoà khí ra khỏi động cơ
B4: Tháo rời bộ chế hoà khí, vệ sinh các chi tiết
Chú ý: Không được sử dụng dây kim loại để vệ sinh các giclơ, khi tháo các chi tiết giclơ phải ghi nhớ vị trí lắp đặt, tháo vòi phun chính cẩn thận mặt lắp bích lắp ghép giữa vòi phun và thân bộ chế hoà khí.
B5: Tiến hành vệ sinh các chi tiết, kiểm tra bằng mắt thường: nắp, thân, đế bộ chế hoà khí nếu mặt bích lắp ghép bị rỗ, xướt nhiều ta có thể rà phẳng lại trong giới hạn cho phép, kiểm tra các gíc lơ chính.
Kiểm tra cơ cấu đi ga, các cần dẫn động: nếu bị cong, ta có thể uốn lại.
6. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Em hãy trình bày mục đích, yêu cầu của việc bảo dưỡng bộ chế hòa khí là gì?
Câu 2: Em hãy trình bày nội dung bảo dưỡng thường xuyên bộ chế hòa khí là gì?
Câu 3: Em hãy trình bày nội dung bảo dưỡng định kỳ bộ chế hòa khí là gì?
BÀI 7: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG THÙNG NHIÊN LIỆU VÀ BẦU LỌC
Thời gian: 7 h (LT: 2; TH: 5 h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Giải thích được cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được thùng nhiên liệu và bầu lọc đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, ham học hỏi, tư duy, thuần thục trong công việc
Nội dung của bài:
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của thùng nhiên liệu và bầu lọc.
1.1. Nhiệm vụ:
Dùng để chứa nhiên liệu xăng đủ lớn để ôtô có thể hoạt động một quảng đường dài mà không cần phải tiếp nhiên liệu.
1.2. Yêu cầu:
Xăng trong thùng nhiên liệu không được hao hụt lớn, không gây ô nhiễm môi trường.
2. Cấu tạo thùng nhiên liệu và hoạt động của bầu lọc.
2.1. Cấu tạo:
Thùng nhiên liệu được chế tạo bằng tôn hoặc bằng cao su cứng. Nó được đặt ở phía sau xe để tránh sự rò rỉ nhiên liệu do va chạm. Bên trong thùng còn có các vách ngăn ăn thông với nhau để ngăn xăng dao động khi xe chuyển động.
Đường ống hồi nhiên liệu được nối với bộ chế hoà khí hoặc bơm nhiên liệu. Đường ống chống ô nhiễm môi trường được nối với hộp chứa than hoạt tính.
Lọc nhiên liệu được bố trí giữa thùng nhiên liệu và bơm xăng. Vỏ của bầu lọc được làm bằng nhựa trong có thể dễ dàng quan sát được bên trong, phần tử lọc được làm bằng giấy đặc biệt.
2.2. Nguyên lý hoạt động của bầu lọc:
Khi động cơ làm việc, bơm xăng hút xăng từ thùng xăng đến bên ngoài của bầu lọc, sau đó mới đi qua lọc và vào bên trong. Khi nhiên liệu vào lọc, tốc độ nhiên liệu di chuyển chậm lại. Vì vậy các hạt cặn bẩn và nước trong xăng sẽ lắng đọng phía dưới đáy lọc. Phần bụi bẩn còn lại không lắng được sẽ được lọc sạch trước khi cung cấp đến bộ chế hoà khí.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc.
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng
Hiện tượng
Nguyên nhân
- Thùng nhiên liệu, các ống dẫn xăng ẩm uớt, có mùi xăng, tiêu hao nhiên liệu tăng
- Thùng nhiên liệu bị nứt, thủng
- Các đường ống dẫn xăng bị nứt
- Các mối nối bị rò rỉ xăng
- Công suất động cơ yếu, nổ lụp bụp ở bộ chế hào khí, quan sát thấy buồng phao có nhiều cau cặn bẩn
- Bầu lọc xăng bị bẩn
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
Khi có sự nghẽn mạch xăng ta phải kiểm tra thùng xăng, bầu lọc xăng thông tốt các đường ống.
B1: Xả xăng ra khỏi thùng xăng
B2: Tháo các chi tiết liên quan đến thùng xăng, bầu lọc xăng
B3: Tháo các đường ống dẫn xăng, tháo thùng xăng, bầu lọc xăng
B4: Vệ sinh sạch sẽ các chi tiết như thùng xăng, kiểm tra lọc xăng nếu lọc xăng bẩn phải thay mới lọc xăng
B5: Kiểm tra độ kín của thùng xăng, nếu bị thủng ta phải hạn lại bằng hàn hơi (chú ý phải đảm bảo trong thùng xăng không còn xăng cũng như hơi xăng, khi tiến hành hàn thùng xăng)
B6: Lắp lại thùng xăng và bầu lọc xăng.
4. Bảo dưỡng và sửa chữa thùng nhiên liệu và bầu lọc.
- Quy trình: Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp thùng nhiên liệu và bầu lọc.
+ Quy trình tháo như mục trên
- Bảo dưỡng:
Thùng nhiên liệu : thùng nhiên liệu kiểm tra xem có bị rỉ xét, bị rò rỉ xăng không, trong quá trình ô tô hoạt động một số thùng xăng bị móp do va đập với các vật thể ở đường như: đá... vì vậy ta phải gò lại những chỗ bị móp
Bầu lọc: định kì phải thay bầu lọc xăng mới
5. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ, yêu câu của thùng nhiên liệu và bầu lọc?
Câu 2: Em hãy trình bày cấu tạo của bầu lọc và thùng nhiên liệu?
Câu 3: Em hãy nêu các hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng thùng nhiên liệu và bầu lọc
BÀI 8: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG ỐNG NHIÊN LIỆU, ỐNG NẠP VÀ ỐNG XẢ
Thời gian: 7 h (LT: 2; TH: 5 h)
Mục tiêu của bài:
Học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ của ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
- Giải thích được cấu tạo ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
- Tháo lắp, nhận dạng và kiểm tra, bảo dưỡng sửa chữa được ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, ham học hỏi, tư duy, thuần thục trong công việc
1. Nhiệm vụ, yêu cầu của ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả
1.1. Nhiệm vụ:
- Đối với ống dẫn nhiên liệu: có nhiệm vụ truyền dẫn xăng từ thùng xăng, qua bơm xăng, bầu lọc xăng và đế bộ chế hoà khí
- Đối với cụm ống nạp có nhiệm vụ nạp tải hỗn hợp nhiên liệu-khí và phân phối đếu đến các xilanh. Một cách lý tưởng là mỗi xilanh nhận một hỗn hợp như nhau và tỷ lệ nhiên liệu-không khí như nhau. Nhưng thực tế, thường các xilanh ở cuối mỗi đầu của cụm ống thường nhận một hỗn hợp giàu hơn. Nguyên nhân có thể được giải thích như sau: khi nhiên liệu không hoá hơi hoàn toàn thì các hạt nhiện liệu này nặng sẽ khó quẹt qua các chỗ cong gấp do quán tính mà thường di chuyển đếm cuối ống. Chính điều này đọng ở cuối đoạn ống sẽ bốc hơi và làm cho hỗn hợp hoà khí ở xilanh xa bộ chế hoà khí sẽ giàu nhiên liệu. Để khắc phục hiện tượng này các cụm ống nạp thường được sưởi nóng bởi đường ống xả để đảm bảo cho xăng được hoá hơi hoàn toàn.
- Đối với cụm ống xả hay hệ thống thoát khí có nhiệm vụ hấp thụ, làm giảm tiếng ồn và làm sạch khí thoát từ động cơ.
2. Cấu tạo ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
- Cấu tạo các ống dẫn nhiên liệu được làm bằng các ống cao xu, ở đầu ở mỗi ống nối với các đường vào ra nhiên liệu được bắt chặt bằng các đai Curiê
- Cấu tạo cụm ống nạp được đúc bằng gang hay hợp kim nhôm. Những rãnh, những đường dẫn được thiết kế tránh không tạo thành các góc nhọn và sao cho có chiều dài tối thiểu.
- Cấu tạo cụm ống xả được đúc bằng gang.
3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
3.1. Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng.
Hiện tượng
Nguyên nhân
- Động cơ nổ không ổn định, lên ga máy không bốc, nổ lụp bụp ở bộ chế hoà khí, nghe thấy tiếng rít phát ra ở bộ chế hoà khí
- Lọt khí vào đường ống nạp, có thể do lắp ghép cụm ống nạp vào động cơ không đúng kỹ thuật làm lọt khí quá cổ hút
- Trên xe có nhiều mùi khí xả
- Đường ống xả bị thủng
3.2. Phương pháp kiểm tra và bảo dưỡng sửa chữa.
Nếu có các hiện tượng như vậy ta phải tiến hành thay ống dẫn nhiên liệu, kiểm tra chỗ mối nối, làm vệ sinh và lắp lại
Cụm ống nạp bị nứt thì hàn đắp lại, các gioăng bị rách thì ta tiến hành tháo cụm ống nạp, thải ra để thay gioăng mới. cụm ống nạp bị thủng ôxi hoá tiến hành hàn đắp lại.
4: Bảo dưỡng và sửa chữa đường ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
- Quy trình: Tháo, bảo dưỡng, sửa chữa và lắp đường ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả.
- Bảo dưỡng:
Đường ống dẫn nhiên liệu: Kiểm tra phải đảm bảo đường ống nhiên liệu không bị móp, bị gãy, bị rò ri xăng, nếu phát hiện bất kỳ hiện tượng hư hỏng trên ta phải thay hệ thống dẫn nhiên liệu mới
Ống nạp: Kiểm tra xem ống nạp có bị nứt, bề mặt bích lắp ghép vào nắp máy có bị cong vênh không, nếu hiện tượng công vênh quá mức cho phép không thể rà lại được ta phải thay ống nạp mới
Ống xả: Đảm bảo hệ thống ống xả phải kín, có như vậy mới không phát ra tiếng ồn lớn.
5. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ của ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả?
Câu 2: Em hãy trình bày cấu tạo của ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả?
Câu 3: Em hãy trình bày các hư hỏng thường gặp của ống dẫn nhiên liệu, ống nạp và ống xả?
4. TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO:
1. Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô và máy nổ - NXB Giáo dục năm 2002.
2.Tài liệu Động cơ đốt trong - NXB Khoa học Kỹ thuât năm 2001.
3. Giáo trình Động cơ ô tô - NXB ĐH Quốc gia TP HCM năm 2001.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_duong_va_sua_chua_he_thong_nhien_lieu_dong_co_xang_dung.doc