* Kiến thức: - Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
* Kĩ năng: - Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
* Thái độ: - Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
36 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: sự sinh sản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Em thấy tò mò, hồi hộp muốn xem thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thật không.
2. Tại sao khi đi qua chiếc ghế em đi chậm lại và rất thận trọng?
2. Vì em rất sợ chạm vào chiếc ghế. Nó thực sự nguy hiểm. Em không muốn chết
3. Tại sao em lại đẩy mạnh làm bạn ngã chạm vào ghế?
3. Em vô tình bước nhanh làm bạn ngã thôi ạ.
+ Em thử xem chiếc ghế có nguy hiểm thật không. Nếu nguy hiểm thì bạn sẽ chết trước.
4. Tại sao khi bị xô vào ghế, em cố gắng để không ngã vào ghế?
4. Vì em biết chắc chiếc ghế đó rất nguy hiểm. Em không muốn chết.
5. Tại sao em lại thử chạm tay vào ghế?
5. Em muốn biết chiếc ghế này có nguy hiểm thật không?
6. Sau khi chơi trò chơi: “Chiếc ghế nguy hiểm”, em có nhận xét gì?
6. Khi đã biết những gì là nguy hiểm, chúng ta hãy tránh xa.
Chúng ta phải thận trọng, tránh xa những nơi nguy hiểm.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà đọc kĩ mục Bạn cần biết, sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc.
&
TuÇn:
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 11: dïng thuèc an toµn
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức: Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
* Kĩ năng: - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
- Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
* Thái độ: Có ý thức sử dụng thuốc an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Những vỉ thuốc thường gặp: Ampixilin, Pênixilin,...
- Phiếu ghi sẵn từng câu hỏi và câu trả lời tách rời cho hoạt động 2.
- Các tấm thẻ ghi:
Tiêm vitamin
Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin
Uống vitamin
Uống canxi và vitamin
Tiêm canxi
Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitaminD
- Giấy khổ to, bút dạ.
- HS sưu tầm các vỏ hộp, lọ thuốc.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu tác hại của thuốc lá.
+ Nêu tác hại của rượu, bia.
+ Nêu tác hại của ma túy.
+ Khi bị người khác lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lí như thế nào?
- 4 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Thuốc là sản phẩm rất cần thiết cho con người khi bị bệnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải sử dụng đúng cách để khỏi bị nguy hiểm đến tính mạng. Bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ điều đó.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
SƯU TẦM VÀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ LOẠI THUỐC
- Kiểm tra việc sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc của HS.
- Tổ trưởng tổ báo cáo việc chuẩn bị của các thành viên.
- GV nêu yêu cầu: Hằng ngày, các em có thể đã sử dụng thuốc trong một số trường hợp. Hãy giới thiệu cho các bạn biết về loại thuốc mà em đã mang đến lớp: Tên thuốc là gì? Thuốc có tác dụng gì? Thuốc được sử dụng trong trường hợp nào?
- 5 đến 7 HS đứng tại chỗ giới thiệu.
- Hỏi: Em đã sử dụng những loại thuốc nào? Em dùng thuốc đó trong trường hợp nào?
- Một số HS nêu ý kiến trước lớp:
+ Em sử dụng thuốc cảm khi bị cảm, sốt, đau họng.
+ Em sử dụng thuốc ho bổ phế khi bị ho.
+ Em sử dụng thuốc Becberin khi bị đau bụng, có dấu hiệu đi ngoài.
Hoạt động 2
SỬ DỤNG THUỐC AN TOÀN
- Yêu cầu HS hoạt động theo cặp để cùng giải quyết vấn đề sau
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, tìm câu trả lời tương ứng với câu hỏi. Dùng bút chì nối vào SGK.
+ Đọc kĩ các câu hỏi và câu trả lời trang 24.
+ Tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
- 1 HS lên bảng sử dụng các bảng từ GV chuẩn bị sẵn để gắn câu trả lời phù hợp với từng câu hỏi.
Đáp án: 1.d 2.c 3.a 4.b.
- Gọi HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Nhận xét và bổ sung ý kiến (nếu cần).
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS nêu, cả lớp theo dõi và nhận xét.
- Hỏi: Theo em, thế nào là sử dụng thuốc an toàn?
+ Sử dụng thuốc an toàn là dùng đúng thuốc, đúng cách, đúng liều lượng, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, cán bộ y tế.
- Nhận xết câu trả lời của HS.
+ Sử dụng thuốc an toàn là phải biết xuất xứ của thuốc, hạn sử dụng, tác dụng phụ của thuốc.
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI: “AI NHANH, AI ĐÚNG ?”
- GV tổ chức cho HS thực hiện trò chơi như sau:
+ Chia nhóm, mỗi nhóm 4 HS, phát giấy khổ to, bút dạ cho từng nhóm.
+ Hoạt động trong nhóm.
+ Yêu cầu HS đọc kĩ từng câu hỏi trong SGK, sau đó sắp xếp các thẻ chữ ở câu 2 theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 3.
+ Yêu cầu nhóm nhanh nhất dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Phiếu đúng:
1. Để cung cấp vitamin cho cơ thể cần:
1c. Ăn thức ăn chứa nhiều vitamin.
2a. Uống vitamin.
3b. Tiêm vitamin.
VD: + Tại sao bạn lại cho rằng ăn thức ăn chứa nhiều vitamin là cách tốt nhất để cung cấp vitamin cho cơ thể?
+ Tại sao bạn lại cho rằng uống vitamin thì tốt hơn tiêm?
2. Để phòng bệnh còi xương cho trẻ cần:
1c. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn có chứa canxi và vitaminD.
2b. Uống canxi và vitaminD.
3a. Tiêm canxi.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực học tập.
- Dặn HS về nhà học thuộc và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở, tìm hiểu về bệnh sốt rét.
&
……...................
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 12: phßng bÖnh sèt rÐt
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức: Biết được những việc nên làm để phòng bệnh sốt rét.
* Kĩ năng: - Nêu được dấu hiệu và tác hại của bệnh sốt rét.
- Nêu được tác nhân gây bệnh, đường lây truyền và cách phòng bệnh sốt rét.
* Thái độ: Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trang 26, 27 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ:
+ Em chỉ nên dùng thuốc khi nào?
+ Để phòng bệnh còi xương cho trẻ, chúng ta cần làm gì?
+ Khi mua thuốc, ta cần lưu ý điều gì?
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Các em đã bao giờ nhìn thấy người bị sốt rét chưa? Bệnh sốt rét thường xuất hiện ở vùng nào? Bệnh sốt rét có những dấu hiệu như thế nào? Chúng ta phải làm gì để phòng tránh bệnh sốt rét? Các em cùng học bài hôm nay để biết được điều đó.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
MỘT SỐ KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BỆNH SỐT RÉT
- Thảo luận nhóm 4.
- HS làm việc theo nhóm, dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi, sau đó ghi câu trả lời ra giấy.
Câu trả lời tốt là:
1. Nêu các dấu hiệu của bệnh sốt rét? (Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh thường có biểu hiện như thế nào?)
1. Khi bị mắc bệnh sốt rét, người bệnh có các biểu hiện như: Cứ 2, 3 ngày lại sốt một cơn; Lúc đầu rét run, đắp nhiều chăn vẫn thấy rét; sau đó là sốt cao kéo dài hàng giờ, cuối cùng là toát mồ hôi và hạ sốt.
2. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
2. Đó là một loại kí sinh trùng sống trong máu người bệnh.
3. Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào?
3. Muỗi a-nô-phen là thủ phạm làm lây lan bệnh sốt rét. Muỗi đốt người bệnh, hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành.
4. Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
4. Bệnh sốt rét gây thiếu máu. Người mắc bệnh nặng có thể tử vong vì hồng cầu bị phá hủy hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét.
Hoạt động 2
CÁCH ĐỀ PHÒNG BỆNH SỐT RÉT
- GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn.
- Tiến hành thảo luận nhóm.
+ Yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa trang 27 SGK, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
+ Đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm chỉ trả lời về 1 hình. Các nhóm có ý kiến khác bổ sung.
1. Mọi người trong hình đang làm gì? Làm như vậy có tác dụng gì?
1. Hình 3: Một người đang phun thuốc trừ muỗi, phun thuốc trừ muỗi để tiêu diệt muỗi, phòng bệnh sốt rét.
- Hình 4: Mọi người đang quét vệ sinh, khơi thông cống rãnh. Đây là những nơi muỗi thường ẩn nấp, sinh sản. Không có chỗ ẩn nấp, muỗi sẽ chết.
- Hình 5: Mọi người đang tẩm màn bằng chất phòng muỗi. làm như vậy để muỗi không chui được vào màn để đốt người, tránh muỗi mang kí sinh trùng từ người bệnh sang người lành.
2. Chúng ta cần làm gì để phòng bệnh sốt rét cho mình và cho người thân cũng như mọi người xung quanh?
2. Để phòng bệnh sốt rét, chúng ta cần:
- Mắc màn khi đi ngủ.
- Phun thuốc diệt muỗi.
- Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
- Chôn kín rác thải.
- Dọn sạch những nơi có nước đọng, vũng lầy.
- Thả cá cờ vào chum, vại, bể nước.
- Mặc quần áo dài tay vào buổi tối.
- Uống thuốc phòng bệnh.
- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen?
+ Muỗi a-nô-phen to, vòi dài, chân dài, khi đốt đầu chúc xuống còn bụng chổng ngược lên.
+ Muỗi a-nô-phen sống ở đâu?
+ Muỗi a-nô-phen sống ở nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm. Muỗi a-nô-phen thường đẻ trứng ở cống rãnh, những nơi nước đọng, ao tù hay ngay trong mảnh bát, chum vại,... có chứa nước.
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi?
+ Muỗi là con vật trung gian truyền bệnh sốt rét. Nó hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang cho người lành. Muỗi sinh sản rất nhanh.
Hoạt động 3
CUỘC THI: TUYÊN TRUYỀN PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT RÉT
- GV tổ chức cho 3 đến 4 HS đóng vai tuyên truyền viên để tuyên truyền về bệnh sốt rét và cách phòng, tránh bệnh.
- 4 HS lần lượt tuyên truyền trước lớp. (Gợi ý: Nói theo 4 nội dung thảo luận ở hoạt động 1 và cách phòng bệnh ở hoạt động 2).
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương các HS, nhóm HS tích cực hoạt động tham gia xây dựng bài.
- Dặn dò HS về nhà học kỹ mục Bạn cần biết . Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết.
TuÇn:
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 13: phßng bÖnh sèt xuÊt huyÕt
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức: Biết tác hại của muỗi vằn và nêu được cách tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt.
* Kĩ năng: - Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết.
- Nhận biết sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết.
* Thái độ: - Có ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết.
- Tuyên truyền và vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trang 29 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ:
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
+ Nêu dấu hiệu của bệnh sốt rét?
+ Nêu cách đề phòng bệnh sốt rét?
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm HS.
- Giới thiệu bài: Bệnh sốt xuất huyết là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Cách phòng bệnh như thế nào? Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiến thức cần thiết và cách phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀ CON ĐƯỜNG
LÂY TRUYỀN BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp để làm bài tập thực hành trang 28 SGK.
+ Gọi HS đọc các thông tin (đọc lời của mẹ cháu bé; đọc lời bác sĩ, đọc thông tin về bệnh).
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng hoàn thành phiếu học tập.
+ Yêu cầu 3 HS ngồi cạnh nhau cùng thảo luận để chọn các câu trả lời đúng cho phiếu.
+ Gọi HS báo cáo kết quả thực hành.
Đáp án.
1 – b; 2 – b; 3 – a; 4 – b; 5 – b.
- Nhận xét kết quả thực hành của HS.
- Gọi HS đọc lại thông tin trang 28.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng.
- GV nêu các câu hỏi và yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
- Tiếp nối nhau trả lời.
1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
1. Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại vi rút.
2. Bệnh sốt xuất huyết được lây truyền như thế nào?
2. Muỗi vằn hút máu người bệnh trong đó có chứa vi rút gây bệnh sốt xuất huyết sau đó lại hút máu người lành, truyền vi rút gây bệnh sang cho người lành.
3. Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
3. Bệnh sốt xuất huyết có diễn biến ngắn, trường hợp nặng có thể gây chết người trong vòng 3 đến 5 ngày. Bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em.
Hoạt động 2
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm để trao đổi, thảo luận tìm và nêu những việc nên làm và không nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV và ghi các việc nhóm tìm được các phiếu.
Ví dụ về các việc nên làm để phòng bệnh sốt xuất huyết;
+ Khi đã mắc bệnh sốt xuất huyết;
Đi đến cơ sở y tế gần nhất.
Uống thuốc, nghỉ ngơi theo yêu cầu của bác sĩ hoặc cán bộ y tế.
Nằm trong màn cả ngày và đêm để tránh lây bệnh sang người khác.
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng yêu cầu các nhóm khác bổ sung ý kiến. GV ghi nhanh lên bảng ý kiến bổ sung để có câu trả lời hoàn chỉnh.
+ Cách phòng bệnh sốt xuất huyết:
Quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ xung quanh nơi ở.
Đi ngủ phải mắc màn.
Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
Bể nước, chum nước phải có nắp đậy hoặc thả cá.
Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh.
- Gọi HS nhắc lại những việc nên làm để phòng và chữa bệnh sốt xuất huyết.
Hoạt động 3
LIÊN HỆ THỰC TẾ
- Yêu cầu HS kể những việc gia đình mình, địa phương mình làm để diệt muỗi và bọ gậy theo gợi ý:
- 3 đến 5 HS tiếp nối nhau nói về các cách diệt muỗi và bọ gậy.
+ Gia đình, địa phương em đã làm những gì để phòng chống bệnh sốt rét.
Gợi ý: HS có thể nói những việc mà trong tranh minh họa giới thiệu.
- Nhận xét HS trình bày.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS thuộc bài ngay tại lớp, tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm não.
&
……...................
TuÇn:
M«n: khoa häc (TiÕt: )
Bµi 14: phßng bÖnh viªm n·o
I. MỤC TIÊU:
Giúp HS:
* Kiến thức: - Hiểu được sự nguy hiểm của bệnh viêm não.
- Biết thực hiện các việc cần làm để phòng bệnh viêm não.
* Kĩ năng: - Nêu được tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền bệnh viêm não.
* Thái độ: - Luôn có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia ngăn chặn muỗi sinh sản và diệt muỗi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình minh họa trang 30, 31 SGK.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:
Ho¹t ®éng d¹y
Ho¹t ®éng häc
KIỂM TRA BÀI CŨ - GIỚI THIỆU BÀI MỚI
- Kiểm tra bài cũ:
+ Bệnh sốt xuất huyết do tác nhân nào gây nên?
+ Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?
+ Nêu cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết.
- 3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Nhận xét, cho điểm từng HS.
- Giới thiệu bài: Bệnh viêm não rất nguy hiểm. Nó không chỉ có khả năng tử vong mà còn có thể để lại di chứng lâu dài. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về bệnh viêm não: Tác nhân gây bệnh, sự nguy hiểm, con đường lây truyền và cách phòng bệnh viêm não.
- Lắng nghe.
Hoạt động 1
TÁC NHÂN GÂY BỆNH, CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN VÀ SỰ NGUY
HIỂM CỦA BỆNH VIÊM NÃO
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” trang 30 SGK.
+ GV chia nhóm HS, phát cho mỗi nhóm 1 lá cờ.
- HS chơi theo nhóm, mỗi nhóm có 6 HS cùng trao đổi, thảo luận để tìm câu trả lời tương ứng với từng câu hỏi.
+ GV hướng dẫn cách chơi:
Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc các câu hỏi và câu trả lời sau đó ghép đôi câu hỏi với câu trả lời tương ứng và ghi kết quả vào 1 tờ giấy. Nhóm nào xong thì phất cờ và mang nộp đáp án cho cô. Nhóm thắng cuộc là nhóm nhanh và đúng nhất.
- GV cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình.
- Các nhóm lên ghi theo đúng thứ tự làm xong 1, 2, 3,...
- GV đọc đáp án của các nhóm, đồng thời cho HS chọn đáp án đúng nhất.
- HS cả lớp cùng trao đổi và thống nhất đáp án đúng:
1.c 3.b
2.d 4.a
- GV tuyên dương nhóm thắng cuộc, sau đó yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi trong bài.
- HS trả lời theo tinh thần xung phong.
Hoạt động 2
NHỮNG VIỆC NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp, cùng quan sát tranh minh họa trang 30, 31 SGK và trả lời các câu hỏi.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, trình bày với nhau.
+ Người trong hình minh họa đang làm gì?
+ Làm như vậy có tác dụng gì?
- Gọi HS trình bày. Mỗi HS chỉ nói về một hình.
- 4 HS tiếp nối nhau trình bày, cả lớp theo dõi, nhận xét và thống nhất ý kiến.
Hình 1: Bạn nhỏ đang ngủ trong màn. Ngủ trong màn để không bị muỗi đốt, phòng bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não do muỗi truyền bệnh.
Hình 2: Bác sĩ đang tiêm cho em bé. Tiêm phòng cho trẻ em là một biện pháp tốt để phòng bệnh viêm não.
Hình 3: Một người đang lấy nước từ bể. Bể nước kín, có nắp đậy, có chỗ thoát nước, không để nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng. Chuồng gia súc đẻ xa nhà ở, bể nước để tránh muỗi đốt gia súc rồi lại đốt người.
Hình 4: Mọi người đang cùng dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, chôn rác thải. Làm như vậy để muỗi không có chỗ ẩn nấp và đẻ trứng, đề phòng các bệnh lây truyền do muỗi mang đến.
+ Theo em, cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là gì?
+ Cách tốt nhất để phòng bệnh viêm não là giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh, diệt muỗi, bọ gậy. Ngủ trong màn.
Hoạt động 3
THI TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÒNG BỆNH VIÊM NÃO
- GV nêu tình huống: Bác sĩ Lâm là một bác sĩ của trung tâm y tế dự phòng huyện. Hôm nay bác phải về xã A tuyên truyền cho bà con hiểu và biết cách phòng tránh bệnh viêm não. Nếu em là bác sĩ Lâm em sẽ nói gì với bà con xã A.
- GV cho 3 HS thi tuyên truyền trước lớp. Khuyến khích các HS dưới lớp đặt câu hỏi thêm cho bạn.
- Cả lớp bình chọn bạn tuyên truyền hay, đúng, thuyết phục nhất.
CỦNG CỐ, DẶN DÒ
- Nhận xét tiết học, khen ngợi những HS tích cực tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết và ghi lại vào vở, tìm hiểu về bệnh viêm gan A.
&
……...................
……...................
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Khoa hoc 1-14.doc