1.1 - Mục đích, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
1.1.1 Mục đích của công tác bảo hộ lao động
Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản
xuất.
Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động.
Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế
ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động.
Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động
11 trang |
Chia sẻ: phuongt97 | Lượt xem: 807 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài giảng An toàn lao động - Chương 1: Tính chất cơ bản của công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1. TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC
BHLĐ VÀ ATLĐ.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐỒNG NAI
KHOA: ĐIỆN, ĐIỆN TỬ, CƠ KHÍ & XÂY DỰNG
BỘ MÔN : AN TOÀN LAO ĐỘNG
1.1 - Mục đích, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
1.1.1 Mục đích của công tác bảo hộ lao động
Loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình sản
xuất.
Cải thiện điều kiện lao động hoặc tạo điều kiện an toàn trong lao động.
Phòng tránh tai nạn lao động, ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp, hạn chế
ốm đau bảo vệ sức khoẻ, an toàn về tính mạng cho người lao động.
Phòng tránh những thiệt hại về người và của cải cơ sở vật chất.
Góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao
động.
1.1.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động.
Công tác bảo hộ lao động mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị,
xã hội và có ý nghĩa nhân đạo lớn lao.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người, do vậy BHLĐ
là nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu trong các dự án, thiết kế, điều
hành và triển khai sản xuất.
1.1 - Mục đích, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
1.1.3 Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Tính pháp lý.
Tính KHKT.
Tính quần chúng.
1.1 - Mục đích, tính chất, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
1.1.4 Những nội dung chủ yếu của khoa học BHLĐ.
Nội dung xây dựng và thực hiện pháp luật
(Tự nghiên cứu: Bộ Luật LĐ và pháp lệnh, điều lệ quy định về
BHLĐ của Nhà nước Việt nam ([1], chương 2).
nội dung KHKT của công tác BHLĐ
Những nội dung nghiên cứu chính của khoa học BHLĐ bao gồm:
a) Khoa học vệ sinh lao động.
b) Cơ sở kỹ thuật an toàn.
c)Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động.
d) Nhân thể học Ergonomia với an toàn sức khoẻ lao động.
Khoa học vệ sinh lao động.
Mục đích của VSLĐ là:
•Đề phòng bệnh nghề nghiệp.
•Tạo điều kiện tối ưu cho sức khoẻ và tình trạng lành mạnh cho
người LĐ.
•Tạo cơ sở giảm căng thẳng trong LĐ, nâng cao năng suất, hiệu
quả LĐ, điều chỉnh thích hợp hoạt động của con người.
1.1.4 Những nội dung chủ yếu của khoa học BHLĐ.
Cơ sở kỹ thuật an toàn.
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp, phương tiện, tổ chức
và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các yếu tố nguy hiểm gây chấn
thương sản xuất đối với người LĐ.
Những tiêu chuẩn đặc trưng cho tai nạn LĐ là:
Sự cố gây tổn thương và tác động từ ngoài.
Sự cố đột ngột.
Sự cố không bình thường.
Hoạt động an toàn.
1.1.4 Những nội dung chủ yếu của khoa học BHLĐ.
Khoa học về các phương tiện bảo vệ người lao động.
Có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo
vệ tập thể hay cá nhân người LĐ nhằm chống lại những ảnh hưởng
của các yếu tố nguy hiểm và có hại, khi các biện pháp về mặt kỹ
thuật AT không thể loại trừ được chúng.
Nhân thể học Ergonomia với an toàn sức khoẻ lao động.
Ergonomia là môn KH liên ngành, nghiên cứu tổng hợp sự thích
ứng giữa các phương tiện kỹ thuật và môi trường LĐ với khả năng
của con người về mặt giải phẫu tâm sinh lý nhằm đảm bảo lao động
có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho con người.
1.1.4 Những nội dung chủ yếu của khoa học BHLĐ.
Trọng tâm KH Ergonomia:
Thiết kế máy móc công cụ tương thích với người điều khiển.
Tuyển chọn và huấn luyện người LĐ thích ứng với máy móc
công cụ.
Tối ưu hoá môi trường làm việc tương thích máy móc công cụ
với con người.
1.1.4 Những nội dung chủ yếu của khoa học BHLĐ.
Khái niệm về vùng nguy hiểm.
Là khoảng không gian mà trong đó các yếu tố nguy hiểm có ảnh
hưởng trực tiếp hay luôn đe doạ sự sống và sức khoẻ của người lao
động.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại.
Là các yếu tố vật chất có ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây
tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Cụ thể là:
•Các yếu tố vật lý
•Các yếu tố hoá
•Các yếu tố sinh vật-vi sinh vật, vi khuẩn-siêu vi khuẩn, ký sinh
trùng, ...
•Các yếu tố bất lợi
•Các yếu tố tâm lý bất ổn, ...
1.2 Một số Định nghĩa , Khái niệm
1.2 Một số Định nghĩa , Khái niệm
Tai nạn lao động.
Là sự cố không may xảy ra trong quá trình lao động gắn liền với
người thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động, gây tai nạn làm
tổn thương, làm ảnh hưởng sức khoẻ con người, làm giảm khả năng
lao động hay làm chết người
Nhiễm độc nghề nghiệp.
Là sự huỷ hoại sức khoẻ do tác dụng của các chất độc xâm nhập
vào cơ thể người lao động trong điều kiện sản xuất.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bai_giang_an_toan_lao_dong_chuong_1_tinh_chat_co_ban_cua_con.pdf