Bài điều kiện môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non - Câu hỏi: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một Đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non - Đồng Thị Hồng Nhung

1.Lý do chọn đề tài

 Giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.

Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ, bí ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Vì thế trẻ tò mò muốn biết, khát khao được khám phá, tìm hiểu về chúng. Một trong những hình thức đáp ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là thông qua các giác quan.

2.Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu và vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 4 - 5 tuổi ở Trường mầm non. Góp phần tích cực và quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non hiện nay.

3.Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu

3.1.Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường mầm non.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Quy trình tổ chức phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ 4-5 tuổi ở Trường mầm non.

 

docx23 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 19/05/2022 | Lượt xem: 1116 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài điều kiện môn Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non - Câu hỏi: Xây dựng đề cương nghiên cứu của một Đề tài (tự lựa chọn) thuộc lĩnh vực giáo dục mầm non - Đồng Thị Hồng Nhung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, hơi ráp, ráp hơn, càng ráp hơn, ráp nhất”. + Sau đó cô sẽ cho trẻ thực hiện bài tập, vừa sờ vừa hỏi trẻ. Bài tập 8. Cảm giác nóng - lạnh của nước 1)Mục đích thực hiện + Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung, khả năng quan sát, phán đoán. + Trẻ phân biệt được đâu là nước nóng, đâu là nước lạnh. + Tạo cho trẻ niềm thích thú và thực hiện công việc của mình đến cùng. + Trẻ biết được lợi ích của nước, biết giữ gìn, bảo vệ nguồn nước sạch. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: 4 chậu nước sạch: nước lạnh, nước mát, nước ấm, nước nóng; khăn lau tay. 3) Quá trình thực hiện: + Cô khơi gợi sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động. + Sau đó cô sẽ giới thiệu cho trẻ biết về nước ở trong mỗi chậu và dùng tay để cảm nhận nhiệt độ nước ở trong các chậu. + Tiếp theo, cô yêu cầu trẻ dùng tay để cảm nhận nhiệt độ nước trong mỗi chậu. Bài tập 9. Cảm giác về trọng lượng 1)Mục đích thực hiện: + Gợi ý, giúp trẻ cảm giác và nhận biết về trọng lượng. + Bồi dưỡng sự tập trung cho trẻ, khả năng phối hợp, ý thức có trật tự và khả năng độc lập của trẻ. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: 8 lọ đựng thuốc không nhìn rõ bên trong, trong đó có 2 lọ đựng đầy bông vải, 2 lọ đựng đầy hạt dưa, 2 lọ đựng đầy gạo, 2 lọ đựng đầy cát và một cái giỏ đựng 8 lọ. 3) Quá trình thực hiện: + Tạo hứng thú với trẻ vào hoạt động: “Hôm nay cô muốn ghép các lọ thuốc thành đôi theo trọng lượng”. + Cô yêu cầu trẻ bỏ 8 lọ thuốc từ trong giỏ ra ngoài, mỗi lần lấy một lọ, đặt vào bên phải của cái giỏ. + Yêu cầu trẻ nêu lên nhận xét về trọng lượng trong mỗi lọ thuốc. + Miệng. 3.1.4.4. Bài tập phát triển vị giác Bài tập 10. Nếm hoa quả 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ biết được tên gọi, hình dạng, màu sắc, mùi vị của một số hoa quả: quả táo, dưa hấu, quả cam, quả xoài, thanh long, + Bồi đắp, phát triển vị giác cho trẻ thông qua mùi vị của các loại quả. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: hai đĩa hoa quả được cắt miếng nhỏ có vị chua và ngọt như dưa hấu, xoài, thanh long, dứa, cam.; thìa. 3) Quy trình thực hiện: + Cô cùng trẻ ngồi vào bàn, mỗi người cầm một cái thìa. + Cô dùng thìa lấy một miếng dưa hấu bỏ vào miệng vừa nhai vừa nói: “Ngọt quá, thật là ngon”. + Sau đó, cô giúp trẻ lấy một miếng hoa quả như vậy, cho vào miệng và hỏi trẻ: “Có ngọt không?”. + Cô cùng trẻ nếm hoa quả ở dĩa còn lại. Vừa nếm vừa hỏi trẻ để trẻ biết hoa quả đó có vị chua hay ngọt. + Sau đó cho trẻ tự chọn hoa quả trong đĩa và nói loại nào ngọt, loài nào chua. Bài tập 11. Thử xem nào, đoán xem nào. 1)Mục đích thực hiện: + Trẻ biết phân biệt các vị khác nhau: ngọt, mặn, đắng, chua, + Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung chú ý theo sự hướng dẫn của cô. + Trẻ hứng thú, tham gia vào hoạt động. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: Bốn cái dĩa đựng các loại vị: Ngọt, mặn, đắng, chua; 4 cái thìa, nước lọc. + Hai dĩa hoa quả có các vị khác nhau 3)Quy trình thực hiện: Cô yêu cầu trẻ dùng thìa lấy một ít vị trong dĩa và nếm, vừa nếm vừa nói lên vị mình vừa nếm. Sau mỗi lần nếm yêu cầu trẻ dùng nước để súc miệng 3.1.4.5. Bài tập phát triển khứu giác Bài tập 12. Ngửi mùi mùa xuân 1)Mục đích thực hiện: +Trẻ gọi đúng tên, biết được màu sắc, mùi hương của một số loài hoa xung quanh trẻ. + Giúp trẻ phát triển khứu giác thông qua các loài hoa. + Trẻ biết được lợi ích, yêu quý và chăm sóc các loài hoa ở xung quanh mình. 2) Điều kiện thực hiện: + Chuẩn bị: Các loài hoa khác nhau: Hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa cẩm chướng, 3) Quy trình thực hiện: +Cho trẻ quan sát và trả lời xem trên bàn của cô có những loài hoa gì. +Cô giáo cùng trẻ ngửi mùi các loài hoa: Hoa hồng thì thơm nồng, hoa đồng tiền thì thơm nhẹ nhàng,. +Tiếp theo cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, cô cầm một bông hoa đưa cho trẻ ngửi và hỏi chúng đoán xem đó là hoa gì. Bài tập 13. Ngửi mùi gia vị 1)Mục đích thực hiện: +Giúp trẻ phát triển khứu giác thông qua các loại gia vị khác nhau. +Bồi dưỡng cho trẻ sự tập trung chú ý, khả năng độc lập. 2) Điều kiện thực hiện: +Chuẩn bị: Những hủ nhỏ có nắp đậy đựng xì dầu, dấm, dầu vừng, nước. 3) Quy trình thực hiệ +Cô mở một nắp bất kì rồi cho trẻ ngửi, nói cho trẻ biết thứ đựng bên trong là thứ gì và đậy nắp lại. +Lần lượt cho trẻ ngửi mùi từng thứ bên trong các hũ, tìm ra được mùi vừa ngửi trước đó. +Sau đó, cô yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, ngửi một hũ bất kì và đoán xem bên trong đựng thứ gì. 3.2. Thử nghiệm sư phạm 3.2.1. Mục đích thử nghiệm Mục đích thử nghiệm là nhằm kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã nêu và đánh giá hiệu quả phương pháp Montessori nhằm phát triển giác quan cho trẻ ở Trường Mầm non. 3.2.2. Nội dung thử nghiệm Căn cứ vào sách hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục Mầm non Mẫu giáo 4-5 tuổi của nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và đặc điểm phát triển giác quan của trẻ 4-5 tuổi, chúng tôi chọn năm bài dạy theo chủ đề có trong chương trình giáo dục Mầm non. 3.2.3. Đối tượng, địa điểm và thời gian thử nghiệm * Vài nét về đối tượng thử nghiệm Đối tượng thử nghiệm được chọn ở lớp Mẫu giáo Bé tại Trường Mầm non Họa Mi –Nghĩa Hưng – Nam Định Số lượng trẻ là: 20 trẻ đang được học theo chương trình giáo dục Mầm non mới, bao gồm một nhóm đối chứng và một nhóm thử nghiệm. Cách chọn đối tượng: Để giảm bớt tính chủ quan khi thử nghiệm, chúng tôi chọn lớp thử nghiệm ngẫu nhiên. - Trẻ phát triển bình thường, không có trẻ nào bị thiểu năng trí tuệ hay bị suy dinh dưỡng. -Số lượng trẻ trai và trẻ gái của mỗi nhóm là cân đối. -Lớp học có 02 giáo viên phụ trách (Trình độ từ trung cấp Sư phạm Mầm Non đến Đại học Sư phạm Mầm non), nhiệt tình, tâm huyết với nghề. *Địa bàn Thử nghiệm được tiến hành tại Trường Mầm non Họa Mi - Nghĩa Hưng – Nam Định Thời gian: Bắt đầu từ tháng 2/ 2020 - 5/2021. 3.2.4. Lựa chọn và thiết kế giáo án thử nghiệm Sau khi đưa ra quy trình vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ và thiết kế 13 bài tập thì chúng tôi đã chọn ra 5 bài tập để dạy thử nghiệm tại Trường Mầm non Họa Mi: 1.Nhận biết màu sắc 2.Nghe âm thanh, đoán tên đồ vật 3.Cảm giác nóng - lạnh của nước 4.Thử xem nào - đoán xem nào 5.Ngửi mùi mùa xuân 3.2.5. Quy trình thử nghiệm Trong quá trình thử nghiệm chúng tôi tiến hành với các bước sau: -Bước 1: Trước khi tiến hành thử nghiệm, chúng tôi cho tất cả các bạn ở nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm lên lớp một cách bình thường để bước đầu đánh giá các điều kiện thử nghiệm có tương đương không. - Bước 2: Nghiên cứu chương trình, tiến hành bồi dưỡng lý thuyết và thực hành phương pháp, soạn giáo án thử nghiệm. -Bước 3: Tiến hành dạy thử nghiệm theo giáo án đã soạn về kết quả nghiên cứu. Tiểu kết chương 3. Như vây, quy trình tổ chức phương pháp montessori và bước đầu thử nghiệm nhằm giúp trẻ phát triển các giác quan, thông qua việc vận dụng phương pháp Montessori thì giáo viên phải biết lựa chọn các bài tập thích hợp. Như vậy, để có được các bài tập giúp trẻ 4-5 tuổi phát triển các giác quan thật tốt . Cô giáo và cha mẹ học sinh cần phải phối hợp với nhau giúp trẻ hoàn thiện bản thân ngày. -KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM Chính vì vậy, giác quan có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Thế giới xung quanh vô cùng phong phú, đa dạng, có biết bao điều mới lạ, bí ẩn và đầy hấp dẫn đối với trẻ thơ. Thế giới xung quanh sinh động là vậy, thích thú là vậy, vì thế trẻ tò mò muốn biết, khát khao được khám phá, tìm hiểu về chúng. Một trong những hình thức đáp ứng nhu cầu muốn tìm tòi, khám phá của trẻ đó là thông qua các giác quan. Thông qua các giác quan trẻ có thể nắm được các đặc điểm về hình dáng, màu sắc, hình khối, chất liệu, to – nhỏ, dài – ngắn, mùi vị, âm thanh,của các sự vật hiện tượng xung quanh. Vì vậy, phát triển các giác quan cho trẻ chính là tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi để trẻ khám phá, tìm hiểu và thu nhận những hiểu biết về thế giới xung quanh. Không những thế phát triển giác quan còn góp phần quan trọng vào việc phát triển chuẩn cảm giác và làm cho các giác quan của trẻ trở nên tinh nhạy hơn. Chính vì vậy, việc phát triển các giác quan cho trẻ từ khi còn nhỏ là rất cần thiết. Trong quá trình giáo dục trí tuệ cho trẻ, giáo viên biết cách vận dụng phương pháp Montessori theo một quy trình hợp lí phù hợp với quy trình phát triển sinh lí của trẻ thì sẽ giúp trẻ phát triển các giác quan, từ đó nâng cao chất lượng nuôi dưỡng - chăm sóc - giáo dục trẻ ở Trường Mầm non. -TÀI LIỆU THAM KHẢO -Sắp xếp theo trật tự: Tên tác giả (năm xuất bản), Tên tài liệu, tên NXB, nơi sản xuất. -Tên tác giả sắp xếp theo trật tự Bảng chữ cái. PHỤ LỤC Bao gồm các phiếu điều tra, kế hoạch, giáo án......... DANH MỤC BẢNG Bảng : Các tiêu chí và thang đánh giá Bảng: Hiểu biết của giáo viên về phương pháp Montessori Bảng: Mức độ sử dụng các phương pháp để phát triển giác quan cho trẻ Bảng: Mức độ vận dụng phương pháp Montessori vào quá trình phát triển giác quan cho trẻ Bảng: Nhận thức của giáo viên về vai trò của việc phát triển giác quan cho trẻ Bảng: Giác quan được giáo viên chú trọng nhiều nhất khi dạy trẻ Bảng: Các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ Bảng: Hình thức tổ chức các hoạt động phát triển giác quan cho trẻ Bảng: Mức độ phát triển giác quan của trẻ 4-5 tuổi Bảng: Mức độ biểu hiện các tiêu chí đánh giá của trẻ trước thử nghiệm DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ: Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chíBiểu đồ Biểu đồ : Khả năng phát triển thị giác của trẻ Biểu đồ: Khả năng phát triển thính giác của trẻ Biểu đồ: Khả năng phát triển xúc giác của trẻ Biểu đồ : Khả năng phát triển vị giác của trẻ Biểu đồ.: Khả năng phát triển khứu giác của trẻ Biểu đồ : Mức độ biểu hiện trung bình các tiêu chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbai_dieu_kien_mon_phuong_phap_nghien_cuu_khoa_hoc_giao_duc_m.docx
Tài liệu liên quan