I/ Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: Trấn Vũ, ngàn sương, bát ngát
- Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ.
- Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích, tranh ảnh, đoạn phim ngắn.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự
hào về quê hương đất nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài: Cảnh đẹp non sông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC
Môn: Tập Đọc
Bài: CẢNH ĐẸP NON SÔNG
Người thực hiện : Nguyễn Thị Thanh Thuý
Đơn vị : Trường Tiểu học Dạ Lê
I/ Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Chú ý các từ ngữ: Trấn Vũ, ngàn sương, bát ngát…
- Ngắt nhịp đúng giữa các dòng thơ lục bát, thơ bảy chữ.
- Giọng đọc biểu lộ niềm tự hào về cảnh đẹp ở các miền đất nước.
2. Rèn kĩ năng đọc hiểu:
- Biết được các địa danh trong bài qua chú thích, tranh ảnh, đoạn phim ngắn.
- Cảm nhận được vẻ đẹp và sự giàu có của các miền trên đất nước ta, từ đó thêm tự
hào về quê hương đất nước.
3. Học thuộc lòng bài thơ.
II/ Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh, đoạn phim ngắn về cảnh đẹp đất nước minh hoạ bài thơ.
- Máy chiếu, các slide, máy vi tính.
III/ Các hoạt động dạy học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
GHI
CHÚ
A.Kiểm tra bài cũ: (4-5 phút)
- Gọi 3 HS đọc và kể lại một đoạn bài
“Nắng phương Nam” và trả lời câu hỏi 1, 2, 3
sau bài đọc.
- Nhận xét ghi điểm.
- Nhận xét chung bài cũ.
B.Dạy học bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2 phút)
- Yêu cầu HS kể một vài cảnh đẹp, danh
lam thắng cảnh của đất nước mà em biết.
- Giới thiệu, ghi đề bài lên bảng.
2. Luyện đọc: (13-15 phút)
a. Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài thơ.
Đọc giọng nhẹ nhàng, tha thiết, bộc lộ niềm
tự hào với cảnh đẹp non sông, nhấn giọng các
từ ngữ gợi tả.
b. Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải
nghĩa từ.
* Đọc từng dòng.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng dòng
thơ trong bài.
-Yêu cầu học sinh nêu từ khó.
- Giáo viên kết hợp ghi từ khó (ở mục I)
lên bảng, hướng dẫn cách đọc.
-Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng
dòng thơ lần 2.
* Đọc từng đoạn trước lớp.
- Chia đoạn: Bài thơ gồm 6 câu ca dao.
- Y/cầu HS tiếp nối nhau đọc 6 câu ca dao.
- 3 HS lên bảng thực hiện.
- HS kể một vài cảnh đẹp,
danh lam thắng cảnh về các
miền trên đất nước.
- Lắng nghe, theo dõi SGK
- Nối tiếp tổ, dãy bàn, mỗi HS
đọc 2 dòng thơ.
- HS nêu từ ngữ khó.
- Luyện đọc từ khó: Cá nhân,
đồng thanh.
- HS tiếp nối nhau đọc từng
dòng thơ lần 2.
- Theo dõi, lắng nghe
- 6 HS tiếp nối nhau đọc 6 câu
ca dao.
Slide 2
Slide3
Slide 4
- Kết hợp nhắc nhở HS ngắt, nghỉ hơi đúng, tự
nhiên ở các câu ca dao:
Đường vô xứ Nghệ / quanh quanh, /
Non xanh nước biếc / như tranh họa đồ.//
***
Đồng Tháp Mười /cò bay thẳng cánh /
Nước Tháp Mười / lóng lánh cá tôm.//
- Đọc và nêu những chỗ ngắt, nghỉ hơi,
nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
- Yêu cầu HS đọc câu vừa hướng dẫn.
- Giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải.
- Gọi HS nêu tên các địa danh có trong bài
thơ và đọc mục chú giải.
- Gọi HS đọc câu ca dao 2, giáo viên rút từ
mới ghi bảng, yêu cầu HS giải thích.
- la đà
- canh gà
- Thọ Xương (cho HS xem tranh).
- Nhịp chày Yên Thái (cho HS xem tranh).
* Đọc từng câu ca dao trong nhóm.
- Chia nhóm 2 em, yêu cầu HS luyện đọc.
- Mời hai nhóm thi đọc.
- Nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay, hấp
dẫn.
* Đọc toàn bài.
- Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh toàn bài.
- Theo dõi, phát hiện nhận biết
những chỗ ngắt nghỉ, những từ
ngữ cần nhấn giọng.
- Đọc trước lớp, cả lớp theo
dõi SGK.
- 1 HS nêu tên các địa danh có
trong bài thơ và đọc mục chú
giải.
- HS luyện đọc nhóm đôi ( mỗi
em đọc 3 câu ca dao sau đó đổi
lại. HS cùng nhóm theo dõi và
chỉnh sửa cho nhau).
- 2 nhóm thi đọc.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét.
(giọng nhẹ nhàng, tình cảm).
3.Tìm hiểu bài: (8-10 phút)
-Yêu cầu HS đọc thầm các câu ca dao và
phần chú giải cuối bài, trả lời câu hỏi.
+ Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là
những vùng nào ? (Kết hợp chỉ cho HS thấy vị
trí của các vùng trên bản đồ Việt Nam).
- GV bổ sung: 6 câu ca dao trên nói về cảnh
đẹp của 3 miền Bắc - Trung - Nam…
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi và
trả lời câu hỏi.
+ Mỗi vùng có cảnh gì đẹp ?
- GV kết hợp nhấn máy cho HS xem một số
cảnh đẹp, danh lam thắng cảnh giải thích và
nhấn mạnh thêm một số cảnh đẹp ở đất nước ta
mà HS chưa biết.
+ Theo em, ai đã giữ gìn, tô điểm cho non
sông ta ngày càng đẹp hơn ?
* Liên hệ:
- Để phong cảnh của đất nước ta ngày càng
tươi đẹp hơn, các em cần phải làm gì ?
* Kết luận:
4. Học thuộc lòng các câu ca dao: (5 phút)
- Gọi 1 HS đọc lại bài một lượt.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn
bài.
- Đọc thầm các câu ca dao và
phần chú giải cuối bài, trả lời
câu hỏi.
Câu 1: Lạng Sơn; câu 2: Hà
Nội ;câu 3: Nghệ An, Hà Tĩnh;
câu 4:Thừa Thiên - Huế và Đà
Nẵng ;câu 5: TP. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai; câu 6: Long An,
Tiền Giang, Đồng Tháp.
- HS đọc thầm toàn bài, nêu
cảnh đẹp của một vùng dựa vào
từng câu ca dao.
- Thảo luận nhóm đôi, nêu câu
trả lời.
- HS tự do phát biểu.
Slide5
Slide6
Slide7,
…
Slide
16
- Nhấn máy, bài thơ xuất hiện.
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ
theo hình thức xóa dần từ dễ đến khó, yêu cầu
HS tự học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng.
- Nhận xét, tuyên dương những HS đã thuộc
lòng bài.
C.Củng cố, dặn dò: (4-5 phút)
+ Bài ca dao vừa học giúp em hiểu điều gì ?
- Nhấn máy, xuất hiện nội dung bài học.
*Trò chơi: “Nhìn tranh đọc thơ”.
- Nêu tên trò chơi.
- Phổ biến cách chơi, luật chơi.
- Cho HS du lịch qua màn ảnh nhỏ (nếu còn
thời gian).
*Dặn dò:
- Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL 6 câu ca
dao.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về cảnh đẹp đất
nước chuẩn bị cho tiết TLV.
*Nhận xét tiết học.
-1 HS đọc lại bài thơ.
- Cả lớp đọc đồng thanh toàn
bài.
- HS tự học thuộc lòng.
- HS xung phong đọc thuộc
lòng từng câu ca dao hoặc cả
bài.
-Cả lớp nhận xét, bình chọn
bạn đọc hay, đọc thuộc nhất.
- HS nêu nội dung bài.
- HS tham gia trò chơi, quan
sát tranh trên màn hình và đọc
thơ.
Slide
17
Slide
18
Slide
19,20
Slide
21
Slide
22
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- giao_an_tap_doc_3_4097.pdf