Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. Thông thường ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam; ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do chiến tranh, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư.
- Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia.
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1552 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bài báo cáo về cơ cấu dân số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môi trường và con người Bài báo cáo về cơ cấu dân số -Thành viên nhóm: + Hồ Minh Trí + Nguyễn Thị Hồng Hạnh + Dương Thị Trúc Linh + Bùi Thị Diệu Hiền + Trần Thi Ý + Trần Công Minh Các loại cơ cấu dân số cơ bản: 1. cơ cấu dân số theo giới 2.cơ cấu dân số theo tuổi 3. cơ cấu dân số theo lao động 4. cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa 1.cơ cấu dân số theo giới: Cơ cấu dân số biểu thị sự tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân. Đơn vị tính bằng % Tnn = D nam / D nữ Trong đó: Tnn: Tỉ số giới tính D nam : Dân số nam D nữ : Dân số nữ - Cơ cấu dân số theo giới biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực. Thông thường ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam; ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội, do chiến tranh, do tai nạn, do tuổi thọ trung bình của nữ thường cao hơn nam và do chuyển cư. - Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến sự phân bố sản xuất, tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia. 2.Cơ cấu dân số theo tuổi : Cơ cấu dân số theo tuổi là tập hợp các nhóm người được sắp xếp theo những lứa tuổi nhất định, nó có ý nghĩa quan trọng vì nó thể hiện tổng hợp tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia. Có 2 loại cơ cấu dân số theo tuổi: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi lao động và cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách điều nhau. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi được chia thành 3 nhóm : + Nhóm dưới tuổi lao động : 0-14 tuổi + Nhóm tuổi lao động : 15 – 59 tuổi + Nhóm trên tuổi lao động: 60 tuổi trở lên => Số người trong nhóm tuổi lao động là nguồn nhân lực quan trọng,là vốn quý của quốc gia,cần phải sử dụng số người trong nhóm tuổi này một cách tối ưu để tạo ra sức sản xuất cao nhất cho xã hội. Cơ cấu dân số theo tuổi có khoảng cách điều nhau với loại cơ cấu này được chia theo nhiều cách với khoảng cách điều nhau: 1 năm ,3 năm, 5 năm hoặc 10 năm ... 3.Cơ cấu dân số theo lao động Cơ cấu dân số lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế. a .Nguồn lao động: bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động. + Tỷ lệ dân số lao động so với tổng số dân phụ thuộc chặc chẽ vào cơ cấu dân số theo tuổi,vào đặc điểm kinh tế - xã hội và khả năng tạo việc làm cho những người trong độ tuổi lao động. + Nguồn lao động chia làm 2 nhóm: nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế b. Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế: được chia làm 3 khu vục + Khu vực I: nông – lâm - ngư nghiệp + khu vực II: công nghiệp và xây dựng + khu vực III: dịch vụ (giao thông,thương mại,du lịch,thông tin...) - Cơ cấu dân số hoạt động theo khu vực kinh tế phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn lao động Dân số hoạt động kinh tế Dân số không hoạt đông kinh tế Dân số hoạt động kinh tế thường xuyên Dân số hoạt động kinh tế không thường xuyên Nội trợ Học sinh – Sinh viên Tình trạng khác 4.Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa - Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, là một trong những tiêu chí đánh giá chất lương cuộc sống ở mỗi quốc gia. Trình độ văn hóa của dân cư cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, năng cao năng suất lao động và chất lượng sản phảm, thúc đẩy các mặt khác của đời sống xã hội Để xác định cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa,người ta thường dùng 2 tiêu chí: tỷ lệ biết chử (từ 15 tuổi trở lên) và số năm đến trường của những người từ 25 tuổi trở lên Cơ cấu dân số theo giới ở Việt Nam : Ở lứa tuổi trẻ từ năm 1979-1999,trung bình cứ 10 năm thì tỉ số giới tính khi sinh tăng thêm 1 điểm. Năm 1979 là 105 bé trai / 100 bé gái Năm 1989 là 106 bé trai / 100 bé gái Năm 1999 là 107 bé trai / 100 bé gái Năm 2007 đã đạt tới con số là 112 bé trai / 100 bé gái và tỉ số này vẫn giữ nguyên đến năm 2008 =>Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra thì dự kiến trong khoảng 15 – 20 năm tới sẽ thiếu khoảng 2,3 – 4,3 triệu nữ giới ( nghĩa là tính trung bình khoảng 3 triệu thanh niên Việt Nam không có cơ hội lấy vợ là người Việt Nam) Ở lứa tuổi cao, tỷ lệ nữ trong dân số vẫn cao hơn tỷ lệ nam nhưng đã giảm dần (Năm 1979 tỷ lệ nữ 52% ,tỷ lệ nam 48% đến năm 2008 giảm xuống còn ,tỷ lệ nữ là 50,9% ,tỷ lệ nam 49,1%.) Tỷ lệ nữ trong các trường học ở Việt Nam năm 2005-2006 - Bậc tiểu học tỷ lệ nữ là 47,9% Bậc THCS tỷ lệ nữ là 48,1 % Bậc THPT tỷ lệ nữ là 49,5% Bậc Trung cấp, chuyên nghiệp là 51,96% Bậc Đại học,cao đẳng mới tuyển là 51,09% => Ở lứa tuổi trẻ thì tỷ nam cao hơn tỷ lệ nữ những tiến dần đến lứa tuổi cao thì tỷ lệ nữ tăng dần lên do tuổi thọ trung bình của nữ cao hơn nam. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi lao động ở Việt Nam (1979-2007) Năm 1979: + nhóm dưới tuổi lao động (0-14) là 42,5% + nhóm tuổi lao động (15-59) là 50,49%, + nhóm trên tuổi lao động (60 trở lên) 6,96% Năm 1989: + nhóm dưới tuổi lao động (0-14) là 39% + nhóm tuổi lao động (15-59) là 54% + nhóm trên tuổi lao động (60 tuổi trở lên) là 7% Năm 1999: + nhóm dưới tuổi lao động (0-14) là 33,48% + nhóm tuổi lao động (15-59) là 58,41%, + nhóm trên tuổi lao động (60 trở lên) là 8,11% Năm 2007: + nhóm dưới tuổi lao động (0-14) là 25,51% + nhóm tuổi lao động (15-59) là 65,04 % + nhóm trên tuổi lao động (60 trở lên) là 9,45% Cơ cấu dân số theo tuổi ở Việt Nam (1979-2007). Đơn vị % => Sau gần 30 năm, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động của Việt Nam đã tăng thêm 15%. Ở Việt Nam không chỉ quy mô dân số tăng lên không ngừng mà cả “tỷ lệ dân số từ 15 đến 59 tuổi” cũng tăng nhanh ,nên số người trong độ tuổi lao động tăng lên với tốc độ thường cao hơn nhiều so với tốc độ tăng dân số. Hiện nay Việt Nam đang chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già ( Liên hiệp quốc quy ước rằng, một dân số có ít nhất 10% người cao tuổi là “dân số già”) + Năm 1979 tỷ lệ người cao tuổi là 6,96% + Năm 1989 tỷ lệ người cao tuổi là 7.2 % + Năm 1999 tỷ lệ người cao tuổi là 8,12% + Năm 2007 tỷ lệ người cao tuổi là 9,45% + Dự kiến đến năm 2020 tỷ lệ người cao tuổi là 11,24%, thuận lợi, trước mắt là có nguồn lao động dồi dào (cơ cấu dân số vàng của hiện nay),trong lương lai nguy cơ thiếu lao động và tăng chi phí chăm sóc người cao tuổi Việt Nam đang có cơ cấu dân số vàng Với quy mô dân số hiện nay khoảng 86,2 triệu người là nước đông dân thứ 12 trên thế giới. Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu dân số vàng tức là số người trong độ tuổi lao động cao hơn số người phụ thuộc đây thực sự là cơ hội vàng cho Việt Nam có nguồn lao động dồi dào để phục vụ cho việc phát triển kinh tế nhưng cũng đặc ra những thử thách lớn cho Việt Nam về đào tạo nghề, công ăn việc làm cho lao động,để tạo ra giá trị tích lũy lớn cho tương lai, đảm bảo an ninh xã hội khi nước ta bước vào giai đoạn “dân số già” Cơ cấu dân số Việt Nam theo lao động Năm 1996: + Trong nông lâm ngư nghiệp là 82,3% + Trong công nghiệp và xây dựng là 6,8 % + Trong dịch vụ là 10.9% Năm 2000: + Trong nông lâm ngư nghiệp là 79% + Trong công nghiệp và xây dựng là 8% + Trong dịch vụ là 13% Năm 2007: + Trong nông lâm ngư nghiệp là 68% + Trong công nghiệp và xây dựng là 15% + Trong dịch vụ là 17% => Lao động nông thôn nước ta chiếm tỷ trong cao trong tổng lao động xã hội, sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn tuy đã theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- moi_truong_va_con_nguoi.ppt