Mục đích:
Kết thúc phần CAD các bạn bước vào học CAM dựa trên phần mềm
Mastercam. Bài đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu một cái nhìn khái quát và nền tảng
nhất để chúng ta có một hệ thống về CAM. Điều này quan trọng vì CAM là một
phần liên quan đến làm việc thực tế khi các bạn đã lắm vững kiến thức cơ bản thì
việc tìm hiểu phần mềm chỉ là công cụ và thao tác tạo tạo ra quy trình làm việc mà
thôi.
Những nội dung mà sau bài học này các bạn cần lắm vững:
Tổng quan về CAM.
Ứng dụng của CAM trong công nghiệp.
Quy trình thực hiện CAM.
Giới thiêu về các loại phần mềm CAM .
168 trang |
Chia sẻ: Mr Hưng | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Bài 1: Tổng quan về cam (milling), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n Tool path →Pocket.
- Lựa chọn biên dạng
- Chọn Dao phay 10 mm HSS flat endmill
- Chọn thẻ Pocketing Paramaters, Nhập giá trị -8 cho giá trị Depth.
- Lựa chọn kiểu phay Remachining từ menu sổ Pocket type.
128
- Ta thiết lập các giá trị cho thẻ này như ở dưới đây.
- Chọn nút Remachining và thiết lập tham số cho hộp thoại này như ở dưới
đây.
- OK.
129
- Chọn thẻ Rough/finish paramaters, ta nhập các giá trị cho thẻ này như
hình dưới đây.
- Lựa chọn Lead in/out, nhập các thông số cho thẻ này như hình dưới đây.
130
- Chọn Ok để phát sinh đường chạy dao. Khi ấy đường chạy dao được phát
sinh được thấy như dưới đây.
131
Bài 4 : Gia công một số chi tiết điển hình.
1. Tổng hợp kiến thức về gia công 2.5D.
2. Ví dụ 1: Quy trình gia công sản phẩm mẫu .
3. Ví dụ 2 : Quy trình gia công một số cơ cấu của robot DKS
132
Bài 5 Phương pháp gia công bề mặt 3D: Gia công thô
Mục đích:
Bài toán đặt ra là khi bạn thực hiện phay một chi tiết như cánh quạt của
nơm thuỷ lực chẳng hạn thì với những đường chạy dao 2.5D không thể thực hiện
được. Vậy khi đó phải sử dụng những đường chạy dao như thế nào khi trong
trường hợp này và trong một tình huống khác khi gia công một chi tiết mà biên
dạng là một bề mặt cong . Điều này hoàn toàn có thể giải quyết khi bạn thực hiện
với đường chạy giao gia công bề mặt. Múc đích của bài học là cho bạn những kỹ
năng phân tích vấn đề và sử dụng công cụ trên phần mềm Mastercam X để làm
những công việc như thế
Những kỹ năng bạn học được:
Quy trình gia công và phương án lựa chọn dụng cụ cắt
Một số phương pháp gia công thô bề mặt 3D .
Ứng dụng : Gia công khuôn mẫu
Giới thiệu về Gia công tốc độ cao
Ví dụ và thực hành
Tổng kết bài và giải đáp thắc mắc
5.1 Quy trình gia công và phương án lựa chọn dụng cụ cắt.
5.2 Một số phương pháp gia công thô bề mặt 3D.
Phay thô là quá trình sẽ bóc đi một lượng lớn vật liệu trên bề mặt chi tiết trong thời
gian ngắn mà không cần đạt độ chính xác cao. Trong phần này phần setup chúng ta sẽ
không đề cập đến và có thông số giống một vài phần trước đây chúng ta cũng không nói
đến. Người đọc se phải nhớ những tham số đó để thiết lập.
5.2.1 Thông số chung của chu trình surface
Giá trị tuyệt đối (Absolute) và tương đối (Incremental).
133
Hầu hết các thông số Clearance (mặt phẳng an toàn), Retract (mặt phẳng
lùi dao), Feed plan (mặt phẳng cắt gọt), Top of stock (mặt trên của phôi),
Depth (chiều sâu cắt) đều có thể được nhập bằng giá trị tương đối hoặc tuyệt
đối.
*Absolute: giá trị tuyệt đối luôn được tính từ gốc toạ độ (0,0,0). Nếu ta chọn
các đối tượng hình học để tạo các đường chạy dao thì các đường chạy dao này sẽ ở
độ sâu tuyệt đối, bật kể đối tượng hình học ta chọn ở độ cao nào.
* Increamental: khi ta nhập giá trị tương đối thì Depth và Top of Stock sẽ
liên quan đến vị trí của đối tượng hình học còn Clearancen, Retract và Feed plan sẽ
phụ thuộc vào Top of Stock. Nếu ta chọn các đối tượng hình học để tạo các đường
chạy dao thì các đường chạy dao này sẽ ở độ sau của đối tượng hình học ta chọn.
Chú ý: trong các chu trình Multiaxis thì Clearance, Retract và feed plane
được tự động để ở giá trị tương đối.
Tập tin Regen
134
Tập tin Regen được sử dụng để tăng tốc khi cập nhật thông số cho các chu
trình Surface phức tạp. Ta có thể đặt lại tên và đường dẫn cho tập tin Regen
liên quan đến mỗi chu trình Surface.
- Trước tiên ta rút Regen ở trang Surface parameters của
bất kỳ chu trình Surface nào.
- Nhập tên và chỉ đường dẫn để lưu tập tin Regen cho chu trình Surface.
- Chọn Ok.
vào dao (Plunge Thiết lập các đường), ra (retract) dao:
Hộp thoại Direction cho ta các tuỳ chọn để tạo các đường vào, ra dao cho
các chu trình Surface. Thông số Plunge cho phép ta thiết lập chuyển động
vào dao thông số Retract cho phép ta thiết lập chuyển động ra dao.
- Ở trang Surface parameters của bất kỳ chu trình Surface nào đánh dấu
chọn và click vào node Direction.
- Thiết lập các giá trị
Chú ý:
-Ta có thể chọn node Vector để nhập giá trị theo 3 phương X, Y, Z.
135
- Ta cũng có thể chọn node Line để trở về màn hình đồ hoạ chọn đường thẳng
cho chuyển động vào hoặc ra dao.
Đường biên giới hạn vùng chạy dao (Tool containtment boundaries)
Đường biên giới hạn vùng chạy dao là một chuỗi (Line, arc) kín, dùng để
giới hạn vùng gia công trong một chu trình. Sử dụng đường giới hạn vùng chạy
dao để đảm bảo rằng dao cắt ở trong một vùng nhất định. Đường giới hạn vùng
chạy dao này có thể lằm ở bất kỳ độ cao Z nào so với chi tiết.
Ví dụ:
Drive và check surfaces
Drive Surface là những vùng được gia công trên chi tiết. Check Surfaces
bảo vệ những vùng trên chi tiết từ sự chuyển động của dụng cụ cắt. Để
tạo một chu trình Surface thì ta phải chọn ít nhất một Drive Surface.
Trong khi đó thì Check Surfaces không nhất thiết phải được chọn, chúng
chỉ giới giạn chuyển động của dụng cụ cắt, đảm bảo một chương trình
chính xác hơn.
Ví dụ:
136
Trong hình ví dụ trên, 3 mặt phẳng tạo nên một mặt đáy và 2 vách. Mặt đáy
được chọn làm Drive Surface (Vùng gia công) còn 2 mặt kia được chọn làm
Check Surface. Khi đó, dụng cụ cắt sẽ cắt dọc theo mặt đáy và tránh chạm vào 2
mặt vách.
Lọc chu trình (Filtering toolpaths):
Khi ta lọc một chu trình, Mastercam sẽ thay đổi đường chạy dao trong
một dụng sai nhất định thành những chuyển động thẳng
Ta cũng có thể thay thế những chuyển động thẳng thành những chuyển động
theo cung tròn với bán kính trong giới hạn từ nhỏ đến lớn nhất (do ta thiết lập).
* Phương pháp chọn Filter toolpaths:
- click phải trên hộp thoại Operation Manager chọn Option/Filter để lọc chu
trình những tập tin hiện hành.
- Chọn Main menu/NC utils để lọc bất cứ tập tin NCI nào. Phương pháp này sẽ tạo
ra tập tin ASCII NCI.
137
- Thay thế những chuyển động thành chuyển động theo cung tròn: khi ta lọc chu
trình theo phương pháp này, ta phải chỉ ra bán kính của cung tròn lớn nhất hoặc nhỏ
nhất có thể. Tuỳ thuộc vào hình dáng hình học và dung sai các cung tròn được tạo ra
có bán kính lớn sẽ làm cho chu trình ngắn gọn hơn, trong khi đó cung tròn được tạo
ra có bán kính lớn sẽ làm cho chu trình phức tạp hơn.
Như vậy, đã giới thiệu tham số cơ bản của việc tạo những chu trình phay
Surface. Bây giờ chúng ta sẽ đi vào các chu trình phay thô cụ thể.
Các thức tạo mỗi chu trình về cơ bản không có gì, nhưng việc thấu hiểu
những tham số trong mỗi một chu trình là điểu rất quan trọng. Nó ảnh hưởng tới
thời gian gia công, chất lượng của một sản phẩm phay thô để chuẩn bị phay tinh
138
5.2.2 Gia với đường chạy dao song song (Rough Parallel)
Đây là chu trình thường sử dụng để phá tho các bề mặt lồi (boss) hoặc lõm
(cavity) đơn giản. Các đường chạy dao được tạo ra sẽ song song nhau với Z là
trục thứu 3 được điều khiển độc lập.
Trình tự để tạo ra một chu trình rough parallel:
- Chọn Main menu/ Toolpaths/ Surface/ rough parallel.
- Chọn dạng chi tiết lỗi, lõm hoặc không xác định (unspecified) từ Part
shape menu.
- Chọn các bề mặt cần được gia công.
- Nhập các thông số cho chu trình rồi chọn Ok.
Ghi chú: ta có thể tạo chu trình rough parallel từ hộp thoại Operation manager:
- Click phải/ Toolpaths / Surface rough / parallel.
139
- Total tolerance: là dung sai tổng chỉ có ở chu trình surface, nó kết hợp
giữa Arc filter tolerance và Cut tolerance theo một filter ratio nào đó.
- Maximun stepdown: thiết lập khoảng cách lớn nhất giữa hai lớp cắt kế
nhau theo phương Z trong chu trình Surface.
- Maximum stepover: thiết lập khoảng cách lớn nhất giữa 2 lát cắt theo
phương XY trong chi trình Surface. Khoảng cách này nhỏ thì chu trình càng
chính xác nhưng chương trình cũng dài hơn và tốn nhiều thời gian tính toán hơn.
140
Approx. scallop height on flat floor: tính toán khoảng dịch dao
ngang sao cho tạo được chiều cao nhấp nhô (Scallop) đúng theo chiều cao
theo yêu cầu trên phẳng. Đơn vị mm.
Approx. scallop height at 45 Degrees: Tính toán khoảng dịch dao
ngang sao cho tạo được chiều cao nhấp nhô (Scallop) đúng chiều cao theo
yêu cầu trên mặt phẳng nghiêng 45 độ.
- Machining angle: thiết lập hướng cắt theo chu trình từ 0 đến 360 độ so
với trục X của Cplane.
- Cuttinh method: trong chu trình phay Parallel có thể chọn một trong hai
kiểu chạy dao sau:
Cắt một phía (one way): theo phương pháp này, sau một lát cắt,
dụng cụ cắt sẽ rút dao lên mặt phẳng an toàn và lùi dao nhanh về điểm
đầu để bắt đầu lát cắt tiếp theo. Tất cả các lát cắt đều cùng một phía.
Cắt theo hai phía (Zigzag): theo phương pháp này, dụng cụ cắt
sẽ di chuyển tới lui dọc theo chi tiết.
141
- Plunge control: đây là thống số để xác định cách dao chuyển động theo
phương Z trong chu trình cắt bé. Nó được sử dụng để ngăn chặn dụng cụ cắt
chạy không từ những lát cắt trước đó. Thông số này có tác dụng đối với dạng chi
tiết lõm . Ta có thể chọn dụng cụ cắt lên xuống dọc theo chi tiết, dụng cụ cắt chỉ
xuống từ một phía hoặc từ hai phía.
Allow Multiple Plunges Along Cut: đặc tính này sẽ báo cho hệ
thống cắt dọc chi tiết.
Cut From One Side: đặc tính này sẽ hướng dẫn hệ thống cắt dọc
theo một bên của chi tiết. Nếu thiết lập phương pháp cắt là Zig-zag thì hệ
thống sẽ cắt dọc theo từng đường bắt đầu từ mỗi bên, điều này sẽ làm cho
cả hai bên đều bị cắt. Nếu thiết lập phương pháo cắt oneway thì hệ thống
chỉ cắt một bên.
Cut From Both Side: đặc tính này sẽ cắt dọc theo cả hai bên của
chi tiết. Nếu thiết lập phương pháp cắt zig zag thì hệ thống sẽ cắt dọc
theo từng đường cắt bắt đầu từ một bên và chuyển sang cắt bên đối diện,
nếu thiết lập phương pháp cắt theo oneway thì hệ thống sẽ cắt dọc theo
toàn bộ một bên sau đó mới chuyển sang cắt toàn bộ bên còn lại.
Ghi chú:
+Cut From One Side, Cut From Both Side dao chỉ thay đổi chiều sâu cắt Z một lần
và dọc theo chiều cắt. Áp dụng cho bề mặt lồi 1 đảo.
+ Allow Multiple Plunges Along Cut : dao lên xuống theo phương Z nhiều lần. Áp
dụng cho bề mặt lồi nhiều đảo.
- Cut depths: Phương pháp này xác định chiều sâu cắt tối thiểu và tối đa
(tương đối và tuyệt đối) cho các lát cắt dọc theo phương Z trong các chu trình phay
bề mặt (Surface). Các chiều sâu này có liên quan đến đỉnh và đáy của chi tiết.
142
- Absolute: Thiết lập chiều sâu nhỏ nhất. Tất cả các lát cắt trong chu
trình sẽ nằm giữa hai giá trị này.
Minimum depth: chiều sâu nhỏ nhất mà dụng cụ cắt có thể vươn
tới
Maximum depth: Chiều sâu lớn nhất mà dụng cụ cắt có thể
xuống.
Selectet depths: trở về màn hình đồ hoạ để chọn chiều sâu nhỏ
nhất và chiều sâu lớn nhất.
143
- Incremental: đặt các lát cắt ở các độ cao tương đối so với bề mặt chi
tiết. MasterCAM sẽ tự tính toán chiều sâu tối thiểu và chiều sâu tối đa cho chu trình.
Adjustment to top cut: thiết lập khoảng cách giữa các chiều sâu
nhỏ nhất mà Mastercam tính toán được và lát cắt đầu tiên. Một số dương
sẽ cho điều chỉnh xuống và âm sẽ cho điều chỉnh lên.
Adjustment to other cuts: thiết lập khoảng cách giữa chiều sâu
lớn nhất mà Mastercam tính toán được và các lát cắt trong chu trình. Một
số dương sẽ cho điều chỉnh theo chiều dương và số âm sẽ cho điều chỉnh
theo chiều âm.
- Gap settings: Thông số này điều khiển việc lùi dao hay giữ nguyên
chuyển động khi có khe hở trong chuyển động chạy dao. Khe hở có thể sinh ra giữa
hai lát cắt, giữa drive và check surfaces, giữa 2 drive surfaces.
Ví dụ:
144
Hình vẽ trên , khe hở sinh ra giữa Drive surfaces. Khe hở nhỏ hơn khoảng thiết lập
thì dao sẽ lùi về mặt phẳng an toàn rồi, qua khỏi xe hở rồi xuống dao lại.
Chọn nút Gap settings để thiết lập các thông số:
Distance: Thiết lập khe hở nhỏ nhất giữa các chuyển động chạy dao (giá trị
tuyệt đối).
% of stepover: khe hở nhỏ nhất được xác định bằng giá trị % của khoảng
dịch dao ngang lớn nhất.
145
- Advanced settings: thông số này thiết lập chuyển động của dao trên các
cạnh của bề mặt (Surface), khối rắn (solid) và sự chính xác (dung sai) của chuyển
động chạy dao trên những góc nhọn.
Mastercam cung cấp 3 phương pháp thiết lập chuyển động chạy dao bo tròn trên
các cạnh trong chu trình phay bề mặt (Surface toolpath):
Automatically (base on geometry): thiết lập việc chuyển động chạy dao bo
tròn trên các cạnh phụ thuộc vào sự có mặt hay không có mặt của đường giới
hạn chạy dao (tool containment boundary). Nếu ta có định nghĩa đường giới
hạn chạy dao thì dao sẽ bo tròn những cạnh giữa các bề mặt và các cạnh
ngoài cùng của chi tiết. Nếu ta không định nghĩa đường giới hạn chạy dao thì
dao chỉ bo tròn các cạnh giữa các bề mặt của chi tiết.
146
Only between surfaces (solid faces): dao chỉ bo tròn các cạnh giữa các bề
mặt của chi tiết
Over all edges: dao sẽ bo tròn những cạnh giữa các bề mặt và các cạnh ngoài
cùng của chi tiết.
Sharp corner tolerance: thông số này thiết lập độ chính xác của những góc giữa các
bề mặt và của những cạnh ngoài cùng của chi tiết:
Distance: chia chuyển động bo tròn của dao thành những giá trị được xác
định bằng giá trị do ta nhập. Một dung sai chặt (giá trị nhập vào nhỏ hơn) sẽ
tạo thành những góc sắc hơn với độ tăng nhiều hơn. Một dung sai lỏng (giá
trị nhập vào lớn hơn
% of cut tolerance: chia chuyển động bo tròn của dao thành những giá trị
được xác định bằng giá trị phần trăm của dung sai cắt gọt (cut tolerance).
Khi ta thay đổi dung sai cắt gọt ra những góc sắc hơn với độ tăng nhiều hơn.
Một dung sai (số nhập vào bé) sẽ tạo ra những góc sắc hơn với độ tăng nhiều
hơn. Một dung sai nhỏ (giá trị nhập vào lớn hơn) sẽ tạo những góc tròn với
độ tăng ít hơn.
Skip hidden face test for solid body: những mặt bị che khuất sẽ không được
gia công trong những chu trình 3 trục. Chọn tính năng này đối với chi tiết có
nhiều bề mặt, như vậy thì thời gian tính toán sẽ giảm lại.
147
Check for internal sharp corner: những bề mặt với các đỉnh bên trong có thể
dẫn đến đụng dao. Đôi khi làm việc chuyển dữ liệu, các bề mặt được đưa vào
MasterCAM có thể chứa các đỉnh nhọn. Mastercam sẽ thông báo khi nó bắt
gặp một đỉnh nhọn và nhắc ta nên hiệu chỉnh lại chi tiết.
148
5.2.3 Radial rough toolpaths.
Đây là chu trình sử dụng chủ yếu cho những chi tiết tròn, các đường chạy dao được
sinh ra sẽ xoay quanh một tâm.
Trình tự tạo một chu trình rough radial:
o Chọn Main menu / Toolpaths / surface / Rough / Radial.
o Chọn dạng chi tiết lồi, lõm, hoặc không xác định từ parth shape
menu.
o Chọn các bề mặt cần được gia công.
o Nhập các thông số cho chu trình rồi chọn OK.
Ghi chú: ta có thể tạo chu trình rough parallel từ hộp thoại Operation Manager : click phải /
Toolpaths / Surface rough / Radial:
Giải thích các thông số cơ bản của chu trình khi thiết lập đường chạy dao:
149
- max. angle increment: thiết lập góc tăng lớn nhất giữa các lát cắt. Kết quả của góc tăng có
thể nhỏ hơn giá trị thiết lập vì hệ thống sẽ chia chu trình ra theo những số nguyên.
- start offset distance: thiết lập khoảng giữa các đường chạy dao so với tâm của chu trình
Radial (điểm tâm này do ta chỉ ra).
- start angle: thiết lập góc mà chu trình bắt đầu.
- sweep angle: thiết lập góc (0-360) mà chu trình sẽ quét qua, bắt đầu từ start angle. Nếu ta
nhập vào số âm hệ thống sẽ tạo ra đường chạy dao ngược chiều kim đồng hồ.
- start point:
+ start inside: bắt đầu chu trình từ tâm và cắt về phía đường biên ngoài.
+ start outside: bắt đầu chu trình từ biên dạng ngoài và cắt về phía tâm của chu
trình.
Chú ý: các thông số còn lại đã được trình bày từ các chu trình trước nên người viết không
trình bày lại.
Ví dụ: của chu trình Rough Radial:
150
5.2.4 Project rough toolpaths
Chu trình này cho phép ta chiếu những đường thẳng hoặc cong (curves), điểm hoặc
các file NCI khắc lên những bề mặt do ta chỉ ra. Chu trình này có thể dùng để điêu khắc,
chạm, trổ
Trình tự tạo một chu trình rough project:
o Chọn Main menu / Toolpaths / Surface / Rough / Project.
o Chọn biên dạng chi tiết lồi (boss), lõm (cavity) hoặc không xác định
(unspecified) từ part shape menu.
o Chọn các bề mặt cần được gia công.
o Nhập thông số cho chu trình rồi chọn ok.
Ghi chú: ta có thể tạo chu trình rough parallel từ hộp thoại Operation manager:
click phải / toolpaths / surface rough / project:
151
các thông số cơ bản của chu trình:
o NCI: chiếu một chu trình lên những bề mặt do ta chọn. Chu
trình này phải được tạo trong cùng một file với chu trình Project.
o Curves: chiếu một hoặc một tập hợp đường (curves) lên những
bề mặt do ta chọn. Hệ thống sẽ nhắc ta chọn Curves sau khi đã nhập các
thông số.
o Points: Chiếu một hoặc một tập hợp điểm (points) lên những
bề mặt do ta chọn. Hệ thống sẽ nhắc ta chọn điểm sau khi đã nhập thông số.
o Retract between cuts: thông số này khi được chọn sẽ cho phép
nhấc dao lên giữa các lát cắt. Khi không được chọn thì dao sẽ giữ nguyên vị
trí giữa các lát cắt.
152
o Ví dụ :
5.2.5 Flowline rough toolpaths
Chu trình này có khả năng quản lý thật chính xác độ nhấp nhô bề mặt còn lại trên
chi tiết sau gia công. Chức năng Flowline chỉ tạo được đường chạy dao cho một bề mặt
đơn xác định.
Trình tự tạo một chu trình rough Flowline.
o Chọn Main menu / Toolpaths / Surface / Rough / Flowline
o Chọn biên dạng chi tiết lồi (boss), lõm (cavity) hoặc không xác định
(unspecified) từ part shape menu.
o Chọn các bề mặt cần được gia công.
o Nhập thông số cho chu trình rồi chọn ok.
Ghi chú: ta có thể tạo chu trình rough parallel từ hộp thoại Operation manager:
click phải / toolpaths / surface rough / project.
153
Các thông số cơ bản của chu trình.
o Check flowline motion for gouge: điều chỉnh đường chạy dao khi
sắp gặp phải một khe hở. Thông số này sẽ gán cho những chuyển động chạy dao
lớn hơn hoặc nhỏ hơn dung sai cắt (cut tolerance). Nếu chuyển động chạy dao lớn
hơn thì dao sẽ nhấc lên để tránh khe hở.
o Stepover control: ta có thể thiết lập giá trị dịch sao ngang bằng giá
trị tuyệt đối nếu nhập giá trị đó vào ô Distance. Tuy nhiên ta có thể nhập vào độ
cao của nhấp nhô bề mặt (ô callop height) sau đó MasterCAM sẽ tự động tính ra
giá trị dịch dao ngang.
Ghi chú: thông số này có thể thiết lập cho chu trình Flowline 5-axis
154
- cutting method: trong chu trình phay rough Flowline ta có thể chọn một trong hai kiểu
sau:
+ cắt theo một phía (one way): theo phương pháp này, sau một lát cắt, dụng cụ cắt sẽ
rút lên mặt phẳng an toàn và lùi dao nhanh về điểm đầu để bắt đầu lát cắt tiếp theo. Tất cả
các lát cắt đều cùng phía.
+ cắt theo phía (zigzag): theo phương pháp này, dụng cụ cắt sẽ di chuyển tới lui dọc chi
tiết.
Các thông số còn lại được giải thích ở các phần trước.
155
5.2.6 Contour rough toolpaths
Chu trình này thực hiện các lát cắt tại những độ cao Z không đổi.
Trình tự tạo một chu trình rough Flowline.
o Chọn Main menu / Toolpaths / Surface / Rough / contour
o Chọn biên dạng chi tiết lồi (boss), lõm (cavity) hoặc không xác định
(unspecified) từ part shape menu.
o Chọn các bề mặt cần được gia công.
o Nhập thông số cho chu trình rồi chọn ok.
o Chọn đường giới hạn vùng chạy dao (nếu có) và chọn done.
Các thông số cơ bản của chu trình.
o Entry / exit arc / line: thiết lập các thông số về đường ra vào dao.
156
o Allow arc/line outside boundary: cho phép chuyển động ra vào dao
ở ngoài đường giới hạn chạy dao để đường chạy dao mịn và chất lượng bề mặt
cũng tốt hơn.
o Prompt for starting point: hệ thống sẽ yêu cầu ta chỉ ra một điểm sau
khi nhập xong các thông số của chu trình. Các đường chạy dao sẽ bắt đầu gần
điểm này nhất và tính toán liên quan đến hướng cắt để tạo ra các đường chạy dao.
o Optimize cut order: tại một toạ độ Z, hệ thống sẽ tính toán và tạo ra
tất cả đường chạy dao có thể trước khi thay đổi toạ độ Z (cắt từ trên xuống).
o Order cut bottom to top: chu trình sẽ bắt đầu cắt từ dưới lên.
o Transition: thông số này thiết lập cách chuyển dao giữa hai lớp cắt
kế tiếp theo phương Z.
o High speed: tạo ra một vòng chạy dao xoắn ốc khi khoảng cách hai
lát cắt nhở hơn giá trị loop length do ta nhập vào hoặc tạo ra một đường spline
khi khoảng cách giữa hai lát cắt lớn hơn giá trị loop length.
o Broken: di chuyển dao lên xuống khi khoảng cách giữa hai lát cắt
nhỏ hơn giá trị trong gap setting.
o Ramp: di chuyển dao xuống theo một góc theo phương Z từ điểm
này tới điểm khác khi khoảng cách giữa hai lát cắt nhỏ hơn giá trị trong gap
setting.
o Follow surface: di chuyển dọc theo bề mặt của surface khi khoảng
cách giữa hai lát cắt nhỏ hơn giá trị trong gap settting.
Thiết lập đường xoắn ốc khi vào dao:
157
Hướng đường xoắn ốc sẽ được tính toán cùng chiều với hướng của đường chạy dao:
Thêm bớt đường chạy dao trên mặt nghiêng (shallow parameter):
o Mastercam cho phép ta thêm hoặc bớt các đường chạy dao từ mặt
nghiêng (shallow) trong chu trình Rough contour và finish contour.
158
o Minimum stepdown : thống số này xác lập khoảng cách nhỏ nhất
giữa hai lát cắt thêm vào trên mặt nghiêng của chi tiết.
o Limiting angle: thiết lập góc mà góc này sẽ định nghĩa các mặt
phẳng nghiêng trên chi tiết. Giá trị thường dùng 45 độ. Mastercam sẽ thêm hoặc bớt
những lát cắt trong những khu vực có giá trị trong dãy 0 đến 45 độ.
o Limiting stepover: .
Được sử dụng như là khoảng cách dịch dao ngang lớn nhất
khi bỏ đi những đường chạy dao trên mặt phẳng nghiêng. Nếu những lát cắt kề nhau nhỏ
hơn giá trị limiting stepover thì một trong những đường chạy dao sẽ bị bỏ đi.
Được sử dụng như là khoảng cách dịch dao ngang nhỏ nhất
khi thêm vào những đường chạy dao trên mặt phẳng nghiêng. Nếu những lát cắt kề nhau
lớn hơn giá trị Limiting stepover thì sẽ có những đường chạy dao tạo ra thêm những
đường chạy dao ban đầu.
Ví dụ:
159
Thêm đường chạy dao trên mặt phẳng:
Mastercam đã có tuỳ chọn Shallow, tuy nhiên thông số này chỉ cho phép thêm
đường chạy dao trên những mặt nghiêng với Z thay đổi. Để tạo những đường
chạy dao trên mặt phẳng (cũng như mặt phẳng nghiêng) ta sẽ sử dụng tuỳ chọn
Flats.
Hình ảnh dưới đây sẽ cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tuỳ chọn Flat:
Trong hình này, tuỳ chọn Flats tắt, ta dễ dàng nhận thấy rằng vùng phẳng ở giữa
chi tiết không được gia công.
160
Với tuỳ chọn Flats, Mastercam sẽ tạo ra những lát cắt phụ đề hoàn tất vùng mặt
phẳng.
Sử dụng các đường curve như là đường giới hạn tâm dao:
o Đối với những chi tiết đơn giản, sử dụng chu trình rough contour
và finish contour ta có thể quản lý chiều sâu cắt Z bằng hằng số bằng cách sử dụng
đường curve. Đât là những đường dọc theo chi tiết và được chọn như là đường giới hạn
vùng chạy dao. Đường curve này phải nằm trong mặt phẳng vuông góc mặt phẳng
Cplane.
161
o Tạo nên đường curve trước khi tạo chu trình rough (finish) contour.
Chọn contain Y trên menu surface / solid / cad hoặc chọn node tool containment trên
trang surface parameter khi ta nhập các thông số cho chu trình. Chọn đường curve
giống như chọn đường giới hạn vùng chạy dao (tool containment boundaries). Hình vẽ
dươi đây sẽ cho thấy sự khác biệt giữa chọn đường curve như là giới hạn tâm dao:
5.2.7 Resmill toolpaths
Đây là chu trình phay thô được sử dụng để tháo bỏ lớp vật liệu còn lại trên phôi của
các chu trình trước để lại trên thông số của dao thô. Chu trình restmill gỡ bỏ phôi còn lại ở
những nơi mà dao không thể vào được.
• Tạo đường chạy dao Restmill.
- Lựa chọn Tool path → Surface
rough→Restmill toolpath.
- Lựa chọn các bề mặt.
162
- Lựa chọn đường bao giới hạn vùng gia công.
- Chọn OK.
- Chọn thẻ Toolpath Paramaters ,lựa chọn dao 6 mm HSS flat endmill từ thư
viện dao.
- Lựa chọn thẻ Surface paramaters, và nhập các giá trị cho bảng này như hình
dưới đây.
- Lựa chọn thẻ Restmill paramaters, và nhập các giá trị cho bảng này như
hình dưới đây.
163
- Lựa chọn thẻ Restmaterials paramaters. Và nhập các giá rị cho bảng này
như hình dưới đây.
164
- Chọn OK. Khi ấy đường chạy dao phát sinh được thấy như hình dưới đây.
- Lựa chọn công cụ verify để mô phỏng quá trình gia công.
165
5.3 ứng dụng gia công khuôn mẫu
5.4 Giới thiệu về gia công tốc độ cao.
5.5 Ví dụ và thực hành.
166
Bài 6 Phương pháp gia công bề mặt 3D: Gia công bán tinh
và tinh
Các phương án gia công bán tinh.
Các phương án gia công tinh.
Hiệu chỉnh và tối ưu đường chạy dao.
- Một số lỗi va chạm thường gặp trong gia công.
- Hiệu chỉnh và tối ưu hóa chế độ cắt.
- Hiệu chỉnh và tối ưu hóa thời gian gia công.
Ví dụ và thực hành
Tổng kết bài và giải đáp thắc mắc
167
Bài 7 : Thực hành gia công một số chi tiết điển hình
Thiết kế quy trình gia công một chi tiết điển hình: mẫu 1 (2.5D) ; mẫu
2 (3D Solid) & mẫu 3 (3D Surfaces)
Phân tích phương án gia công mẫu
Thiết kế chương trình gia công mẫu
Tổng kết nội dung và giải đáp thắc mắc
168
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tong_quan_ve_cam_milling_1_5975.pdf