Bạch thược (kỳ 3)

Bảo quản:

Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi

thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm.

Thành Phần Hóa Học:

+ Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược

Học).

+ Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid

Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung

Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

+ Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược

Học Học Báo 1985, 20 (10): 782).

+ Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309).

+ Paeoniflorigenone (Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22

(23): 3069).

+ Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111:

160062k).

pdf6 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Bạch thược (kỳ 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẠCH THƯỢC (Kỳ 3) Bảo quản: Dược liệu chưa bào chế thì cần phải sấy Lưu huỳnh, khi đã bào chế rồi thì cần phải để nơi khô ráo, tránh ẩm. Thành Phần Hóa Học: + Paeoniflorin, Paeonol, Paeonin, Trierpenoids, Sistosterol (Trung Dược Học). + Tinh bột, Tanin, Nhựa, Calci oxalat, 1 ít tinh dầu, Chất béo, Acid Benzoic (1,07%), Paeoniflorin, Glucosid Thược dược (C22H28O11) (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Paeoniflorin, Oxypaeoniflorin, Benzoylpaeonilorin (Vu Tân, Dược Học Học Báo 1985, 20 (10): 782). + Albìlorin (Kanede M và cộng sự, Tetrahedron 1972, 28 (16): 4309). + Paeoniflorigenone (Shimizu Mineo và cộng sự, Tetra Lett 1981, 22 (23): 3069). + Galloylpaeoniflorin (Kan Sam Sik và cộng sự, C A 1989, 111: 160062k). Tác Dụng Dược Lý: + Glucozit Bạch Thược có tác dụng ức chế trung khu thần kinh do đó có tác dụng an thần, giảm đau (Trung Dược Học). + Gluczit Thược Dược có tác dụng ức chế cơ trơn của tử cung và dạ dầy, ruột, ức chế sự tiết vị toan, phòng được loét ở chuột cống thực nghiệm (Trung Dược Học). + Nước sắc Bạch Thược có tác dụng ức chế các loại trực khuẩn lỵ thương hàn, trực khuẩn đại trường, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu khuẩn vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, phế cầu khuẩn và nhiều loại nấm ngoài da (Trung Dược Học). + Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống viêm và hạ nhiệt (Trung Dược Học). + Glucozit Bạch Thược có tác dụng chống sự hình thành huyết khối do tiểu cầu tăng, tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cơ tim, có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ men Transaminaza (Trung Dược Học). + Bạch Thược có tác dụng gĩan mạch ngoại vi và hạ áp nhẹ nhờ tác dụng chống co thắt cơ trơn của mạch máu (Trung Dược Học). + Bạch Thược có tác dụng cầm mồ hôi và lợi tiểu (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). Tính Vị: + Vị chua mà đắng, khí hơi hàn (Thang Dịch Bản Thảo). Quy Kinh: + Dẫn thuốc vào kinh Can + Tỳ, nhập vào Can, Tỳ huyết phần (Bản Thảo Kinh Sơ).Vào kinh thủ, túc Thái âm [Phế + Tỳ] (Thang Dịch Bản Thảo). Tham Khảo: + Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương). + Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Bạch thược dùng sống để chữa đau nhức, tả lỵ, giải nhiệt, cảm mạo do ho gây nên. Bạch thược đã sao tẩm để chữ a các chứng bệnh về máu huyết, thông kinh nguyệt. Bạch thược sao cháy để chữa băng huyết, sao vàng chữa đau bụng máu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Bạch thược cốt thu liễm khí không phải như Xuyên khung làm cho khí tan ra. Ở trong người nếu huyết nhiều hơn khí mà không lưu lợi thì dùng Xuyên khung, khí nhiều hơn huyết phải khô táo thì dùng Bạch thược. Công dụng cốt hàn huyết, lưỡng khí và bổ âm (Bách Hợp Phương). + Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách). + Liều thường dùng cho thuốc thang và cao đơn hoàn tán: 8-16g, cần lợi tiểu thì dùng liều cao hơn, có thể dùng đến 40-60g nhưng không nên dùng lâu ngày (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). + Trị Can dương thịnh, hư phong nội động hoặc hư nhiệt: nên dùng Bạch Thược sống (Trung Dược Học). + Thược Dược có 2 loại: đỏ và trắng. Muốn ích âm, dưỡng huyết, hoạt huyết, hành trệ, tư nhuận Can Tỳ thì dùng Bạch Thược. Muốn hoạt huyết, hành trệ, tuyên thông, tiêu độc ung nhọt thì dùng Xích Thược. Bạch Thược thiên về thanh bổ, có thể trị được đau do huyết hư. Xích Thược thiên về hành ứ, có thể trị được đau do huyết kết tụ” (Đông Dược Học Thiết Yếu). + Xích thược và Bạch thược ứng dụng giống nhau nhưng Xích thược có tác dụng hoạt huyết hành trệ mạnh hơn (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbach_thuoc_doc_3_9197.pdf
Tài liệu liên quan