Môi trường kinh doanh đầy biến động cùng với tình hình phát triển nhảy vọt
của thịtrường đòi hỏi các công ty phải nắm bắt được nhu cầu đểthay đổi, thích nghi
và tận dụng các cơhội có thể đểvươn tới những chân trời phía trước. Bằng cách thiết
lập và nuôi dưỡng một nền văn hoá cộng đồng trong sáng, phù hợp với tổchức, bạn
mới có thểthực hiện các mục tiêu chiến lược, gia tăng lợi nhuận, đồng thời biến công
ty trởthành một ngôi nhà thứhai mà mọi nhân viên đều là thành viên trong một gia
đình lớn. Họthực sựmuốn làm việc, muốn cống hiến và gắn bó một cách trung thành
đểxây dựng ngôi nhà đó ngày càng lớn mạnh.
5 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Ba yếu tố văn hoá cần kết hợp vào chiến lược phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ba yếu tố văn hoá cần kết hợp vào
chiến lược phát triển
Môi trường kinh doanh đầy biến động cùng với tình hình phát triển nhảy vọt
của thị trường đòi hỏi các công ty phải nắm bắt được nhu cầu để thay đổi, thích nghi
và tận dụng các cơ hội có thể để vươn tới những chân trời phía trước. Bằng cách thiết
lập và nuôi dưỡng một nền văn hoá cộng đồng trong sáng, phù hợp với tổ chức, bạn
mới có thể thực hiện các mục tiêu chiến lược, gia tăng lợi nhuận, đồng thời biến công
ty trở thành một ngôi nhà thứ hai mà mọi nhân viên đều là thành viên trong một gia
đình lớn. Họ thực sự muốn làm việc, muốn cống hiến và gắn bó một cách trung thành
để xây dựng ngôi nhà đó ngày càng lớn mạnh.
Bà Mary Coolican, người sáng lập và điều hành Transform Consulting, tổ chức
tư vấn các vấn đề cải tổ và phát triển năng lực lãnh đạo tại Mỹ, cho biết: trong phương
trình lợi nhuận của các công ty, văn hoá là yếu tố có sức mạnh to lớn nhất, nhưng đồng
thời cũng là yếu tố bị lãng quên nhiều nhất. Nhiều công ty lâu nay vẫn xem văn hoá
đóng vai trò “thứ yếu” trong chiến lược phát triển của tổ chức. Các nhà lãnh đạo đã
nghĩ rằng, đầu tư vào văn hoá tổ chức chẳng mang lại lợi lộc gì cả.
|Nền kinh tế thế giới trong thế kỷ XX đã chứng tỏ một điều mà không ai có thể
chối cãi được: từ Sony của Châu Á, đến Coca Cola của Mỹ, tạo dựng được vị thế và
sức mạnh hùng cường như ngày nay chính là nhờ họ đã dày công xây dựng một nền
văn hoá cộng đồng có bản sắc riêng. Các chuyên gia cho rằng, trong các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh, ít có yếu tố nào có được sức mạnh to lớn và tạo ra
hướng đi đúng đắn trong việc nâng cao năng suất lao động, chỉnh đốn quy trình làm
việc và phát triển lợi nhuận, như yếu tố văn hoá.
Bạn có thể hoài nghi về tính chất rõ ràng của một nền văn hoá tổ chức. Thế nào
thì được gọi là nền văn hoá tổ chức? Điều đó khá đơn giản: đó là cách thức tổ chức
làm việc, là tác động của cơ cấu, bộ máy tổ chức đến chiến lược kinh doanh, và cuối
cùng, đó là cách mà một công ty thực hiện để thu hút cũng như giữ chân các khách
hàng và đội ngũ nhân viên tài năng của mình. Về cơ bản, nền văn hoá sẽ cung cấp một
bộ khung có tác dụng như bộ xương sống của cơ thể, giúp thực hiện và tối ưu hoá các
chiến lược kinh doanh của công ty.
Tuy nhiên, làm thế nào để nền văn hoá của doanh nghiệp có thể góp phần vào
việc gia tăng lợi nhuận và hỗ trợ tổ chức trong việc thực hiện chiến lược kinh doanh?
Trước hết hãy bắt đầu bằng việc phân tích và xác định cho tổ chức của bạn một loại
hình văn hoá riêng. Chẳng hạn như, nhiều công ty đề ra mục tiêu chiến lược là đạt
được và duy trì thành công một mức thị phần nhất định nào đó, hoặc tạo dựng được
hình ảnh năng động, mới mẻ trong mắt người tiêu dùng. Hoặc cũng có công ty lại đề ra
mục tiêu trung thành với lợi ích của khách hàng. Từ đó, bạn mới có thể xác định
những yếu tố văn hoá mà tổ chức bạn cần có trong thời đại mới.
Dưới đây là ba yếu tố văn hoá mà Transform Consulting gợi ý để các công ty
kết hợp vào chiến lược phát triển.
1. Văn hoá sáng tạo
Cho dù đặt ra mục tiêu nào, thì điều mà các công ty đều hướng đến chính là yếu
tố văn hoá sáng tạo, năng động trong tổ chức. Để biết được thực trạng văn hoá sáng
tạo trong tổ chức mình, nếu bạn là một nhà lãnh đạo, hãy giải đáp một số vấn đề sau:
- Bạn đã cơ cấu, sắp xếp công việc, đội ngũ lao động như thế nào để thực hiện
thắng lợi mục tiêu của công ty?
- Các nhân viên có được sống trong một môi trường làm việc thông thoáng và
có đủ các điều kiện cần thiết để thoải mái đề ra những ý kiến, quan điểm sáng tạo,
mang lại lợi ích cho công việc chung hay chưa?
- Bạn đã thực sự khuyến khích các cuộc thảo luận mở giữa sếp và nhân viên hay
chưa?
Theo Transform Consulting, nhiều công ty khẳng định đã áp dụng cơ chế
khuyến khích các nhân viên trong việc đề xuất các sáng kiến trong công việc. Nhưng
thực tế, rất ít trong số các cơ chế khuyến khích đó được vận hành một cách đúng nghĩa
trong công việc hàng ngày. Do đó, để kết hợp văn hoá vào chiến lược kinh doanh, trên
phương diện khuyến khích sự sáng tạo của đội ngũ lao động, bạn cần đưa ra được cả
những quy trình chính thức và không chính thức để nhân viên có thể thoải mái trao
đổi, đề xuất sáng kiến, đồng thời có một chế độ đãi ngộ thích đáng đáp ứng nhu cầu,
tham vọng của nhân viên.
2. Văn hoá thích nghi với nhu cầu thay đổi
Một chiến lược phát triển đúng hướng và có tầm nhìn tốt cần xây dựng sẵn
những khả năng đối phó với sự thay đổi của thị trường và sản phẩm. Vậy nền văn hoá
tổ chức cần thể hiện nhu cầu và khả năng thay đổi như thế nào? Rất tiếc yếu tố chiến
lược này lại bị nhiều công ty…bỏ quên. Tại sao các tập đoàn lớn trên thế giới vẫn luôn
bình tĩnh và khôn ngoan trong việc điều chỉnh chiến lược, cách tân sản phẩm, triển
khai tốt các vấn đề cần thay đổi khi thị trường có nhu cầu? Bí mật nằm ở chỗ, họ có
hẳn những quy trình và kế hoạch dự trù để ứng phó với các trường hợp đòi hỏi phải có
sự thay đổi.
Để thực hiện được điều đó, tất cả bộ máy trong công ty, từ lãnh đạo cao cấp đến
đội ngũ nhân viên đều phải được đào tạo về khả năng thích ứng với sự thay đổi cấp
bách. Những chương trình đào tạo đều hoạch định rõ ràng các tình huống như: khi cần
thay đổi, ai sẽ chịu trách nhiệm, cần thảo luận những gì, tập trung thay đổi những vấn
đề nào (công nghệ, phân phối hay marketing)…
3. Văn hoá lãnh đạo
Đây chính là yếu tố hiển nhiên nhất và cũng là quan trọng nhất trong chiến lược
phát triển của mỗi tổ chức. Sự thành bại của các công ty phụ thuộc vào nhà lãnh đạo
có tài giỏi hay không trong việc chèo lái con tàu cùng với các nhân viên của mình vượt
qua muôn vàn khó khăn của thị trường và nền kinh tế. Việc xây dựng một nền văn hoá
tổ chức thống nhất và có bản sắc, có sự kết hợp hài hoà các giá trị văn hoá vào chiến
lược phát triển, phụ thuộc rất lớn vào tài trí, tầm nhìn và tính nhất quán của người lãnh
đạo.
Nhà lãnh đạo nên làm gì để xây dựng nền văn hoá tổ chức? Trước hết, các CEO
cần phải đều đặn thông báo cho tổ chức về chiến lược phát triển chung (bao gồm cả
phát triển văn hoá), tầm quan trọng và ý nghĩa của nó. Phải làm sao để toàn tổ chức ý
thức được rằng những công việc hàng ngày, cho dù là những công việc nhỏ nhất, đều
đang góp phần vào việc thực hiện mục tiêu lâu dài của công ty. Hoặc nhà lãnh đạo đã
có ý thức giúp nhân viên nhận ra và sửa chữa các sai lầm chưa? Bạn đã thường xuyên
triển khai các chương trình học hỏi và rút kinh nghiệm trong công ty? Sếp đã có những
hành vi, thái độ mẫu mực để xứng đáng trở thành một tấm gương dẫn dắt nhân viên
mình hay chưa?...
Việc xây dựng nền văn hoá tổ chức không phải là một vấn đề quá khó, nó phụ
thuộc vào ý thức của toàn tổ chức trong việc phát triển, nuôi dưỡng nền văn hoá
chung. Đó không phải là nền văn hoá mang lại lợi ích cho CEO hay các nhà lãnh đạo,
mà còn cho cả các nhân viên, xét trên phương diện lâu dài. Nhận thức được bản chất
của chiến lược phát triển có sự kết hợp các yếu tố văn hoá, sẽ giúp các công ty hoạch
định đúng đắn mục tiêu phát triển của mình.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ba_yeu_to_van_hoa_can_ket_hop_vao_chien_luoc_phat_trien_7339.pdf