Ba mươi năm Chương trình Thái học Việt Nam: Thành tựu, các chủ đề và định hướng nghiên cứu

Thái học (nội dung của Chương trình Thái học Việt Nam) là một trong những

lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với sự ra đời và phát triển của ngành Việt Nam học ở nước

ta. Chương trình Thái học Việt Nam ra đời năm 1989, trải qua hơn 30 năm hoạt động đã

đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bài viết hệ thống hóa những vấn đề đã được

Chương trình đề cập theo 10 chủ đề chính, từ đó đề xuất một số định hướng nghiên cứu

sắp tới cho lĩnh vực nghiên cứu này, góp phần xây dựng và phát triển ngành Việt Nam

học trong tương lai.

pdf8 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 14/05/2022 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ba mươi năm Chương trình Thái học Việt Nam: Thành tựu, các chủ đề và định hướng nghiên cứu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy tiếng dân tộc ở nhiều nơi gần đây được thực hiện theo chủ trương và đường lối chung. Một số ngôn ngữ đã được đưa vào giảng dạy không chỉ ở các nhà trường phổ thông, mà còn có những lớp riêng cho cán bộ công chức và lực lượng vũ trang. Đó là việc triển khai dạy tiếng Thái ở các tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An; tiếng Tày ở các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn và Thái Nguyên; tiếng Lào, ở các tỉnh Sơn La và Thanh Hóa; tiếng Nùng ở Lạng Sơn. Được biết, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã đề nghị mở thêm lớp tiếng Giáy. Chữ viết cổ của các dân tộc (Thái cổ, Nôm Tày, Nôm Nùng) được quan tâm ở nhiều phương diện khác nhau, như sưu tầm, lưu giữ và phát huy các giá trị của văn bản cổ. Định hướng cho nghiên cứu sắp tới là tôn trọng xu hướng tìm về với hệ chữ viết cổ truyền, thể hiện rõ nhất là ở người Thái. Với những tộc người có nhiều bộ chữ viết thì cần làm rõ có nên tiếp tục truyền dạy các bộ chữ Thái cổ được các địa phương sử dụng - như tỉnh Nghệ An triển khai việc dạy cả ba bộ chữ: Lai Tay, Lai Pao và Tay Thanh, hay hướng tới một bộ chữ thống nhất. Đồng thời, cũng cần nhìn lại giá trị của các bộ chữ La tinh đã được phê duyệt năm 1961. 3.9. Nhữ ng biến đổi trong hội nhập và phát triển Đề cậ p đế n cuộ c số ng mớ i, với nhữ ng biến đổi trong hội nhập và phát triển, đã có những nghiên cứu cho thấy, không chỉ những kỹ năng giao tiếp, ứng xử, mà ngay cả những phong tục, tập quán cùng với những nét văn hóa đặc sắc (về nhà ở, ẩm thực, âm nhạc) của đồng bào cũng đang dần thay đổi trong quá trình phát triển. Cụ thể như gần đây tập quán ăn uống đã có nhiều biến đổi, thể hiện ở cơ cấu bữa ăn. Về trang phục, có sự thay đổi chất liệu, phương thức dệt may, kiểu cách, nhất là y phục sử dụng hàng ngày và của nam giới. Nhà ở cũng có nhiều biến đổi về kỹ thuật làm nhà và trang trí. Thông tin Khoa học xã hội, số 1.202058 Trong thời kỳ hiện đại, văn hóa lúa nước vẫn hiện hữu trong đời sống nhưng đã bắt đầu có sự pha tạp, các yếu tố dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo cũng đổi mới, đa dạng. Định hướng cho nghiên cứu sắp tới là: Xuất phát từ thực tế, cần nghiên cứu để chỉ rõ những cái được/mất (chẳng hạn như phát triển du lịch cộng đồng) góp phần hoạch định chính sách; xây dựng các mô hình về giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa làm nên bản sắc dân tộc 3.10. Gắn sự phát triển của ngành Thái học Việt Nam và thế giới Thời gian qua đã có những bà i thông tin về tì nh hì nh nghiên cứ u củ a Thá i họ c quố c tế và nhữ ng đóng góp củ a cá c nhà nghiên cứ u Việ t Nam cho Thái học ở nước ngoài, cùng với việc đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của các tộc người cư trú dọc hai bên biên giới nhằm phát triển bền vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa các quốc gia (biên giới Việt-Lào và Việt-Trung). Nhiều bài viết đã được gửi đến các hội thảo quốc tế. Định hướng cho nghiên cứu sắp tới là mở rộng phạm vi nghiên cứu so sánh - đối chiếu, không chỉ dừng lại ở các tộc người trong nước mà cả với đồng tộc ở nước ngoài. Cần lưu ý sự tương đồng và khác biệt về phân định dân tộc và xác định tộc danh ở các quốc gia khác. Sau 30 năm triển khai hoạt động, tuy chưa thực sự hình thành bộ môn Thái học, nhưng một số cơ sở đã đào tạo được một số cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ thực hiện đề tài về các dân tộc thuộc hệ ngôn ngữ này1. 1 Thống kê có thể xem trong: Vương Toàn (2016), Thư mục Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp về các dân tộc Tày, Thái, Nùng đã bảo vệ thành công (thống kê chưa đầy đủ tính đến ngày 20/11/2015), trong: Từ điển văn hóa các dân tộc Thái - Tày - Nùng, tr. 500-595. Đối tượng đào tạo không chỉ là người trong nước mà có cả một số người nước ngoài. Các khóa luận, luận văn và luận án đề cập đến nhiều vấn đề, không chỉ về ngôn ngữ và chữ viết mà nhiều lĩnh vực khác trong đời sống người dân như ẩm thực, trang phục, nhà cửa, hôn nhân, gia đình, ma chay, tín ngưỡng dân gian, nghệ thuật trang trí, một số làn điệu dân ca, sinh hoạt kinh tế, công cụ sản xuất, không chỉ về các dân tộc có dân số đông như Thái, Tày, Nùng mà đã có đề tài khảo cứu chuyên sâu về các dân tộc ít người hơn, như các luận án tiến sĩ về tiếng La Ha, tiếng Cao Lan (một trong hai nhóm thuộc dân tộc Sán Chay)... Việc tìm hiểu về một số nhóm tộc người như Ngạn, Nùng Vẻn, Tày (Thổ) Đà Bắc,... hiện được chú ý, do đang còn có những cách kiến giải khác nhau, về từng mặt cụ thể. 4. Thay lời kết Thái học Việt Nam 30 năm qua đã làm rõ nhiều vấn đề về các dân tộc thuộc ngữ hệ Thái-Kađai ở Việt Nam với sự đóng góp của đông đảo nhà nghiên cứu và sự giúp đỡ của nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Với đội ngũ ngày một đông đảo và đang được trẻ hóa, thời gian tới nghiên cứu THVN hy vọng sẽ tiếp tục đạt được những thành tựu đáp ứng yêu cầu của xã hội  Tài liệu tham khảo 1. Chương trì nh Thái học Việt Nam (1992), Kỷ yếu Hội thảo Thái học lần thứ I (ngày 25-26/11/1991), Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 2. Chương trì nh Thái học Việt Nam (1998), Văn hóa và lịch sử người Thái ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo Thái học lần thứ II, Nxb. Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2002), Văn hóa và lịch sử các dân tộc trong nhóm ngôn ngữ Thái Việt Nam, Ba mươi năm 59 Kỷ yếu Hội thảo Thái học lần thứ III, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 4. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2006), Đóng góp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong tiến trình lịch sử Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ IV, Cao Bằng, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 5. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2009), Địa danh và những vấn đề lịch sử - văn hóa của các dân tộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Thái học Việt Nam lần thứ V, Điện Biên, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 6. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2012), Cộng đồng các tộc người ngữ hệ Thái - Kadai ở Việt Nam: Truyền thống, hội nhập và phát triển, Kỷ yếu Hộ i nghị Thá i họ c Việ t Nam lầ n thứ VI, Thanh Hó a, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 7. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2015), Cộng đồng Thái - Kadai Việt Nam: Những vấn đề phát triển bền vững, Kỷ yếu Hộ i nghị quốc gia Thá i họ c Việ t Nam lầ n thứ VII, Lai Châu, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 8. Chương trì nh Thái học Việt Nam (2017), Phát huy vai trò, bản sắc cộng đồng các dân tộc Thái - Kadai trong hội nhập và phát triển bền vững, Kỷ yếu Hội nghị quốc gia Thái học lần thứ VIII, Nghệ An, Nxb. Thế giới, Hà Nội. (tiếp theo trang 51) Thay lời kết Việc nhà nước định hướng và bảo đảm sự phát triển của tổ chức xã hội tự nguyện là đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Một mặt, nó bảo đảm các nhu cầu chính đáng của nhân dân, mặt khác, việc định hướng những không gian phù hợp từ phía nhà nước để tổ chức xã hội tự nguyện phát triển sẽ khai thác các tiềm năng của tổ chức này và hạn chế những rủi ro mà nó có thể mang lại. Chính vì vậy, việc đề ra chính sách và xây dựng luật điều chỉnh hiệu quả đối với các tổ chức xã hội ở nước ta hiện nay là một trong những vấn đề cần được quan tâm đúng mức  Tài liệu tham khảo 1. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, https:// thuvienphapluat.vn/van-ban/bo-may- hanh-chinh/Hien-phap-nam-2013-215 627.aspx 2. Thành Tâm (2014), Biến động ở Bắc Phi - Trung Đông và các cuộc “cách mạng màu” có tương đồng?, com.vn/Ho-so-mat/Bien-dong-o-Bac- Phi---Trung-Dong-va-cac-cuoc-cach- mang-mau-co-tuong-dong-307841/ 3. Wacks, Raymond (2011), Triết học luật pháp, Phạm Kiều Tùng dịch, Nxb. Tri thức, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfba_muoi_nam_chuong_trinh_thai_hoc_viet_nam_thanh_tuu_cac_chu.pdf
Tài liệu liên quan