Ba mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở nước ngoài và chuyển dịch quản trị đại học ở Việt Nam

Ở Việt Nam, tập đoàn giáo dục bao gồm cả trường đại học mới xuất hiện

trong khu vực tư nhân và tập đoàn hóa đại học công lập chưa được thể chế hóa

trong chính sách đổi mới giáo dục đại học. Trong khi đó trên thế giới một số nước

như Malaysia, Nhật Bản, Canada đã tiến hành tập đoàn hóa trong giáo dục đại học

biến các đại học công lập thành các pháp nhân độc lập với cơ quan quản lý nhà

nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật và tự chủ hoạt động đảm bảo hiệu quả, chất

lượng trong nền kinh tế thị trường. Việc tìm hiểu nội dung các mô hình tập đoàn hóa

đại học công lập ở nước ngoài có thể giúp làm rõ quá trình chuyển dịch quản trị đại

học ở Việt Nam đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục và đào tạo. Bài viết sử dụng dữ liệu thuộc đề tài “Báo cáo Thường niên

Giáo dục 2018: Quản trị đại học ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi” (Đề tài cấp

Đại học Quốc gia, mã số QG.18.27) do chính nhóm tác giả thực hiện.

pdf21 trang | Chia sẻ: Thục Anh | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Ba mô hình tập đoàn hóa đại học công lập ở nước ngoài và chuyển dịch quản trị đại học ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược đồng tiền nào từ ngân sách, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao cộng và từ các nguồn hợp pháp khác. Một trường đại học khác2 có tổng thu năm học 2017-2018 đạt trên 622 tỉ đồng, trong đó thu từ ngân sách chiếm trên 26%, từ học phí trên 61%, từ khoa học và chuyển giao công nghệ gần 5% và từ các nguồn hợp pháp khác 8%. Tất cả các trường đại học công lập bao gồm 23 trường đại học thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP, chiếm 13.5% trong tổng số 170 trường đại học công lập và các trường còn lại thực hiện quyền tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đều có tổng thu chủ yếu dựa vào nguồn thu từ học phí và lệ phí. Điều này chứng tỏ rằng mặc dù Việt Nam bắt đầu thực hiện cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm từ năm 2006, nhưng đến nay xét về cấu trúc tài chính, chỉ một bộ phận nhỏ các trường đại học công lập bắt đầu chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa. Bởi vì tập đoàn hóa đại học công lập đòi hỏi các trường đại học công lập phải tăng tỉ trọng các nguồn thu từ khoa 1 https://www.uef.edu.vn/newsimg/ptchc/bao-cao-3-cong-khai/BC_3_cong_khai_mau_24.pdf. 2 https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/Bieu-21-Cong-khai-ti-chnh_NH-2017-2018_DHCT. pdf. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành144 học và chuyển giao công nghệ và các nguồn thu hợp pháp khác, chứ không phải chủ yếu tăng nguồn thu từ học phí và lệ phí như các trường đại học công lập ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, về đổi mới tài chính và ngân sách nhà nước, tập đoàn hóa mới chỉ bắt đầu được triển khai nên khó tránh khỏi khó khăn, vướng mắc. b) Tổ chức kinh tế trong trường đại học: một phần tất yếu của tập đoàn hóa Theo Điều lệ trường đại học (2003), “doanh nghiệp” là một trong mười loại tổ chức kinh tế trong cơ cấu tổ chức của trường đại học, nhưng trong Điều lệ trường đại học (2010), Luật Giáo dục đại học (2012) và Điều lệ trường đại học (2014) không nói đến “doanh nghiệp” chung chung, mà nói rõ là tổ chức hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm năm loại tổ chức đứng đầu là (i) Hội đồng trường, tiếp đến là (ii) hiệu trưởng, phó hiệu trưởng tạo thành ban giám hiệu, (iii) hội đồng khoa học và đào tạo, hội đồng khác (iv) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác và (v) trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học (Điều 14). Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đại học đã được tinh giản theo hướng tập đoàn hóa từ cơ cấu gồm 10 loại tổ chức đặc trưng cho kiểu tổ chức hàn lâm khoa học và tổ chức chính trị - nhà nước như quy định trong Điều lệ trường đại học năm 2003 sang cơ cấu gồm 5 loại tổ chức trong đó nổi bật loại “cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh” theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018. c) Thành lập hội đồng trường: mới tập đoàn hóa được trên một phần ba Hội đồng trường là cơ quan quản trị đại học nhưng không xuất hiện cùng với trường đại học mà dần dần được thành lập theo quy định pháp luật và điều lệ trường đại học. Luật Giáo dục năm 1998 dành Điều 55 quy định về “Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường cao đẳng, trường đại học” nhưng chưa nói đến “quản trị”, chưa nói đến “hội đồng trường”. Luật Giáo dục đại học (2012) quy định hội đồng trường là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của nhà trường (Điều 16). Điều lệ trường đại học 2014 và Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP về đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 không đưa ra định nghĩa về hội đồng trường. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 quy định hội đồng trường là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên có lợi ích liên quan. Định nghĩa này không chỉ mở rộng thành phần và cấu trúc của hội đồng trường, mà nhấn mạnh đến quan hệ lợi ích đặc trưng cho xã hội hiện đại vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường. Ngày trước áp lực của cạnh tranh, bất kỳ một tổ chức nào bao gồm cả trường đại học công lập muốn hoạt động và phát triển được cũng đều phải tính đến quan hệ lợi ích của các bên liên quan đảm Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 145 bảo những nguyên tắc như công bằng, cùng có lợi và bền vững. Ở Việt Nam hiện nay mới có trên một phần ba trong tổng số 170 trường đại học công lập thành lập hội đồng trường. Điều này có nghĩa là tập đoàn hóa các trường đại học công lập ở Việt Nam mới đi được một phần ba quãng đường tập đoàn hóa. d) Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài với mức tối thiểu 30% Trên thế giới sự chuyển dịch đại học theo hướng tập đoàn hóa luôn gắn liền với sự tham gia của chuyên gia bên ngoài với số lượng rất đáng kể có khi lên tới một nửa trong tổng số thành viên của tổ chức quản trị đại học. Ở Việt Nam, Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học không quy định sự tham gia của “chuyên gia bên ngoài”, mà từng bước quy định hội đồng trường có sự tham gia của “cán bộ quản lý giáo dục có uy tín ngoài trường” nhưng không rõ số lượng năm 2003 đến “thành viên ngoài trường đại học” với số lượng tối thiểu là 30% tổng số thành viên hội đồng trường năm 2008. Luật Giáo dục đại học năm 2012 quy định rõ hội đồng trường có “đại diện cơ quan chủ quản cơ sở giáo dục đại học” và quy định chung chung là có một số thành viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh. Điều lệ năm 2014 quy định thành phần và số lượng “thành viên bên ngoài” tham gia hội đồng trường, cụ thể là thành viên bên ngoài gồm những người đang hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của nhà trường với số lượng chiếm không dưới 20% tổng số thành viên của hội đồng trường. Năm 2018, “thành viên ngoài trường đại học” được Luật Giáo dục đại học (2018) quy định là chiếm tỉ lệ tối thiểu là 30% trong tổng số thành viên tối thiểu 15 người của hội đồng trường; thành viên ngoài trường gồm đại diện của cơ quan quản lý có thẩm quyền, đại diện của cộng đồng xã hội do hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu của trường đại học bầu bao gồm nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà khoa học, doanh nhân, cựu sinh viên, đại diện đơn vị sử dụng lao động. Nếu số thành viên bên ngoài đạt được mức tối thiểu 30% này thì đó mới chỉ là sự tham gia trên danh nghĩa bởi vì trừ chủ tịch hội đồng trường là thành viên cơ hữu của trường, số các thành viên còn lại có thể tham gia kiêm nhiệm với công việc chính là “hội, họp”. Do vậy, có thể nói với tỉ lệ tối thiểu của chuyên gia bên ngoài tham gia có tính chất hình thức, thủ tục, “theo quy định” như vậy thì tập đoàn hóa đại học công lập ở Việt Nam có lẽ mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu. e) Chuyển dịch mối quan hệ của trường đại học với các cơ quan quản lý Năm 2014, Điều lệ (2014) quy định Cơ quan trực tiếp quản lý trường ra Quyết định thành lập hội đồng trường và bổ nhiệm Chủ tịch hội đồng trường trên cơ sở quyết nghị của hội đồng trường. Hội đồng trường định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo, giải trình với cơ quan trực tiếp quản lý trường, cơ quan quản lý nhà nước Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành146 về các điều kiện đảm bảo chất lượng, các kết quả hoạt động, việc thực hiện các cam kết và tài chính của trường. Năm 2018, theo Luật Giáo dục sửa đổi (2018), trường đại học có các cơ quan cấp trên bao gồm Chính phủ, các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan có thẩm quyền, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan ngang bộ, cơ quan chủ quản. Ví dụ: Luật này quy định “Các trường đại học xây dựng quy chế về tổ chức và hoạt động của trường trình cơ quan chủ quản phê duyệt”, “Hội đồng trường chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý có thẩm quyền và các bên liên quan về các quyết định của hội đồng trường”. Chính phủ quy định chi tiết về quy trình, thủ tục thành lập, công nhận hội đồng trường; việc công nhận, bãi nhiệm, miễn nhiệm chủ tịch hội đồng trường, bổ nhiệm, miễn nhiệm thành viên khác của hội đồng trường. Như vậy, về mối quan hệ với các cơ quan quản lý cấp trên, trường đại học chịu sự quản lý trực tiếp của cơ quan chủ quản, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo và các cơ quan quản lý có thẩm quyền ở trung ương và địa phương. Mặc dù đã xuất hiện khả năng không còn quan hệ chủ quản, nhưng các trường đại học công lập vẫn chủ yếu nằm trong mối quan hệ quản lý theo trật tự thứ bậc trên – dưới nặng về cơ chế, “xin – cho”. Như vậy, trường đại học công lập khó có thể trở thành một thực thể pháp nhân độc lập chịu trách nhiệm trước pháp luật và tự chủ thực hiện có hiệu quả các hoạt động đáp ứng yêu cầu giáo dục đại học và nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ. f) Tập đoàn hóa trong quản trị đại học cấp trường Theo quy định pháp luật, hội đồng trường là tổ chức quản trị cao nhất trong trường đại học. Trong khi đó, hiệu trưởng trường đại học được định nghĩa là người chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học. Định nghĩa này không nói đến hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm thực hiện các quyết định, quyết nghị của hội đồng trường. Mặc dù trong 6 nhóm nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng có quy định hiệu trưởng ba lần nói đến hội trường. Thứ nhất, hiệu trưởng tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và cuối cùng là theo “quyết định của hội đồng trường”. Thứ hai, hiệu trưởng hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng và ban giám hiệu. Thứ ba, hiệu trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường và các bên liên quan. Hiệu trưởng do hội đồng trường quyết định và được cơ quan quản lý có thẩm quyền công nhận. Hiệu trưởng là một thành phần đương nhiên của hội đồng trường cùng với ba thành phần khác là Bí thư cấp ủy, Chủ tịch công đoàn Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 147 và đại diện ban chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Như vậy, trong quản trị đại học cấp trường ở Việt Nam vẫn chưa xác định rõ ai là người quản trị đứng đầu, ai là người giúp việc về mặt quản trị hành chính, quản trị học thuật và quản trị tài chính nhất là quản trị huy động các nguồn lực cho nhà trường. Tập đoàn hóa đại học công lập đòi hỏi phải có quy định giúp trả lời rõ ràng những câu hỏi đại loại như vậy về thành phần, cấu trúc của tổ chức quản trị đại học cấp trường. Về mặt này, có lẽ tập đoàn hóa ở Việt Nam mới chỉ đang trong giai đoạn thí điểm, “thử và sai” cần được tiếp tục đổi mới ngay cả trong quan niệm về sử dụng từ ngữ “tập đoàn” và “tập đoàn hóa”. Mặc dù trong thực tế ở Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện và phát triển một số tập đoàn giáo dục sở hữu các trường học từ trường mầm non đến trường đại học. Kết luận Trong bối cảnh ngân sách nhà nước bị cắt giảm đối với giáo dục đại học, quản trị đại học theo hướng tập đoàn hóa là một lựa chọn ưu tiên trên các cấp độ quốc tế, quốc gia và thể chế hay tổ chức của cơ sở giáo dục đại học. Các nghiên cứu về đổi mới giáo dục đại học ở châu Âu, châu Á và nhiều nơi khác cho thấy quản trị đại học khu vực công lập và tư thục đều có thể chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa. Điều cơ bản và quan trọng của quá trình chuyển dịch theo hướng tập đoàn hóa là trường đại học không bị biến mất, không bị biến thành tập đoàn kinh tế, tập đoàn kinh doanh và quản trị đại học không phải là quản trị kinh doanh, không phải quản trị kinh tế. Mặc dù nhiều bộ phận, nhiều cấu trúc và nhiều quá trình giáo dục đại học có thể bị “tập đoàn hóa” theo nghĩa là chỉ tập trung vào mục tiêu nâng cao hiệu quả có thể lượng hóa bằng tiền. Bởi vì hiệu quả, thu nhập, lợi nhuận vẫn không phải là mục tiêu cuối cùng của trường đại học và quản trị đại học. Mà tất cả những chuyển dịch, những thay đổi theo hướng tập đoàn hóa của quản trị đại học đều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh của trường đại học trong môi trường nội địa và quốc tế đang liên tục biến đổi. LỜI CẢM ƠN Nghiên cứu được tài trợ bỏi Đại học Quốc gia Hà Nội trong đề tài mã số QG.18.27. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chang-Da Wan. The History of University Autonomy in Malaysia. Policy IDEAS № 40. May 2017. Kỷ yếu Hội tHảo quốc tế CáC vấn đề mới trong khoa họC giáo dụC: tiếp Cận liên ngành và xuyên ngành148 2. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong%20nien/Corporation%20of%20Univ/The-History-of-University- Autonomy-in-Malaysia-.pdf. 3. Molly N. N. Lee. Corporatization and Privatization of Malaysian Higher Education. International Higher Educaion. 1998. file:///C:/Users/Admin/ Downloads/6419-Article%20Text-12302-1-10-20150325%20(1).pdf. 4. Ainun Hj. Abd. Majid & Mohammad Adam Bakar. Corporatisation of Malaysian Public Universites: a Case Study. 2017, file:///C:/Users/Admin/Downloads/957- Article%20Text-2202-1-10-20171206%20(2).pdf. 5. Abd Rahman Ahmad, Alan Farley, Ng Kim-Soon. “Funding Reforms in Malaysian Public Universities: Transitions towards Competitive Funding”. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 7(10): 553-561, 2013. 6. Jun Oba (2004). Incorporation of National Universities in Japan – Reform towards the enhancement of autonomy in search of excellence. In RIHE. Organization Reforms and University Governance: Autonomy and Accountability. 2004 7. file:///C:/Users/Admin/Downloads/2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong %20nien/Corporation%20of%20Univ/incorporation2003.pdf; 8. Jun Oba (2006). Incorporation of National Universities in Japan and its Impact upon Institutional Governance. 9. file:///C:/Users/Admin/Downloads /2019%20Bao%20cao%20giao%20duc%20 thuong%20nien/Corporation%20of% 20Univ/ incorporation2006.pdf 10. Kiyoshi Yamamoto (2004). Corporatization of National Universities in Japan: An analysis of the impact on governance and finance. ac.jp/crump/resource/crump_wp_no3.pdf. 11. Luật Ngân sách Nhà nước 2002, luật số 01/2002/QH11; Luật Ngân sách Nhà nước 2015, luật số 83/2015/QH13. 12. https://www.uef.edu.vn/newsimg/ptchc/bao-cao-3-cong-khai/BC_3_cong_ khai_mau_24.pdf. 13. https://www.ctu.edu.vn/images/upload/TT36/Bieu-21-Cong-khai-ti-chnh_ NH-2017-2018_DHCT.pdf. Phần 1. TRIẾT lÝ, MÔ THỨc, PHƯƠNG THỨc GIÁO Dục THEO ĐỊNH HƯỚNG 4.0 149 THREE CORPORATISATION MODELS OF OVERSEASPUBLIC UNIVERSITIES AND TRANSITION OF UNIVERSITY GOVERNANCE IN VIETNAM Abstract: In Vietnam, education corporations including universities newly emerge in private sector and corporatisation of public universities has not been institutionalized in the innovation policy of higher education. Meanwhile, in the world, some countries such as Malaysia, Japan and Canada have conducted corporatisation in higher education,turned public universities into independent legal entities which are independent of state management agencies, taking legal obligation and autonomus operationto ensure efficiency and quality in the market economy. Studying the content of corporatisation models of overseas public universitiesmay help to clarify transitionprocess of University Governance in Vietnamto meet the objectives, requirements and obligations of fundamental and comprehensive innovation in education. The article uses survey data from the topic of Hanoi National University: “Annual Education Report 2018: University Administration in Vietnam intransition process” (National University topic, code No. QG.18.27), by the group author of this article. Keywords: Models, Corporatisation, Public university corporation, Governance, University Governance

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfba_mo_hinh_tap_doan_hoa_dai_hoc_cong_lap_o_nuoc_ngoai_va_chu.pdf
Tài liệu liên quan