Ba đậu

-Xuất Xứ:

Bản Kinh.

-Tên Khác:

Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba

sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử (Hòa

Hán Dược Khảo), Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão

dương tử (Cương Mục), Quả Màn Dẻ ( Nam Dược Thần Hiệu), Ba tiêu, Hạt

Màn đẻ (Lĩnh Nam Bản Thảo), Ba mễ (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Ba qủa

(Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Lam Biệt Pháp), Bát diện đao (Quảng

Tây Trung Dược Chí), Đại diệp song nhãn long, Ba nhân, Mang tử (Quảng

châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Độc ngư tử, Cống tử (Trung

Dược Chí), Mãnh tử nhân (Trung Quốc Dược Thực Chí), Song nhãn long

(Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Song nhãn hà, Hồng tử nhân, Đậu cống (Nam

Ninh Thị Dược Vật Chí ).

Tên khoa học:

Fructus Crotonis.

Họ khoa học:

Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Ba đậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BA ĐẬU -Xuất Xứ: Bản Kinh. -Tên Khác: Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Ba tiêu cương tử (Hòa Hán Dược Khảo), Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão dương tử (Cương Mục), Quả Màn Dẻ ( Nam Dược Thần Hiệu), Ba tiêu, Hạt Màn đẻ (Lĩnh Nam Bản Thảo), Ba mễ (Dược Tài Tư Khoa Hối Biên), Ba qủa (Trung Dược Hình Tính Kinh Nghiệm Lam Biệt Pháp), Bát diện đao (Quảng Tây Trung Dược Chí), Đại diệp song nhãn long, Ba nhân, Mang tử (Quảng châu Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách), Độc ngư tử, Cống tử (Trung Dược Chí), Mãnh tử nhân (Trung Quốc Dược Thực Chí), Song nhãn long (Lĩnh Nam Thái Dược Lục), Song nhãn hà, Hồng tử nhân, Đậu cống (Nam Ninh Thị Dược Vật Chí ). Tên khoa học: Fructus Crotonis. Họ khoa học: Thầu Dầu (Euphorbiaceae). Mô tả: Cây gỗ nhỏ, thân tròn, không có lông. Lá mọc đơn, so le, phiến lá hình trái xoan, mỏng, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, mép lá khía răng cưa nhỏ. Lá non mầu hồng đỏ. Cuống lá mảnh, dài 2-6cm. Hoa mọc thành chùm dài 10-20cm, ở đầu cành, mang hoa đơn tính cùng gốc. Hoa đực ở phía trên, có 5 cánh hoa, 17 nhụy. Hoa cái ở dưới có 1-2 cánh hoa hoặc không cánh. Bầu hình cầu, có lông hình sao, 3 vòi, nhụy xẻ đôi ở trên. Quả nang hình trái xoan, khi khô tách thành 3 mảnh vỏ, mang 3 hạt hình trứng, mầu nâu xám, dài khoảng 1cm, rộng 4-6cm. Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6. Địa lý: Ở Trung Quốc cây mọc nhiều ở các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu... Ở Việt Nam cây mọc hoang, trồng nhiều ở Hà Bắc, Vĩnh Phú. Thu hoạch: Lá: quanh năm, hạt: vào tháng 4-5. Phần dùng làm thuốc: Hạt đã chế biến. -Bào chế: + Lấy Ba đậu, gĩa nát, thêm nửa dầu mè, nửa rượu, nấu cho cạn khô, nghiền nát như cao, để dành dùng (Lôi Công Bào Chích Luận). + Ba đậu có khi dùng vỏ, có khi dùng hạt, có khi dùng dầu, có khi dùng sống, có khi sao với cám, với giấm hoặc đốt tồn tính, có khi bọ giấy ép cho ra hết dầu gọi là Ba sương hoặc Ba đậu sương ( Bản Thảo Cương Mục). + Bỏ vỏ, gĩa nát, quấn giấy bản, ép, thay giấy bản khác, cứ làm như vậy cho đến khi dầu không thấm ra nữa thì thôi. Rồi sao qua cho vàng. Ché biến như trên rồi sao đen đi gọi là Hắc Ba Đậu (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Bóc bỏ vỏ ngoài lấy nhân ra, lấy giấy bản gói kín lại, nghiền nát cho dầu ngấm hết ra giấy còn lại gọi là Ba đậu sương (Đông dược học thiết yếu). + Bỏ vỏ, gĩa Ba đậu cho nhỏ, quấn giấy bản, ép cho dầu ra, thay giấy, lại ép cho đến khi hết dầu. Sao qua cho vàng thành Ba đậu sương. Làm như trên rồi sao đen gọi là Hắc ba đậu (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). - Thành phần hóa học: + Hạt Ba đậu có 34-57%, dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% Protêin, một Glucocid gọi là Crotonoside (2 - oxy 6 - Aminopurin - Ribozit), Crotonic acid, Tiglic acid, một Anbumoza rất độc gọi là Crotin, một Ancaloid gần như chất Rixinin trong hạt Thầu dầu, men Lipaza và 1 số Acid Amin như Acgynin, Lycin... (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). -Tác dụng dược lý: . Nước sắc Ba Đậu có tác dụng ức chế mạnh tụ cầu vàng, bạch hầu trực khuẩn, ức chế hoạt tính đối với trực khuẩn cúm và trực khuẩn mủ xanh (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng). . Liều rất nhỏ dầu Ba Đậu thí nghiệm trên chuột nhắt thấy có tác dụng giảm đau. Dầu Ba Đậu dùng tại chỗ gây phóng Histamin. Chích dưới da làm tăng tiết chất nội tiết thượng thận. Người uống dầu Ba Đậu 20 giọt có thể bị chết (Trung Dược Học). . Với liều 2 giọt trở lên gây ra viêm ruột và có triệu chứng ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy nhiều, toát mồ hôi và chết. Liều 10-20 giọt đủ giết 1 con ngựa. Dùng liều nhỏ liên tiếp cũng gây ngộ độc và chết (Những Cây Thuốc Vị Thuốc Việt Nam). -Tính vị quy kinh: + Vị cay, tính ấm (Bản Kinh) + Vị đắng, tính nóng (Y Học Khải Nguyên). + Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Lôi Công Bào Chích Luận). + Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Tái Tân). + Tính rất nhiệt, có độc (Nam Dược Thần Hiệu). + Vị cay, khí ấm, tính rất độc (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Vị cay, tính nóng, rất độc, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Vị cay, tính nóng, rất độc, vào kinh Vị, Đại trường (THNDCHQDĐiển). + Vị cay, tính nóng, có độc, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển). + Vị cay, tính ấm, vào kinh Vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Tác dụng, chủ trị: . Làm sạch ngũ tạng, lục phủ, khai thông bế tắc, lợi thủy cốc đạo, khứ ố nhục, phá trưng hà, kết tụ, tích tụ. Trị thương hàn, ôn ngược, hàn nhiệt, đờm ẩm tích trệ, bụng trướng to (Bản Kinh). . Trị kinh nguyệt không thông, trục thai chết ra, chấn thương ứ máu không thông (Biệt Lục). . Trị khí kết tụ, thủy thũng (Dược Tính Luận). . Đạo khí, tiêu tích, trừ hàn tích ở tạng phủ, trừ hàn thấp ở Vị (Bản thảo khải nguyên). . Vừa thông trường, vừa chỉ tiết [ cầm tiêu chảy] (Thang Dịch Bản Thảo). . Trị tiêu chảy, lỵ, kinh phong, bụng và ngực đau, sán khí (thoái vị bẹn), răng đau (Bản Thảo Cương Mục). . Trị trưng hà, trong bụng có khối u, tích tụ, khí lạnh làm cho huyết bị tổn thương, thức ăn không tiêu, nôn ra đờm dãi, nước trong (Bản Thảo Bổ Di). . Thông trệ. Trị chứng đàm tích, trúng ác (khí), máu cục trong bụng, thủy thũng, trúng phong, các chứng đau tê (Nam Dược Thần Hiệu). . Phá trưng hà, kết tụ, lưu ẩm, đờm tích, thủy trướng ở đại trường, sốt rét, ôn ngược, rửa sạch tạng phủ, khai thông bế tắc, trừ quỷ độc, chứng cổ chú, sát trùng, kinh nguyệt bế, làm tiêu nát thai (Dược Phẩm Vậng Yếu). . Tiết ứ trệ, trừ phong, bổ lao, kiện Tỳ, khai Vị, tiêu đờm, phá huyết, bài nùng, tiêu thủng độc, diệt giun. Trị mụn nhọt độc, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). . Ôn thông hàn bí, trục thủy, tiêu thủng. Trị bón do hàn tích, phù thũng, bụng trướng nước (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). . Trị mụn nhọt lở ngứa, mụn cơm, mụn cóc (THNDCHQD.Điển). . Tả các tích tụ thuộc chứng hàn, trục đờm thủy. Trị vùng ngực bụng đầy trướng, đau dữ dội, chứng hàn lâu ngày tích tụ trong bụng, bụng trướng nước (Đông Dược Học Thiết Yếu). -Liều dùng: + Uống trong, cho vào thuốc hoàn, tán: 0,5-1 phân (dùng Ba đậu sương). + Dùng ngoài: bọc vào vải nhét vào mũi, tai... hoặc nghiền nát đắp bên ngoài. + Lúc dùng Ba Đậu mà gây tiêu chảy quá nhiều: dùng Hoàng Liên, Hoàng Bá sắc lấy nước uống nguội hoặc ăn cháo nguội (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). -Kiêng kỵ: + Trong Vị không có lạnh tích lại và chứng thuộc hư: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu). + Người âm hư, dương vượng, phụ nữ có thai: không dùng (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển). + Người không có hàn, tích trệ, phụ nữ có thai hoặc cơ thể suy yếu : không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển). + Kỵ vị Khiên ngưu tử (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). -Đơn thuốc kinh nghiệm: . Trị ngực bụng bỗng nhiên bị đau, đầy trướng, đau như kim đâm, khí cấp, cấm khẩu, bỗng nhiên chết ngất: Đại hoàng 40g, Can khương 40g, Ba đậu 40g, (bỏ vỏ, lõi, sao). Tán bột, trộn mật làm hoàn. Ngày uống 8-12g. (Tam Vật Bị Cấp Hoàn - Kim quỹ yếu lược). . Trị bụng căng đầy, ngực đau, đại tiện không thông: Ba đậu 2 hạt, bỏ nhân và vỏ, rang vàng. Hạnh nhân 2 hạt, bọc vải, đập dập. Trộn với 1 chén nước nóng, lấy nước uống, hễ đi tiêu được thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu). . Trị sốt rét, bụng sưng to: Ba đậu, bỏ vỏ và nhân 8g, Tạo giáp, bỏ vỏ và hột 24g. Tán bột, làm viên to bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 1 viên với nước lạnh ( Trửu Hậu phương). . Trị hàn tích, ăn không tiêu, đại tiện bí: Ba đậu 1 chén, rượu 5 chén, nấu nhỏ lửa 3 ngày 3 đêm cho khô, làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 1 viên với nước. Nếu cần thì uống 2 viên (Thiên Kim phương). .Trị phong ngứa, nổi ban, bứt rứt: Ba đậu 50 hạt, bỏ vỏ. Sắc với 7 chén nước, còn 2 chén, lấy túi vải bọc lại, chườm vào chỗ ngứa (Thiên Kim phương). . Trị lở loét, ngứa: Ba đậu 50 hạt, ngâm nước cho vàng, bỏ nhân, nghiền thuận theo chiều tay phải rồi cho vào 1 chút váng sữa, 1 ít bột béo. Bóc màng vết thương ra, bôi thuốc vào. Không được cho thuốc vào mắt hoặc dịch hoàn, nếu lỡ dính thuốc vào mắt hoặc dịch hoàn, phải dùng Hoàng đơn bôi vào để giải (Thiên Kim phương). . Trị trúng phong méo miệng: Ba đậu 7 hạt, bỏ vỏ, gĩa nát. Đau bên trái đắp bên phải và ngược lại, nhưng phải lấy 1 chén nước nóng áp lên thuốc (Thánh Huệ phương). . Trị phục thử, thương hàn, nóng lạnh không đều, hoắc loạn, thổ, lỵ, miệng khô, phiền khát: Ba đậu 25 hạt (bỏ vỏ, ép bỏ dầu, nghiền nát), Hoàng đơn (sao, tán bột) 40g. Trộn với sáp làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần dùng 5 hoàn, nhúng vào nước rồi nuốt, không nhai (Thủy Tẩm Đơn - Cục phương). . Trị lỵ, tích trệ, bụng đau, mót rặn nhiều: Ba đậu, bỏ vỏ và nhân, Hạnh nhân, bỏ vỏ và nhân, mỗi thứ 49 hạt, đốt tồn tính, tán bột. Dùng sáp ong nấu chảy, trộn thuốc bột, làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2-3 viên với nước sắc Đại hoàng, cách ngày uống 1 lần (Tuyên Minh phương). . Trị tiêu ra máu không cầm: Ba đậu 1 hạt, bỏ vỏ. Lấy trứng gà, khoét 1 lỗ, cho Ba đậu vào, dán lại rồi nướng chín. Bỏ Ba đậu đi chỉ dùng trứng. Nếu người suy yếu thì chia thuốc làm 2 lần uống (Phổ Tế phương). . Trị trúng độc: Ba đậu (bỏ vỏ nhưng không bỏ dầu), Mã nha tiêu, lượng bằng nhau. Tán bột, làm viên to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 viên (Quảng Lợi phương ). . Trị tiêu chảy không ngừng vào mùa Hè: Ba đậu 1 hạt, châm vào đầu hạt rồi đốt tồn tính, tán bột. Nấu chảy sáp ong, trộn thuốc bột làm viên, uống (Châm Đầu Hoàn - Thế Y Đắc Hiệu phương). . Trị trẻ nhỏ bị thổ tả: Ba đậu 1hạt, đâm lủng, đốt sơ trên ngọn đèn. Dùng 1 ít sáp vàng to bằng hạt Ba đậu, để trên đèn đốt cho sáp chảy giọt xuống trong nước, rồi gĩa chung với Ba đậu, làm thành hoàn to bằng hạt bắp. Mỗi lần uống 5-7 hoàn với nước sắc hạt Sen và Đăng tâm (Thế Y Đắc Hiệu phương). . Trị thổ tả do ăn phải thức ăn lạnh lúc trời nắng quá: Ba đậu 25 hạt, bỏ vỏ và dầu. Hoàng đơn 48g, nghiền nát, trộn với Ba đậu. Dùng sáp vàng trộn làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 5-7 viên với nước ngâm thuốc và nước mới múc dưới giếng lên (Hòa Tễ Ứng Nghiệm phương). . Trị đại tiểu tiện không thông: Ba đậu (còn nguyên dầu), Hoàng liên, mỗi thứ 20g. Gĩa nát, trộn đều làm thành bánh. Trước hết, bôi nước Hành và muối vào trong rốn, đặt bánh thuốc lên cứu 14 tráng, làm như vậy cho đến khi đi tiêu được (Dương Thị Gia Tàng). . Trị suyễn do hàn đàm: Thanh quất bì 1 trái, bỏ ruột, cho 1 hạt Ba đậu vào, cột chặt, để trên lửa đốt tồn tính, nghiền nát. Uống với nước Gừng pha rượu (Trương Cảo Y Thuyết). . Trị trẻ nhỏ miệng bị lở, không bú và ăn uống được: Ba đậu 1 hạt, và nguyên dầu, tán bột, cho vào ít Hoàng đơn. Cắt tóc trên thóp thở rồi đặt thuốc lên. Khi thấy chung quanh có nổi nốt phỏng nhỏ thì lấy nước ấm rửa cho sạch, rồi lấy nước sắc Thạch xương bồ rửa lại cho khỏi lở (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm phương). . Trị bỉ kết, trưng hà: Ba đậu nhân 5 hạt (ép bỏ dầu), Hồng khúc (sao) 120g, Vỏ lúa mạch (sao) 40g. Tán bột, làm hoàn, to bằng hạt gạo to, uống 10 hoàn lúc đói với nước (Hải Thượng phương). . Trị âm độc thương hàn kết ở tim gây đau, táo bón, trung tiện hôi thối: Ba đậu 10 hạt, nghiền nát,lấy 4g, rắc vào lỗ rốn, lấy mồi ngải cứu nhỏ, cứu 5 tráng, khí thông thì khỏi (Nhân Trai Trực Chỉ). . Trị trẻ nhỏ bị đờm suyễn: Ba đậu 1 hạt, nghiền nát, bọc vào vải, nhét vào bên mũi bị nghẹt, đờm sẽ hạ ngay (Cổ Kim Y Giám). . Trị trẻ nhỏ đờm suyễn: Ba đậu 1 hạt, gĩa nát, bọc vào bông (vải mỏng), nhét vào mũi: trai bên trái, gái bên phải, thì đờm từ từ hạ xuống (Cổ Kim Y Giám). . Trị nhọt độc lở loét: Ba đậu, sao đen, đắp vào chỗ đau để giải độc, đắp lên thịt để sinh thịt mới. Có thể thêm ít Nhũ hương. Nếu vết thương sâu quá, miệng không khép được, nên bóp lại cho khít (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa). . Trị tích trệ: Ba đậu 40g, Cáp phấn 80g, Hoàng bá 120g, tán bột, trộn với nước làm viên to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 5 viên với nước (Y Học Thiết Vấn). . Trị Mũi tên bọc sắt đâm vào thịt, không rút ra được: Ba đậu + Bọ hung, rang sơ qua, tán bột, dán lên vết thương. Khi thấy bớt đau và có cảm giác ngứa không chịu nổi thì day nhẹ mũi tên và rút ra rồi bôi ‘Sinh Cơ Cao’ vào (Kinh Nghiệm phương). . Trị lở ngứa, lác đồng tiền: Ba đậu 3 hạt, để nguyên dầu, gĩa nát, lấy vải mềm bọc lại, xát vào chỗ tổn thương, ngày 2-3 lần (Bí Truyền Kinh Nghiệm phương). . Trị bụng sôi (kêu) nhiều, sắc da đen, gọi là chứng thủy trướng: Ba đậu 90 hạt (bỏ vỏ, nhân), Hạnh nhân 60 hạt (bỏ vỏ, đầu nhọn). Tán bột, làm viên, mỗi lần uống 0,4-0,8g (Bổ Khuyết Trửu Hậu Phương). . Trị họng đau sắp chết, chỉ còn chút hơi thở: Ba đậu 1 hạt, bỏ vỏ, dùng sợi chỉ xâu vào giữa hạt, nhét vào cổ họng 1 chốc (lát) rồi nắm dây kéo Ba đậu ra là khỏi. Ba đậu, gói 2-3 lớp giấy, cuộn giấy lại làm mồi đốt cháy rồi thổi tắt đi, cho khói xông vào trong lỗ mũi 1 lúc sẽ thổ ra nước dãi rồi khỏi. (Nam Dược Thần Hiệu). . Trị họng sưng đau: Bạch phàn 40g, Ba đậu 20g, sao chung với nhau cho Bạch phàn khô, bỏ Ba đậu đi, lấy Bạch phàn tán nhuyễn, thổi vào họng (Bách Nhất Tuyển Phương). . Trị xơ gan cổ trướng: Ba đậu sương 4g, Khinh phấn 2g. Tán bột. Trải 4-5 lớp trên vải, đặt vào trên rốn, bên trên lại để 2 lớp thuốc nữa. Bệnh nhẹ thì 1-2 giờ sau cảm thấy ngứa, đau là sẽ tiêu chảy. Nếu không tiêu chảy thì phải làm như vậy nhiều lần (Nội Gia Cổ, Trung Thảo Dược Tân Y Liệu Pháp Tư Khoa Tuyển Biên). . Trị bụng trướng nước: Ba đậu sương + Hạnh nhân, lượng bằng nhau, tán bột, làm hoàn. Mỗi lần uống 0,3-0,6g với nước sôi để nguội. Kiêng uống rượu (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược). Hoặc Ba đậu 200mg + Hạnh nhân 3g. Chế thành viên bằng hạt đậu xanh. Ngày uống 3-6 viên (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam). . Trị bạch hầu: Ba đậu nhân, Chu sa, lượng bằng nhau. Nghiền nát, trộn đều, mỗi lần dùng 1,2-2g, hòa với dầu bôi vào đầu chân mày (đừng cho thuốc chạm vào mắt). Khoảng 8-12 giờ, da vùng bôi thuốc xuất hiện nốt dộp giống thủy đậu thì bôi thuốc đi (Ba Đậu Chu Sa Cao - Tạp Chí Giang Tô Trung Y (11): 23, 1959). . Trị các loại nhọt độc hoặc nhọt có mủ: Ba đậu, bỏ xác, sao đen, nghiền nát thành cao, đắp vào vết thương (Ô Kim Cao - Ung Thư Thần Bí Nghiệm Phương). . Trị trẻ nhỏ bị tưa lưỡi: dùng Ba Đậu 1g, Nhân hạt dưa hấu 0,5g, tán nhỏ, thêm ít dầu thơm, trộn đều, làm thành viên nhỏ, đắp vào huyệt Ấn Đường, 15 giây sau lấy ra, ngày làm 1 lần. Thường đắp 2 lần. Đã theo dõi trị 190 trường hợp, có kết quả khỏi: 90 cas, có kết quả: 7,9%, không kết quả: 2,1 đã (Lâm Trường Hỷ và cộng sự, tạp chí Trung Tây Y Kết Hợp, 1987,9: 548). . Trị hàn tả: dùng Ba Lưu Tán (bột than Ba Đậu + bột Lưu Hoàng) cho vào nang nhựa uống. Liều mỗi ngày: Ba đậu than 0,62g + bột Lưu hoàng1,24g. Đã trị 38 cas tiêu chảy mạn tính thể hàn ngưng, thời gian uống thuốc từ 1-30 ngày. Kết quả khỏi: 20 cas, có tiến bộ: 13 cas, không kết quả: 05 cas. Tỉ lệ có kết quả là 86,8%” (Sử Tài Tường, tạp chí Trung Y -1979, 12:30). -Tham khảo: + ”Một bà gìa hơn 60 tuổi, bị bệnh tiêu chảy (đường tả) hơn 5 năm, ăn thịt, dầu, chất sống lạnh vào là đau, đã uống thuốc điều hòa Tỳ, thăng đề, chỉ sáp... uống vào thì lại tiêu chảy nặng hơn. Đến tôi chẩn bệnh, thấy mạch Trầm Hoạt, đó là Tỳ Vị bị tổn thương, lãnh tích ngưng trệ gây ra; đại hàn ngưng ở trong, tả lỵ lâu ngày, khỏi rồi lại tái phát, năm này sang năm khác. Phép trị nên dùng phép nhiệt hạ thì hàn tắc sẽ được khứ lợi. Cho uống 50 viên Ba Đậu, 2 ngày đại tiện hết thông lợi, tiêu chảy khỏi dần” (Bản Thảo Cương Mục). + ”Nếu trị gấp và thông đường thủy cốc thì để sống, bỏ hết màng mỏng trong ruột rồi bọc giấy, ép bỏ dầu. Chữa từ từ cho tiêu tích tụ: nấu với nước 5 lần hoặc sao cho hết khói, thấy sắc đen thì nghiền nhỏ để dùng. Ba đậu vừa có thể làm thông ruột vừa có thể chỉ tả (cầm tiêu chảy) mà người đời không biết (Lôi Công Bào Chích Luận). + ”Chu Đan Khê nói rằng: Ba đậu trừ được chứng tích hàn trong Vị, nếu không đúng bệnh thì kiêng không dùng, nói chung dùng Ba đậu phải cẩn thận. Ba đậu và Đại hoàng đều là thuốc công hạ nhưng Đại hoàng tính hàn, vào phần huyết, bệnh của lục phủ có nhiều huyết thì nên dùng. Ba đậu tính nhiệt, vào phần khí, bệnh của ngũ tạng có nhiều hàn thì nên dùng. Lý Sĩ Tài nói: Tẩy rửa 5 tạng, 6 phủ, như nẫu ruột, như cạo dạ dầy, đánh tích cứng, phá đờm tích, trực tiếp làm nhiệm vụ chém tướng đoạt ải, khí huyết và thức ăn ngưng tích, chỉ 1 lần công phá là hết sạch, đờm trùng và thủy trệ quét sạch mà không sót, thai nhi trụt ngay, đinh nhọt độc tiêu hết. Nhưng uất trệ tuy trừ được mà tiếp đó chân âm cũng tổn hại. Hãy thử lấy một ít xát vào da, thấy da nổi dộp, huống hồ ruột và dạ dầy là chất mềm mỏng, bị nó xông đốt thì không nát loét sao được! Nên vạn bất đắc dĩ phải dùng thì nên sao chín, ép bỏ dầu, mà cũng chỉ dùng chút ít thôi, không được dùng nhiều. Có thuyết nói rằng để sống thì ôn, nấu chín thì hàn là không đúng - Tuy nói là để sống thì ôn, chín thì lạnh, sợ rằng chín cũng không lạnh lắm, vì Ba đậu bẩm thụ tính cấp tốc của hỏa, có cả khí vị cay, ôn và chạy tán - Ba đậu được Nguyên hoa làm sứ; Ghét Toan tương thảo; Sợ Đại hoàng, Hoàng liên, Lê lô; Phản Khiên ngưu; Kỵ Măng lau, Tương xị và nước lạnh (Dược Phẩm Vậng Yếu). + ”Ba Đậu và Đại Hoàng đều là thuốc công hạ nhưng Đại Hoàng tính lạnh, dùng cho người bệnh có nhiều nhiệt ở phủ (bên trong), còn Ba Đậu tính nhiệt, chỉ dùng cho bệnh hàn nhiều ở tạng” (Bản Thảo Thông Huyền). + ”Khi chế Ba Đậu, phải bảo vệ mắt và tay vì dầu Ba đậu rất nóng, có thể gây bỏng da (Phương Pháp Bào Chế Đông Dược). + ”Thuốc tả hạ có phân biệt loại hạ từ từ (hoãn hạ) hoặc hạ mạnh (tuấn hạ), trong tuấn hạ lại chia ra hàn hạ và nhiệt hạ. Đại hoàng tính hàn là thuốc hàn hạ, nên dùng vào chứng đại tiện táo kết ( táo bón). Ba đậu tính nhiệt, là thuốc nhiệt hạ, nên dùng trong chứng đại tiện hàn kết. Phương pháp hạ mạnh tuy giống nhau nhưng khác nhau về hàn nhiệt - Ba đậu được nóng thì có tác dụng tả hạ, gặp lạnh thì ngưng. Nếu sau khi uống Ba đậu mà đi tả nhiều thì có thể uống nước lạnh để giải (Đông Dược Học Thiết Yếu). + ”Bộ phận độc và chất độc của Ba Đậu có trong lá, rễ, vỏ cây và đặc biệt là hạt Ba đậu. Hạt Ba đậu có 30-50 đã dầu chất béo- tác dụng gây tẩy mạnh, 18% protein, một chất rất độc gọi là Crotin” (Cây Độc Ở Việt Nam).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfba_dau_0375.pdf
Tài liệu liên quan