Bản thân việc mang bầu trong lứa tuổi teen đã là 1 áp lực
tâm lý không nhỏ. Thêm vào đó, các bà Bầu trẻ tuổi này
còn có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm khi mang bầu.
Bà Bầu tuổi teen phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và
áp lực về tâm lý
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ nên mang thai
từ tuổi 20 –35 tuổi để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, hiện
nay, do tình trạng kết hôn sớm hoặc vì 1 lý do nào đó mà
các bà Bầu tuổi teen ngày càng tăng. Do cơ thể chưa phát
triển đến mức thích hợp cho việc mang thai nên các bà Bầu
này có thể gặp các vấn đề sau:
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1109 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Bà bầu tuổi teen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bà bầu tuổi teen
Bản thân việc mang bầu trong lứa tuổi teen đã là 1 áp lực
tâm lý không nhỏ. Thêm vào đó, các bà Bầu trẻ tuổi này
còn có nguy cơ gặp các vấn đề nguy hiểm khi mang bầu.
Bà Bầu tuổi teen phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe và
áp lực về tâm lý
Các nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ nên mang thai
từ tuổi 20 – 35 tuổi để có sức khỏe tốt nhất. Tuy nhiên, hiện
nay, do tình trạng kết hôn sớm hoặc vì 1 lý do nào đó mà
các bà Bầu tuổi teen ngày càng tăng. Do cơ thể chưa phát
triển đến mức thích hợp cho việc mang thai nên các bà Bầu
này có thể gặp các vấn đề sau:
- Đẻ non: Nguy cơ này khá cao vì các em chưa trưởng
thành về nhận thức để hiểu việc mang bầu quan trọng như
thế nào, dẫn đến những hành động thiếu hiểu biết và kết
quả là sẩy thai, sinh non.
- Thiếu máu: Cơ thể vừa mới lớn của các em còn đang
trong quá trình hoàn thiện cơ quan sinh sản. Nguy cơ thiếu
máu ở những bà Bầu trẻ tuổi này khá cao và rất nguy hiểm
cho mẹ và thai nhi trong bụng.
- Nguy cơ cao với tiền sản giật: Tiền sản giật là biến chứng
sản khoa nguy hiểm với biểu hiện là: huyết áp cao; thai phụ
đột nhiên có dấu hiệu sưng phù trầm trọng (có liên quan
đến dấu hiệu tăng cân nhanh) trong nửa cuối quý II và
trong toàn bộ quý III; có đạm trong nước tiểu.
- Thai nhẹ cân: Là thai có trọng lượng dưới 2,5kg. Các bà
Bầu quá trẻ sẽ có nguy cơ rất cao với điều này.
Để tránh các mối nguy hiểm trên, các bà Bầu tuổi teen cần
lưu ý phải ăn đầy đủ lượng calo cần thiết và đảm bảo tăng
đủ trong lượng trong khi mang bầu. Đây không phải là thời
gian để bạn lo lắng về việc tăng cân hay béo phì nữa mà
quan trọng là phải tăng đủ trọng lượng để sinh ra 1 em bé
khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn hãy tránh xa thuốc lá, rượu hay
ma túy. Nếu có thai mà không biết, bạn nên thông báo với
bác sĩ những việc làm của mình trước đó để nhận được lời
khuyên hữu ích.
Bà Bầu tuổi teen phải chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất
Phát hiện dấu hiệu dọa sẩy, đẻ non
Có đến 70% các bà Bầu tuổi teen không biết được đâu là
dấu hiệu dọa sẩy hay đẻ non. Hãy theo dõi dịch âm đạo
hàng ngày để tìm ra các dấu hiệu bất thường. Hãy báo cho
bác sĩ ngay khi có những biểu hiện sau:
- Đau bụng hơn 1 tiếng đồng hồ.
- Cảm thấy bụng bị đẩy xuống thấp tạo áp lực lên xương
chậu.
- Đau từng cơn co cứng giống như chuột rút
- Đau thắt trong ruột kèm tiêu chảy.
- Có nước hoặc máu chảy ra từ âm đạo.
- Thai nhi chuyển động ít hơn 10 lần trong khoảng 12 tiếng
đồng hồ.
Đề phòng khi thấy dấu hiệu tiền sản giật
Bà bầu tuổi teen có nguy cơ rất cao với chứng tiền sản giật.
Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu bạn thấy có những triệu chứng
sau:
- Phù tay hoặc ở mặt mỗi buổi sáng thức dậy
- Tăng cân nhanh (hơn 2 kg/1 tuần)
- Nhức đầu
- Đi tiểu ít và nước tiểu ít hơn bình thường
- Huyết áp cao
- Lóa mắt
- Đau bụng dưới
Thanh thiếu niên mang bầu rất có khả năng sinh con nhẹ
cân
Biện pháp tránh sinh thai nhẹ cân
Thanh thiếu niên mang bầu rất có khả năng sinh con nhẹ
cân. Thai nhẹ cân có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng
như: Bé kém phát triển, thị lực yếu, phổi và đường ruột có
vấn đề,… Để phòng tránh, các bà Bầu tuổi teen nên tránh
xa thuốc lá vì đây là lý do phổ biến nhất gây sinh thai nhẹ
cân. Ngoài ra, bạn cần ăn đủ chất để đảm bảo đến lúc sinh
em bé bạn tăng từ 12 – 16kg.
Diệu Thu (dịch)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3_6314.pdf