Thuật ngữ “tiếp thị giữa các tổ chức” là khái niệm chuyển tải từ thuật
ngữ Business to Business Marketing. Hiện nay trong các khoa Quản
Trị Kinh Doanh hay Tiếp Thị của các trường đại học Việt Nam, thuật
ngữ này vẫn được dịch là tiếp thị công nghiệp. Thực tế về tên gọi của
môn học/ hay ngành này trên thế giới đã có sự thay đổi khá lớn từ
khi xuất hiện. Đầu tiên là thuật ngữ “Industrial marketing” (tiếp thị
công nghiệp) là dùng để chỉ việc/ quá trình tiếp thị các sản phẩm
mang tính chất công nghiệp như các hệ thống máy móc/ trang thiết bị
phục vụ sản xuất công nghiệp. Sau đó, vào thập niên 70, 80, 90 khoa
học tiếp thị đã có những thay đổi khá lớn. Về tên gọi, rất nhiều giáo
trình (text book), tạp chí, tổ chức chuyên ngành đã đổi tên từ “Industrial marketing” thành “Business to Business Marketing” hay ‘đơn
giản là “Business Marketing”. Sự thay đổi tên cho thấy triết lý tiếp thị
căn bản đã thay đổi. Ở đây không còn bó hẹp trong các sản phẩm
hay khách hàng công nghiệp (industrial) mà mở rộng ra cho tất cả các
khách hàng tổ chức/ kinh doanh (các business). Vì vậy trong cuốn
sách này chúng tôi mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “Tiếp Thị giữa các tổ
chức” để thay thế cho thuật ngữ “ Tiếp thị công nghiệp” đã được sử
dụng từ lâu.
25 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu B2B Marketing- Tiếp thị giữa các tổ chức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊÅ À ÁÅ À ÁÅ À ÁÅ À Á
GIỮA CÁC TỔ CHỨCÕ Ù Å ÙÕ Ù Å ÙÕ Ù Å ÙÕ Ù Å Ù
Mục tiêu của chương:
1. Tổng quan về tiếp thị giữa các tổ chức.
2. Phân biệt giữa tiếp thị tiêu dùng và tiếp thị giữa các tổ chức
3. Hệ thống tiếp thị giữa các tổ chức và các thành tố của nó
4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến Hệ Thống Tiếp Thị giữa
các tổ chức.
2 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
HỆ THỐNG TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
Thuật ngữ “tiếp thị giữa các tổ chức” là khái niệm chuyển tải từ thuật
ngữ Business to Business Marketing. Hiện nay trong các khoa Quản
Trị Kinh Doanh hay Tiếp Thị của các trường đại học Việt Nam, thuật
ngữ này vẫn được dịch là tiếp thị công nghiệp. Thực tế về tên gọi của
môn học/ hay ngành này trên thế giới đã có sự thay đổi khá lớn từ
khi xuất hiện. Đầu tiên là thuật ngữ “Industrial marketing” (tiếp thị
công nghiệp) là dùng để chỉ việc/ quá trình tiếp thị các sản phẩm
mang tính chất công nghiệp như các hệ thống máy móc/ trang thiết bị
phục vụ sản xuất công nghiệp. Sau đó, vào thập niên 70, 80, 90 khoa
học tiếp thị đã có những thay đổi khá lớn. Về tên gọi, rất nhiều giáo
trình (text book), tạp chí, tổ chức chuyên ngành đã đổi tên từ “Indus-
trial marketing” thành “Business to Business Marketing” hay ‘đơn
giản là “Business Marketing”. Sự thay đổi tên cho thấy triết lý tiếp thị
căn bản đã thay đổi. Ở đây không còn bó hẹp trong các sản phẩm
hay khách hàng công nghiệp (industrial) mà mở rộng ra cho tất cả các
khách hàng tổ chức/ kinh doanh (các business). Vì vậy trong cuốn
sách này chúng tôi mạnh dạn sử dụng thuật ngữ “Tiếp Thị giữa các tổ
chức” để thay thế cho thuật ngữ “ Tiếp thị công nghiệp” đã được sử
dụng từ lâu.
CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
Để xem xét và tìm hiểu về tiếp thị giữa các tổ chức, trước tiên chúng ta
phải khẳng định rằng về bản chất triết lý tiếp thị cho người tiêu dùng
hay cho các khách hàng tổ chức vẫn là một. Cái khác biệt có chăng là
khác biệt về cách tiếp cận và sự vận dụng các công cụ/ hay kỹ thuật
của tiếp thị trong từng hoàn cảnh cụ thể. Sự khác biệt xuất phát từ sự
khác biệt về tính chất và nhu cầu của khách hàng trong mỗi loại hình
tiếp thị. Do tiếp thị lấy khách hàng làm nền tảng, nên tính đa dạng
của khách hàng cũng quyết định tính đa dạng và phong phú của kỹ
thuật tiếp thị. Phần này chúng ta sẽ cùng xem xét các khái niệm cơ
bản về tiếp thị và tiến tới một khái niệm chung của tiếp thị giữa các tổ
chức.
Định nghĩa về tiếp thị1
Có khá nhiều định nghĩa về tiếp thị được trình bày trong các sách
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 3
giáo khoa chuyên ngành. Ngay các chuyên gia của thế giới cũng nhìn
nhận khái niệm này dưới nhiều góc độ khác nhau. Theo quan điểm
quản lý, tiếp thị được định nghĩa như sau: “Tiếp thị là một hệ thống
đồng bộ các hoạt động về hoạch định, phân phối, đánh giá và chiêu
thị các sản phẩm/ dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt
hơn đối thủ cạnh tranh, qua đó đạt được mục tiêu của doanh nghiệp”.
(Stantion, 1991).
Ngoài ra, có thể kể một vài định nghĩa khác: “Tiếp thị là quá trình xã
hội và quản lý, trong đó các tổ chức và cá nhân thỏa mãn nhu cầu
thông quan việc tạo ra và trao đổi các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị đối
vớiù người khác”. (Kotler, 1991)
Hoặc: “Tiếp thị là một quá trình kinh tế xã hội nhằm chuyển dịch có
định hướng các sản phẩm/ dịch vụ có giá trị kinh tế từ người sản xuất
đến người sử dụng sao cho thỏa mãn tốt nhất sự cân bằng cung - cầu
và đạt mục tiêu của toàn xã hội” (Mc Carthy et al, 1987)
Các định nghĩa nêu trên nhấn mạnh đến những khía cạnh khác
nhau của cùng một hiện tượng xã hội. Về mặt quản lý, cần chú ý ba tư
tưởng chủ yếu thể hiện trong đó:
! Hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp cần hướng đến thỏa mãn
cao nhất nhu cầu khách hàng. Do vậy, nó không chỉ bó gọn
trong việc chiêu thị đến khách hàng hiện hữu của doanh nghiệp,
mà còn bao gồm cả việc nhận dạng và dự báo những mong
muốn của họ để tìm cách đáp ứng.
! Các hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp bao gồm các thành
phần khác nhau (như sản phẩm, giá bán, phân phối, chiêu thị
và phải được phối hợp đồng bộ tạo thành một chỉnh thể để tạo
hiệu quả cao nhất. Mặt khác, các hoạt động tiếp thị cũng không
phải chỉ dành riêng cho bộ phận tiếp thị, mà nó phải được phối
hợp và thấu đáo trong các bộ phận chức năng khác trong doanh
nghiệp, trong đó có kỹ thuật, kế toán, nhân sự, ...
! Hoạt động tiếp thị, cuối cùng cũng nhắm đến việc đạt được mục
tiêu của doanh nghiệp (thông thường là mục tiêu lợi nhuận dài
hạn).
Về mặt bản chất xã hội của “hiện tượng” tiếp thị, nhiều nhà nghiên
4 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
cứu thống nhất nhau rằng khái niệm cốt lõi nhất của tiếp thị là khái
niệm “trao đổi” 2 . Trao đổi là hành vi thu nhận một “vật” mong muốn
từ người khác bằng cách đưa lại cho họ thứ mà họ muốn. Có rất nhiều
dạng trao đổi diễn ra trong xã hội con người tuy nhiên trao đổi
marketing có những đặc trưng riêng của nó. Để một trao đổi tiếp thị
có thể diễn ra, cần có 5 điều kiện cơ bản sau:
! Có ít nhất 2 phía biết nhau.
! Mỗi phía có cái gì đó có giá trị đối với bên kia.
! Mỗi phía muốn trao đổi.
! Mỗi phía có quyền tự do từ chối hoặc chấp nhận đề nghị của bên
kia.
! Mỗi phía có khả năng truyền thông và giao/ nhận cái muốn trao
đổi.
Năm tiêu đề trên chính là cơ sở xã hội và tư tưởng xuất phát của toàn
bộ các hoạt động tiếp thị trong các doanh nghiệp. Nói cách khác, tất
cả các hoạt động tiếp thị trong doanh nghiệp đều trực tiếp hoặc gián
tiếp nhằm thúc đẩy 5 điều kiện của trao đổi tiếp thị diễn ra.
Định nghĩa về tiếp thị giữa các tổ chức
Các định nghĩa về tiếp thị trên đủ độ khái quát để nói về tiếp thị giữa
các tổ chức. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng khách hàng của các công
ty làm tiếp thị giữa các tổ chức không phải là những khách hàng tiêu
dùng cá nhân mà là các tổ chức, công ty. Các khách hàng này mua
hàng hóa và dịch vụ để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình
sản xuất và kinh doanh của mình.
Lưu ý. Các công ty phân phối như các nhà bán sỉ hoặc bán lẻ chỉ
được coi là các khách hàng tổ chức khi họ mua các sản phẩm hàng
hóa để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và hoạt động của họ. Họ sẽ
không được coi là thành tố của tiếp thị giữa các tổ chức khi các hàng
hóa được mua với mục đích bán lại cho thị trườngï tiêu dùng cá
nhân. Bản thân các công ty loại này tham gia cả vào quá trình tiếp
thị tiêu dùng và quá trình tiếp thị giữa các tổ chức. Ở đây ta chỉ xem
xét khía cạnh tiếp thị giữa các tổ chức.
Khi xem xét về sự khác biệt giữa tiếp thị trong tiêu dùng và tiếp
thị giữa các tổ chức, như đã trình bày ở trên, trên cùng một nền
tảng triết lý, sự khác biệt trong vận dụng xuất phát từ khách hàng,
mà cụ thể là quan hệ giữa nhà tiếp thị với khách hàng của họ.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 5
Trong thị trường hàng tiêu dùng, rất hiếm khi tồn tại mối quan hệ
mật thiết giữa khách hàng và công ty. Hãy suy nghĩ về mối quan
hệ của bạn – một người tiêu dùng với công ty Coca Cola, hay với
P&G. Ngược lại, trong tiếp thị giữa các tổ chức, mối quan hệ của
nhà cung cấp và khách hàng là hết sức chặt chẽ và thiết yếu. Mối
quan hệ này trong nhiều trường hợp quyết định sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp trên thị trường. Hãy suy nghĩ về tầm
quan trọng của mối quan hệ giữa Tetra Pak – một công ty chuyên
sản xuất và cung cấp bao bì carton – với khách hàng của nó là
VINAMILK, khi hàng năm VINAMILK sử dụng hàng triệu, chục
triệu sản phẩm của Tetra Pak để đóng gói các sản phẩm như nước
trái cây, sữa tươi, hay sữa chua uống (yomilk).
Từ đây phát sinh một triết lý tiếp thị mới “Tiếp thị dựa trên quan
hệ” (Relationship marketing). Triết lý của lý thuyết này là tạo, duy
trì, và xây dựng mối quan hệ lâu dài với các khách hàng. Bảng
dưới trình bày sự khác biệt giữa “Tiếp thị đơn lẻ” (transactional
marketing) – một hình thức thường gặp trong tiếp thị hàng tiêu
dùng – và “ Tiếp thị dựa trên quan hệ”.
Các công ty hiện nay thường có xu hướng xây dựng những mối
quan hệ đối tác (parnership), đó là mối quan hệ dựa trên sự cam
kết của mỗi bên, có sự tin tưởng lẫn nhau, cũng như cùng chia sẻ
những mục tiêu và giá trị chung. Các quan hệ đối tác thường được
BẢNG 1.1. SO SÁNH GIỮA TIẾP THỊ ĐƠN LẺ & TIẾP THỊ DỰA TRÊN QUAN HỆ
TIẾP THỊ ĐƠN LẺ TIẾP THỊ DỰA TRÊN QUAN HỆ
Mục tiêu tiếp thị: bán hàng
Bán hàng là kết quả và thước đo
thành công
Kinh doanh được nhìn nhận dưới góc
độ sản phẩm và nhà máy
Giá được quyết định bởi thị trường
Truyền thông nhắm tới số đông
khách hàng
Công ty được đánh giá bởi sản phẩm
và giá.
Phương hướng: tìm các thương vụ
mới, tìm khách hàng mới.
Mục tiêu tiếp thị: tạo ra khách hàng
Bán hàng là công việc bắt đầu của quan hệ, lợi nhuận
đo lường thành công.
Kinh doanh được nhìn nhận dưới góc độ các mối quan
hệ với khách hàng.
Giá được xác định qua thương thuyết và cùng quyết
định
Truyền thông nhắm tới nhóm khách hàng mục tiêu hay
nhắm tới cá nhân
Công ty được đánh giá bởi khả năng giải quyết vấn đề
Phương hướng: thỏa mãn khách hàng bằng việc tạo giá
trị cao nhất cho họ.
6 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
thể hiện dưới các hình thức như: hợp đồng dài hạn (long – term
contract), mua cổ phần chéo, hợp nhất hàng dọc (vertical integra-
tion).
Câu chuyện thực tế
Giải thưởng Malcolm Baldrige ra đời năm 1987 nhằm tăng cường
năng lực cạnh tranh của nước Mỹ thông qua việc khuyến khích
nâng cao chất lượng. CRI một công ty chuyên về nghiên cứu thị
trường, cung cấp các dịch vụ phát triển sản phẩm trong tiêu dùng, y
khoa, và dịch vụ công nghiệp, đã nhận được giải thưởng này vào
năm 1997.
Một điều lý thú mà người ta tìm thấy từ kinh nghiệm của CRI là chất
lượng và doanh thu tăng lên khi số khách hàng giảm xuống. Từ khi
theo đuổi các mục tiêu chất lượng của mình, công ty đã tập trung
vào phục vụ các khách hàng lớn và xây dựng các mối quan hệ lâu
dài với những khách hàng này. Năm 1988, công ty có 138 khách
hàng. Chín năm sau, khi nhận giải thưởng, số khách hàng chỉ có
67, nhưng doanh thu lại tăng gấp đôi!
QUẢN TRỊ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
Là sự phân tích, kế hoạch hóa, sự thực hiện, và điều khiển những
chương trình đã thiết kế để tạo ra, xây dựng và bảo toàn những trao
đổi có lợi cho cả hai bên và những mối quan hệ với thị trường mục
tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức.
Khách hàng tổ chức – họ là ai?
Các khách hàng tổ chức được chia thành bốn nhóm như sau:
Các doanh nghiệp kinh doanh/thương mại3 . Là các tổ chức
tư nhân, họ mua các sản phẩm và dịch vụ để sử dụng trực tiếp
hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất hàng hoá và dịch vụ mà họ
sẽ đem bán lại trên thị trường. Nhóm này được phân thành hai
nhóm nhỏ:
! Những nhà sản xuất thiết bị gốc4 (OME). Là những khách
hàng mua sản phẩm và dịch vụ để kết hợp sản xuất ra sản
phẩm, rồi sau đó bán lại cho các khách hàng của mình. Các
khách hàng này có thể là người tiêu dùng hay là những khách
hàng công nghiệp khác. Điểm quan trọng để nhận biết loại
khách hàng này ở chỗ sản phẩm của người bán (business
CH
Ư
Ơ
N
G 1. TO
ÅN
G Q
U
A
N V
Ề TIẾP TH
Ị G
IƯ
ÕA CA
ÙC TO
Å CH
Ư
ÙC 7
Những nhà cung cấp nguyên liệu
Những nhà sản xuất thiết bị, bộ phận, nguyên
vật liệu, khoáng sản trồng trọt
Người đại diện của các
nhà sản xuất
Nhà phân phối công nghiệp Chi nhánh của nhà sản
xuất
Chi nhánh của các nhà sản
xuất
Nhà phân phối công
nghiệp
Người đại diện của các nhà
sản xuất
Nhà phân phối công
nghiệp
Những nhà sản xuất hàng hoá/ dịch vụ
Phân xưởng sản xuất, chế biến, lắp ráp, hiệu bán máy, nhà chế tạo, tổ
chức dịch vụ
Các Khách hàng tổ chức
Các doanh nghiệp kinh doanh/ thương mại
Các tổ chức chính phủ
Các tổ chức viện/ Các trung tâm khoa học/ các trường Đại Học
HÌNH 1.1. HỆ THỐNG TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
8 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
marketer) kết thúc ở trong sản phẩm của người mua. Sản
phẩm được mua trở thành một bộ phận cấu thành của sản
phẩm của người tiêu dùng cuối cùng. Ví dụ: Một công ty điện
tử bán các linh kiện như là các transistor cho một nhà sản xuất
tivi, thì hãng sản xuất tivi được coi là OEM.
! Những khách hàng người sử dụng5 . Là những khách hàng
mua hàng hóa hoặc dịch vụ để sản xuất ra những hàng hóa và
dịch vụ khác, rồi lại đem bán trên thị trường. Những khách
hàng này sử dụng hàng hóa và dịch vụ công nghiệp vì những
thứ đó cần thiết cho quá trình sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ
BẢNG 1.2. PHÂN BIỆT GIỮA TIẾPTHỊ TIÊU DÙNG VÀ TIẾP THỊ CÔNGNGHIỆP
TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC TIẾP THỊ TIÊU DÙNG
Khách hàng Các tổ chức, các công ty.
Số lượng khách hàng ít hơn, nhưng
mua số lượng hàng hóa lơn hơn rất
nhiều.
Về phương diện địa lý, các khách hàng
tập trung hơn.
Các cá nhân/ người tiêu dùng.
Số lượng khách hàng nhiều
hơn, nhưng số lượng mua hàng
nhỏ.
Khách hàng tản mạn hơn.
Mục tiêu mua Mua để sản xuất ra các hàng hoá và
dịch vụ khác.
Mua cho tiêu dùng cá nhân.
Nhu cầu Có nguồn gốc (derived demand) cuối
cùng là nhu cầu của người tiêu dùng.
Cầu ít co giãn đối với giá trong ngắn
hạn.
Tuy vậy cầu có tính chất giao động cao
(fluctuating demand).
Trực tiếp
Cầu co giãn nhiều đối với giá.
Ít giao động hơn.
Các yếu tố ảnh
hưởng đế quyết
định mua
Rất nhiều yếu tố phức tạp.
Quyết định mua thường bị ảnh hưởng
của nhiều thành viên của tổ chức.
Đơn giản hơn.
Ít người tham gia vào quyết
định mua hàng..
Cách mua hàng Chuyên nghiệp và chính thống theo các
chính sách và thủ tục định sẵn.
Không chuyên nghiệp, tùy
thuộc từng cá nhân.
Quan hệ giữa
khách hàng và
nhà cung cấp
Quan hệ rất chặt chẽ.
Khách hàng thường mua hàng của
những nhà cung cấp mua những sản
phẩm của họ.
Quan hệ lỏng lẻo hơn nhiều
Vai trò của các
phối thức tiếp
thị
Các đặc tính về sản phẩm như: như
đặc tính kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ
(lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa)
đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Bán hàng cá nhân (personal selling) và
giao hàng đúng hẹn đóng vai trò quyết
định trong các hoạt động tiếp thị.
Vai trò của các hoạt động như
nghiên cứu thị trường, chiêu
thị, phân phối, chính sách giá
đóng vai trò quan trọng.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 9
của họ. Ví dụ: những công ty sản xuất mua máy tiện, máy
khoan, máy cắt răng cưa.. để sử dụng trong quá trình sản xuất
của họ.
Các nhà phân phối công nghiệp6 . Những nhà phân phối (bán
sỉ hoặc bán lẻ) thường hoạt động trong thị trường hàng tiêu dùng,
tuy nhiên trên thực tế họ vẫn là một bộ phận quan trọng của tiếp
thị giữa các tổ chức. Đầu tiên, họ cũng như các khách hàng kinh
doanh thương mại (các nhà sản xuất thiết bị gốc và các khách
hàng người sử dụng), mua hàng hoá và dịch vụ công nghiệp để
phục vụ nhu cầu sản xuất và kinh doanh của chính mình. Bên
cạnh đó, trên thực tế rất nhiều các công ty tiếp thị giữa các tổ chức
tiếp thị các sản phẩm của họ với các nhà phân phối công nghiệp.
Những người này đóng vai trò trung gian mua sản phẩm của nhà
sản xuất rồi bán lại cũng chính những sản phẩm đó (thường vẫn ở
dạng đã mua) cho những nhà phân phối khác, hoặc những khách
hàng thương mại, hay các tổ chức viện. Những nhà phân phối
công nghiệp khi thực hiện nghiệp vụ này, họ đóng vai trò là
những người trung gian (họ không phải là khách hàng cuối cùng),
tuy nhiên họ có quyền sở hữu đối với các sản phẩm đã mua, nên
các công ty tiếp thị giữa các tổ chức coi họ là những khách hàng.
Các tổ chức chính phủ7 . Nhà nước là một khách hàng lớn và rất
quan trọng đối với hầu hết các công ty tiếp thị giữa các tổ chức.
Các tổ chức, cơ quan chính phủ từ trung ương đến địa phương
hàng năm chi ra rất nhiều tiền để mua các sản phẩm và hàng hóa.
Các viện, trung tâm, và trường đại học8 . khách hàng loại này bao
gồm tất cả các khách hàng tổ chức không thuộc vào 3 nhóm trên. Ví
dụ: các trường học, viện đại học, bệnh viện, nhà thờ, nhà an dưỡng
và các tổ chức phi lợi nhuận. Các khách hàng loại này có thể là các tổ
chức công hay tư nhân.
Ghi chú. Việc phân loại khách hàng như trên chỉ có tính chất tương
đối, có rất nhiều khách hàng có thể thuộc về nhiều nhóm phân loại.
Điều quan trọng đối với các nhà quản lý tiếp thị giữa các tổ chức là
phải biết phân biệt đúng từng loại khách hàng để có cơ sở xây dựng
chiến lược tiếp thị hiệu quả.
PHÂN LOẠI CÁC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ TRONG THỊ TRƯỜNG TỔ
10 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
CHỨC
Bên cạnh việc nhận diện và phân loại các khách hàng tổ chức, công
việc nhận diện và phân loại các hàng hóa và dịch vụ phục vụ cho loại
khách hàng này cũng đóng một vai trò quan trọng tiếp thị giữa các tổ
chức. Mỗi nhóm hàng hóa và dịch vụ có những đặc tính khác nhau,
phục vụ cho những nhu cầu khác nhau của các nhóm khách hàng có
động cơ và hành vi mua khác nhau. Chính vì vậy, hiểu và phân loại
được các sản phẩm giúp cho các hoạt động tiếp thị trở nên hiệu quả
và tập trung hơn. Thông thường người ta chia các sản phẩm và dịch
vụ thành bảy nhóm chính, như sau:
! Thiết bị nặng (heavy equipment). Là những máy móc, thiết
bị dùng để sản xuất, bởi vì người mua thiết bị nặng thường là
những khách hàng người sử dụng. Loại này thường là các máy
móc lớn, khó di chuyển, bao gồm những máy cắt kim loại
(máy tiện, máy khoan, máy cắt răng cưa, máy mài…), những
máy móc dập khuôn kim loại, máy ủi, cần cẩu, hệ thống điều
hành điện tử, xe tải, mainflame… Loại này được coi là tài sản
cố định và được tính khấu hao.
! Thiết bị nhẹ (light equipment). Bao gồm những công cụ,
thiết bị nhẹ, có thể dễ dàng di chuyển như cái khoan, kéo cắt
kim loại, gỗ, máy mài, dụng cụ đo đạc… Khách hàng chính
thường là những khách hàng người sử dụng. Loại này cũng
được coi là tài sản cố định và được tính khấu hao.
! Các sản phẩm cung ứng (supplies). Là những loại sản
phẩm được sử dụng và tiêu dùng trong quá trình hoạt động
của người mua. Đôi khi nó được gọi là các sản phẩm MRO
(bảo quản - maintenance, sửa chữa - repair, vận hành -
operating). Ví dụ như: những sản phẩm để bảo quản như
sơn, lắp bóng đèn, dọn dẹp vệ sinh… Những thứ để sửa chữa
có thể như các công cụ và thiết bị nhỏ dùng để sửa chữa thiết
bị. Những sản phẩm dùng để điều hành có thể là xăng dầu,
mực, giấy… Loại này thường được tính thẳng thành chi phí
vận hành, không tính khấu hao.
! Các bộ phận cấu thành (component parts). Các bộ phận
cấu thành bao gồm tất cả các sản phẩm được mua lại nằm
trong sản phẩm cuối cùng của các khách hàng công nghiệp.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC 11
Ví dụ: công tắc điện, biến thế, động cơ, ốc vít… Các khách
hàng chính của các sản phẩm loại này thường là các khách
hàng nhà sản xuất thiết bị gốc OEM. Mặt khác, các sản phẩm
loại này cũng có thể được coi là những sản phẩm cung cấp
MRO khi nó được mua và dùng cho các mục đích này bởi các
khách hàng người sử dụng.
! Nguyên liệu thô (raw materials). Các sản phẩm loại này
bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu tạo ra bởi nền công
nghiệp, và khách hàng có ít lựa chọn đối với các sản phẩm
loại này. Ví dụ: than, sắt, dầu thô, cá, gỗ xẻ… Khách hàng
chính của loại này là các khách hàng người sử dụng và OEM.
! Nguyên liệu đã chế biến (processed materials). Các sản
phẩm loại này bao gồm tất cả các loại nguyên vật liệu đã qua
chế biến mà không phải là các bộ phận cấu thành.Ví dụ: thép
cán, đồ hóa học, thủy tinh, than đốt, kim loại rát mỏng…
trong hầu hết các trường hợp, khách hàng của loại sản phẩm
này là các khách hàng OEM.
! Dịch vụ (business services). Các dịch vụ được sử dụng
bởi ba lý do cơ bản. Thứ nhất, các công ty/ tổ chức dịch vụ
thường cung cấp những sản phẩm có tính chuyên sâu rất cao,
nên các khách hàng thường rất khó tự thực hiện công việc
dịch vụ. Thứ hai, các tổ chức dịch vụ cho phép khách hàng
cập nhật và bắt kịp những thay đổi nhanh chóng trên thị
trường ở những lĩnh vực mà khách hàng không chuyên sâu.
Thứ ba, sử dụng dịch vụ bên ngoài giúp cho chi phí cố định
của khách hàng giảm xuống đáng kể.
HỆ THỐNG TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
Một hệ thống tiếp thị giữa các tổ chức gồm có bốn thành tố cơ
bản: (1) Những nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ công nghiệp, (2)
Những nhà cung cấp cho những nhà sản xuất này, (3) Những
khách hàng, (4) Các kênh phân phối nối nhà sản xuất và khách
hàng.
Những nhà sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
Những hàng hóa và dịch vụ được tạo ra bởi những tổ chức kinh
doanh như: các phân xưởng sản xuất, các nhà máy cán thép, nhà
12 B2B MARKETING - TIẾP THỊ GIỮA CÁC TỔ CHỨC
máy sản xuất công cụ, nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy, các
phân xưởng chế biến, các xưởng lắp ráp, các cửa hàng bán máy
móc thiết bị, hay các tổ chức cung cấp các dịch vụ chuyên sâu
cho thị trường công nghiệp. Những nhà sản xuất này sản xuất và
cung cấp các sản phẩm và dịch vụ của mình cho các khách hàng
công nghiệp như các nhà sản xuất thiết bị gốc, khách hàng người
sử dụng, các tổ chức viện, các cơ quan chính phủ.
Những nhà cung cấp.
Các nhà sản xuất những hàng hóa và dịch vụ công nghiệp cần các
nguyên vật liệu để sản xuất, và thường mua những nguyên vật
liệu này từ các tổ chức khác. Những tổ chức này chính là những
BẢNG 2.3. PHÂN LOẠI DỊCH VỤ
Stt PHÂN LOẠI DỊCH VỤ VÍ DỤ MINH HỌA
01 Những dịch vụ vệ sinh, bảo
hành
Vệ sinh, lau cửa sổ, lau kính ở các cao ốc, giặt các
thảm sàn và ghế.
02 Những dịch vụ an ninh, bảo
vệ
Gác cổng, hệ thống bảo vệ, …Công ty Vệ sĩ Thăng
Long.
03 Những dịch vụ kế toán, kiểm
toán, vào sổ sách kế toán
Kế toán, kiểm toán, vào sổ sách kế toán.
04 Những dịch vụ về quảng cáo,
quan hệ cộng đồng
Thực hiện các dịch vụ về quảng cáo, truyền thông,
quan hệ xã hội, cộng đồng, dịch vụ gử