Sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, Việt Nam đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực đối ngoại. Đảng ta chủ trương mở rộng, xây dựng mối quan hệ với các quốc gia và tổ chức kinh tế chính trị khác nhau trên thế giới, trong đó không thể không nhắc tới ASEAN. Tuy mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từng trải qua nhiều giai đoạn, lúc đối đầu, khi hòa hoãn nhưng không thể phủ nhận ASEAN luôn là một trong những đối tượng chính trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Có thể coi ASEAN như là một sân chơi quốc tế đầu tiên của Việt Nam, làm tiền đề cho việc tham gia một loạt các tổ chức quốc tế sau này như APEC, WTO,. Thời kì 1991-1995, là một trong những thời kì quan trọng, đây là quãng thời gian mà Việt Nam chuẩn bị những điều kiện cần thiết, vận động để chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN thời kì này ra sao? Cơ sở của những chính sách đó và triển khai trên thực tế như thế nào? Chúng ta đã thu được những thành tựu và những bài học rút ra là gì? Bài tiểu luận sau sẽ đi sâu phân tích để làm rõ những câu hỏi ở trên.
16 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 4
Nội dung tài liệu Asean trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoan 1991-1995, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo: Asean trong chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoan 1991-1995
MỤC LỤC
Lời mở đầu:
Sau đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần VI năm 1986, Việt Nam đã tiến hành một cuộc cải cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là trên lĩnh vực đối ngoại. Đảng ta chủ trương mở rộng, xây dựng mối quan hệ với các quốc gia và tổ chức kinh tế chính trị khác nhau trên thế giới, trong đó không thể không nhắc tới ASEAN. Tuy mối quan hệ Việt Nam - ASEAN từng trải qua nhiều giai đoạn, lúc đối đầu, khi hòa hoãn nhưng không thể phủ nhận ASEAN luôn là một trong những đối tượng chính trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Có thể coi ASEAN như là một sân chơi quốc tế đầu tiên của Việt Nam, làm tiền đề cho việc tham gia một loạt các tổ chức quốc tế sau này như APEC, WTO,... Thời kì 1991-1995, là một trong những thời kì quan trọng, đây là quãng thời gian mà Việt Nam chuẩn bị những điều kiện cần thiết, vận động để chính thức trở thành thành viên chính thức của ASEAN. Vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN thời kì này ra sao? Cơ sở của những chính sách đó và triển khai trên thực tế như thế nào? Chúng ta đã thu được những thành tựu và những bài học rút ra là gì? Bài tiểu luận sau sẽ đi sâu phân tích để làm rõ những câu hỏi ở trên.
Để cung cấp cho người đọc những hiểu biết, những thông tin chính xác nhất về thời kì này, chúng tôi đã tiến hành thu thập và xử lí thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế, trong quá trình thực hiện có thể còn nhiều thiếu sót, nhóm tôi mong nhận được sự góp ý của giảng viên, và các bạn để bài tiểu luận sẽ hoàn thiệnhơn.Xin trân trọng cảm ơn!
II. Vài nét về hiệp hội Đông Nam Á - ASEAN:
Qua 40 năm tồn tại và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã thu được nhiều thành tựu to lớn, được đánh giá cao như một tổ chức khu vực thành công nhất trong các nước đang phát triền.
Năm 1967, năm nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Thái Lan và Xingapo đã cùng nhau thành lập một tổ chức liên kết của khu vực với tên gọi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tuyên bố Băng Cốc-bản tuyên ngôn ASEAN đã nêu lên 7 điểm xác định mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hoá, hợp tác thúc đẩy tiến bộ xã hội của các nước thành viên trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định của khu vực. Có hai điều quan trọng nhất trong Tuyên bố Băng Cốc : điều đầu tiên của bản tuyên ngôn đã chủ trương: "Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế,tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăngcường cơ sở cho một cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á hoà bình và thịnhvượng";và điểm thứ 4 của bản Tuyên bố còn viết: "Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia ở khuvực Đông Nam Á tán thành tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích nói trên tham gia TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KH&CN, TẬP 10, SỐ 09 - 2007
. Đây chính là 2 tôn chỉ quan trọng nhất mà dựa vào đó những nhà thành lập ASEAN mong muốn Hiệp hội sẽ là một tổ chức của khu vực Đông Nam Á,để người Đông Nam Á ngày càng làm chủ vận mệnh của mình, thoát dần sức ép từ các nước lớn ngoài khu vực.
III. Sơ lược về chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN từ sau năm 1975 đến trước 1991.
Trên thực tế từ trước năm 1975, ngay sau khi Hiệp định Paris (1973) được kí kết, Việt Nam đã bắt đầu tích cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các nước ASEAN. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Đông Nam Á lần đầu được thể hiện rõ trong chính sách 4 điểm được nêu ra vào tháng 7/1976, nêu lên nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á: Tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; cùng tồn tại trong hòa bình. Đến tháng 8/1976, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đây đủ với các nước thành viên trong ASEAN, tuy nhiên thì Việt Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức này.
Từ năm 1979 đến năm 1986, vấn đề Campuchia xảy ra khiến cho mỗi quan hệ giữa Việt Nam với ASEAN trở nên căng thẳng và dần chuyển sang đối đầu.
Tuy nhiên, Chính sách đối ngoại của Việt Nam vẫn khá mềm mỏng, kết hợp đấu tranh với ASEAN về vấn đề Campuchia và triển khai đấu tranh ngoại giao. Gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với việc xây dựng khu vực hòa bình ổn định ở Đông Nam Á, thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân hóa liên minh chống Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã đưa ra một loạt các đề nghị về hòa bình và hợp tác ở Đông Nam Á tại 13 cuộc hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao 3 nước Đông Dương (1980-1986), tất cả các đề nghị trên đều không được ASEAN chấp nhận.
Đại hội VI – Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tiến hành đổi mới toàn diện trên tất cả lĩnh vực, trong đó có đối mới tư duy đối ngoại. Việt Nam thực hiện chính sách đa dạng hóa ngoại giao, đa phương hóa quan hệ. Việt Nam tỏ ý sẵn sàng hợp tác với các quốc gia khác nhằm giải quyêt các vấn đề ở Đông Nam Á, chung sống hòa bình, xây dựng khu vực Đông Nam Á ổn định và phát triển. Nhờ thế mà từ tháng 7/1986, mối quan hệ giữa Việt Nam và các nước ASEAN chuyển dần sang thế đối thoại sau một thời gian dài căng thẳng về vấn đề Campuchia.
Thời kì 1988-1991, Việt Nam rút quân khỏi Campuchia và cùng với hiệp định Paris về Campuchia được kí kết vào tháng 10 năm 1991 đã chấm dứt tình trạng căng thẳng đối đầu giữa hai nhóm nước ASEAN và Đông Dương, mở ra một thời kì hòa bình hữu nghị và hợp tác ở khu vực. Quan hệ song phương Việt Nam – ASEAN nhờ thế mà phát triển hơn, Việt Nam dần dần tham gia vào tiến trình hợp tác khu vực. Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh chấp về lãnh thổ.
IV. Cơ sở hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 1991-1995.
Tình hình thế giới và quan hệ quốc tế.
Có nắm vững được tình hình, bối cảnh thế giới cũng như những xu thế đang diễn ra thì mới đặt đất nước vào đúng quy luật khách quan của thời đại, để điều chỉnh chiến lược phù hợp với hoàn cảnh mới, nhằm đối phó với những khó khăn thử thách đồng thời tạo thời cơ thuận lợi trong bối cảnh mới của thời đại.
Những năm cuối thập kỉ 80 đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX đã chứng kiến những biến động to lớn trên bàn cờ chính trị quốc tế, khiến cho tất cả các nước lớn nhỏ đều bị ảnh hưởng và đều phải hoạch định chính sách đối ngoại cho phù hợp với thời cuộc.
Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật tiếp tục phát triển đã tạo ra những thay đổi lớn cả về lượng và chất đối với mọi mặt của đời sống xã hội loài người. Đồng thời, xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa được tăng cường, thu hút càng nhiều nước tham gia, làm đẩy nhanh các hoạt động kinh tế đối ngoại.
Nổi bật bối cảnh tình hình bấy giờ là Chiến tranh lạnh kết thúc sau hơn 4 thập kỉ, nguy cơ chiến tranh thế giới được đẩy lùi. Cũng trong thời gian này Liên Xô tan rã, thiết chế xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, trật tự thế giới hai cực chấm dứt.
Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, không còn mục tiêu chạy đua trang như lúc trước nữa, mà bây giờ họ chú trọng phát triển về nội lực, tăng cường cạnh tranh và chạy đua về kinh tế. Về phương diện đối ngoại, họ đẩy mạnh hòa hoãn và cải thiện quan hệ với nhau.
Trật tự thế giới hai cực tan rã đẩy nhanh xu hướng đa phương hóa, đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế. Thị trường thế giới trở thành một khối thống nhất và liên kết. Trên thế giới xuất hiện những xu thế mới ảnh hưởng mạnh mẽ đến chiến lược của các nước:
Kinh tế trở thành nhân tố có ý nghĩa quyết định trong sức mạnh tổng hợp của mỗi quốc gia. Do đó, các nước đều đặt ưu tiên cao cho phát triển kinh tế và phát triển kinh tế đã được đặt thành một ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại cũng như đối nội của một quốc gia . Bên cạnh đó một xu thế chủ đạo nữa là các quốc gia đều cần môi trường hòa bình để hợp tác và phát triển do rất nhiều vấn đề toàn cầu nảy sinh như xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố…đòi hỏi có sự hợp tác của các nước để giải quyết. Tinh thần độc lập tự chủ xây dựng và bảo vệ đất nước tăng lên, mỗi quốc gia đều nhận thức được sự cần thiết cần phải hòa nhập cùng với đời sống quốc tế vì vậy họ đều cố mở rộng quan hệ song phương và đa phương trước hết là để nhằm phục vụ lợi ích quốc gia. Đặc biêt, xu hướng liên kết khu vực và tiểu khu vực để giải quyết những vấn đề khu vực, nhất là vấn đề về kinh tế đang lan rộng khắp các châu lục.
2. Tình hình khu vực Đông Nam Á.
Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lí thuận lợi, thuộc khu vực châu Á- Thái Bình Dương năng động. Đó là điều kiện thuận lợi để tất cả các quốc gia, đặc biệt là ASEAN, phát triển và hội nhập cùng thế giới.
Trong thời kì hậu chiến tranh lạnh, đặc biệt là sau khi Hiệp định Paris về vấn đề Campuchia được kí, đã đặt ra cho ASEAN cả thuận lợi và thách thức mới . Nhiều cơ hội được mở ra: lần đầu tiên trong lịch sử sau chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á không còn căn cứ quân sự và quân đội nước ngoài, không còn đối đầu, thoát ra khỏi các cuộc xung đột nảy sinh từ các cuộc chiến tranh mang tính chiến lược và những bất đồng về hệ tư tưởng, để thực hiện những nhiệm vụ cấp bách là thiết lập một nền hòa bình bền vững và lâu dài cũng như vun đắp cho tình hữu nghị và thịnh vượng chung ở khu vực. Các quốc gia có điều kiện xây dựng ASEAN ngày càng lớn mạnh, lại được nằm trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năng động, tiếp tục phát triển với tốc độ cao hơn các khu vực khác.
Tuy nhiên cũng không ít thách thức đối với cả khu vực. Những cố gắng nhằm đẩy mạnh vai trò cả về chính trị, kinh tế, quân sự của một vài cường quốc châu Á đã làm phát triển mối lo ngại truyền thống trong các nước ASEAN và các nước Đông Nam Á khác về một nguy cơ can thiệp của các nước lớn đối với khu vực. Mặt khác vấn đề Campuchia chưa thật sự chấm dứt, vẫn tồn tại nhiều nhân tố bất trắc tiềm ẩn dễ gây mất ổn định. Những nhân tố bất trắc này chỉ chờ có dịp là bùng nổ. Ngoài ra cũng phải kể đến những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước lớn có ảnh hưởng Đông Nam Á và những toan tính của họ nhằm tác động, thậm chí can thiệp vào công việc nội bộ của khu vực. Những thách thức đó buộc ASEAN phải tìm ra một cơ chế an ninh phù hợp để gìn giữ được nền hòa bình vừa giành lại được ở khu vực. Vì vậy, thách thức lớn nhất của ASEAN lúc này là vấn đề phát triển kinh tế, nhằm đảm bảo được môi trường quốc tế thuận lợi, giữ được khu vực thị trường truyền thống và duy trì tốc độ phát triển kinh tế cao của mình như đã từng có trong những thập kỉ trước.
3. Thuận lợi và thách thức của Việt Nam giai đoạn 1991-1995:
Việc nắm vững được tình hình bối cảnh của đất nước, những thuận lợi và thách thức mà đất nước đang và sẽ phải trải qua sẽ giúp cho công việc hoạch định chính sách đối ngoại sát thực, kịp thời và đúng đắn. Có như vậy chúng ta mới biết được mục tiêu, nhiệm vụ chiến lược của mình là gì, trọng tâm cần phải hướng tới trong chính sách đối ngoại ra sao để vừa ứng phó với những thách thức, đồng thời biến những thuận lợi thành những bước tạo đà để đưa chúng ta hội nhập với thế giới, cũng như góp phần thực hiện thành công quá trình đổi mới đất nước.
3.1. Thuận lợi:
Những thành tựu ban đầu của công cuộc đổi mới đã tạo thế và lực cho Việt Nam, đặc biệt là khi chúng ta tích cực tìm kiếm giải pháp chính trị cho vấn đề campuchia. Với hiệp định Paris về Campuchia được kí kết (tháng 10-1991), chúng ta đã chấm dứt tình trạng đối đầu, chính sách cấm vận của những nước muốn lợi dụng vấn đề này hòng làm suy yếu nước ta. Vị thế của Việt Nam đối với khu vực cũng như quốc tế được nâng cao. Chúng ta có cơ hội tốt để mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế với các nước trong và ngoài khu vực. Đặc biệt, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN sau chiến tranh lạnh đã có bước khơi thông mạnh mẽ, khả năng hợp tác ngày càng tăng do cả 2 bên đều cần môi trường hòa bình để phát triển. Với những điều kiện thuận lợi đó, Việt Nam hoàn toàn có thể tham gia vào tổ chức khu vực thành công nhất, uy tín cao và trọng lượng tiếng nói ngày càng tăng trên thế giới.
Hơn thế nữa, tuy nền kinh tế năm năm sau ngày đổi mới vẫn còn yếu kém nhưng cơ bản đã thoát khỏi khủng hoảng và có những mặt tiến bộ. Đời sống nhân dân bước đầu được cải thiện. ổn định chính trị được giữ vững, quốc phòng, an ninh được đảm bảo. những vấn đề cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã được tạo ra. Những kết quả đó đã tạo đà cho nhân dân ta tiếp tục phấn đấu vượt qua những khó khăn, thách thức, đưa công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục đạt những thắng lợi to lớn hơn, đảm bảo thực hiện hai mục tiêu”giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” Nghị quyết 13, Bộ Chính trị, năm 1988.
3.2. Thách thức:
Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông âu đã tác động sâu sắc đến tư tưởng tình cảm của đảng viên và nhân dân ta, gây ra những khó khăn mới, đặc biệt chúng ta phải chống lại nguy cơ “Diễn biến hòa bình” của các thế lực phản động. Chúng ta xác định lợi ích lớn nhất lúc này là duy trì hòa bình, ổn định khu vực, tạo dựng môi trường quốc tế và khu vực thuận lợi cho công cuộc đổi mới, tập trung sức lực và phát triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá, cải thiện đời sống nhân dân đưa đất nước đi lên theo kịp với nhịp độ phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Có thể nói, thách thức lớn nhất của Việt Nam lúc bấy giờ đó là sự phát triển kinh tế. Việt Nam nằm ở khu vực có tốc độ phát triển kinh tế vào loại cao nhất thế giới. Muốn hội nhập được xu thế chung của quốc tế thì nguy cơ bị tụt hậu về kinh tế là điều không thể tránh khỏi. Vì lẽ đó, chúng ta đã tăng cường giao lưu hợp tác với bên ngoài, và nhất là ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á và ASEAN.
4. Quan điểm và nhận thức mới của chúng ta:
Trước những biến động sâu sắc và phức tạp của cục diện thế giới, việc cần có sự đổi mới về nhận thức, tỉnh táo phân tích đánh giá để đi tới nhận định một cách toàn diện và chuẩn xác sự vận động của tình hình thế giới và khu vực là một việc làm quan trọng. Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại khởi xướng từ năm 1986 là một quá trình lâu dài và liên tục. Quá trình này phải luôn gắn chặt với hoàn cảnh thực tế, trên quan điểm nhìn nhận Việt Nam là một bộ phận của thế giới, có sự gắn bó chặt chẽ và tác động sâu sắc với bên ngoài, mà trước hết là đối với khu vực. Bởi lẽ do yếu tố địa-chính trị mà số phận của nước ta gắn liền với khu vực và cũng chính việc gắn bó hòa bình tốt đẹp với khu vực thì chúng ta mới cơ hội để hội nhập với quốc tế.
4.1. Về an ninh quốc gia:
Nghị quyết 13 của Bộ Chính Trị năm 1988 đã tạo tiền đề cho cách tiếp cận mới về an ninh. Đó là “kinh tế yếu kém, bao vây về chính trị, và cô lập về kinh tế là những đe dọa chính đối với an ninh và độc lập của nước ta” Về nội dung chính của nghị quyết 13 Bộ Chính trị, xem “Trả lời phỏng vấn của Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch”- Tuần báo quốc tế.
và “an ninh của bất cứ nước nào cũng phải được xây dựng trên những điều kiện kinh tế và khoa học kĩ thuật của nước đó đồng thời tùy thuộc lẫn nhau vào an ninh của các quốc gia khác”. Như vậy, một trong ba yếu tố góp phần bảo đảm an ninh quốc gia đó là “…một mối quan hệ hợp tác quốc tế rộng mở”. Điều này hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN đã không còn đối đầu, đối nghịch nữa mà đã chuyển sang giai đoạn đối thoại để cùng tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Campuchia. Đặc biệt, sự chuyển biến tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh với xu thế quốc tế hóa ngày càng mạnh mẽ, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn và nhất là bối cảnh khu vực Đông Nam Á vừa mới lập lại được hòa bình, Đảng đã nhận thức rõ hơn nữa về mối quan hệ ràng buộc cũng như sự phụ thuộc lẫn nhau giữa an ninh quốc gia và an ninh khu vực, và tầm quan trọng trong việc xây dựng mối quan hệ hữu nghị để tạo dưng một môi trường hòa bình và ổn định tại không gian kề cận với Việt Nam. Vì vậy, điều này đã góp phần tạo tiền đề cho việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và ASEAN trong giai đoạn mới.
4.2. Về lợi ích dân tộc:
Bước vào thời kì đổi mới, Đảng ta đã xác định lợi ich cao nhất của đất nước là giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế xã hội. Mỗi đường lối, chính sách, hoạt động đối ngoại phải hướng đến và phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia-lợi ích dân tộc. Số phận của đất nước gắn liền với khu vực, mà mỗi quốc gia lại có một lợi ích lợi ích riêng và thậm chí là xung khắc lẫn nhau vì vậy điều quan trọng là tìm ra những điểm gặp gỡ về lợi ích của nhau. Với sự chuyển biến của cục diện thế giới và những xu thế mới trong quan hệ quốc tế, Việt Nam và ASEAN đều nhận thấy được sự gặp gỡ trong lợi ích của nhau, mà chung quy là lợi ích chung của cả khu vực Đông Nam Á đó là bảo vệ độc lập dân tộc, phát triển kinh tế xây dựng đất nước giàu mạnh. Việt Nam và các quốc gia ASEAN đều cố gắng cao nhất tăng cường ý thức độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và thông qua đó hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các nước lớn đối với khu vực. Với những nhận thức về lợi ích như vậy, đã tạo nên tiền đề để chúng ta hướng sự tập trung trong chính sách của mình đối với ASEAN, trong việc chia sẻ lợi ích chung và góp phần xây dựng hòa bình ổn định ở khu vực Đông Nam Á.
4.3. Về tầm quan trọng đối với việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng, khu vực và đặc biệt là ASEAN:
Bắt đầu từ công cuộc đổi mới, đảng và nhà nước đã đánh giá đúng đắn tình hình thế giới, những yêu cầu đặt ra đối với đất nước để đề ra đường lối đối ngoại phù hợp, hướng vào láng giềng nhiều hơn.
Với sự biến chuyển của thế giới sau chiến tranh lạnh, chúng ta nhận thức được xu thế liên kết khu vực đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới, với tư cách là giải pháp hợp tác để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của toàn cầu hóa và quan hệ giữa các nước lớn vì vậy chúng ta nỗ lực đẩy mạnh xây dựng quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. Hòa vào xu thế bày, chúng ta sẽ vừa tận dụng được tiềm năng của mình, cũng như tận dụng được tiềm năng của từng quốc gia có quan hệ; vừa tranh thủ được cơ hội mới do quá trình khu vực hóa đem lại, lại vừa ứng phó với những thách thức mới nảy sinh, đồng thời sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng hội nhập với thế giới cũng như tạo dựng một khu vực hòa bình ổn định mà điều này lại rất cần thiết cho chúng ta trong việc thúc đẩy quá trình xây dựng đất nước.
Việt Nam đã thấy khoảng cách về kinh tế đối với ASEAN, khả năng tụt hậu rất lớn nếu không mở rộng quan hệ. ASEAN là một tập hợp những nước nhỏ và vừa, có xuất phát điểm gần giống Việt Nam, đã vươn lên thành những nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực. Hợp tác chặt chẽ với ASEAN sẽ giúp Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp và hòa nhập với sự phát triển kinh tế của các nước trong khu vuc. Bên cạnh đó ASEAN có tiếng nói chung và vai trò ngày càng tăng trên thế giới, là tổ chức khu vực duy nhất trên thế giới đã có mối quan hệ chặt chẽ và cơ chế đối thoại thường xuyên với nhiều nước công nghiêp phát triển. Việc phát triển hợp tác Việt Nam-ASEAN sẽ giúp tăng vị trí cũng như vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đi vào hợp tác với các nước công nghiệp phát triển và các trung tâm chính trị lớn trên thế giới, tạọ thuận lợi cho việc tham gia cơ chế hợp tác lớn hơn ở khu vưc châu Á-Thái Bình Dương, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước và phục vụ cao nhất lợi ích dân tộc đó là hòa bình, phát triển đất nước.
Có thể nói, mong muốn của ASEAN về hòa bình, ổn định và hợp tác sau chiến tranh lạnh bắt gặp chủ trương lớn của ta tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi, môi trường hòa bình ổn định để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chính điều này đã góp phần tạo nên nền tảng trong việc đầu tư xây dựng chính sách cũng như tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp của Việt Nam với Đông Nam Á nói chung và ASEAN nói riêng.
Những quan điểm và nhìn nhận mới ở trên của Việt Nam đối với ASEAN rõ ràng là kết quả của công cuộc đổi mới tư duy đối ngoại nói chung của Đảng và nhà nước được khởi xướng từ năm 1986. Đổi mới tư duy đối ngoại là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục. Từ đại hội VI năm 1986, ASEAN đã trở thành một bộ phận quan trọng trong chính sách đối ngoại của ta. Chính những đổi mới về cách nhìn nhận đối với ASEAN trong bối cảnh mới đã tạo tiền đề để chúng ta hoạch định chính sách đối với khu vực nói chung và ASEAN nói riêng, góp phần tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và bền vững với các nước ASEAN và tổ chức ASEAN.
V. Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với ASEAN giai đoạn 1991-1995:
Trong công cuộc đổi mới của Việt Nam giai đoạn 1991 - 1995, Đại hội VII (1991), Hội nghị Trung ương 3 (khóaVII – 1992) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã liên tiếp đề ra và phát triển đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với phương châm "Việt Nam muốn là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển" Chính sách đối ngoại năm giai đoạn 1975 đến 2006, trang 67.
nhằm mục tiêu "giữ vững hòa bình, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội".
Để thực hiện chủ trương của Đảng, một trong những nhiệm vụ trong hoạt động đối ngoại mà ta đề ra là tạo dựng và củng cố môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng tổ quốc.Củng cố và thúc đẩy các mối quan hệ song phương, nhất là quan hệ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực có ý nghĩa vô cùng quan trong đối với việc thực hiện nhiệm vụ này. Đó chính là hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại của ta. Quan hệ láng giềng là một thách thức tự nhiên, người ta có thể chọn bạn nhưng không ai được chọn láng giềng; giữa các nước láng giềng thường có các vấn đề lịch sử, có khi nặng nề. Dù có các vấn đề địa lý – lịch sử như vậy thì các nước láng giềng, trong khu vực vẫn có thể và phải sống hòa hiếu với nhau, không nhất thiết phải đối đầu hoặc đối địch.
Đề ra được nhiệm vụ và hướng ưu tiên chính sách, từ đó Đảng ta đã xác định tư tưởng chỉ đạo, cũng như phương châm hoạt động đối ngoại. Hội nghị trung ương 3 khóa VII khẳng định tư tưởng chỉ đạo trong chính sách đối ngoại của Việt Nam là: “ giữ vững nguyên tắc vì độc lập, thống nhất và chủ nghĩa xã hội; đồng thời phải rất sáng tạo, năng động, linh hoạt, phù hợp với vị trí, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta cũng như diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, phù hợp với đặc điểm từng đối tượng ta có quan hệ”. Như vậy, cũng như đối với mọi đối tác trong quan hệ đối ngoại, đối với các nước trong khu vực, Đảng ta đã khẳng định rằng dù cần phải thúc đẩy mối quan hệ nhưng cần phải giữ vững được lập trường chủ nghĩa xã hội, và trên hết là ngày càng củng cố nền độc lập mà dân tộc ta mới giành lại được không lâu, đó là nền tảng để từ đó vạch ra những kế sách linh hoạt kịp thời trong bước ngoặt to lớn trong lịch sử kinh tế - chính trị thế giới lúc bấy giờ.
Xác định rõ tư tưởng chỉ đạo cốt lõi, Hội nghị Trung ương 3 khóa VII năm 1992 đã cụ thể hóa thành các phương châm lớn, không chỉ để làm kim chỉ nam cho hoạt động đối ngoại nói chung, mà còn cần phải áp dụng thiết thực trong các sách lược đối với khu vực. Thứ nhất, đó là đảm bảo lợi ích dân tộc, kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế. Thứ hai, giữ vững độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đẩy mạnh đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ đối ngoại. Thứ ba là cần phải nắm vững, đó là trong quan hệ quốc tế nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh, bởi hòa nhập vừa là cơ hội, vừa là thách thức của thời đại, chúng ta không thể né tránh. Cuối cùng, nhưng rất quan trọng đó là đẩy mạnh hợp tác khu vực, đồng thời tăng cường hợp tác với tất cả các nước khác. Đó là hai phạm vi hòa nhập không thể tách rời mà ta cần phải đạt được.
Đặt tương quan trong quan hệ với ASEAN, trước những chuyển biến của tình hình thế giới, Đảng đã có nhận thức mới về vấn đề hòa bình, an ninh ở khu vực, đó là sự chuyển hướng từ trạng thái đối đầu hơn 10 năm trước đây sang giai đoạn hợp tác để phát triển trong xu thế chung của thế giới, ta cũng đã thấy rõ mối liên hệ ràng buộc giữa an ninh quốc gia với an ninh khu vực hay trên tất cả các mặt khác. Bởi vậy, để đạt được nhiệm vụ tạo môi trường hòa bình để tập trung phát triển kinh tế kiến thiết đất nước, Việt Nam tiến tới nguyện vọng gia nhập ASEAN. Nghị quyết hội nghị trung ương nêu rõ: “ trước mắt ta tham gia hiệp ước Bali, tham gia các diễn đàn đối thoại với ASEAN, tích cực nghiên cứu mở rộng quan hệ với ASEAN trong tương lai” Hồng Hà, tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của nước ta, Tạp chí cộng sản số 12(2002), T 15.
. Năm 1993, Việt Nam đã đưa ra chính sách 4 điểm mới của ta trong quan hệ với các nước ASEAN, trong đó nhấn mạnh: “ Việt Nam chủ trương tăng cường hợp tác nhiều mặt với từng nước láng giềng cũng như với hiệp hội các nước Đông Nam Á ( ASEAN) với tư cách là một tổ chức khu vực, sẵn sàng tham gia ASEAN vào một thời điểm thích hợp” Báo quân đội nhân dân, số 17/10/1993, Vụ ASEAN, đề tài 5 năm, Việt Nam tham gia ASEAN: những thành tựu thách thức và triển vọng, 41.
. Như vậy Việt Nam đã tỏ rõ thiện chí tham gia vào tổ chức khu vực,tiến một bước xa hơn vào hòa nhập khu vực
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- asean_trong_chinh_sach_doi_ngoai_cua_viet_nam_giai_doan_1991_1995.doc