Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, hầu như các nước đều đã áp dụng Chuẩn mực BCTC
quốc tế (IFRS) để lập và trình bày báo cáo tài chính (BCTC). Trong khi các nước trên thế
giới đã áp dụng IFRS từ năm 2005, Việt Nam vẫn đang trong quá trình xem xét cách thức áp
dụng IFRS cho phù hợp bối cảnh nền kinh tế thị trường đang trong giai đoạn chuyển đổi và
cũng chưa có lộ trình áp dụng IFRS cụ thể. Bài viết, trình bày quá trình áp dụng IFRS của
các nước, từ đó rút ra một số khuyến nghị để Việt Nam áp dụng IFRS như cần có lộ trình thực
hiện, từ khuyến khích đến dần bắt buộc; lựa chọn một số loại hình công ty như công ty có vốn
nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết để bắt đầu thực hiện; lựa chọn một số IFRS phù
hợp với điều kiện của Việt Nam để áp dụng trước; nhờ tư vấn của chuyên gia từ các nước đã
có áp dụng IFRS; ban hành thêm một số chuẩn mực mới phù hợp IFRS; tăng cường vị thế của
hiệp hội nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện.
9 trang |
Chia sẻ: Thục Anh | Ngày: 24/05/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Áp dụng IFRS ở các nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
về cơ chế quản lý kinh tế,
hệ thống luật pháp nên Việt Nam chưa thể áp dụng hoàn toàn theo IFRS. Trước mắt, Việt
Nam nên lựa chọn và áp dụng một số chuẩn mực thuộc IFRS, tiến tới thông qua hoàn toàn
IFRS. Lộ trình áp dụng IFRS của Việt Nam nên dựa trên cơ sở cho phép áp dụng IFRS hơn là
bắt buộc. Theo kinh nghiệm từ các nước thuộc liên minh Châu Âu, Mỹ, Úc, Singapore,
trong giai đoạn đầu nên khoanh vùng các đối tượng ưu tiên thực hiện, theo đó chỉ bắt buộc
thực hiện với những công ty có vốn đầu tư nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết, ngân
hàng và tổ chức tài chính.
- Thứ hai, Trong quá trình nghiên cứu áp dụng IFRS, Việt Nam rất cần sự tư vấn từ
các nước có kinh nghiệm thực hiện IFRS từ thời điểm rất sớm như Úc và Mỹ, cũng như
những nước gần đây mới thực hiện IFRS nhưng có nền kinh tế khá tương đồng như Thái Lan,
Malaysia và các tổ chức như IASB, AOSSG. Kinh nghiệm từ những quốc gia này sẽ là những
bài học quý giúp Việt Nam rút ngắn khoảng cách áp dụng hoàn toàn IFRS.
- Thứ ba, Thời điểm soạn thảo và ban hành VAS (26 chuẩn mực) là từ 2001 đến 2005.
Đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã gia nhập sâu rộng vào kinh tế toàn cầu, đồng thời IASB
cũng đã ban hành nhiều CMKT quốc tế mới. Do đó, VAS cũng đã trở nên lạc hậu khi không
cập nhật kịp thời những thay đổi và bổ sung của IAS/IFRS. Để đảm bảo tính kịp thời trước
những thay đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư
202/2014/TT-BTC được ban hành, tuy nhiên, trong đó lại có những nội dung mới mà chưa có
chuẩn mực tương ứng như: Thuyết minh công cụ tài chính (IFRS7), đo lường giá trị hợp lý
(IFRS13), chuẩn mực về doanh thu (IFRS15). Vì vậy, Bộ Tài chính cần ban hành bổ sung các
chuẩn mực hiện có để đảm bảo sự thống nhất, phù hợp giữa CMKT và chế độ kế toán, đồng
thời tiếp tục ban hành mới các CMKT Việt Nam theo sát với IAS/IFRS như công cụ tài chính
(IFRS9), các khoản hoãn lại theo luật định (IFRS 14), thanh toán bằng cổ phiếu (IFRS2),
giảm giá trị tài sản (IAS36).
- Thứ tư, Áp dụng Giá trị hợp lý ghi nhận tài sản và nợ phải thu là những điểm nổi bật
làm VAS chưa thật sự hòa hợp hoàn toàn IFRS. Tuy Luật Kế toán số 88/2015/QH13 có đề
cập đến giá trị hợp lý, nhưng đến nay vẫn chưa có chuẩn mực tương đương, văn bản hướng
dẫn phương pháp định giá, phạm vi áp dụng Theo IASB, để đo lường giá trị hợp lý cần giá
niêm yết trên thị trường hoạt động, do đó, Việt Nam cần hoàn thiện yếu tố môi trường kinh tế
và luật pháp nhằm tạo ra thị trường hoạt động đầy đủ để làm cơ sở cho việc xác định giá trị
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
134
hợp lý của tài sản và nợ phải thu. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần phải xây dựng các quy
định và hướng dẫn về giá trị hợp lý và sử dụng giá trị hợp lý nhằm đảm bảo thực hiện đồng bộ
CMKT có sử dụng giá trị hợp lý.
- Thứ 5, Tăng cường vị thế các Hiệp hội nghề nghiệp Việt Nam (VACPA, VAA,
ACCA) trong việc hiến kế cho Bộ Tài chính soạn thảo Luật Kế toán, CMKT, kiểm toán, chế
độ kế toán theo thẩm quyền của các cấp ban hành. Trong tương lai, thẩm quyền ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện nên trao cho các Hiệp hội nghề nghiệp như kinh nghiệm từ các
nước phát triển. Điều này cũng thể hiện chức năng làm cầu nối giữa cơ quan quản lý với các
DN của các hiệp hội nghề nghiệp như các quy định do Chính phủ, Bộ Tài chính ban hành.
- Thứ 6, Kinh nghiệm từ Malaysia, Thái Lan, Indonesia cho thấy, một trong những
bước không thể thiếu cho quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện lộ trình áp dụng IFRS là nâng
cao chất lượng đội ngũ trực tiếp áp dụng IFRS. Việc áp dụng IFRS đồng nghĩa với việc áp
dụng kế toán dựa trên nguyên tắc (principle-based accounting), điều này là một thử thách khi
yêu cầu người hành nghề có khả năng phán xét nghề nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh Việt
Nam gia nhập AEC, kế toán là một trong tám ngành nghề được phép dịch chuyển trong khu
vực, do đó càng làm gia tăng áp lực buộc người hành nghề kế toán Việt Nam phải có chuyên
môn sâu, có hiểu biết và kiến thức tốt về kinh tế, tài chính, khả năng ngoại ngữ và tin học.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng đội ngũ trực tiếp áp dụng IFRS, sinh viên là một đối tượng
tiềm năng trong tương lai sẽ sử dụng IFRS mà không thể bỏ qua, do vậy, cần học tập kinh
nghiệm của Trung Quốc, một trong những nước Châu Á đưa IFRS vào trường đại học như
chương trình đào tạo chính thức. Các trường đại học tại Việt Nam có thể lồng ghép chương
trình đào tạo các chứng chỉ nghề nghiệp kế toán, kiểm toán như ACCA, CPA, CATvào
khung chương trình đào tạo để sinh viên có cơ hội tiếp cận sớm với IFRS, cũng như có thêm
các chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện thị trường
lao động hội nhập quốc tế.
Tóm lại, việc áp dụng IFRS nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập,cải thiện tính minh bạch,
tính so sánh và tính thống nhất của BCTC, từ đó giúp DN tiếp cận nguồn vốn đầu tư nước
ngoài tốt hơn, thông qua đó thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển. Tuy nhiên, quá trình này
cần có lộ trình cụ thể, cần sự quyết tâm và nỗ lực phối hợp thực hiện đồng bộ từ nhiều phía
như các nhà ban hành luật, lãnh đạo DN, các hiệp hội, các nhà nghiên cứu, trường đại học
cũng như kế toán viên và kiểm toán viên.
Kết luận
Việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế IFRS lập BCTC là xu thế tất yếu trong giai đoạn
hội nhập kinh tế toàn cầu. IFRS với vai trò là ngôn ngữ chung về kế toán quốc tế, giúp cải
thiện tính minh bạch và mức độ tin cậy về thông tin tài chính trên BCTC, giúp gia tăng niềm
tin từ các nhà đầu tư, từ đó giúp nền kinh tế cũng như DN thu hút nhiều vốn đầu tư. Tuy
nhiên, quá trình áp dụng IFRS của các nước phát triển và đang phát triển cho thấy đây là quá
trình dài, khó khăn và cần nhiều thời gian chuẩn bị thực hiện.
Việt Nam, trong quá trình hội nhập, cũng nhận thức được sự cần thiết phải áp dụng
IFRS cũng như những lợi ích và khó khăn mà quá trình áp dụng IFRS mang lại. Tuy nhiên,
n trÞ - Kinh nghiÖm quèc tÕ vµ thùc tr¹ng ë ViÖt Nam
135
trong quá trình thực hiện IFRS, Việt Nam nên học tập kinh nghiệm các nước để xây dựng lộ
trình thực hiện vững chắc, để việc áp dụng IFRS được thuận lợi, nhanh chóng và đạt kết quả
tốt. Một số kinh nghiệm quý giá và phù hợp có thể được áp dụng tại Việt Nam khi áp dụng
IFRS là cần có lộ trình thực hiện, từ khuyến khích đến dần bắt buộc; lựa chọn một số loại
hình công ty như công ty có vốn nước ngoài, công ty đại chúng có niêm yết để bắt đầu thực
hiện; lựa chọn một số chuẩn mực thuộc IFRS phù hợp với điều kiện của Viêt Nam để áp dụng
trước; nhờ tư vấn của chuyên gia từ các nước đã có áp dụng IFRS; ban hành thêm một số
chuẩn mực mới phù hợp IFRS; tăng cường vị thế của hiệp hội nghề nghiệp; nâng cao chất
lượng đội ngũ thực hiện...
------------------------
Tài liệu tham khảo
Duc Hong Thi Phan, B. M. (2014). Optimal approach and timeline for IFRS adoption in Vietnam: Perceptions
from accounting professionals. Elsevier. doi:
Duc Hong Thi Phan, B. M., Meropy Barut. (2014). International Financial Reporting Standards (IFRS)
Adoption in VietNam: If, When and How? Corporate Ownership & Control, 11(4).
Hanefah, H. M. M. (2012). Convergence Towards IFRS in Malaysia: Issues, Challenges and Opportunities.
International Jounal od Business, Economics and Law, 1.
Hans Hoogervorst , S. L., Patricia McConnell, Stephen Cooper, Chungwoo Suh. (2014). Singapore to introduce
IFRSs-identical financial reporting framework for Singapore listed companies in 2018.
Pacter, P. (2005). What exactly is convergence? Accounting, Auditing and Perfomance Evaluation, Vol. 2, Nos.
1/2,2005, 2.
PWC. (2015). The IFRS adoption by countries. PricewaterhouseCoopers LLP.
SEC. (2008). Roadmap for the potential use of financial statements prepared in accordance with international
financial reporting standards by U.S. issuers. U.S. Securities and exchange commission.
SEC. (2010). Work plan for the consideration of incorporating international financial reporting stan.dards into
the financial reporting system for U.S. issuers. U.S. Securities and exchange commission.
SEC. (2012). Work plan for the consideration of incorporating international financial reporting standards into
the financial reporting system for U.S. issuers, final staff report. U.S. Securities and exchange commission.
SEC. (2014). Strategic plan for fiscal years 2014-2018, draft for comment. U.S. Securities and exchange
commission.
Wahyuni, E. T. (2011). The Accountant Perceptions of The IFRS Convergence Plan In Indonesia. Jurnal Reviu
Akuntansi dan Keuangan, 1, 85-96.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ap_dung_ifrs_o_cac_nuoc_va_kinh_nghiem_cho_viet_nam.pdf